1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

?-? CHỦ ĐỀ TRONG TUẦN [4]: Cảm giác thua kém so với bạn Pháp đồng lứa ?-? Discussion de la semaine (

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi PKaN, 01/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jazzmintHN

    jazzmintHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0

    À mà giàu nghèo thế nào thì mình không rõ nhưng một số cũng đi làm thêm (gia sư, trông trẻ...). Mà ý bạn "làm kinh tế giỏi" nghĩa là thế nào nhỉ ? Vì bọn mình đi học chứ có phải là đi buôn đâu
    hi Tournesol: Thanks bạn đã trả lời câu hỏi của mình. Điều mình lo lắng nhất là khi sang pháp học, môi trường sư phạm khok được sổi nổi và năng động. Nếu các bạn Pháp cũng chỉ chuyên chú vào học và lấy cái bằng, nc là nặng về khoản appearance thì chắc mình sẽ khok sang nữa. Ý mình nói jỏi làm kinh tế ở đây, là biết vận dụng cái đang học vào thực tế tức thì. Những người có khả năng học để làm, chứ khok phải học để được làm. (xin đi làm dễ hơn). Người Sin hoặc Malay, gốc Hoa nhé, họ rất năng động, từ 20-21 đã biết nghĩ ra các project để kinh doanh, và họ đi học cải thiện học thức, năng lực nhằm đáp ứng tốt hơn cho project của họ. Túm nại nà, mình muốn nói về cái sự áp dụng vào thực tế.
    Mình biết ng Pháp thích đọc và bàn về thơ ca, tiểu thuyết, press, và nghệ thuật (hội hoạ, điêu khắc,etc). Mình biết mỗi khi hỏi thì họ có thể trả lời vanh vách về các trường phái, thật ra điều đó cũng tốt, về căn bản am hiểu đời sống văn hóa của họ rất khá. Nhưng dường như nó chẳng liên quan jì đến ngành mình định học, Luật KDQT.
    1 số bạn nhận thấy mình bị dân pháp sous-estimer khoản hoạt động ngoại khoá, hay nói là cảm jác tụt hậu thua kém cũng được, nhưng KT mình khok cho phép, khok phải mình khok thích hay khok thể làm được. Người Việt thông minh lắm chứ, chỉ có điều có chịu dành thời jan để suy nghĩ và phát huy cái thông minh đó hay khok thui.
  2. tournesol_vn

    tournesol_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Mình nói 8x bàn về chủ đề này thì hợp hơn vì thực ra hầu hết các bạn sv sang bên này đều là đối tượng trẻ, tâm tư tình cảm cũng như cách nhìn nhận vấn đề tương đối khác với cánh 7x (mình sn 76). Về chuyện học hành thì mình chỉ muốn nói rằng điểm mạnh điểm yếu ai cũng có, Tây thế mà Ta cũng thế, vì vậy đừng nên tự ti. Sự tự ti làm mình nhiều khi thụ động và nhụt chí, chưa bắt đầu mà đã thấy nản rồi. Cái chuyện accent asiatique của mình ấy, nếu cứ thấy chúng nó cười đểu sau lưng mà bỏ không tham gia tranh luận nữa là coi như thua rồi.
    Còn về việc hoà nhập trong hoạt động ngoại khoá thì có lẽ đó cũng là đặc thù của các bạn trẻ, nhất là bậc ĐH (hoặc có thể cũng tuỳ tính từng người nữa). Khoá mình master 2 kéo dài 1 năm, trong đó 6 tháng học, 6 tháng thực tập thành ra cong đuôi lên học đã chả kịp rồi, thời gian đâu mà ngoại khoá . Vả lại hồi đi học mình đã 28 tuổi rồi nên nhu cầu đi chơi, kết bạn cũng không còn mạnh như hồi học ĐH (thế nên 8X mieux placés để bàn về vđ này là vì thế). Nếu mình đã tỏ ra muốn kết bạn mà họ không muốn thì đành thôi, cái đó không thể ép được. Còn chuyện ra quán hút thuốc hay uống café thì có vđ gì đâu nhỉ ? Chúng nó hút thuốc thì mình ăn kẹo cao su, chúng nó uống café thì mình uống sinh tố . Thỉnh thoảng sau giờ học ra quán với tụi bạn học mình vẫn thế, có sao đâu. Cái này là sở thích cá nhân mà ?! Quan trọng là các bên cảm thấy thoải mái thì ok. Như hồi party chúng nó lôi nhau ra nhảy nhót, trong khi mình có biết nhảy là gì đâu. Nhưng thôi bắt chiếc chúng nó dậm chân khua tay một tí cho hào hứng, vui là chính mà .
    Tóm lại cá nhân mình thấy không nên nhìn nhận vấn đề hoàn toàn dưới góc độ hơn hay thua, mà coi đó là một sự khác biệt đi, như thế có lẽ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Không biết mà thích (thể thao, nhảy...) thì cứ thử cho vui, chơi tốt thì càng ok mà không tốt thì cũng biết rằng đấy k phải sở trường của mình. Không biết nhưng không thích (hút thuốc chẳng hạn) thì cũng chả nên cố làm gì. Dù sao phương Tây vốn coi trọng sở thích và cách nhìn nhận mang tính cá nhân mà .
  3. urmyeverything

