1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

?-? CHỦ ĐỀ TRONG TUẦN [7]: Sinh viên đi làm thêm tại Pháp ?-? Discussion de la semaine (bêta): Le tr

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi PKaN, 27/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    - CHỦ ĐỀ TRONG TUẦN [7]: Sinh viên đi làm thêm tại Pháp - Discussion de la semaine (bêta): Le travail étudiant en France [26/05/08]

    Các thành viên CFT thân mến,

    Như các bạn đã biết, từ hơn hai tháng nay Chủ đề trong tuần đã trở thành một chuyên mục thường kì của CFT, nhằm mục đích làm phong phú thêm nội dung và hoạt động của box. Đây là nơi để các bạn học sinh, du học sinh, các bậc phụ huynh, những ai quan tâm tới nước Pháp có thể cùng nhau trao đổi, bình luận, chia sẻ để hiểu thêm về những thăng trầm, vui buồn trong cuộc sống hằng ngày của du học sinh Việt Nam tại Pháp, cũng như có được cái nhìn rõ hơn về những vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa... có liên quan đến hai nước Việt Nam và Pháp. Điểm độc đáo của chủ đề cũng như của diễn đàn là ở chỗ những cái nhìn đưa ra là của "người trong cuộc", là tiếng nói của chính các thành viên về những vấn đề đang diễn ra xung quanh mình.

    Cho đến giờ vẫn chỉ có một mình tôi biên soạn nội dung các chủ đề. Công việc tuy thú vị nhưng thực hiện một mình e rằng dễ dẫn đến nhàm chán, lặp lại, và nhất là mang tính cá nhân. Vì vậy tôi tạm để chữ (bêta) trong tên chủ đề và tiếp tục kêu gọi sự cộng tác của tất cả các bạn thành viên. Mọi đóng góp của các bạn bằng việc bình luận chủ đề, góp ý về nội dung - hình thức hay thậm chí tham gia biên soạn và gợi ý chủ đề đều rất đáng hoan nghênh Mọi góp ý liên quan đến Chủ đề trong tuần xin các bạn gửi vào topic THÔNG BÁO - HỎI ĐÁP hoặc nhắn tin trực tiếp cho tôi.

    Diễn đàn là nơi để các bạn nói lên suy nghĩ và ý kiến của mình, vì vậy đừng ngại ngần chia sẻ quan điểm của bạn với tất cả mọi người

    Chân thành cảm ơn sự ủng hộ của các bạn.




    *****


    Sau đây là danh sách các chủ đề đã được đưa lên:
    (Các chủ đề tuy không còn được dính lên nhưng vẫn để ngỏ để các bạn có thể tiếp tục theo dõi và tham gia)

    Chủ đề số 1: Vấn đề nhà ở cho sinh viên tại Pháp - Problème du logement étudiant en France
    Chủ đề số 2: Bạn muốn làm nghề gì ? - Quels sont les métiers qui paient ?
    Chủ đề số 3: Bạn học ngoại ngữ như thế nào ? - Parlons des langues étrangères
    Chủ đề số 4: Cảm giác thua kém so với bạn Pháp đồng lứa - Sentiment d"infériorité par rapport à des amis Français
    Chủ đề số 5: Bạn làm gì để giới thiệu Việt Nam tới bạn bè nước ngoài ? - Que faites-vous pour présenter le Vietnam à des amis étrangers ?
    Chủ đề số 6: Ôi Việt Nam !


