1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi ngautuan, 09/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. O_mai_gung

    O_mai_gung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Truyện " Tuổi thơ dữ dội" à, tui khoái truyen nay lam, doc di doc lai khong biet bao nhieu lan rui ma van ko thay chan . Tui thay cai doan cuoi ta ve cai chet cua me con Mung la xuc dong nhat, cac bac co thay the ko? Con nhan vat ma tui thay thich nhat co le la Luom, rat chi la anh hung cac bac nha?y .
    To bác Yasunari: bác co truyen Cuoc phieu luu cua Mit dac va cac ban ko, neu co thi post len cho bà con doc voi, tu hoi con nho tui da khoai doc truyen nay roi, gio muon tim doc lai nhung ko biet tim dau ra . Merci bác một phát truoc da nhay

    L'amour est invisible avec les yeux, on ne le voit bien qu'avec le coeur
  2. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Hai bác Egoist với Tequila nói mà không nghĩ . Không phải chuyện tách từ cách mạng ra hay là cá biệt hoá nó , mà là chuyện truyền thống và giáo dục . Cô bé này được giáo dục có phần khác chúng ta , nên cái nhân cách của cô khác chúng ta ( nói theo Tâm lý học nhé , không chê gì cô đâu ) . Đương nhiên , mọi người đều khác nhau . Vì thế mà cách cảm nhận một tác phẩm của mỗi người rất khác mọi người . Thế mới là Văn học chứ !
    Văn học khác Sử học rất nhiều . Văn học đòi hỏi cá tính , cái nhìn riêng , hành động riêng , còn Sử học đòi hỏi khách quan . Cho nên nói chuyện Văn học thì cô Cannibal ( sao không là Hannibal nhỉ ? ) " cách mạng " tha hồ . Nhưng khi nói đến câu chuyện này dưới khía cạnh lịch sử thì tôi rất phản đối mọi sự chủ quan .
    Có khi thành nhà Sử học lại khó hơn thành nhà văn , vì nhà sử học phải là người không chịu ảnh hưởng của giáo dục mà vẫn thông tuệ .
    Hì , Can ạ , cô có vẻ đa cảm nhưng hơi cả tin .
    ==============
    Một hôm đi học qua dòng suối ,
    Biết Tuốt nhẩy lên con cá chuối .
  3. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Chà , bác Ô Mai ơi , cái chuyện " Cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn " ấy dài lắm , post mỏi tay chết . Bác ra NXB Kim Đồng ấy ( 64 Bà Triệu hoặc Nhà sách ở phố Nam Cao , đối diện trường Ams ) , có cuốn này đấy . Sách khổ nhỏ , bìa xanh .
    Chà , bác ở Đà Nẵng à ? Thế thì cho tớ địa chỉ ( gửi bằng mess ) đi , tớ gửi tặng bác một cuốn , coi như quà làm quen .
    ==============
    Một hôm đi học qua dòng suối ,
    Biết Tuốt nhẩy lên con cá chuối .
  4. cdtphuc

    cdtphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, nhảy vào đây đọc trang cuối chợt thấy cậu Yasunari post bài về "Cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn", cứ ngỡ các bác đang "soi" các tác phẩm của tuổi thơ dưới lăng kính Cách mạng ! .
    Tớ cũng đồng tình với các bác là trong dòng văn học, nói theo bác ngautuan là ?oDòng Văn học Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng?, có nhiều tác phẩm hay, đọc rất cảm động. Thực ra, ở các loại hình nghệ thuật sáng tác (văn, thơ, nhạc) trong thời kỳ CM hay nói về thời kỳ này, yếu tố "tuyên truyền", nói đúng hơn là sự thể hiện quan điểm CM của mình, ở các tác giả là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cách thể hiện thì mỗi người mỗi khác. Đọc (nghe...) các tác phẩm tuyên truyền "thô bạo" quá, đầy những từ ngữ hô khẩu hiệu thì xin lỗi các bác, cứ gọi là chán bỏ mịa! Nhưng bên cạnh đó có những tác giả, sáng tác không chỉ bằng con tim của mình, mà còn bằng tài năng, và nhất là cảm xúc tinh tế của họ, đọc vào, chà, cứ gọi là hay không chịu được! . "Tuổi thơ dữ dội" các bác đã nói nhiều rồi, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều tác phẩm rất hay trong dòng văn học này. Tớ còn nhớ cái hồi đọc "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu năm học lớp 12. Chao ôi, đọc xong mà người cứ lâng lâng một cảm giác bồng bềnh, nói thế nào nhỉ, thật dễ chịu và kỳ lạ. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh chiến tranh đầy máu lửa mà sao lãng mạn phi thường. Một chuyện tình thật đẹp! Kết thúc để ngỏ tạo cho người đọc một sự suy tư, lưu luyến sau khi đọc. Bác Châu quả là tài thật!
    Còn nhiều những tác phẩm hay nữa. Người mẹ cầm súng được viết rất lôi cuốn. "Chiếc lược ngà" có nhiều đoạn mà người giàu cảm xúc đọc lên có thể rơi nước mắt được. Tôi còn nhớ hồi xưa có đọc được một truyện (ngắn), tiếc là đã quên tựa đề, của tác giả Triệu Bôn. Truyện kể về cuộc chiến đấu của hai người lính chống lại quân Mỹ trong một hoàn cảnh thân đơn thế cô. Họ phải cố thủ trong một cái hầm, dạy dỗ, chữa trị vết thương cho nhau, ăn uống thì "xài" đồ Mỹ. Ấy thế mà họ vẫn tồn tại được! Không biết tác giả có cường điệu quá lên không, nhưng dù sao tôi vẫn rất thích đọc lại nhiều lần.
    Về vấn đề "quan điểm" trong khi đọc truyện thì tớ nghĩ thế này. Cậu Yasunari nói đúng lắm. Văn học không giống như sử học. Đây là nơi mà tác giả có thể thể hiện quan điểm, nhân sinh quan của riêng mình về các vấn đề của cuộc sống, không bị bó buộc nhiều bởi tính khách quan của lịch sử... Nói chung, tớ nghĩ rằng khi đọc truyện, ta nên cởi bỏ những thành kiến, quan điểm riêng (nếu có), mà nên chú tâm thưởng thức đến những cảm xúc mà tác giả muốn chuyển tải, đến những đường nét nghệ thuật tài hoa của họ. Như vậy đọc sẽ "dễ chịu" hơn. Vả lại, tớ nghĩ rằng không có vấn đề gì nhiều khi một người bên này đọc một tác phẩm của "phía bên kia", ví dụ như "Vượt Côn Đảo" chẳng hạn. Họ có thể không ưa thích lý tưởng CM của những người tù, nhưng vẫn phải thừa nhận tinh thần sắt đá đáng khâm phục của họ. Tôi vẫn còn ấn tượng với cái cảnh những người tù, khi khát quá, đã phải lấy áo (hay quần?) ra, thấm nước trên sàn nhà vệ sinh trong tù để vắt lấy vài giọt nước vào cái cổ họng khô không khốc của họ. (Hồi bé đọc thấy "ơn ớn" thế nào ý!)
    Tuy nhiên, tớ không đồng ý với ý kiến cho rằng nên tách riêng hai từ "Cách mạng" ra khi đọc những tác phẩm loại này. Vì nếu làm thế ta sẽ không thể hiểu được lý tưởng và lòng nhiệt tình xả thân cho tổ quốc của họ, không thể thông cảm với những suy tư, cảm xúc của họ, và sẽ không thể hiểu được nguyên do, động cơ nào thúc đẩy họ làm nên những hành động, có thể nói là phi thường như vậy. Lòng yêu nước là nguyên nhân sâu xa nhưng chính lý tưởng Cách mạng đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù và hướng họ đến những hành động ấy (không hiểu sao, tớ không thích dùng các từ "quán triệt", "giác ngộ"...! ). Bởi thế, theo tôi, nếu đã "tách" hai chữ CM ra khỏi truyện thì thà ...đừng đọc còn hơn!

    Quand je la regarde, moi l'homme loup au coeur d'acier
    Devant son corps de femme, je suis un géant de papier
  5. starry_river

    starry_river Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bác cdtphuc. k0 thể nào tách chữ cách mạng ra khỏi các tác phẩm này được. và nếu bác nào bị dị ứng với từ ấy thì có thể thêm vào từ lý tưởng cũng được. Lý tưởng cách mạng chính là những gì mà các tác phẩm kiểu này thể hiện rõ nhất. dù từ bé đến giờ rất thích đọc những tác phẩm này, tôi vẫn phải thừa nhận là có những khi cảm thấy là tác phẩm hơi cường điệu lên, mà nói là để tuyên truyền thì cũng không sai. đọc các sách ấy nhiều khi thấy gai cả người, và khâm phục vô cùng. thử đặt mình vào trường hợp của người ta thì chắc là mình k0 thể nào làm được như thế.
    CN AH CM thì đâu phải chi riêng Văn học VN mới có. sao k0 thấy các bác nói về tác phẩm của các nước khác nhỉ? điển hình là văn học Nga đấy, cũng có nhiều điều gần gũi với VH VN.
    Ai nhất thì ta thứ nhì
    Ai mà hơn nữa ta thì... thứ ba.
    Kha` kha`...

