1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

?-? CHỦ ĐỀ TRONG TUẦN [4]: Cảm giác thua kém so với bạn Pháp đồng lứa ?-? Discussion de la semaine (

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi PKaN, 01/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    - CHỦ ĐỀ TRONG TUẦN [4]: Cảm giác thua kém so với bạn Pháp đồng lứa - Discussion de la semaine (bêta) : Sentiment d?Tinfériorité par rapport à des amis

    Các thành viên CFT thân mến,

    Trước tiên PKaN xin gửi lời xin lỗi tới các bạn về tình hình "chậm tiến độ" của chủ đề tuần này.

    Như các bạn đã biết, từ hơn một tháng nay Chủ đề trong tuần đã trở thành một chuyên mục thường kì của CFT, nhằm mục đích làm phong phú thêm nội dung và hoạt động của box. Đây là nơi để các bạn học sinh, du học sinh, các bậc phụ huynh, những ai quan tâm tới nước Pháp có thể cùng nhau trao đổi, bình luận, chia sẻ để hiểu thêm về những thăng trầm, vui buồn trong cuộc sống hằng ngày của du học sinh Việt Nam tại Pháp, cũng như có được cái nhìn rõ hơn về những vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa... có liên quan đến hai nước Việt Nam và Pháp. Điểm độc đáo của chủ đề cũng như của diễn đàn là ở chỗ những cái nhìn đưa ra là của "người trong cuộc", là tiếng nói của chính các thành viên về những vấn đề đang diễn ra xung quanh mình.

    Cho đến giờ vẫn chỉ có một mình tôi biên soạn nội dung các chủ đề. Công việc tuy thú vị nhưng thực hiện một mình e rằng dễ dẫn đến nhàm chán, lặp lại, và nhất là mang tính cá nhân. Vì vậy tôi tạm để chữ (bêta) trong tên chủ đề và tiếp tục kêu gọi sự cộng tác của tất cả các bạn thành viên. Mọi đóng góp của các bạn bằng việc bình luận chủ đề, góp ý về nội dung - hình thức hay thậm chí tham gia biên soạn và gợi ý chủ đề đều rất đáng hoan nghênh Mọi góp ý liên quan đến Chủ đề trong tuần xin các bạn gửi vào topic THÔNG BÁO - HỎI ĐÁP hoặc nhắn tin trực tiếp cho tôi.

    Diễn đàn là nơi để các bạn nói lên suy nghĩ và ý kiến của mình, vì vậy đừng ngại ngần chia sẻ quan điểm của bạn với tất cả mọi người

    Chân thành cảm ơn sự ủng hộ của các bạn.

    *****


    Sau đây là danh sách các chủ đề đã được đưa lên:
    (Các chủ đề tuy không còn được dính lên nhưng vẫn để ngỏ để các bạn có thể tiếp tục theo dõi và tham gia)

    Chủ đề số 1: Vấn đề nhà ở cho sinh viên tại Pháp - Problème du logement étudiant en France
    Chủ đề số 2: Bạn muốn làm nghề gì ? - Quels sont les métiers qui paient ?
    Chủ đề số 3: Bạn học ngoại ngữ như thế nào ? - Parlons des langues étrangères