    urmyeverything Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Em phục bác Tournesol thật đấy.
    Em không học tiếng Pháp ở nhà, nhưng lại mất những 2 năm học tiếng ở bên Pháp. Vào đại học thì cứ từ từ lên lớp, chẳng có vấn đề gì về chuyện tiếng, lẫn chuyện hoà nhập với sinh viên cùng lớp cả.
    Nhưng đến lúc em nổi hứng sang Mỹ học trao đổi 1 năm, em mới thấu hiểu nỗi khổ của các bác. Hic, tiếng Anh của em thì học từ hồi cấp 3, mấy năm ở Pháp thì tuần học 1 tiếng rưỡi. Sang đến đây bất đồng ngôn ngữ. Nói chuyện thì may lắm mới hiểu được người ta nói gì. Vứa sung sướng hiểu xong, em rất hăng hái trả lời lại. Đến lúc nhìn vẻ mặt người đối diện, em mới phát hiện ra rằng em đang trả lời bằng tiếng Pháp.
  4. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Vâng, cũng chính vì thế nên mới có cái Chủ đề trong tuần này ra đời đấy ạ. Chuyện để nói thì có nhiều, chỉ mong tìm ra chủ đề phù hợp để có thể khiến các thành viên không ngại ngần nói lên suy nghĩ của mình thôi
    Trở lại với chủ đề đang bàn luận. Bác tournesol thì nói đến thế hệ 7x còn bác binhjuve thì phân biệt 8x "đời đầu" với "đời cuối". Em thuộc hàng 8x "đời cuối" nhưng không rõ tại hoàn cảnh khó khăn hay già trước tuổi mà nhiều lúc thấy mình cũng khó theo kịp thời đại ra phết Như đã đề cập trong bài viết (và cả trong những chủ đề trước), khoảng cách về phát triển là điều tồn tại, có thực, trông thấy và không thể lấp đầy trong ngày một ngày hai. Cái đáng nói là những sinh viên đi du học, làm một bước tiến xa như vậy, thì cảm nhận cái "khoảng cách" đó trong cuộc sống thường ngày của mình thế nào. Đọc báo chí, nghe đồn đại, xem phim ảnh thì cũng có thể phần nào tưởng tượng ra cuộc sống ở những nước phát triển, nhưng không gì có thể sánh được những ghi nhận và cảm xúc của chính những người trong cuộc. Bản thân em thời gian đầu sang đến đây cũng vô cùng choáng ngợp trước hàng tỉ những hoạt động mà lũ bạn cùng lứa có cơ hội phát triển. Đến khi những cảm xúc ban đầu đó qua đi thì cũng bớt "chạnh lòng" đi một chút, coi đó là một phần của cuộc sống và càng quyết tâm tập trung thúc đẩy những gì là thế mạnh của mình, đồng thời vượt qua tâm lí ngại ngần để đón nhận những cái mới. Xét cho cùng, "đi một ngày đàng học một sàng khôn" chính là như vậy
    PS: Một lần nữa cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của tất cả mọi người đối với chủ đề tuần này. Đây là lần đầu tiên một chủ đề post lên chỉ sau vài ngày đã nhận được rất nhiều bài trả lời với những bài viết dài và nhiều ý kiến
  5. narcisseno1