  6. ASIN

    ASIN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    tôi đồng ý với quan điểm không tách nội dung " cách mạng" ra khỏi TP, vì tôi cho rằng đó là quan điểm của người viết, còn người đọc đánh giá ntn là quyền của họ. Nói cho cùng, ko có tinh thần đó, chưa chắc TG đã viết được như thế, chúng ta hãy thử đặt mình vào thời điểm đó, hoàn cảnh đó để hiểu thêm về con người, nội dung và cả tác giả nữa. Những TP như thế mang trong mình ko chỉ giá trị văn học mà còn có tính lịch sử rất cao, ví thế phải đặt nó vào thời của nó để nhìn nhận.
  7. O_mai_gung

    O_mai_gung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Ái chà bác Yasunari ới ờiiiiiiii, merci bác nhieu nhieu nhé nhung khổ nỗi la bay gio Ô Mai tui ko o Da Nang ma o xa lắc lư, chang biet bác vẫn còn có nhã ý gui tặng tui mot cuon truyen Nhung cuoc phieu luu cua Mit dac va các ban nua ko nhi .
    Neu ko duoc thi cung ko sao, du sao cung cam on bác mot phát nua

    L'amour est invisible avec les yeux, on ne le voit bien qu'avec le coeur
  8. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Bạn omaigung vào đây mà xem Mit đặc này: http://www.ttvnonline.net/forum/t_74173
    Tác giả topic này ngồi type lên cho mọi người cùng đọc, nhưng đang kỳ thi nên ko update được thường xuyên, mới có 1 chút thôi. Thôi thì có tí nào hay tí ấy vậy
  9. O_mai_gung

    O_mai_gung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Hihih merci bác ngautuan mot phát nhá, nhung ma co mot quyen truyen nhu the doc van thich hon la doc tren forum chu nhi
    Tiec that, gia nhu minh van con o Da Nang thi da co duoc mot cuon truyen cua bác Yasunari gui tang roi

    L'amour est invisible avec les yeux, on ne le voit bien qu'avec le coeur
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    lầm lẫn tai hại !
    Theo tôi biết thì Phùng Quán viết truyện này cũng không nhằm ca ngợi lý tưởng cách mạng mà là tinh thần nhân văn.
    Khi viết người ta có quyền nêu lên chính kiến của mình, quan điểm của mình (tôi quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh mà) nhưng đọc thế nào là quyền của độc giả. Bởi tiểu thuyết căn bản không có quyền phán xét, bác bỏ hay tôn vinh... đó là bài thơ cũng có khi đau buồn mà cũng có khi cười cợt...
    ...
    nói lại truyện " vượt côn đảo" tôi đọc khi còn rất nhỏ, lớp 4, thời đó tôi chả biết gì về các chuyện chính trị hay.... nhưng tôi thấy con người trong đó cao đẹp quá, nhưng không phải xa vời (tôi không thấy họ như những vị thánh). họ hiện lên trước mắt tôi với tâm hồn rực lửa nhiệt tình, thân xác có rũ rượi tiều tuỵ vì bệnh tật, vì nhưng trận đòn độc địa, càng làm cho tôi thấy họ gần gũi biết bao...
    trong cái ngục tăm tối đó họ phải đấu tranh với đủ thứ để tồn tại, từ ý chí đến thân xác như căng lên. Chống chào cờ ,chống đánh đập ,chống giam riêng, chống hành hạ và giản dị hơn đòi khẩu phần có khi chỉ thêm chút muối để đẩy lùi căn bệnh tê cứng từng phần thân xác. Phải sống đã, dù thế nào cũng phải sống, đó là cốt lõi. ta lại hát to lên về tình yêu cuộc sống về cuộc chiến với cái chết, chết là một sự đầu hàng thấp kém và phản con người.
    Khi con người đấu tranh với nhau có thể tôi và có thể các bạn nữa sẽ phỉ nhổ, nhưng khi họ đấu tranh dành lấy phần sống phần hạnh phúc riêng mình tôi sẽ phải cúi đầu thán phục.
    Có thể có một lý tưởng nào đó dẫn dắt họ nhưng ta quan tâm là gì.... Hãy nhìn những kẻ cướp trên đường, vì sao họ làm thế, nếu đô lượng hơn anh sẽ phải khóc khóc như trẻ con vì cảm mến trước bản thân họ, Khi con lên tiếng khóc vì đói, Mẹ rên rỉ vì bệnh tật thì một con người chân chính có thể thiêu trụi cả thế giới dù chỉ kiếm được một nắm xôi. và dù xã hội có bắt và phán xử anh ta, anh ta vẫn xứng là một con người thâm chí là anh hùng.
    NhưngHọ đâu phải những anh hùng, họ là những con người đang đấu tranh vì cái quyền nhỏ nhoi là được sống.
    Thế mà họ trở thành những anh hùng !
    Marx cho rằng đấu tranh dành quyền sống là sự thiêng liêng
    chúng ta chiến đấu để dành quyền sống chứ không phải để trở thành những anh hùng, tạo hoá khước từ cái quyền đó (TCS)
    Và tôi! tôi không mong mỏi họ trở thành anh hùng
    Lại nhớ Macxim Gorky! ôi ông đã than thở chỉ một điều taị sao trong khó khăn người ta không yêu mến nhau hơn mà lại chì chiết nhau làm niềm vui thỏa mãn hơn thua!

    ...
    nhưng tình yêu vùng dậy
    trách móc nhìn chúng ta
    các người nói gì vậy
    tôi còn sống đây mà.

Chia sẻ trang này