    Ghi chú: nếu bạn gặp khó khăn trong việc mở link các chủ đề thì thử thay trong thanh địa chỉ www8, www9 hoặc www10
  2. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Học ngoại ngữ và có được cơ hội đi du học vẫn còn là niềm mơ ước của nhiều học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay. Trong số những bạn may mắn có điều kiện và cơ hội đi du học thì chắc hẳn nhiều người đã nhận ra rằng con đường tự lập ăn học nơi xứ người không chỉ trải toàn hoa hồng?
    Trong những chủ đề trước tôi hay khai thác tin tức từ báo chí để dẫn dắt câu chuyện, hôm nay tôi xin được mạn phép đưa lên đây tâm sự của một người bạn cũ. Đợt cuối tuần vừa rồi tôi có dịp gặp lại một cậu bạn học từ hồi phổ thông, sang Pháp học từ một năm nay nhưng vì nhiều lí do nên đến giờ mới có cơ hội gặp lại nhau. Trò chuyện một hồi bạn mới nói rằng cuộc sống sau hơn một năm ở Pháp có nhiều điều thú vị nhưng cũng có những phút chạnh lòng. Thiếu thốn về vật chất thì không nói, vì cái khó là cái khó chung, ngoài ra đời sống sinh viên đôi khi hơi thiếu thiếu một chút mới thấy có ý nghĩa. Thế nhưng thiếu thốn về tinh thần thì mang rất nhiều sắc thái khác nhau : gia đình, bạn bè, tiếng nói, không khí quê nhà?tất cả đều khiến con người ta có chút gì đó man mác trong lòng.
    Đọc đến đây hẳn nhiều bạn cho rằng tôi đang lặp lại những điều mà ai cũng biết rồi. Đúng vậy, những khó khăn "cổ điển" trên tôi tin rằng du học sinh nào cũng cảm nhận được, thậm chí không cần là "người trong cuộc" cũng có thể ít nhiều tưởng tượng ra. Điều thu hút sự chú ý của tôi nhiều nhất trong số những tâm sự của người bạn cũ ấy là cảm giác "thua kém" so với các bạn nước ngoài cùng trang lứa. "Đã biết xác định đi học là chấp nhận khó khăn, mình nghĩ tuổi trẻ cũng chẳng ngại ngần gì, nhưng có đi mới thấy mình thua kém chúng nó đủ thứ". "Chúng nó" ở đây đương nhiên là những người bạn Pháp mà bạn của tôi có dịp gặp gỡ.
    Thế hệ du học sinh bây giờ đa phần là tầng lớp 8X, sinh ra và lớn lên trong giai đoạn nền kinh tế đất nước mở cửa và đi lên, có điều kiện học hành và được đầu tư, chăm sóc đầy đủ. Các phụ huynh của lớp 8X này lại thuộc một thế hệ khác, từng biết đến chiến tranh, đất nước chia cắt, bao cấp, rồi mở cửa. Vì thế, tâm lí chung của phụ huynh là có gì đầu tư hết cho con, không tiếc điều gì, chỉ mong con ăn học nên người. Để có thể đi du học, hoặc gia đình phải có điều kiện, hoặc bạn sinh viên đó phải có khả năng và học lực giỏi để giành học bổng, hoặc cả hai. Trong hoàn cảnh đó, trong điều kiện cơ sở vật chất và quan điểm xã hội Việt Nam hiện nay, "học giỏi" thường không đồng nghĩa với "hoạt