    narcisseno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    chả nói đâu xa, đến bạn Việt em còn thấy thua kém nữa là ...
  6. girafe

    girafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Tại em nói đến thuốc với thang làm bác hiểu sai ý em
    Ý em muốn nói là trong mắt bọn Tây hồi đấy mình như kiểu "trên giời rơi xuống", ngoài học ra thì không biết gì khác nữa, giống kiểu "không rượu chè, không bài bạc, không ăn chơi, không ra ngoài, cả ngày ở nhà đóng cửa tụng kinh gõ mõ" ấy Thế nên mới có câu hỏi "mày học lắm thế để làm gì ???". Tất nhiên khi em giải thích ra thì chúng nó cũng hiểu phần nào, rằng ở nhà mình ngày chỉ học một buổi thành ra hoặc kiến thức không đủ, hoặc quá cô đặc nên phải đi học thêm để hiểu rõ hơn Mình nói mình không có điều kiện tập tành thể thao âm nhạc chúng nó cũng rất OK, còn bật đèn xanh sẵn sàng giúp mình làm quen và tiến bộ nếu muốn. Đúng là bọn Tây thì được cái đứa nào nhiệt tình là rất nhiệt tình và chúng nó tôn trọng ý kiến, sở thích, hoàn cảnh cá nhân nên cũng ko có gì phải lăn tăn nhiều. Có chăng chỉ là tự mình suy nghĩ, nhìn nhận, tư duy, ghi lại sự khác biệt về điều kiện giữa mình và nó thôi.
  7. johanl

