1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa DECONSTRUCTION là gì ạ ?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi extraordinary_gemini, 04/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. extraordinary_gemini

    extraordinary_gemini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    9.079
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người nha, em ko ngờ mọi người ở đây nhiệt tình thế ạ Nó chỉ là 1 từ trong một cái art mà em dịch, em ko biết chuyển sang từ tương đương ở TV là gì nên post bài hỏi ko ngờ đã thu được những điều rất thú vị. Mọi người tiếp tục bàn tiếp đi ạ, em vẫn mún nghe
  2. nhom_ngo_gi

    nhom_ngo_gi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    481
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh Adamour và thedanna, em load về rồi nhưng chưa đọc được hết file pdf. Phim thì để em xem lại lần nữa nếu ngộ ra cái gì sẽ bi bô sau ạ. Bỏ tiếng Anh lâu quá rồi nên nghe bập bõm quá
  3. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Lược dịch lời thoại của bộ phim:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-kGRjApkwf6eGxeZcNw8DGKcL72UYXA--?cq=1&p=30
    Một sự điên cuồng mang tính xây dựng
    Chuyện Frank Gehry và Peter Lewis tiêu tốn một số tiền lớn và một thập kỷ rồi kết thúc bằng chẳng có gì, và thay đổi thế giới.
    ...
    Nhìn vào thứ âm nhạc bùng nổ của Jimmi Hendrix, ta thấy nơi tụ hội của lịch sử dữ dội, đàn guitar, của điện, của nhạc Pop, của dân Mỹ gốc Phi, và của những chi tiết cuộc sống riêng tư của mình... Như họa sỹ Philip Gaston nhận xét, nghệ thuật tất cả là mạo hiểm, sự sáng tạo là một hàm số của mức độ xấu hổ mà một người nghệ sỹ có thể chịu đựng, và Hendrix đã vô cùng mạo hiểm, thám hiểm tiềm năng nghệ thuật của những thứ ngắn ngủi và tình cờ, mặc kệ sự coi thường, phản hồi, âm lượng quá mức, chất lượng âm thanh sần sùi của ghi ta điện đã qua khuếch đại và bóp méo. Kết hợp những thử nghiệm trên với sự tinh thông các mưu mẹo truyền thống, anh ta tạo ra cái gì đó mới: một thứ âm nhạc tươi mát cho ra những diển đạt làm nổi lên những cảm xúc mới. Thứ âm nhạc, trong lúc làm khó chịu nhiều ngưòi, lại tìm thấy sự cộng hưởng từ một số lượng lớn khán giả mong đợi.
    ...
    Paul Goldberger, nhà phê bình kiến trúc:?Nhà ở là lãnh vực không bị bó buộc của kiến trúc sư. Đó là nơi ý tưởng kiến trúc được thử thách và chơi đuà trước khi nó đi ra ngoài thế giới rộng lớn hơn. Đây là dự án mà tôi nghĩ đã ít bị bó buộc nhất, trong đó quá trình làm thử cứ tiếp tục mãi và chưa bao giờ trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Trong gần một thập kỷ, chúng ta đang nói về sự tiến hoá ở một trong những bộ óc kiến trúc sáng tạo nhất. Tại nơi này bạn gặp một tình huống trong đó Peter Lewis liên tục thúc đẩy Frank sáng tạo ra cái mới, và Frank lấy nó như nhân tố để đẩy những ý tưởng của ông càng xa càng tốt. Và ông ta bắt đầu từ một thứ mà đối với tôi nó chỉ như một phiên bản lớn của những thứ bình thường ông đã từng làm trước đây. Đó là một ngôi làng của những loại vật thể khác nhau. Rồi theo thời gian, đến phương án thứ 4 vào năm 1992, nó đã bắt đầu lưu loát hơn, bạn bắt đầu thấy các hình dạng vỡ ra, và bớt đi nhiều những hình ảnh của một ngôi làng đồ chơi. Giai đoạn đó Philips Johnson tham gia thiết kế ngôi nhà khách màu đỏ buồn cười, giống như một dấu chấm câu.