động ngoại khóa". Hoạt động ngoại khóa ở đây không nói đến các hoạt động tập thể, tình nguyện, Đoàn, Đội vẫn đang rất mạnh mẽ, mà là những hoạt động để trau dồi kiến thức cá nhân : âm nhạc, hội họa, thể thao, sưu tầm? Vì vậy một bộ phận không nhỏ học sinh - sinh viên Việt Nam rơi vào tình trạng "đầu to mắt cận", học càng nhiều lại càng ít vận động, khi ra đến nước ngoài mới giật mình nhìn lại thấy rằng kiến thức sách vở chỉ mà một phần rất nhỏ.
    Cậu bạn tôi kể lại những lần được bạn Pháp nhiệt tình mời về nhà chơi, ấy là những lúc mà cậu thấy "choáng" vô cùng. Trên lớp nhìn thấy nhau hàng ngày, chúng nó cũng học hành như mình, nhưng về đến nhà mới thấy đứa thì chơi đàn, đứa thì vẽ, đứa thì tập thể thao (toàn những môn mà ở nhà mình "chỉ thấy trên tivi" : bóng chuyền, bóng ném, xe đạp, tennis, thậm chí cả golf hay đấu kiếm). Điều đáng nói là ở chỗ "chúng nó làm bao nhiêu thứ thế mà học vẫn giỏi, như mình đi học về là tiếp tục cắm mặt vào học ấy thế mà nhiều khi không lại được với chúng nó". Chưa kể người châu Âu còn chú trọng việc đi du lịch và rất "chịu khó" đi du lịch, nhà đứa nào cũng chồng chất album ảnh những nơi đã đi qua, đứa nào cũng từng được đi đây đi đó, "có cảm giác chúng nó cái gì cũng biết".
    Cảm giác "chạnh lòng" của bạn tôi là như vậy. Ở Việt Nam gia đình bạn cũng thuộc hàng khá giả, học hành cũng tương đối "tanh tưởi", nhưng đi thì mới biết có quá nhiều thứ mà mình không hoặc chưa có cơ hội đạt tới. Tất nhiên, nhằm trấn an bạn, tôi đã nói ngay rằng những người mà bạn tôi quen được đều thuộc diện tương đối dư dả để có thể tự cho phép mình theo đuổi một lúc nhiều hoạt động đến vậy, và bản thân người dân Pháp cũng còn rất nhiều người vất vả lăn lộn để kiếm miếng ăn ; bạn tôi dũng cảm xa gia đình đi học nơi trời Tây như vậy đã là điều vô cùng đáng tự hào và không có lý do gì để cảm thấy "thua bạn kém bè" cả. Nhưng, điều khiến bạn tôi suy tư không phải là mức sống của họ thế nào, bởi dù gì giữa nước Pháp và nước Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm chưa thể so sánh với nhau được, cái đáng học hỏi là cách họ sống và tư duy sống của họ ra sao.
    Tôi hoàn toàn ghi nhận tâm sự của bạn tôi, dù biết rằng điều mà bạn nói đến không phải là không lý giải được. Khoảng cách về phát triển chưa thể lấp đầy trong một sớm một chiều, sẽ còn phải vài thế hệ những người suy tư như bạn tôi nữa thì may ra nước mình mới có thể ít nhiều đuổi kịp tầm cỡ của các nước phát triển. Xét cho cùng, đi để rồi quay lại nhìn lại mình, để thấy mình còn thua kém và còn cần phải phấn đấu cũng là một bước quan trọng trên con đường trưởng thành.