    johanl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    976
    Đã được thích:
    0
    Thấy mọi người nhiệt tình tham gia, em cũng thấy vui vui. Thực sự mà nói, bác chủ topic bỏ công, bỏ sức ra để mọi người có chỗ thảo luận, chia sẻ thế này, không đóng góp một bài thì quả là áy náy.
    Em chả viết dài và gãy gọn được như mọi người, nghĩ đến đâu gõ ra đến đấy nên cả nhà thông cảm là nó không được mạch lạc như khổ chủ mong muốn. Thôi thì cứ coi như chút tâm sự cá nhân vậy.
    Trước hết là em cứ nói về những cái chung chung nhất. Theo em nếu có điều kiện thì nên củng cố cho thật vững vốn tiếng Pháp từ ở nhà và chuẩn bị tinh thần là cuộc sống bên này thời gian đầu sẽ khó khăn về nhiều mặt. Càng được chuẩn bị trước về tâm lý thì mình càng chủ động hơn, còn tiếng càng tốt thì càng chóng khắc phục rào cản ngôn ngữ - là rào cản đầu tiên và cũng là rào cản quan trọng nhất - trong việc hoà nhập với cuộc sống bên này.
    Bản thân em có may mắn là khi học tiếng Pháp trong trường ĐH ở nhà các thầy cô rất chú trọng đến khâu viết luận, viết thư tín, nghe nói (audio/vidéo) và truyền đạt nhiều kinh nghiệm về cuộc sống bên này. Tất nhiên là không thể chi tiết và cập nhật được như ở CFT hay như bên diễn đàn Đầu Gấu, nhưng giờ nhìn lại mới thấy hữu ích. Giở bài học cũ, viết thư thắc mắc ngân hàng thế nào, viết thư đề nghị cắt hợp đồng thế nào ; rồi thì ký phát séc ra sao, cần lưu ý những gì ; đi tàu thế nào, mua vé, dập vé kiểu gì etc. nói chung là được chuẩn bị kỹ lưỡng trong chừng mực có thể. Tất nhiên lúc ấy bọn em trong lớp vừa học vừa bưng mồm cười vì nghĩ cả đời có khi chả bao giờ động đến mấy thứ ấy. Nhưng lúc phải mó đến nó thì quả thực là rất hữu dụng.
    Tốt nghiệp ĐH ở nhà, sau khi lần lữa ko chịu đi và bảo lưu HB của sứ quán 1 năm, cuối cùng em cũng lên đường vi vu đi du học. Nói thật là khi ấy em vênh váo lắm, nghĩ mình giỏi nhất trường nhất phường rồi thì chả việc gì phải lo lắng cả. Có biết đâu là như kiểu hoa hậu phường đi thi người đẹp hoàn vũ í. Tiếng Pháp thì không đến nỗi người ta nói gì cũng không biết, nhưng quả thực là phản xạ rất chậm, nghĩ mãi mới trả lời được. Nói xong câu nào ra hồn là cứ như vừa đẩy được một quả tạ to tướng í. Sau nỗi khốn khổ về tìm nhà thì cũng đến phỏng vấn nhập học (may là người ta nhận chứ không em cũng chả biết làm thế nào). Rồi thì cũng đến ngày tới trường gặp thầy, nhận bạn. Mỗi đứa tự giới thiệu về mình, đứa nào đứa ấy nói làm mình cứ ngẩn tò te, không phải do không hiểu mà là vì lần đầu thấy có nhiều người Pháp thế, thấy họ nói hay thế, trau chuốt thế. Trong khi chờ đợi đến lượt mình thì cứ phải nhẩm nhẩm chuẩn bị trước, thế mà đến khi phải nói thì cũng cứ ấp a ấp úng, ngọng nghịu thì cứ gọi là. Hết 2 tuần thì cũng là lúc phải chia nhóm làm dossier. Với vẻ tự ti và nhút nhát sẵn có, chả dám tham gia ý kiến đề xuất gì. Thấy có anh cao to đẹp trai nhất lớp, lại là gà "nòi" chính hiệu của trường (cursus type) mon men đến xin làm cùng nhóm thì bị anh í đuổi thẳng cổ tại sợ điểm bị kéo xuống (tất nhiên là nó từ chối gentiment). Sau được phân cùng nhóm, môn thì với một em vừa lười vừa béo, môn thì với một em không lười nhưng mà thề là em chưa thấy đứa nào nulle hơn nó, môn thì với một anh mà mình chả có thiện cảm gì vì thấy cả buổi chả bao giờ mở mồm ra nói câu nào etc.