    Phương án 5 vào 1993, Gehry vẫn cảm thấy chưa thoải mái với tỷ lệ. Nhưng cũng nên nhớ là khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển vào thời gian này, và khả năng của Frank trong việc thiết kế nhiều hơn các hình khối ngoạn mục và các hình dạng uyển chuyển đã cùng đi song song với suy nghĩ của ông về chuyện căn nhà sẽ như thế nào. Và tôi nghĩ đã có một bước đột phá trong phương án thứ 7 vào cuối năm 1993, một cái lều bằng kính, và mọi thứ bắt đầu kết dính chặt chẽ vào nhau. Đó là một phương án có quá nhiều tính điêu khắc. Nhưng có một nghịch lý tuyệt vời trong kiến trúc của Frank Gehry là khi nó trở nên quá gần với điêu khắc ở bề mặt, thì thật ra nó lại mang nhiều tính kiến trúc một cách toàn diện hơn, vì chất lượng của kiến trúc được bộc lộ ra nhiều hơn và nó trở thành những không gian phong phú hơn. Phương án thứ 8 cũng vào cuối năm 1993, một năm có quá nhiều thứ ra đời một lúc. Cái lều kính không phù hợp vì không thoả mãn tiêu chuẩn năng lượng, nó trở thành một thứ trông giống các tấm phản xạ ánh sáng. Đó là một thử nghiệm thú vị. Vào cuối năm 1994, phuơng án thứ 13 ra đời. Đó là một cấu trúc bằng kim loại trông linh lợi hơn nhiều, phức tạp hơn nhiều. Bạn đã có thể cảm thấy rất nhiều nét của Bilbao trong đó. Bạn có thể thấy cái mái đó xuất hiện như thế nào, và lần nữa cảm thấy nó được thử nghiệm và đến từ nơi nào. Tôi đến văn phòng Frank để xem có gì mới, và ông giới thiệu một loạt những dự án mới và ?oPhiên bản nhà Lewis của mùa này?. Và nó luôn luôn hay hơn cái cũ, tất cả những thúc đẩy này thật sự có một mục đích. Bạn nhìn thấy tất cả những gì Frank phát triển phơi bày ra một cách ngoạn mục, và tôi biết chẳng có chỗ nào trong lịch sử kiến trúc từng như vậy, khi một dự án riêng lẻ được dùng như một nơi thử nghiệm song song với các công trình xây dựng khác.
    ...
    Chúng ta bước qua âm nhạc, với khúc biến tấu Goberg của Johan San Sebastian Bach. Một trong những hình thức các nhà soạn nhạc dùng để sáng tác là chủ âm và các biến tấu. Trong quá trình tạo tác quen thuộc này, người soạn nhạc trước tiên chơi một giai điệu, và tiếp theo đó là các biến tấu tiếp theo của giai điệu đó. Mỗi biến tấu là một thể hoàn chỉnh và mỗi biến tấu làm biến đổi giai điệu sao cho vẫn có thể nghe thấy giai điệu đó và nhận ra tâm trạng, chất liệu của giai điệu đó thay đổi. Tuy nhiên trong khúc biến tấu Goberg của Bach, chủ âm và biến tấu xảy ra theo một cách khó nhận biết hơn. Khi âm nhạc bắt đầu, Bach giấu chủ âm đi rất khó nhận thấy tại khuôn nhạc dưới của khúc biến tấu, và để các giai điệu lôi cuốn ở phía trên. Trong 30 tác phẩm âm nhạc đã trình diễn, chủ âm trầm này tiếp diễn trong suốt khúc biến tấu nhưng người nghe theo dõi một tổng hợp những âm thanh ảnh hưởng lẫn nhau và bị xao lãng. Mỗi khúc biến tấu đều khác biệt, một sự biểu cảm đầy đủ nằm trong một chuyển động chung. Hiệu ứng của khúc biến tấu giống như việc kết nối các viên đá mỹ miều thành một chiếc vòng tuyệt đẹp.
    Gehry: ?Tôi thích hình dạng của mặt bằng mà tôi có, và tôi nghĩ mình làm việc trên mặt bằng nhiều hơn những gì người ta nhận thấy. Khi bạn nhìn vào mặt bằng của căn nhà Lewis, nó đã trở thành một tập hợp các hình dạng rất đẹp quấn vào nhau tạo thành một tổng thể. Căn nhà Lewis phải thật ngông cuồng trong việc thăm dò phương và chiều (vectơ) của các biến điệu, vì không hề có hạn chót cho dự án, cũng chẳng có mức ngân sách, và không có chương trình nào. Chỉ là phù du.?