    [​IMG]
    Ảnh chỉ mang tính chất minh họa​
    Trở lại với Chủ đề trong tuần của chúng ta, các thành viên CFT có suy nghĩ và chia sẻ gì với tâm sự trên của một bạn trẻ đang du học trên đất Pháp ?
    được pkan sửa chữa / chuyển vào 04:51 ngày 01/04/2008
  3. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Em thấy chuyển lên đầu còn khó đọc hơn thôi thì tuỳ các Mod
    Post tránh mâu : Em thấy biết thế ở nhà cho xong đi du học là j cho khổ
  4. tournesol_vn

    tournesol_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Bàn về chủ đề này thì các bạn 8x có lẽ là mieux placés, nhưng mình cũng muốn chia sẻ một chút với tư cách là cựu sinh viên du học.
    Mình học master về socio-anthropologie ở Paris I hồi 2004-2005 theo diện BGF. Vì có 4 năm kinh nghiệm công tác và tiếng Pháp ok nên khá tự tin. Cái thiếu duy nhất là kiến thức nền về chuyên ngành học trước đây mình là dân sư phạm và chỉ biết về XH học qua thực tế công việc và tự tìm hiểu...
    Những vấn đề liên quan đến cuộc sống tự lập, nhà cửa, thủ tục giấy tờ... dù không đơn giản nhưng mình cũng đã giải quyết ổn thoả và không hề lăn tăn. Nhưng điều mình cảm thấy ngán nhất là sự hoà nhập với các bạn học. Tuyệt đại đa số cánh sv cùng lớp là người Pháp (37/40) vừa tốt nghiệp ĐH đúng chuyên ngành này và chưa đi làm bao giờ nên nói thật là lí thuyết rất ok nhưng lại khá mù mờ và phiến diện về thực tế các vấn đề liên quan tới phát triển và các nước đang phát triển. Những khác biệt về mode de vie (hút thuốc lá, đi bar...) mình không nói vì đó là chuyện đương nhiên, nhưng khác biệt về quan điểm thì đôi khi hơi... mệt mỏi. Không ít lần bị rơi vào tình trạng một mình tranh luận với... cả lớp !!! Nói chung khi bạn là thiểu số thì chuyện cảm thấy bị cô lập và thực sự bị cô lập là dễ hiểu. Một điểm nữa làm cho mình hết sức khó chịu là họ rất hay cười cái accent asiatique của mình, sau lưng có mà ngay trước mặt cũng có. Điều này làm cho mình khó chịu hơn cả vì người nước ngoài nói tiếng Pháp thì kiểu gì mà chả có accent ?!!! Đôi khi đang tranh luận trên lớp, nghe tiếng cười sau lưng mà thấy mặt mũi nóng ran, nhưng đành lờ đi để nói cho xong phần mình. Có điều lạ là trong lớp có 1 cô người Nhật và 1 cô người Ý tiếng Pháp rất chập choạng thì phát âm cực kỳ khó nghe thì không thấy ai cười. Điều này làm mình có một suy nghĩ hơi... tiêu cực : phải chăng vì mình là người Việt Nam (tức là mình nghèo và "dân trí kém") nên họ soi mình hơn ???
    Khi bạn là sv du học thì nỗ lực sống, nỗ lực học là chuyện đương nhiên nếu muốn có một kết quả tốt. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, vì thế không có gì phải tự ti. Cái gì không biết thì cố bù vào, càng nhiều càng tốt. Mình biết là bản thân cà rốt về lí thuyết nhưng lại mạnh về thực tế tác nghiệp và phương pháp luận nên cố gắng phát huy thế mạnh và nỗ lực bù chỗ yếu bằng cách tìm tài liệu tự học hoặc hỏi bạn, hỏi thày. Các bạn Pháp rất nhanh nhạy trong chuyện tìm kiếm đối tác làm bài tập nhóm nên nếu mình có sở trường riêng thì các bạn sẽ không thể "lờ" mình được, ít nhất là trên lớp . VD cụ thể là sau bài exposé đầu tiên (mình được 16/20) tự nhiên thấy các bạn ấy thân thiện hơn hẳn !?! Thế là bắt đầu hỏi bài, chia sẻ kinh nghiệm làm exposé và dissertation. Nói chung ngoài một vài lỗ hổng kiến thức nền về lý thuyết thì mình không cảm thấy thua kém cánh bạn học, thậm chí có thể tự tin là mạnh hơn họ về phần ứng dụng và phương pháp luận (méthodologie). Kết quả các bài tiểu luận và thuyết trình trên lớp của mình, dù làm riêng hay theo nhóm, đều đạt điểm tốt dù chưa phải là mức mình kì vọng ban đầu.
    Sau này mình có gặp lại 2 bạn trong lớp ngày đó ở... Việt Nam. 1 bạn làm thực tập dài hạn còn 1 bạn được tuyển vào dự án cho... tổ chức mình làm hồi xưa ở HN (mình cho coordonnées trước khi về VN). Các bạn đều bảo là hồi ấy "trẻ con" và thích khẳng định mình nên nhiều khi không muốn chấp nhận người khác. Nhưng sau 1 thời gian làm việc ở VN thì các bạn đã hiểu vấn đề hơn, và nhất là vẫn luôn nhớ tới món nem mình làm hôm party kết thúc khoá học
    Được tournesol_vn sửa chữa / chuyển vào 17:03 ngày 01/04/2008
  5. jazzmintHN

    jazzmintHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Tournesol ui, bạn có thể nói hơn 1 chút về cộng đồng bạn học bên đó khok? độ tuổi? kinh tế? họ có khả năng hoà nhập và làm kinh tế jỏi nhưngười hoa ở Sin hay malay? Mình thấy banmình nói họ rất chú trọng lý thuyết và khoản cập nhật thì còn rất hạn chế? đúng khok vậy?
  6. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    Nói về cái sự du học ở Pháp thì đúng là một lô một lốc những cái mà nói cả ngàn trang trên ttvn này cũng chả hết
    Bác PKaN có nói đến thế hệ 8X du học Pháp. Cái thế hệ 8X cũng phải chia ra làm 2 thế hệ nhỏ bác ợ. Cái loại 8X đời đầu kim vàng giọt lệ như bọn em đây sao đỡ nổi thế hệ 8X đời sau với @, Dylan hay Spacy được. Đến mãi năm thứ nhất, em mới có cái hòm thư ở Yahoo, đến năm thứ 2 ĐH em mới biết đến Messenger, hai năm đầu ĐH còn đi xe đạp. Có xe máy thì lo cái khoản đổ xăng cũng vỡ đầu ra rồi
    Cộng với hệ thống giáo dục được xếp hàng công nghệ cổ, không thể cải tiến mà chỉ có thể thay thế thì cái nền tảng kiến thức xã hội + thực tế hoạt động ngoại khoá của HS VN trước khi xuất ngoại có thể nói là ở mức sous-sol so với các bạn Pháp cùng lứa đang đi thang máy lên các tầng có đầu số rồi bác ợ.
    Với các bạn có điều kiện kinh tế, sang Pháp từ rất sớm như học PTTH hay học ĐH thì cơ hội hoà nhập với XH pháp nói chung và đời sống trẻ của Pháp nói riêng là rất cao. Ngoài ra, có những bạn đã học tiếng Pháp lâu năm (chương trình bilingue, chương trình hợp tác đào tạo Việt-Pháp ở bậc ĐH) thì khi sang Pháp học ở bậc sau ĐH, khả năng hoà nhập cũng có thấp đi nhưng nói chung cũng không quá khó khăn. Cái loại như em đây mới là củ chuối toàn tập này, cực khó hoà nhập luôn. Nói ra thì bảo là kể khổ nhưng cũng chỉ là ví dụ để những ai chuẩn bị sang Pháp cảm thấy được phần nào cái rào cản ngôn ngữ là rào cản cao nhất, và trước tiên nhất phải vượt qua nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn khi du hí nơi xứ người.
    Em sang đây là học Master 2 Rech, có nghĩa là em chỉ có học lý thuyết trên trường có 6 tháng và 6 tháng thực tập tại Labo/Công nghiệp. Trước khi sang đây, em học 3 tháng tiếng Pháp để cố thi TCF (mục tiêu là postuler vào cái Bourse của ĐSQ với hy vọng mong manh giảm gánh nặng kinh tế cho gđ), thi xong lại tiếp tục vừa học tiếng Pháp và vừa làm việc để kiếm sống (chả nhẽ kỹ sư rồi còn ngửa tay xin tiền mẹ đi chơi với bạn gái ). Nói chung làm 2 việc một lúc là thấy vất vả vô cùng. Trước ngày đặt chân lên đất Pháp, em thực sự chỉ có học tiếng được 9 tháng thôi (từ nul). Ngày đầu tiên lên giảng đường, em là học sinh trường câm điếc xã đàn kiêm luôn cả mù Nguyễn Đình Chiểu, không hiểu gì hết, kô nói được gì hết và nhìn lên bảng cũng chả biết gì luôn thế thì hoà nhập cái củ khỉ gì? Bọn cùng lớp chúng nó nói như cái máy, nghe không hiểu gì thì trả lời chúng nó thế nào, chưa nói đến khoản tranh luận về chuyên môn. Thế thì khoản tranh luận về XH với đời sống là ước mơ vươn tới một ngôi sao
    Nghĩ lại quãng thời gian ấy, quả thật gian truân. Cơ may là con cháu *****, "Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng" nên mới sống sót đến giờ ở Pháp dù rằng hiện giờ, tiếng Pháp vẫn ở mức là đủ để không chết đói
    Còn các bạn HS, SV mà điều kiện kinh tế có hơi eo hẹp, buộc phải đi hoạt động ngoại khoá tại các resto chẳng hạn thì móc đâu ra thời gian mà nghĩ đến cái khác. Ngay cả nghĩ đến cái khác cũng phải đắn đo, cân đo đong đếm để sao cho còn có ngày mai, cái khó nó bó cái khôn, không có điều kiện trau dồi kiến thức xã hội, đời sống ở xứ người không phải lỗi của HS mà là do hoàn cảnh, đành phải chịu vậy thôi. Mà nhiều khi muốn cập nhật thông tin đời sống XH của tây cũng có dễ dàng gì, khoản audio-vidéo thì nói chung là dạng mù và điếc vào xi-nê, khoản đọc thì phải nói là vất vả không khác gì giải mấy bài toán thi toán quốc gia, quốc tế. Tất nhiên là theo thời gian thì rào cản tiếng sẽ được khắc phục nhưng đúng là nhiều cái muốn cũng không được
    Cái sự "thua kém" của HS, SV VN so với Pháp là bất khả kháng, khoảng cách khó lấp đầy ngày một ngày hai. Lối sống khác nhau, mức sống khác nhau và cơ bản là rào cản tiếng khiến cho khoảng cách ấy càng khó lấp đầy. Em chỉ có ý nhắn nhủ với các bạn đang có ý định sang đây học thì tốt nhất là nên có một nền tảng ngôn ngữ vừng, những kỹ năng về giao tiếp có thể chưa tốt nhưng nếu có nền tảng vững thì sẽ tiến rất nhanh và nhanh chóng đạt đến độ chín, trước khi đặt chân lên đất Pháp. Vượt qua rào cản tiếng, cuộc sống nói chung của các bạn HSSV sẽ nhanh chóng hoà nhập và từng bước nâng sàn của mình lên so với các đồng nghiệp Pháp
  7. Xubu