    Ghi chú: nếu bạn gặp khó khăn trong việc mở link các chủ đề thì thử thay trong thanh địa chỉ www8, www9 hoặc www10
  2. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Sau một loạt chủ đề Việt Nam, chúng ta hãy cùng quay trở lại với đời sống du học sinh tại Pháp. Trở về với đời sống thực tế không chỉ là về với sách vở, trường lớp, mà đôi khi còn là cơm áo gạo tiền?
    Như đã hứa từ chủ đề số 2, trong tuần này chúng ta sẽ đề cập tới chuyện đi làm thêm của du học sinh tại Pháp.
    Chỉ cần gõ hai chữ travail étudiant vào google và ấn enter lập tức ta sẽ nhận được hơn 5 triệu kết quả tìm kiếm. Rõ ràng việc làm thêm cho sinh viên luôn là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm. Thế nhưng làm gì, làm thế nào, làm sao cho hiệu quả là điều không dễ giải đáp đối với nhiều sinh viên du học. Giữa hàng triệu kết quả kia, tìm cho được một công việc phù hợp đã không phải đơn giản, tìm được việc cho đến khi chính thức đi làm được lại là một vấn đề khác. Chỉ xin được nêu ra đây vài khúc mắc thường gặp nhất trong quá trình xin việc của các bạn sinh viên mà tôi có dịp trao đổi.
    Trước hết, tìm được thông báo tuyển việc không có nghĩa là tìm được?việc. Nếu không có sự chuẩn bị trước thì rất có thể vào đến năm học mới mà bạn vẫn không tìm được việc làm thêm cho?mùa hè. Một cô bạn tôi chỉ tìm một chân thu ngân siêu thị (caissière) mà gửi đến hàng chục cái CV chỉ có một hai chỗ liên lạc lại, thế mà lúc đến nơi chờ phỏng vấn thì họ lại tuyên bố?nhận người khác mất rồi Nói như thế không có nghĩa là tìm việc lúc nào cũng khó, tất cả còn tùy thuộc vào thời điểm, vị trí và cả vận may nữa. Nếu bạn ở Paris chẳng hạn thì có nhiều việc để làm hơn nhưng cũng nhiều cạnh tranh hơn.
    [​IMG]
    Thông thường hàng năm vào dịp cuối năm học các Hội chợ việc làm cho sinh viên thường được tổ chức. Đây là dịp để sinh viên gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các nhà tuyền dụng nhằm tìm được một công việc hoặc một khoá thực tập phù hợp trong mùa hè.​
    Từ khi bắt đầu tìm tin rao vặt, viết CV và đơn xin việc, gửi đi, chờ đợi, cho đến lúc nhận được một lời hồi âm tích cực có khi cũng mất hàng tháng trời. Và đến khi bắt đầu kí hợp đồng làm việc lại xuất hiện nhiều trở ngại khác. Chỉ cách đây hơn một năm thôi sinh viên nước ngoài tại Pháp muốn đi làm còn phải xin giấy phép từ sở cảnh sát, nghĩa là phải trình bày một giấy cam kết nhận làm việc của một nơi nào đó thì mới được cấp phép cho đi làm. Không ít bạn đã hụt mất công việc chỉ vì chuyện giấy tờ đó. Những chỗ nhận làm đôi khi cũng không nắm được hết những quy định phiền phức đối với sinh viên nước ngoài, họ thấy mình gửi CV đến thì đồng ý, chỉ đến khi bắt đầu tiến hành thủ tục thì mới ngã ngửa ra vì giấy tờ lằng nhằng, kết quả là thôi không nhận nữa, tuyển người Pháp vào làm sẽ đỡ phải dây dưa với chính quyền, sở cảnh sát. Tóm lại, người thiệt nhất vẫn là sinh viên nước ngoài. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 quy định mới đã bãi bỏ giấy phép lao động đối với sinh viên nước ngoài, thay vào đó là một văn bản rõ ràng hơn và người tuyển dụng có thể thông báo việc nhận sinh viên nước ngoài làm việc qua internet 48 giờ trước khi kí hợp đồng. Tưởng chừng cái "gông" thủ tục giấy tờ như vậy cuối cùng cũng được dỡ bỏ, nhưng vẫn còn rất nhiều chi tiết nhỏ khác mà các bạn sinh viên thiếu kinh nghiệm nhiều khi không để ý đến. Một người bạn khác của tôi đến ngày kí hợp đồng làm việc rồi mà đành quay về tay không chỉ vì giấy tờ không đầy đủ. Bao giờ người ta cũng đòi giấy tờ thuê nhà (biên lai điện, điện thoại?) để xác nhận địa chỉ, bạn tôi thì đi ở nhờ? Người ta đòi số bảo hiểm y tế thì bạn tôi?đánh mất thẻ bảo hiểm và vẫn chưa báo làm lại thẻ mới Đành rằng thủ tục giấy tờ ở Pháp còn tương đối phiền hà và nhiều công đoạn, nhưng chính vì thế mà mỗi người lại càng phải chú ý.