    Đến lúc đi học thì môn đầu tiên phải nói là vô cùng choáng váng. Em ngồi bàn đầu, nghe câu được câu chăng (vì ông thầy nói vô cùng khó nghe, sonorement parlant), những câu nghe được thì hoàn toàn ko hiểu gì. Mà học hội trường lúc đầu thì có biết ai vào với ai đâu, nên cũng chả dám mượn vở để mà về chép lại. Những đứa mà làm nhóm với mình thì chả thấy đứa nào đi học cả. May mà cái anh cao to ở trên thấy mình có vẻ lo lắng quá nên chỉ cho đến thư viện đọc sách này sách này, chương này phần này thì cuối cùng cũng theo được phần nào. Nhưng quả thật là lúc ấy nghĩ đến sự học và sự hoà nhập em cảm thấy cuộc đời sao mà đen tối thế.
    Chưa kể là, ngoài sự học ra thì em chả làm gì và cũng chả biết làm gì. Sáng cắm đầu cắm cổ ra bến métro đến trường, tối lại cắm đầu cắm cổ từ trường ra bến métro về nhà. Em thậm chí còn chả biết đi xe buýt thế nào (vì đọc bản đồ các tuyến buýt nhằng nhịt chả hiểu gì). Bạn bè rủ đi uống nước, ăn trưa cũng cứ toàn ngồi đực ra đấy, quanh đi quẩn lại chỉ biết gọi mỗi cà phê với sô cô la nóng vì có biết những cái còn lại là gì đâu. Mới sang, tivi không có, đài cũng không. Internet thì có nhưng mà cũng chỉ biết dùng để check mail. Lại còn biết được thêm site nào thì chép vào sổ tay để tối về lên tra cứu thì các bác đủ biết cái sự IT của em nó đi sau thời đại đến mức nào.
    Nói chung cuộc sống của em kỳ đầu tiên nó tẻ nhạt và bi đát lắm. Sự hoà nhập thì phải nói cho chính xác là con số 0. Thế hệ gà công nghiệp mà, có biết làm gì đâu.
    À, em kể thêm là năm đầu tiên em còn chả có ĐTDĐ nữa cơ. Cái gì cũng qua máy fixe hết. Thành thử nhiều hôm học nhóm cứ bị bỏ bom tại chúng nó bảo là muốn báo cho mày là ko đến nữa mà chả có cách nào liên lạc được (vì lúc ấy em đã ra khỏi nhà rồi).
    Cho đến một hôm cái thằng làm cùng nhóm với em mới rủ em đi bảo tàng. Theo thói quen em từ chối khéo, bảo nó là bận học với chuẩn bị bài với cả blabla, thế là nó gần như sidéré ra í. Thì các bác cũng phải thông cảm, em cứ theo phản xạ nghĩ bảo tàng bảo tiếc vừa mất tiền vừa mất thì giờ, đi làm quái gì. Thế là nó mới kéo tuột em vào vườn Luxembourg để chuyện trò cả buổi, hỏi han các thứ. Hôm sau thứ bảy từ sáng sớm nó lái xe ô tô đến đưa em về nhà nó ở ngoại ô để ăn trưa (vì bố mẹ nó đi vắng). Cảm giác đầu tiên : choáng, thực sự choáng ạ. Nó chơi được đàn, chơi mấy môn thể thao, yêu thích hội hoạ, thôi thì đủ thứ. Chưa kể là nó còn học song song một bằng master thứ hai nữa. Trong khi đúng là mình chỉ biết có học, học với học mà cũng có ăn thua gì đâu. Thể thao thì chả có thời gian mà nghĩ đến ấy chứ, nói gì đến chơi, lại còn chơi thường xuyên. Về sau nhờ cậu này mà có một số sorties culturelles khá thú vị, lượn lờ tìm hiểu Paris, không thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ biết đến có Khải hoàn môn, Tháp Eiffel hay Nhà thờ Đức Bà là hết cước.