    Xubu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Nghe mọi người kể chuyện mà em thấy lo quá Chưa bao giờ em nghĩ cuộc sống của một sinh viên Việt Nam ở bên Pháp lại có nhiều khó khăn như vậy Năm nay em cũng bon chen nộp hồ sơ xin học bổng của DSQ, chả biết bọn nó có cho không, nhưng cứ tưởng tượng cái viễn cảnh tiền không có, ngôn ngữ thì lởm khởm, sống trầm cảm... thấy sao mà nản quá. Nhân tiện lại còn đang chán cái ngành của mình nữa Hết sạch động lực học hành
  8. tournesol_vn

    tournesol_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Khoá mình học là master 2 (DESS cũ) nên sv đều tốt nghiệp ĐH rồi. Độ tuổi dao động từ 22 - 27. Một số học xong ĐH thì vào master luôn, số khác hầu hết mới chỉ đi stage hoặc làm bénévole / volontaire chứ chưa có việc ổn định. Một số đồng chí ham học thì đã đi hết 1 master trước đó, nay lại nhảy thêm sang học master này nữa.
    SV Pháp thì xưa nay vốn nổi tiếng về lí thuyết rồi, nhất là các chuyên ngành XH. Cánh này được cái cực kỳ chịu khó đọc. Nghe đến tác phẩm, tác giả, trường phái nào là nói vanh vách hehe... Cũng may cái cours của mình thiên về pratique chứ không thì mình cũng chết chìm trong cái biển lí thuyết của các bạn ấy hehe
    À mà giàu nghèo thế nào thì mình không rõ nhưng một số cũng đi làm thêm (gia sư, trông trẻ...). Mà ý bạn "làm kinh tế giỏi" nghĩa là thế nào nhỉ ? Vì bọn mình đi học chứ có phải là đi buôn đâu
  9. tournesol_vn

