1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

?-? CHỦ ĐỀ TRONG TUẦN [4]: Cảm giác thua kém so với bạn Pháp đồng lứa ?-? Discussion de la semaine (

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi PKaN, 01/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ttvnol78a

    ttvnol78a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    mỗi người một nghề mà, cũng ko nên so bì rồi mặc cảm, tự ti quá
  2. thanhy5

    thanhy5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    1
    Mình thuộc thế hệ 8x đời đầu, sang đây chưa được 1 năm. Mình may mắn hơn mọi người vì được 1 gia đình người Pháp đón và ở chung 3 tuần. Bà chủ nhà cực kỳ tốt bụng, đến giờ tháng vẫn đến chơi 1 lần và ăn tối cùng. Hồi mới đến được bà ấy hướng dẫn mọi thứ nên thích nghi cũng nhanh. Được vài hôm thì bà ấy bị cái hạch to ịch ở cổ phải đi cắt, thế là bà lại nhờ người khác đến đón ở nhờ trong vài ngày. Rồi lại 1 người khác...Kết cục là mình có 3 gia đình famille d''accueil. Vậy là cuộc sống hàng ngày cực kỳ thuận lợi, học hành công việc cũng thuận lợi vì hầu hết những người Pháp ở đây rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ và rất yêu VN.
    Rào cản lớn nhất với mình hiện tại vẫn là ngôn ngữ và các hoạt động ngoại khoá. Thực ra với đánh giá của những người Pháp và đồng nghiệp thì trình độ ngôn ngữ của mình đủ để làm việc và giao tiếp thông thường. Nhưng cái mình cảm thấy không bao giờ đạt được đó là giao tiếp như những người Pháp với nhau. Có vẻ hơi buồn cười nhưng thật ra những gì mình nói, dù lưu loát đi nữa vẫn mang đậm kiểu tiếng Pháp académique tức là trong học hành, công việc thì ổn nhưng giữa những người bạn, những buổi tụ tập thì mình......chịu hẳn,rõ ràng nó nói tiếng Pháp mà mình không hiểu nó nói gì với nhau. Nên với mình thì chuyện nói và hiểu như người Pháp có lẽ là không thể. Điều đó tạo ra rào cản trong các buổi tụ tập, bar, đi chơi or bất kỳ hoạt động ngoại khoá nào. Hơn nữa mình nhận thấy, càng trẻ thì nói càng nhanh và giọng càng khó nghe, tầm tuổi trung niên nói rõ ràng và dễ nghe nhất.
    Mình muốn hỏi các bạn, những người sống ở Pháp lâu rồi ví dụ >4y, các bạn có tự thấy mình giao tiếp giống như người Pháp với nhau hay không? Cách suy nghĩ của bạn có thay đổi theo như người Pháp hay không?
  3. tournesol_vn

    tournesol_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Công nhận là sv nhà mình nhiều người học lệch khủng khiếp, cứ chệch một chút khỏi lĩnh vực của mình là lơ ngơ luôn. Chuyện này nói ra thì dài dòng, nhưng một phần không nhỏ là hệ quả bắt nguồn từ những năm cấp II, cấp III - đb là các bạn học trường chuyện lớp chọn !!! Hơn nữa phương pháp giáo dục của phương Tây và VN khác nhau khá xa. Bạn nào đã có dịp đối chiếu SGK cấp III của Pháp với VN, dự 1 giờ giảng bên này rồi so với ở nhà sẽ thấy khác một trời một vực luôn. Vấn đề không hẳn là kiến thức, mà là cách tư duy, cách tiếp cận và nhìn nhận vđ cũng như thể hiện quan điểm cá nhân... Hai nữa là quan điểm của GV, phụ huynh và bản thân HS cũng khác. Mình nhớ hồi học chuyên Pháp cấp III, đến chính cô giáo chủ nhiệm bảo tập trung vào mấy môn chính thi ĐH ấy, mấy môn khác nắm lấy kiến thức cơ bản là được rồi !!! . Còn papa với mama ấy hả, không vào được ĐH là chít với các cụ !!!
    @thanhy5 : cá nhân mình không gặp vấn đề về nghe hiểu vì đã tiếp xúc với bọn francophones ở VN khá nhiều. Tiếng lóng thì học dần cũng dễ. Nhưng ngán nhất là nói, vì mình quen nói tiếng Pháp theo ngữ điệu VN rồi, không sửa được (ai bẩu học cấp III với ĐH toàn thầy cô VN ). Ở nhà mình thì chả sao vì Tây sang VN, vớ được đứa nói tiếng Pháp là mừng rồi, mình nói kiểu gì nó cũng cố căng tai ra mà nghe. Còn khi sang bên này thì mình rơi vào vị trí của... Tây, muốn được việc thì phải cố nói làm sao cho ok, chứ nhiều đứa nghe 1 lần không hiểu là nó chả muốn nghe mình nữa, nhất là qua điện thoại !
  4. matthias