    Sang năm thứ hai thì có ý tưởng rõ ràng hơn về cuộc sống bên này, quen nhịp học rồi và cũng tự tin hơn nên bắt đầu cảm thấy bạo dạn, muốn tìm hiểu thêm nhiều thứ. Nhưng trong kiến thức đúng là có một mảng hổng nghiêm trọng và không thể khắc phục được nữa vì đã quá muộn, đấy là mảng văn hoá. Em học về ngành thương mại, tiếng Pháp em học ở VN cũng là tiếng Pháp chuyên ngành kinh tế nên hoàn toàn không biết gì về lịch sử, văn hoá, văn chương, thơ ca... Pháp. Thôi thì với thời đại Internet thấy hứng thú phần nào thì khắc phục dần dần phần ấy vậy. Nhưng rõ ràng là kiến thức chung (nhất là về văn hoá) của những người xung quanh tốt hơn mình nhiều.
    Nói đến đây lại nhớ hồi học tiếng Pháp ở nhà, thấy các giảng viên toàn là sinh viên Pháp mới tốt nghiệp hoặc sang VN thực tập, trẻ măng mà rất là bảnh bao, nói trước đám đông rất mạch lạc, tự tin, kiến thức rộng. Về sau em thấy là do ở nhà mình cái gì cũng kêu là đào sâu suy nghĩ nhưng kỳ thực rất là hời hợt, vả lại cái gì cũng có sẵn đáp án nên chả bao giờ nghĩ đến chuyện đọc thêm để tìm hiểu cho thấu đáo cả.
    Trở lại với nội dung chính của chủ đề, em thấy nói chung khi sang bên này mình có nhiều trở ngại ban đầu, về ngôn ngữ, về vấn đề chỗ ở, đôi khi cả về tài chính nữa (nhất là đối với các bạn ko có học bổng), về cách tư duy, cách nghĩ (cái này chắc các bạn trẻ, nhất là các bạn trưởng thành từ rất sớm bên này không còn gặp nhiều khó khăn nữa)... vì vậy quá trình hoà nhập cũng cần phải có thời gian để thích nghi, tuỳ hoàn cảnh mỗi người. Để hoà nhập với bạn bè mình nói riêng và những người xung quanh nói chung, theo em nghĩ không nhất thiết cứ phải học theo, làm theo, bắt chiếc theo người ta, mà mình phát triển những kỹ năng, những sở thích phù hợp với điều kiện của mình. Như vậy thì khi tiếp xúc, giao lưu, mình có thể đem lại cái gì đó mới, bổ sung cho những người khác, để họ cảm thấy thú vị. Chính thế nên bên này họ rất coi trọng sở thích cá nhân (centres d''intérêt) của mỗi người, trong CV khi đi phỏng vấn không nên khai tuỳ tiện, vì mỗi hoạt động phản ánh cá tính và đôi khi là ước muốn của mình. Chẳng hạn, em rất dốt về văn hoá, lịch sử nhưng mà thông qua sưu tập tem em lại có cách nối kết sự kiện riêng của mình và mỗi khi em giới thiệu bộ sưu tập dấu và tem của mình cho mọi người thì có vẻ là họ cũng hứng thú. Hay là mình theo dõi tình hình thời sự, chính trị, kinh tế thì đủ có thể nói chuyện với bất kỳ ai về đa phần những chủ đề thông dụng hàng ngày họ trao đổi với nhau. Tuy nhiên có cái em cũng hơi xấu hổ là em hiểu rất lơ mơ về lịch sử nước mình nên nhiều khi khá lúng túng và không développer sâu được (vì mình không thể nói lăng nhăng nếu mình ko nắm rõ). Chứ riêng đoạn mình giới thiệu về văn hoá, du lịch, nói chuyện về đời sống sinh hoạt hàng ngày... là người ta cũng cảm thấy quan tâm rồi.
    Về thể thao thì đúng là bên này họ tạo điều kiện sân bãi tuyệt vời, thầy dạy cũng rất tận tình. Năm nay bận nên em ko đăng ký nữa ; chứ mấy năm trước em đăng ký tập bóng đá với đi bơi ở trường khoẻ khoắn, phấn khởi thôi thì cứ gọi là
    Thôi tản mạn mấy dòng thế, giờ em cũng phải đi ngủ đây. Hy vọng là bài viết không quá lạc đề để bị mod mâu đi chỗ khác, và hy vọng là các bạn đã, đang và sẽ hoà nhập ngày càng tốt hơn với môi trường học tập và cuộc sống bên này. Nói thì có vẻ dễ, nhưng ý kiến cá nhân của em là trong việc hoà nhập, sự tự tin và chân thành trong cách ứng xử của mình, tuy không phải là tất cả, nhưng đôi khi giúp ích cho mình rất nhiều, thực sự là rất nhiều ạ.
  8. jazzmintHN

    jazzmintHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Johanl, tư nhiên lại có hứng thu muốn đi du học trở lại. Thời jan đầu học tiếng Pháp, mình cũng có cảm jác tư ti kinh khủng, khi thấy ở bất kỳ điểm nào, mình cũng yếu kém về hiểu biết và NHẬN THỨC so với nguoi pháp. Khok hẳn chỉ là lí do kinh tế, mà thực ra là ở cách nhìn nhận sự vật sự việc. SAng pháp học, và làm quen với 1 cách nhìn nhận thế jới mới, đó phải chăng là một cái ĐƯỢC khok thể cân đo đong đếm, khi mình cả đời chỉ ở VN và học và làm, và chỉ biết thế jới qua TV, phim ảnh???
  9. llittlecasper

    llittlecasper Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    Hihi, tớ bên box Đức, thấy có invite nên "nhảy đại" vào xem. Đọc cũng thấy nhiều điều chia sẻ, vì ở Pháp, Anh hay Đức thì cũng đều là sv du học, đều có những điểm tương đồng.
    Nói về sự thua thiệt: Cảm giác đó tớ tin là ai đi du học cũng từng trải qua, đó là cảm giác "tự ti" vì nhiều yếu tố, sự thua kém về kinh tế, phát triển, thua kém về hiểu biết xã hội vv. Nhưng điều đó cũng có cái hay để tự mình tự nhìn vào,ngẫm lại, biết mình là ai, ở đâu và như thế nào. Mỗi lần có cảm giác tự ti, tớ thường đọc lại lịch sử việt nam, tìm đọc về văn hoá, con người, lúc đó cảm giác mình không phải chỉ là 1 người Việt, mà trong mình có cả 1 chiều dài lịch sử, văn hoá của dân tộc. Có nhiều điều để tự hào lắm chứ, về cảnh vật hoang sơ của đất nước, về các món ăn ngon, về những giá trị gia đình. Khi càng hiểu về chính mình, tớ thấy một số điều là do sự khác biệt về văn hoá, về điều kiện sống thôi, còn bản thân chính người Châu Á có những cái hay mà người Âu không có.
    Sự hoà nhập : Cái khó nhất là vấn đề ngoại ngữ, tiếng pháp có khi đỡ hơn vì thường các bạn sang đây thường đã học 1 số năm tiêng Pháp ở nhà rồi. Còn đa số với những người sang Đức, thì đều chỉ học độ 1 năm hoặc năm rưỡi, nên ngôn ngữ thực sự la rào cản cực lớn. Hồi mới sang, như tất cả những gì mọi người kể trên tớ cũng trải qua, ko hiểu gì, ko ai thèm làm cùng nhóm, tụi nó không chơi cùng vv và vv. Nhưng dần bằng sự thân thiện (không phải xun xoe), sự nhiệt tình, lúc nào đến lớp cũng nở nụ cười, tham gia những hoạt động của lớp, và quan trọng là học phải okay, rồi bổ sung những kiến thức về văn hoá, xã hội, lịch sử châu âu, cảm thấy hoà nhập hơn và mọi thứ cũng dễ dàng hơn.
    Theo tớ một phần do ảnh hưởng từ trước, sv mình thụ động, hơn nữa quen việc kiến thức trong sách vở, mà rất thiếu những kiến thức khác về lịch sử, văn hoá, xã hội, chính trị, ít tham gia các hoạt động cộng đồng vv, chính vì vậy khi sang mình thấy mình "dốt", nói với tụi tây cái gì nó cũng biết. Cái này thì phải chính mình tự bổ xung, tìm hiểu thêm 1 chút về lịch sử việt nam, món ăn việt, tìm hiểu chút về lịch sử châu âu, kiểu thời kỳ phục hưng, khai sáng hay lãng mạn là gì. Như vậy khi nói chuyện mình tự tin, vì mình biết mình là ai, biết họ là ai.
    Hi thôi stop, ko lại lan man mất :)
  10. matthias

    matthias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    Công nhận, sang đây mới thấy hồi ở nhà học lệch vãi. Văn chương, nghệ thuật... chả biết gì ; lịch sử thì đến sử mình còn chả thạo nữa là sử của họ. Cố gắng để tạo hình ảnh đẹp và giới thiệu đất nước con người mình cho các bạn mà quả thực nhiều lúc bí chả biết làm thế nào, giới thiệu cái gì, vì mình có nắm chắc được cái gì đâu mà khua môi múa mép. Nói chung là tớ suy từ bản thân ra thấy óc tổng hợp, bao quát vấn đề của tớ cực kỳ là kém í.
    Giống đệ tử yêu của tớ, chả nói đâu xa, tớ thấy các bạn Việt học kỹ thuật thông minh và nhanh nhạy hơn tớ cả chục lần í. Mình thì cứ gọi là ngưỡng mộ.

Chia sẻ trang này