    tournesol_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì 7x như mình chạnh lòng quá
    Đúng là sv du học thì tiếng là không thể thiếu. Bạn nào nghe nói không tốt thì khi lên lớp sẽ rất vất vả. Nhưng ngay khi bạn nói tiếng Pháp tốt thì đôi khi vẫn bị rơi vào tình trạng "vịt nghe sấm" vì cách tư duy của dân Pháp với dân mình tương đối khác nhau, référence cũng khác nhau, nhất là khi bàn về các vấn đề trừu tượng. Nói thật là mấy buổi đầu tiên thày nói gì mình nghe được hết, nhưng cuối buổi vẫn không hiểu là ý thày định nói cái gì ???
    Thứ nữa là khả năng note. Thày nói vèo vèo 2-3h liền, nhiều khi mải tập trung nghe đã ong cả đầu, chả kịp ghi gì, hoặc có ghi chép thì chữ được chữ không. Thày nào tử tế cho cái dàn ý chi tiết thì còn đỡ, chứ nhiều vị vào lớp chỉ ghi mỗi cái tiêu để buổi học rồi cứ thế mà phang là toi đến 90% . Đến nước ấy thì chỉ còn cách là tăm lấy một bạn chăm chỉ trong lớp để giờ nghỉ giải lao sang... mượn vở thôi.
    Về phần tài chính thì cái may của mình là có học bổng nên không phải đi làm thêm, chỉ tập trung học. SV ở Paris sống tằn tiện thì 1 tháng cũng phải mất 500 - 600e rồi. Muốn kiếm được ngần ấy tiền trong khi tiếng Pháp hạn chế thì đúng là cực khó. Bạn nào học 2 năm trở lên thì còn có cơ may tranh thủ đi chơi (nếu có tiền) hoặc kiếm tiền (nếu tiền k có) vào mùa hè hoặc mùa nghỉ đông, chứ đi học 1 năm thì nhiều khi cũng chịu. 6 tháng làm độ 15 cái tiểu luận / thuyết trình + thi, còn lại đi săn tìm chỗ thực tập, rồi thực tập và viết luận văn cũng tướt bơ rồi, thời gian hơi sức đâu ra nữa
  10. girafe

    girafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Em không hiểu tại sao các 8x thì lại dễ dàng bàn về chủ đề này hơn, vấn đề hoà nhập với người Pháp thì bất cứ ai sang đến nơi mà chẳng vướng phải. Nhất là như bác lại còn học ngành xã hội (em đọc tên ngành của bác mà chả hiểu nó là cái gì ) thì rõ ràng có rất nhiều điểm khác biệt trong cách tư duy và làm việc của SV Pháp với SV nhà mình.
    Theo em ý của bác chủ topic là nói đến những "thua kém" của SVVN trong các hoạt động extra-scolaire. Như bác nói, về trình độ suy luận thì mình không có gì phải mặc cảm so với chúng nó cả, nếu tập trung làm việc thì mình cũng có thể đạt kết quả vô cùng mỹ mãn (16/20 như bác chẳng hạn ) khiến chúng nó phải nể phục. Chỉ có điều, khi rời khỏi môi trường học hành thì có rất nhiều thứ mà mình phải chạy dài theo chúng nó. Hồi em mới sang bên đấy, có may mắn là gặp toàn bạn bè rất nhiệt tình, sau giờ học chúng nó rủ ra quán uống cà phê, hỏi hút thuốc hay không mình không hút, hỏi ở VN khi tan học thì học sinh thường làm gì, mình trả lời...đi học thêm làm chúng nó cứ mắt tròn mắt dẹt, thắc mắc là học lắm thế thì để làm gì. Đến tuần sau đấy chúng nó rủ đi chơi bóng...ném, vì mình sĩ diện nên cũng gật đầu nhận bừa, vào đến nơi chơi được 5 phút thấy mình toàn chơi bóng...né chúng nó chán hẳn, bảo thôi mày ra nghỉ tạm ít phút xem bọn tao chơi để nắm được technique
    Vẫn biết ai cũng có điểm mạnh điểm yếu, nhưng nghĩ lại những giờ phút ban đầu ngu dại ấy bây giờ vẫn thấy ấm ức. Mình sang đến đây với tâm lí quyết tâm học tập, hòa mình với cuộc sống nước ngoài. Mục tiêu đầu thì có thể tự mình đạt được bằng quyết tâm, nhưng mục tiêu sau thì vướng phải rất nhiều rào cản về điều kiện khách quan.

Chia sẻ trang này