    matthias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ là học tiếng Pháp có cái lợi là nhìn chung cái accent của nó khá là standard nên chẳng hạn nghe tin tức, xem truyền hình hay hỏi han nói chuyện ngoài đường nói chung là tương đối dễ chịu hơn so với nhiều thứ tiếng khác (điển hình là tiếng Anh).
    Việc các cháu thanh thiếu niên nói nhanh và nói tiếng lóng làm ta không hiểu gì thì nói chung mình nghĩ cũng là chuyện thường. Mình được biết là có những quyển sách dành riêng cho các bậc phụ huynh để họ đoán biết xem là con em mình nói gì với nhau. Tớ ở nhà một đứa bạn và thường xuyên phải làm "phiên dịch" cho mẹ nó vì bà í ko hiểu nó nói gì. Thằng đấy rất quái, riêng khi nói chuyện với mẹ hay chị nó có kiểu nói rất nhanh và articuler rất lạ mà nếu ko nắm được nội dung từ trước thì ko thể hiểu được gì. Bà mẹ nó than vãn là từ khi nó 16 tuổi đến giờ mới trở chứng trêu ngươi như thế. Bà ý nói chuyện với collègue ở bureau thì các ông bà í cũng vò đầu bứt tai vì các công nương quý tử vị thành niên và mới trưởng thành. Tức là ý tớ muốn nói là từ lóng mình có thể học hỏi thêm được ít nhiều, nhưng đừng đặt mục tiêu quá cao là phải biết được hết, nắm được hết.
    Tớ nói thật, ngay từ lóng tiếng Việt của các cháu 9x bây giờ cũng có hiểu gì đâu. Tiếng mẹ đẻ đấy nhá.
    Bạn nói ngôn ngữ là rào cản khi tham gia hoạt động ngoại khoá ; hồi đầu mới sang đây mình cũng cảm thấy thế. Nhưng thử đặt vấn đề ngược lại xem, từ các hoạt động ngoại khoá nó sẽ làm mình quan tâm, gắn bó với bạn bè hơn, như thế thì ko chỉ tiến bộ hơn về ngôn ngữ mà mình nghĩ nhiều rào cản khác cũng sẽ được khắc phục.
    Mình nghĩ cách tư duy, cách tiếp thu bài giảng, kiến thức có rất nhiều điểm khác biệt. Cách trình bày lập luận, lắng nghe người khác, tôn trọng những quan điểm khác mình, không lẫn lộn giữa cái người ta là và cái người ta nói hay cái người ta làm... mình thấy rất đáng học hỏi.
    Tuy nhiên, nếu như mình có cách suy nghĩ cởi mở, tiếp thu những cái hay từ môi trường văn hoá tranh luận thì mình ko nghĩ cứ nhất thiết phải thay đổi cách suy nghĩ theo như người Pháp. Tớ thấy họ có vẻ apprécier lối suy nghĩ cặn kẽ, có trước có sau của mình. Kể ra như thế thì cũng hơi ba phải, nhưng mà đúng là tính khiêm tốn và ăn nói có chừng mực dường như là cái mà các cuộc tranh luận về các vấn đề kinh tế-chính trị-xã hội của Pháp đang rất thiếu. Ai cũng thấy mình giỏi nhất, ai cũng dễ dàng phẫn nộ, lên án nọ kia... nhiều khi xem TV cũng phát mệt ra í.
  5. tournesol_vn

    tournesol_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Ối trời, cái này đúng ý mình . Xem débat của chúng nó mà phát mệt. Mồm nói, chân tay nói, mắt nói, chú nọ cướp lời cô kia, nhiều khi mệt óc quá với tay chuyển quách sang kên khác cho rồi
  6. smilingmen

    smilingmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    90% những gì bác binhjuve giống hệt với hoàn cảnh của em hiện tại. E đang ở tháng thứ 9 của cái hành trình khổ ải ý
  7. la vie est bell

    la vie est bell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    May quà,em sf́p sang Nice hòc Master 12 thàng. Đòc topic thẮy vĂ cù?ng hưfu ìch. Nhà? em cùfng cò internet 24/24 nĂn viẶc tì?m hiĂ?u thĂng qua net là? thoà?i mài. Em cò 'iĂ?u nà?y muẮn hò?i,anh chì nà?o biẮt tư vẮn dù?m em.
    Càc anh chì cứ bà?o ơ? VN sv bì thiẮu cài khoà?n kiẮn thức vfn hòa,hẶi hòa..v.v....vẶy trước khi sang Phàp,nĂn bĂ? sung kiẮn thức Ắy như thẮ nà?o? cò thĂ? kĂ? sơ sơ càc mòn fn tinh thĂ?n mà? khi 'Ắi diẶn, càc anh chì thẮy thiẮu (như khò khfn khi kĂ? vĂ? 1 và?i mòn fn ngon,'f̣c sf́c cù?a VN,lìch sư? VN,danh lam,thf́ng cà?nh...hof̣c kko biẮt vĂ? lìch sư? ChĂu Ă,u,vfn hòa,vfn chương...) kĂ? ra thì? nhiĂ?u,em cùfng ko nghìf là? em cò thĂ? hòc và? 'òc hẮt. Tuy nhiĂn,mong càc anh chì cứ kĂ? ra càc mòn fn chơi 'àf tìch cực bĂ?i dươfng sau khi 'Ắn Phàp. ĐĂ? em và? càc bàn 'i sau biẮt, và? tù?y theo sơ? thìch mĂfi ngươ?i mà? bĂ? sung kiẮn thức, ko bì TĂy chĂ là? "gà? cĂng nghiẶp".
    Đùng là? em tư? nhò? tơi lớn chì? biẮt hòc, còc biẮt nhàc tho ca hẶi hòa..hic...thiẮu sòt ko nhò?...huhuhuhu...hè?n gì? mà? hĂm nò dĂfn nhò? bàn ngươ?i Phàp ra NguyĂfn HuẶ, nò chì? càc bức hòa nĂ?i tiẮng,hò?i em cò biẮt 'ò là? cù?a ai ko?em mù? tìt. Cò?n nò thì? ko vèf 'èp lf́m,nhưng nhưfng tranh nĂ?i tiẮng kiĂ?u "hoa diĂn vìf" thì? nò biẮt cù?a "'ài hòa sìf'' nà?o.
  8. girafe

    girafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này nói tới kiến thức cá nhân nói chung, tất cả những gì không thuộc về sách vở. Nói về những hiểu biết cụ thể liên quan tới lịch sử, văn hoá Việt Nam thì bạn có thể tham khảo thêm Chủ đề tuần 5.
    Để trả lời câu hỏi của bạn mình có vài ý kiến thế này:

    Thứ nhất, những gì thuộc về hiểu biết cá nhân thì không thể lấp đầy trong một sớm một chiểu được. Cái quan trọng nhất cần chuẩn bị chính là tinh thần. Biết mình còn thua kém, biết mình còn nhiều thứ chưa thể đạt được, xác định tinh thần đó từ đầu thì sẽ khỏi bị bỡ ngỡ, hụt hẫng trước những gì nhìn thấy. Nếu bạn còn thời gian từ giờ đến khi đi thì có thể đi tập một môn thể thao nào đó: quần vợt, bóng chuyền, đi bơi, đi học nhảy...làm gì đó mới lạ đi một chút để trau dồi thêm vốn sống của chính mình. Nếu bạn đã từng học qua thanh nhạc, đàn, hội hoạ thì tìm sách báo, lên mạng tham khảo thêm về các tác giả phương Tây. Mục đích không phải là nhồi nhét càng nhiều càng tốt, bởi dù gì bạn cũng không thể có đủ thời gian, mục đích là củng cố những gì mình đã biết và mở rộng, đào sâu thêm.
    Thứ hai, những gì thuộc về văn hoá Việt Nam thì bạn không cần quá lo lắng. Lịch sử, danh lam thắng cảnh không phải ai cũng biết hết được. Bạn chỉ cần nhớ một vài địa danh, cột mốc tiêu biểu thôi, nhớ theo kiểu tổng hợp chứ không cần đi vào chi tiết. Người Pháp biết về lịch sử VN chủ yếu cũng là giai đoạn thực dân, nếu có dịp nói chuyện với họ bạn sẽ thấy cách nhìn của họ tương đối khác với những gì bạn học trong sách vở ở nhà... Phần còn lại là tuỳ khả năng và sở thích của bạn, nếu bạn hiểu biết chút ít về kinh tế VN thời mở cửa thì đảm bảo khối người sẽ gật gù hâm mộ nếu bạn biết về nhạc Trịnh hay tranh Tô Ngọc Vân thì đó cũng là nền tảng để bạn "thể hiện" ít nhiều những hiểu biết của mình. Tóm lại, mỗi thứ nên biết một ít và cố gắng "tập trung vào chuyên môn", nghĩa là nắm vững một lĩnh vực nào đó mà bạn yêu thích.
    Tạm thời mình có vài gợi ý như vậy, nếu các bạn khác có bổ sung thêm gì xin nhiệt tình tham gia ạ
  9. CFTsubasa

    CFTsubasa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2008
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn này cái vàng vàng. Nói chung là việc học hành sẽ bận rộn, vất vả nhưng cũng nên dành thời gian cho những thú vui của riêng mình, đi bảo tàng, tìm đọc thêm sách báo, tham khảo thông tin trên Internet. Chẳng hạn em hay để ý xem cây cỏ hoa lá ngoài đường là gì, ghi chép lại và nhớ. Thế mà sau này đi dạo và nói chuyện linh tinh cũng câu giờ được kha khá đấy. Đi vườn tược bình luận bình loạn chả kém gì người có học cả.
    Được CFTsubasa sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 25/07/2008
  10. tomjerry2701

    tomjerry2701 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Minh dang co y dinh tim thong tin du hoc P, minh cung rat lo ve kha nang tieng P, doc bai cua cac ban sao thay run qua. Hoc ngoai ngu thi khong the tinh trinh do theo thoi gian bao lau duoc, va cung toan hoc voi thay co nguoi Viet thi co hoa nhap; noi voi XH ben P ko ban?ban nao co the tu van cho minh trinh do nhu the nao thi qua ben do moi on day?Hic...

Chia sẻ trang này