1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ đề về vòng bi bạc đạn.

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi tivoidethuong, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tivoidethuong

    tivoidethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề về vòng bi bạc đạn.

    Trong máy móc không thể thiếu vòng bi, bạc đạn, ra chợ chời xem thì mới thấy bạc đạn có nhiều laọi quá chừng, ko biết khác nhau chỗ nào mong các bác tư vấn cho tí thêm ít thông tin

    vòng bi tròn thông thường

    [​IMG]

    vòng bi tròn tiếp xúc góc

    [​IMG]

    vòng bi trục chính

    [​IMG]

    vòng bi nhào tròn

    [​IMG]

    vòng bi đũa

    [​IMG]

    vòng bi côn

    [​IMG]

    vòng bi càna

    [​IMG]

    trên là vài loại vòng bi thông dụng các bác có thể nêu cụ thể từng loại dùng cho mục đích dì ko ah.

    Giả dụ như tí thấy bọn bán máy công cụ hay quảng cáo trục chính dùng vòng bi côn..... có phải vòng bi côn chuyên dùng cho trục máy phay ko ạh
  2. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Vòng bi? Bạc đạn? .... Tôi không muốn dùng những cái tên ko chính xác như thế!
    Theo sách chi tiết máy của PGS. TS. Nguyễn Trọng Hiệp thì gọi là ổ lăn mới đúng.
    Ổ lăn là 1 chi tiết máy bao gồm ca ngoài, ca trong, con lăn, vòng cách và nắp, Ca trong và ca ngoài được chế tạo bằng thép rất cứng, mài bóng và rất chính xác (cấp 0)
    Ổ lăn có thể chia ra các loại:
    1. Theo công dụng:
    - Đỡ
    - Đỡ chặn
    - Chặn đỡ
    - Chặn
    2. Theo tính chất con lăn:
    - Bi
    - Đũa trụ (nếu nhỏ thì gọi là kim)
    - Đũa côn
    Vậy
    - Nếu là ổ đỡ thì có thể dùng con lăn là bi hoặc đũa trụ
    - Nếu là ổ đỡ chặn thì có thể dùng con lăn là bi
    - Nếu là ổ chặn đỡ thì có thể dùng con lăn là bi hoặc đũa côn
    - Nếu là ổ chặn thì có thể dùng con lăn là bi (hoặc đũa trụ - ít dùng)
    Tuỳ mục đích sử dụng mà người ta chọn ổ lăn thích hợp hoặc phải phối hợp nhiều ổ lăn (như các đầu máy tiện, phay ...)
  3. tivoidethuong

    tivoidethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    cảm mơn tư vấn của bác, tí cũng xin lỗi vể cách dùng từ, nhưng có 1 điều bác ra chợ hỏi mua ko lẽ bán tui 1 cái ổ lăn ko biết bác ở trong nam hay ở bắc ạh? trong này người ta toàn gọi là bạc đạn thôi ạh
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được tivoidethuong sửa chữa / chuyển vào 11:24 ngày 05/05/2006
  4. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Bạn hỏi là vòng bi hoặc bạc đạn cũng được nhưng vẫn phải hiểu nó là ổ lăn - thế thôi!
  5. maivu

    maivu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    @ Bác TIVOI la dan ky thuat co khi hay .chi la nguoi mua hang?
    -Nếu bác chỉ đi mua hàng thì nói người cần dùng ghi lại mã số trên bạc đạn (từ này ngoài chợ ở SG thường dùng) rồi ra tiệm mua đúng là được rồi, chắc chắn là OK, khỏi đau đầu.
    -Nếu bác là dân k.thuật thì chịu khó vào DH BK TPHCM mua Quyển Thiết kế hệ dẫn động co khí (tập 1 hay 2 gì đó, tớ không nhớ rõ) về đọc thì rõ ngay mà, đây là kiến thức cơ bản của 1 người làm cơ khí => có gì cứ trao đổi thêm trên này, mình & mọi người sẽ giúp bạn nếu có thể
    @Bác NAMSP: Theo mình biết theo TCVN cấp độ chính xác trong gia công cơ tăng dần từ cấp 1-14, bác nói đấn cấp chính xác (0), không ciết theo tiêu chuẩn nào?
  6. tivoidethuong

    tivoidethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    chào bác maivu, tí chỉ là dân nghiệp dư thôi ko phài dân cơ khí, ra mua mấy con bạc đạn nhìn chóng cả mặt . mấy loại như bác nam nói thì có thể hiểu nhưng những loại "ổ lăn" tiếp xúc góc hay "ổ lăn" nhào chẳng hạn, tí đoán những loại ấy chuyên dùng cho 1 công việc dì đấy mà tí ko biết cụ thể là dì
  7. lapsen

    lapsen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Các anh có thể giải thích giùm: khi nào thì mình chọn vòng bi tròn (thông thường), khi nào thì mình chọn vòng bi đũa.
  8. tivoidethuong

    tivoidethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    tí thấy bác nam nói khá rõ rồi đấy
    Vậy
    - Nếu là ổ đỡ thì có thể dùng con lăn là bi hoặc đũa trụ
    - Nếu là ổ đỡ chặn thì có thể dùng con lăn là bi
    - Nếu là ổ chặn đỡ thì có thể dùng con lăn là bi hoặc đũa côn
    - Nếu là ổ chặn thì có thể dùng con lăn là bi (hoặc đũa trụ - ít dùng)
    Tuỳ mục đích sử dụng mà người ta chọn ổ lăn thích hợp hoặc phải phối hợp nhiều ổ lăn (như các đầu máy tiện, phay ...)
    tí quan tâm đến mấy cái ổ xoay tiếp xúc góc, ổ xoay nhào tròn
  9. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Một số thuật ngữ bạn dùng chưa thật chuẩn xác, và cũng có những tên địa phương, tuy nhiên tôi vẫn dùng những tên bạn gọi để tránh nhầm lẫn.
    1. Vòng bi tròn thông thường: Nên gọi là vòng bi cầu, loại này thông dụng nhất, có chức năng đỡ và chặn với phạm vị tải trọng không lớn nhưng tốc độ cao.Loại có nắp mỡ thường dùng với các gối đỡ rời hoặc lắp trực tiếp vào động cơ hay bơm, loại không có nắp mỡ thường lắp trong hộp giảm tốc có dầu bôi trơn.
    2. Vòng bi tròn tiếp xúc góc: không nhìn rõ hình nên không biết có chức năng gì!
    3. Vòng bi trục chính: Vòng bi cầu chặn, loại này có khả năng chịu lực dọc trục một phía lớn hơn loại bi cầu thông thường, nhưng cần lưu ý chiều lắp phải phù hợp với chiều của lực dọc trục.
    4. Bi nhào tròn: Vòng bi cầu tự lựa, loại này lắp trong điều kiện không đảm bảo đồng tâm của hai gối đỡ hoặc trục quá dài nên có khả năng bị cong khi làm việc. Bi này chịu tải nhẹ.
    5. Vòng bi đũa: Vòng bi trụ, có khả năng chịu lực hướng tâm rất tốt nhưng không chịu lực dọc trục. Thường dùng trong trường hợp không xác định được khoảng cách dọc trục giữa hai gối đỡ hoặc chiều dài trục bị thay đổi trong quá trình sử dụng (ví dụ, các động cơ lớn khi làm việc bị nóng lên, khiến trục dài ra đáng kể so với khi không chạy). Khi dùng loại này, cần kết hợp với các vòng bi có chức năng chặn để định vị trục.
    6. Vòng bi côn: Có khả năng chịu lực hướng tâm và dọc trục rất tốt . Lưu ý chiều chịu lực dọc trục.
    7. Vòng bi càna: Vòng bi tang trống tự lựa, loại này lắp trong điều kiện không đảm bảo đồng tâm của hai gối đỡ hoặc trục có khả năng bị cong khi làm việc. Bi này chịu tải lớn.
    Còn có những loại vòng bi khác nữa mà bạn chưa nêu ra đây, ví dụ vòng bi chặn, chỉ có khả năng chịu lực dọc trục...
    Tùy theo tính năng chịu lực và chịu sai lệch của mỗi loại, người thiết kế sẽ lựa chọn sao cho phù hợp với kết cấu của máy. Nói chung, các loại máy thông dụng thường có nguyên lý và thiết kế tương đối giống nhau, vì thế có thể sử dụng các chi tiết giống nhau. Tuy nhiên, vòng bi côn vừa chịu lực dọc trục và cả lực hướng tâm khá tốt, nên được dùng trong rất nhiều kết cấu truyền động cơ khí khác, không chỉ trong các máy phay.
    Được dcl202 sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 06/05/2006
  10. maivu

    maivu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    -Để lựa chọn gối đỡ (nói chung) ta phải dựa vào mô hình thiết kế của cơ cấu, theo hình minh họa sau có 3 mô hình chính:
    [​IMG]
    -Theo đó tùy thuộc vào lực tác động theo mô hình nào ta sẽ chọn gối đỡ phù hợp, cụ thể để chọn ổ đỡ theo hướng sau:
    1- Ổ bi tròn thường thường chỉ dùng để đỡ, lực chặn nhỏ (loại deep groove lực chặn có tăng lên)
    2-Ổ bi CÔN có tác dụng đỡ-chặn
    3-Ổ chặn (ở SG còn gọi là bạc đạn chà) chỉ dùng để chặn, lực đỡ rất bé.
    3-Ổ tự lựa (Self-aligning bearing - Ở SG còn gọi là bạc đạn nhào) => khi lực tác động thay đổi bao gồm cả 3 mô hình trên.
    -Về tải trọng: thay đổi từ nhỏ đến lớn theo loại "bi" : Bi tròn, bi đũa, bi kim (cũng là đũa nhưng đường kính viên "bi" trụ tròn nhỏ hơn)
    -Trong khi lựa chọn còn phải xem đến tính kinh tế vì ổ côn mắc hơn ố thường và ổ đũa mắc hơn ổ bi
    -Nếu cùng một đường kính trục mà các loại ổ lăn (ổ bi nói chung không đáp ứng được (như vận tốc quay, bôi trơn, tải trọng động, tuổi thọ làm việc, nhiệt ...) thì ta phải xét đến phương án sử dụng ổ trượt (ở SG còn gọi là bạc thau)
    Chúc cả nhà vui vẻ
    Được maivu sửa chữa / chuyển vào 12:19 ngày 06/05/2006

Chia sẻ trang này