    Những công việc nào sinh viên hay làm nhất ? Giống như đa phần sinh viên Pháp đi làm thêm, sinh viên nước ngoài cũng làm những việc "dễ kiếm, không đòi hỏi tay nghề" như thu ngân siêu thị, làm nhà hàng (fastfood, kiểu McDonald?Ts, Quick, KFC hoặc một vài cửa hàng tư nhân khác, đi giao hàng đến nhà cho khách, v.v.), trông trẻ em, dạy kèm, hái hoa quả vào mùa hè? Nhìn chung làm những việc này đều được trả mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật (khoảng hơn 6 euro sau thuế cho mỗi giờ làm việc), tuy nhiên tùy theo tính chất của công việc mà bạn có thể đi làm theo con đường "chính quy" hoặc "không chính quy". Nếu đi làm "chính quy", nghĩa là có khai báo, có nộp thuế thì việc làm có thể ổn định hơn nhưng thu nhập lại không cao (vì phải nộp thuế). Còn nếu đi làm "không chính quy" thì không cần xin phép, kiếm được nhiều hơn một chút nhưng công việc không có gì đảm bảo cả (vì không có hợp đồng). Thông thường, những công việc "không chính quy" thường là những việc làm ít thời gian như trông trẻ hay dạy thêm, hoặc những việc "thời vụ" như hái hoa quả. Đối với những việc kiểu này, tự mình tìm thông báo, tự mình thỏa thuận mức lương và giờ giấc làm việc với chủ nhà, mỗi tuần làm cũng không nhiều lắm hoặc chỉ làm trong một giai đoạn nhất định. Còn nếu làm việc bán thời gian (khoảng 12 giờ một tuần trở lên), nhất là lại trong những chuỗi cửa hàng lớn ?" kiểu như McDonald?Ts hay các siêu thị - thì họ làm ăn rất quy củ và kí hơp đồng làm việc đàng hoàng. Không ít bạn sinh viên nhận đi giao hàng cho các cửa hàng ăn ?" thường là cửa hàng châu Á ?" nhưng lại làm "chui" theo kiểu không thông báo để được hưởng lương cao hơn một chút. Đi làm kiểu này tốt xấu ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quán. Nếu gặp người tử tế thì không vấn đề gì nhưng nếu chẳng may gặp trục trặc khi làm việc thì chẳng kêu được ai vì mình đi làm "chui".
    http://www.plusnews.fr/mt_320/mt-static/FCKe***or/UserFiles/Image/070521_ETUDIANTS/ETUDIANTS%20TRAVAILLEURS.jpg
    Sinh viên ngoại quốc làm việc trong một cửa hàng Burger King. Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ vì ở Pháp không có Burger King Nguồn: plusnews.fr​
    Một câu hỏi khác nữa là ảnh hưởng của việc đi làm tới chuyện học hành. Trong xã hội tư bản, đã làm việc là phải hiệu quả, không có chuyện lơ mơ. Sẽ là không tưởng nếu nói rằng có thể đi làm mà chuyện học hoàn toàn không bị ảnh hưởng chút nào. Cho dù chỉ làm những việc "không mất thời gian" như dạy gia sư hay trông trẻ thì ít nhiều cũng có lúc bạn về muộn hơn một chút, ngày cuối tuần của bạn sẽ ngắn đi một chút. Còn nếu bạn làm những hợp đồng dài hơi hơn, khoảng trên 10 giờ một tuần thì bạn sẽ thấy sắp xếp thời gian đi học đi làm là điều không dễ. Rồi thì mệt mỏi vì công việc, mất thời gian đi tàu xe?nếu bạn xác định vừa đi học vừa đi làm thì phải hết sức quyết tâm và phải rất biết cách sắp xếp cuộc sống
    Đi làm thêm là một cách kiếm tiền chính đáng của sinh viên. Vừa đỡ đi phần nào trợ cấp kinh tế từ gia đình, vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ cuộc sống lao động. Nhìn chung, sinh viên nước ngoài tại Pháp không gặp trở ngại nào đáng kể khi đi tìm việc và làm thêm, có chăng là tự bản thân mỗi người cần chú ý để công việc diễn ra suôn sẻ và phải đảm bảo kết quả học tập, bởi dù sao sinh viên "du học" thì việc học vẫn là hàng đầu.
    Trên đây chỉ là vài nét rất chung về vấn đề đi làm thêm của sinh viên nước ngoài tại Pháp, khuôn khổ bài viết cũng như kinh nghiệm sống ít ỏi của bản thân tôi không thể đề cập hết những khó khăn, thuận lợi, vui buồn của các bạn sinh viên khi tìm việc làm thêm. Chính vì thế tôi xin nhường lời lại cho các bạn để mỗi người có thể nói lên suy nghĩ, cách nhìn của mình.
    Theo bạn, sinh viên đi làm thêm có thực sự cần thiết ? Bạn có kinh nghiệm và lời khuyên gì trong vấn đề tìm việc và đi làm thêm ? Bạn đã học hỏi được những gì từ công việc của mình (hoặc từ những người bạn của bạn) ? Việc đi làm thêm liệu có giúp ích được gì cho công việc sau này ? Bạn cho rằng việc đi làm thêm ảnh hưởng thế nào đến kết quả học tập ? Rộng hơn nữa, bạn đánh giá thế nào về điều kiện làm thêm của sinh viên nước ngoài tại Pháp (cung-cầu, điều kiện làm việc, mức lương, quy định pháp luật) ?
    Những câu hỏi trên chỉ mang tính gợi mở và tham khảo. Rất mong các bạn cùng chia sẻ với chủ đề tuần này
    Được pkan sửa chữa / chuyển vào 05:23 ngày 27/05/2008
  3. girafe

    girafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Thông thường khi đi làm thì những tuần đầu là vất vả nhất, cái này chắc chẳng ai ngạc nhiên cả ). Em nhớ dạo em bắt đầu đi làm năm ngoái, cứ tối về đến nhà là đơ hết cả ra chả làm ăn gì được nữa, hai chân phải đứng cả ngày không còn cảm giác, đi tắm xong ra là nằm vật luôn. Tức nhất là dù rất mệt nhưng không thể ngủ ngay được vì phải từ từ để cho thần kinh dịu lại đã... Em bảo cũng may là em bắt đầu làm vào mùa hè chứ giữa năm học mà như thế thì chắc là tèo. Làm khoảng hai ba tuần thì mới bắt đầu quen dần nhịp công việc
    Vì đấy là lần đầu tiên em đi làm nên quả thực học hỏi được rất nhiều cái hay. Dù chỉ là việc làm thêm, bán thời gian, nhưng cũng biết thế nào là tổ chức, thế nào là quy củ. Đi học có khi còn ngại muốn ngủ nướng chứ đi làm thì không bao giờ, muộn phút nào trừ tiền phút ấy, lợi ích (thiệt hại) thấy tận mắt nên không bao giờ dám lơ là... Rồi cả những chuyện "ngoài lề" khác, chẳng hạn như quan hệ với "đồng nghiệp", thương lượng với cấp trên, xử lí khúc mắc với khách hàng thế nào, tác phong làm việc ra sao... những thứ nho nhỏ ấy lúc đọc báo nghe đài cũng phần nào tưởng tượng ra được, nhưng phải chính mình trải qua thì mới thực sự cảm nhận được nó quan trọng thế nào.
    Chưa kể việc tự mình kiếm được những đồng tiền đầu tiên, bằng chính sức lao động của mình, dù không nhiều nhưng cũng là một cảm giác vô cùng tự hào
  4. Baby_ghost86

