1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chu kỳ hoạt động ngày đêm của chim yến tại nhà yến

Chủ đề trong 'PTTH Lam Sơn - Thanh Hoá' bởi nguyenvanhung271, 02/06/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenvanhung271

    nguyenvanhung271 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2019
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    0
    Chim yến hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thời điểm chim Yến rời nhà vào buổi sáng khoảng 17 – 18phút trong khung giờ từ 5h28 – 5h36 . Chiều khoảng 86 – 87phút trong khung giờ là 16h55 – 17h15.

    Tuy nhiên, các thời điểm này có sự dao động qua các tháng do sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng và các hoạt động của chim trong mùa sinh sản.

    Trong mùa sinh sản chim yến rời và về nhà tổ yến sào xuất khẩu đi Mỹ, thời kỳ chim ghép đôi và làm tổ 1 lần/ngày, khoảng thời gian chim đẻ và ấp trứng 2 lần/ngày, khi nuôi và chăm sóc con non 4 – 5 lần/ngày
    [​IMG]
    Chim yến
    1. Hình dạng của chim yến
    Chim yến là những loài chim ở trên không nhiều nhất và một số, như yến thông thường, thậm chí ngủ và giao phối khi bay. Các loài lớn, như yến đuôi nhọn họng trắng (Hirundapus caudacutus), là một trong những loài bay nhanh nhất trong giới động vật.

    Một nhóm, yến hang (tông Collocalini) đã phát triển một dạng định vị bằng tiếng vang để dò tìm đường bay trong các hệ thống hang động tối tăm nơi chúng đậu để ngủ.

    Một loài, Aerodramus papuensis gần đây được phát hiện là có sử dụng kiểu định vị này vào thời gian ban đêm ở bên ngoài hang nơi nó đậu ngủ.

    Các loài yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực nhiệt đới và ôn đới, nhưng giống như các loài én, các loài yến vùng ôn đới là những loài chim di trú và mùa đông chúng bay về vùng nhiệt đới.

    Nhiều loài yến có hình dáng đặc trưng, với đuôi ngắn và chẻ, các cánh dài cụp về phía sau, trông tương tự như trăng lưỡi liềm hay boomerang.

    Kiểu bay của một số loài được đặc trưng bằng hành động “vụt” đặc biệt rất khác với kiểu bay ở én. Kích thước các loài yến dao động từ nhỏ như ở yến lùn (Collocalia troglodytes), chỉ cân nặng 5,4 g và dài 9 cm (3,7 inch) tới yến đuôi nhọn tía (Hirundapus celebensis), cân nặng 184 g (6,5 oz) và dài 25 cm (10 inch).

    2. Tập tính của chim yến
    Kết quả một cuộc khảo sát gồm hơn 80 chủng loại khác nhau gần đây cho thấy, yến là một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới với vận tốc bay tối đa có thể lên đến 130 – 160km/h. Mặc dù có sải cánh hẹp nhưng lại cong vút, bay lượn chao liện liên tục trên không trung suốt nhiều giờ liền mà không cần nghỉ ngơi.

    2.1 CHU KỲ HOẠT ĐỘNG NGÀY ĐÊM CỦA CHIM YẾN TẠI NHÀ YẾN:
    Chim yến hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thời điểm chim Yến rời nhà vào buổi sáng khoảng 17 – 18phút trong khung giờ từ 5h28 – 5h36 . Chiều khoảng 86 – 87phút trong khung giờ là 16h55 – 17h15.

    Tuy nhiên, các thời điểm này có sự dao động qua các tháng do sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng và các hoạt động của chim trong mùa sinh sản.

    Trong mùa sinh sản chim yến rời và về nhà yến, thời kỳ chim ghép đôi và làm tổ 1 lần/ngày, khoảng thời gian chim đẻ và ấp trứng 2 lần/ngày, khi nuôi và chăm sóc con non 4 – 5 lần/ngày

    2.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA CHIM YẾN:
    Chim yến sinh sản theo mùa, bắt đầu xây tổ vào khoảng giữa tháng 01, bắt đầu đẻ trứng từ giữa cuối tháng 3.

    Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng khá ổn định.

    Chim non lúc mới nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 – 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và bắt đầu mọc đều ở 30 – 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì chim con sẽ bay được.

    Chim yến 8 – 10 tháng tuổi thành thục và đẻ trứng lần đầu.

    Chim xây tổ 30 – 80 ngày, thời gian kết đôi và đẻ trứng 5 – 8 ngày, ấp trứng khoảng 23 ÷ 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 40 – 46 ngày..

    2.3 CHIM YẾN NHÀ BẮT CẶP GHÉP ĐÔI SAU 3 – 4 THÁNG TUỔI
    Nhịp độ sinh sản phụ thuộc vào việc thu hoạch tổ yến. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ và chuẩn bị đẻ mà bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ mới nên chim nhà có thể đẻ nhiều lần trong chu kỳ một năm.

    Trong nhà yến để chim ấp nở tự nhiên thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim yến khoảng từ 3 – 4 tháng, trong đó 1 – 2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, có thời gian nghỉ nhưng khi bạn nuôi quần đàn thì sẽ có tổ quanh năm.