    Baby_ghost86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    .Hômnay e mới vào thử CLB tP và đây là vấn đề e thực sự quan tâm
    Em cũng có ý định du học P nhưng vấn đề về kinh tế rất quan trọng vì e xác định đi tự túc và mong muốn tìm việc làm thêm.E ko bít là những yêu cầu và đòi hỏi của họ đối với SV có cao hay ko ( như trình độ,hay ngoại hình ...)
    E rất mong được bít nhiều thông tin hơn về các công việc làm thêm tại đây .Đặc biệt là tại Paris .E thấy bạn bảo sang đó chỉ mất chi fí khoảng 6 tháng đầu thôi còn sau đấy tiền làm thêm sẽ tự lo được các khoản chi fí e ko bít có đúng ko
    Rất cám ơn các anh chị chia sẻ kinh nghiệm và đặc biệt cám ơn người lập ra topic ạ
  5. cafetero

    cafetero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu thực sự sinh viên đi xin việc và làm thêm có dễ dàng hơn trước không nhỉ ? Bạn chủ topic có thể nói thêm đôi chút về quá trình xin việc, phỏng vấn được không ? Mong các bạn khác cùng chia sẻ.
  6. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã quan tâm tới box Pháp.
    Như bạn nói, nếu xác định đi tự túc không có học bổng thì việc đi làm thêm là rất cần thiết để giảm bớt gánh nặng chi phí. Tuy nhiên mình xin nói ngay rằng nếu đã xác định đi tự túc thì gia đình bạn cũng phải chuẩn bị ít nhiều về tài chính bởi nếu việc đi học hoàn toàn chỉ trông vào đi làm thêm thì gánh nặng có lẽ sẽ còn trầm trọng hơn.
    Theo kinh nghiệm cá nhân mình, việc làm thêm dành cho SV không đòi hỏi yêu cầu đặc biệt nào về trình độ hay ngoại hình cả. Những nơi đã chấp nhận SV đến làm thường cũng có chuẩn bị cho nguồn nhân lưc này: thời gian làm việc có tính đến chuyện đi học, kiểm tra, công việc không yêu cầu kĩ năng gì đặc biệt cả. Bạn của bạn nói rằng sau 6 tháng thì có thể bắt đầu đi làm để giảm chi phí thì cũng không sai, nhưng để làm được như vậy thì phải có quyết tâm rất lớn bởi nếu bạn mới sang đến nơi còn nhiều bỡ ngỡ, việc đi lại, học hành, tổ chức cuộc sống vẫn chưa quen thì khó có thể đi làm một cách ổn định. Đa phần các bạn SV mà mình gặp thường bắt đầu đi làm sau khoảng 1 hay 2 năm sang Pháp.
    Yêu cầu về "trình độ" khó nhất đối với SV nước ngoài có lẽ vẫn là tiếng. Nếu tiếng Pháp của bạn không vững hoặc bạn gặp khó khăn khi giao tiếp (cảm giác ngại, thiếu tự tin, hoặc nói tiếng Việt thì giỏi nhưng tiếng Pháp thì tịt...) thì đó là trở ngại lớn khi bạn tìm việc làm. Mình quen một vài bạn gái đi làm thu ngân siêu thị, dù tiếng Pháp thông thường cũng không đến nỗi nhưng đi làm được mấy hôm đầu thì mếu vì...không biết tên các loại rau củ. Khách người ta mua hôp sữa cân đường thì có thể "bíp" được, nhưng các loại rau củ thì phải nhập dữ liệu bằng tay, không phân biệt được cái nào với cái nào nên hốt hoảng đi chạy đi hỏi (không dám hỏi trực tiếp khách vì...ngượng ). Hay như có bạn đi làm ở cửa hàng McDonald"s mà không qua được tuần đầu thử việc vì cứ lờ đờ không nhanh nhẹn và không giao tiếp, trao đổi với ai cả.
    Cho dù bạn chỉ đi làm thêm và công việc không đòi hỏi khả năng gì đặc biệt, thế giới của công việc vẫn là thế giới công việc. Cần phải năng động, hiệu quả, mạnh dạn, sẵn sàng chấp nhận thử thách và không ngần ngại đối mặt với những tình huống chưa lường trước.
    Một vấn đề khác nữa, bạn nói rằng đi làm thêm có thể giúp "tự lo được các khoản chi phí", theo mình đi làm thêm chỉ hỗ trợ phần nào. Nên nhớ rằng việc đi học chiếm thời gian của bạn nhiều nhất (và cũng quan trọng nhất), đi làm chỉ là "phụ hoạ bên ngoài". Nếu bạn xác định tư tưởng đi làm thêm quá cao thì chắc chắn chuyện học hành sẽ bị ảnh hưởng. Lấy ví dụ nhanh thế này, nếu bạn đi làm 15 giờ một tuần, tức là khoảng hơn 60 giờ một tháng, thì mỗi tháng bạn có thể kiếm được khoảng 450,, vừa đủ để trả tiền thuê nhà (nếu bạn ở Paris), phần còn lại ăn uống đi lai và các khoản sinh hoạt khác vẫn phải trông vào "Mạnh Thường Quân" papa và maman
    Đáng tiếc rằng chủ đề này có nhiều người đọc nhưng ít bài tham gia. Có thể trong các tuần tới sẽ tiếp tục có người vào cho ý kiến, bởi mình chỉ nêu lên quan điểm cá nhân và các ví dụ trong tầm hiểu biết của mình được thôi.
    Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn thành công
     

    được pkan sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 14/06/2008
  7. Baby_ghost86