    Chim yến tổ trắng làm tổ là để đẻ trứng, ấp và nuôi con, không phải làm tổ để ở nên chim không di cư vào mùa đông. Âm thanh dụ yến cũng rất quan trọng quyết định việc yến có bay vào nhà làm tổ hay không.


    2.4 CHIM YẾN NUÔI CON NHƯ THẾ NÀO ?
    Chúng cũng đi săn mồi để nuôi con. Chim yến con thường ăn thức ăn được mớm từ bố mẹ. Bạn biết đó, nước dãi của chim yến rất tốt. Do vậy khi mớm thức ăn cho con thì cũng là lúc chim bố mẹ truyền thêm dinh dưỡng và các kháng thể cho chim con. Chim yến mớm mồi cho chim con ăn cũng giống như khi cho con bú vậy. Tình cảm của loài yến thật là thiêng liêng, cao quý phải không ?

    2.5 ĐỜI SỐNG TỰ NHIÊN CỦA ĐÀN CHIM YẾN:
    Loài chim yến sống thành quần đàn, làm tổ từng cặp riêng rẽ, sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), kiếm ăn ở các đồng ruộng, rừng cây thấp. Chim yến là loài chim có thể bay lượn cao và bay xa đến 300 km. Bình thường chim kiếm ăn cách nhà khoảng 25 km.

    3. Chim yến được mệnh danh là loài “không chân”
    Tuy có khả năng bay cực nhanh nhưng yếu điểm của chim yến lại ở đôi chân vô cùng yếu ớt, lại kém phát triển khiến cho chúng gần như không thể đậu được trên các dây điện hay ăng-ten như nhiều loài chim khác. Ngoài ra, chính cái tên Apodidae (không chân) cũng tự nói lên đặc điểm nhận dạng của loài chim này.

    Chính nhờ đặc điểm “không chân” hay không bao giờ đậu giúp chim yến không bị nhiễm cúm gia cầm – thay vì đậu chúng chỉ treo mình lơ lửng trên các vách đá dựng đứng hay các thang làm tổ nên khả năng tiếp xúc với dịch bệnh là vô cùng khó, cho đến nay, hiện vẫn chưa phát hiện bất kì một cá thể yến nào bị hoặc có nguy cơ bị nhiễm cúm gia cầm.

    4. Chim yến làm tổ trong bóng tối
    Yến thường làm tổ trong những vách đá dựng đứng hay trong nhà, nơi khá tối, có cường độ sáng khoảng 2 lux. Nơi này giúp chúng tránh được ánh mắt của kẻ thù như cú mèo, dơi hay các loài chim khác.

    Với tập tính bầy đàn, lại rất nhạy cảm, hầu hết chim yến đều làm tổ ở những nơi có chim yến đã từng làm tổ. Bởi chúng quan niệm rằng: “Nếu bạn của chúng đã ở, tức là nơi đó an toàn, thích hợp cho việc sinh sản tiếp theo”.

    [​IMG]
    Yến thường làm tổ trong những vách đá dựng đứng hay trong nhà
    5. Chim yến là loài vô cùng nhạy cảm
    Chim yến là loài có khứu giác vô cùng nhạy, do đó chúng ngửi mùi rất giỏi và trở nên vô cùng nhạy cảm khi phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường dù nhỏ. Đây cũng là một trong những lưu ý khi xây dựng nhà yến: Tránh mùi lạ trong nhà, nhà mới xây phải khử mùi xi măng, chống ồn tốt,…

    6. Loài chim yến sợ nhất những con vật nào ?
    Tắc kè, chim cú mèo, kiến lửa đỏ, gián, mối mọt, nhện, chuột, rết, là những loài chim yến sợ nhất. Hãy lưu ý sử dụng những công cụ tiêu diệt và ngăn ngừa sự xuất hiện của những “khách không mời mà đến” này khỏi nhà nuôi yến nếu không muốn số lượng yến sinh trưởng bị sụt giảm đáng kể.

    7. Những sự thật thú vị khác về loài chim yến
    • Chim yến là một trong rất ít những loài chim có đặc tính săn mồi ngay cả khi đang bay; thậm chí chúng còn có khả năng ngủ và giao phối khi bay.
    • Có nhiều loại chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng tương ứng khác nhau: Một số làm tổ bằng lông, một số làm tổ bằng cỏ hay rơm rạ, số khác lại làm bằng nước bọt. Chính loại nước bọt này là cơ sở để cho ra món yến sào thơm ngon và bổ dưỡng.
    • Chim yến là loài chim vô cùng chung tình, sắt son; chúng gần như chỉ có một “bạn đời” trong suốt quãng đời của mình.
    • Theo các chuyên gia, tổ yến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bổ sung dưỡng chất, đẹp da và nâng cao hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, tổ yến còn có thể làm giảm khả năng phát triển của bệnh ung thư hay bệnh AIDS.
    Chim yến không ăn các thức ăn như các loại gia cầm, chúng không ăn cám và không ăn thức ăn do còn người cung cấp. Chúng chỉ ăn các loại côn trùng có kích thước nhỏ (cỡ 0,01 – 0,72g) như: ong, mối, chuồn chuồn kim hay cào cào.

Chia sẻ trang này