    Baby_ghost86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    cám ơn lời khuyên của a e định học cao học ở Paris và đấy cũng cứ nghe tụi bạn bảo ko khó khăn lắm đâu.Nhưng vì e sợ Paris đắt đỏ.Tiện thể e hỏi lun cách kiếm học bổng ạ
  8. la vie est bell

    la vie est bell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này nóng bỏng thiệt. Em chưa sang Pháp,đang ở Vn và chờ xem kinh nghiệm chia sẻ của các anh chị.Sao ko thấy nhiều membre vào nói nhỉ? Chắc là đang hè nên đi chơi hết rùi....Em tháng 7 mới sang Pháp nên chủ đề này ko biết nói gì hết. Chỉ dám yên lặng ngồi nghe thui hà...Anh chị em lên tiếng đi nào? để em út ở nhà ngồi trơ mõ ra à??????????? Tội nghiệp chủ topic, dành thời gian đóng góp những mong muốn xây dựng CdF là chỗ trao đổi thông tin,kinh nghiệm thiết thực giữa du học sinh VN với nhau.Nhưng sao thấy ...bị thờ ơ quá trời.
  9. CFTsubasa

    CFTsubasa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2008
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    không thấy ai chia sẻ gì về kinh nghiệm đi làm thêm dịp hè nhỉ. Nghe nói job d"été bên Pháp năm nào cũng cần đến vài trăm nghìn người và chủ yếu ưu tiên dành cho sinh viên. Mình thì chỉ ao ước một lần trong đời được đi hái nho mà vẫn chưa bao giờ nhìn tận mắt xem cái lá nho nó to nhỏ tròn méo thế nào
    "Job dating" dans le Beaujolais pour trouver des vendangeurs
    Reuters - Mardi 22 juillet, 19h42
    http://fr.news.yahoo.com/rtrs/20080722/tod-france-vendanges-rmi-cb1d00a.html
    LYON (Reuters) - Les viticulteurs du Beaujolais organisent des séances de "job dating", rencontres express destinées à mettre en contacts employeurs et candidats, pour trouver des vendangeurs, souvent recrutés parmi les RMIstes.
    Ce système, qui connait un franc succès, permet aux viticulteurs de la région, l''une des dernières de France à pratiquer la vendange manuelle, de boucler leurs effectifs.
    "Nous recrutons chaque automne 45.000 saisonniers pour les vendanges et c''est de plus en plus difficile. Mais nous sommes satisfaits de cette opération", explique François Roth, directeur adjoint de l''union viticole du Beaujolais, qui regroupe 2.500 exploitants.
    Satisfait également, le Conseil général du Rhône qui gère les quelque 30.000 bénéficiaires du RMI et a trouvé là une façon d''en remettre une partie sur le chemin de l''emploi.
    "Nous faisons feu de tout bois pour favoriser le retour à l''emploi", explique Albéric de Lavernée, vice-président du Conseil général du Rhône chargé de l''insertion. "Ces vendanges sont un véritable marchepied pour redynamiser ces personnes, c''est un moteur puissant de remobilisation", ajoute-t-il.
    Le système, unique en France, proposé aux allocataires du RMI est attractif. Ces derniers ont la possibilité, de façon dérogatoire, de cumuler leur RMI avec leur rémunération.
    Elle s''élève à environ 67 euros nets par jour pour un coupeur-vendangeur. Un service de navette par autocar est assuré tous les jours de Lyon, moyennant deux euros. Certains exploitants proposent le gîte et le couvert sur la propriété.
    L''opération "remobilisation" des chômeurs de longue durée semble également porter ces fruits.
    "Ils apprennent des rythmes normaux, à se lever le matin, à vivre en collectivité. Pour nombre d''entre eux, c''est la première expérience de vie sociale depuis plusieurs années", témoigne Laurent Nouviant, responsable de la mission locale.
    Sur les 800 personnes qui ont participé à l''opération l''année dernière, près de 40% ont retrouvé un emploi stable dans les six mois, se réjouit Albéric de Lavernée.
    Catherine Lagrange, é***é par Gilles Trequesser
    Được CFTsubasa sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 25/07/2008
  10. trifolium

    trifolium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    896
    Đã được thích:
    0
    Tớ gửi 5 cái CV tìm việc làm hè, chả cái nào liên lạc lại.
    May ko xin được hái nho nhưng cuối cùng cũng có 1 chân hái thuốc lá cuối vụ , chỉ gần 1 tháng thôi, nhưng làm cả ngày cũng đc tầm 40 e, làm 20 ngày là ổn rồi. Do ng quen năm ngoái làm giới thiệu, chứ nộp CV chắc cũng trượt nốt
    Có bác nào biết hái thuốc lá nó "dư lào" ko?

Chia sẻ trang này