    Nếu chúng ta xem xét căn nhà Lewis dưới lăng kính của khúc biến tấu Goberg, chúng ta phát hiện ra một điều bất ngờ. Phía dưới từng phương án của căn nhà, giống như khuôn trầm của khúc biến tấu Goberg, chúng ta tìm thấy một mặt bằng chủ đạo đang tiến hoá. Đặc biệt từ sau 1992, khi thiết kế của căn nhà bước vào giai đoạn nở rộ về nhịp độ và sản lượng, những biến điệu tại khuôn nhạc phía trên ngày càng phong phú và thay đổi tính cách, sự thay đổi về vật liệu trở nên ngoạn mục. Thay vì tập trung vào một ý tưởng, Frank liên tiếp ra rất nhiều ý tưởng, một vài ý tưởng thậm chí chỉ tồn tại trong vài ngày. Các ý tưởng đều khác nhau nhưng lại liên quan đến nhau chặt chẽ. Theo mặt nào đó, mỗi tác phẩm thiết kế của dự án nhà Lewis không còn là một ngôi nhà mà đã trở thành một tá các ngôi nhà khác nhau, mà mỗi căn đều có ưu thế riêng và nối liền với chủ đề và biến thể của lịch sử kiến trúc.
    Các ý tưởng của Gehry đến từ đâu? Đối với phần lớn chúng ta, các thiết kế của Gehry chưa hề có tiền lệ, cứ như chúng đến từ hành tinh khác. Trái lại, Gehry đã làm việc cùng với các đồng nghiệp trong phong trào tiên phong trên sợi dây liên tục của lịch sử kiến trúc: Hadid, Koolhas, Le Corbusier, Eisenman, Kiersler, Constant, Wright, Melinikov, Finsterlin, Taut, Ladovski, Gaudi, Borromini ... Từ bao thế kỷ không ngừng nghỉ, các kiến trúc sư đã động viên một số lượng lớn các nhà phê bình khi họ phát triển một phương pháp thiết kế chính thống thể nghiệm các hình dạng xa lạ và các cấu tạo táo bạo để thách thức ý nghĩa của kiến trúc vốn đang bị xói mòn trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên dù có làm sáng tỏ những gì đi trước các thiết kế của Gehry đi nữa thì vẫn chưa thể giải thích được vì sao các thiết kế đó tạo cảm giác mới, và vì sao kiến trúc của Gehry thuộc về hiện tại.
    Một gợi ý đến từ mối quan hệ giữa kiến trúc và nghệ thuật. Nghệ thuật là trọng tâm của kiến trúc của Gehry, một thái độ ông chia sẻ với thầy của ông, Philips Johnson, người được Gehry mời đến tham gia dự án.
    Philips Johnson: ?oMies van de Rhoe sẽ không chấp nhận được những gì chúng tôi tiếp cận với nghệ thuật kiến trúc. Mies là một người tin vào lý luận, tin vào sự tinh khiết và giản đơn và những thái độ đúng đắn với kiến trúc. Và đối với quan điểm của thầy thì tôi đồng ý với ông, tôi là một học trò của ông. Kiến trúc rõ ràng đúng là một việc hệ trọng. Nhưng kiến trúc không còn là một việc hệ trọng nữa, nó là nghệ thuật, một niềm vui thích, một nghệ thuật trong đó chúng ta có thể vui chơi với các hình dạng. Sự mâu thuẫn cũng là một loại niềm vui thích mới, sự phá hủy cũng là một niềm vui thích, tôi ghét phải nói điều này nhưng ngắm nhìn ngọn lửa thiêu rụi cái gì đó cũng là một niềm vui thích. Cột thẳng đứng rất hấp dẫn, một cây cột nghiêng càng hấp dẫn, một nghiêng một thẳng thì hấp dẫn hơn hai cột thẳng tắp. Tường cong của Gehry cũng vậy ??
    ...
    Gehry: ?oĐây là lần đầu tiên tôi xem những vật ba chiều mà chúng ta có thể diễn dịch thành ngôn ngữ kiến trúc. Chúng có một kiểu xúc cảm. Tôi bắt đầu chơi với những bức phù điêu người mang mũ trùm đầu này và nhận ra rằng những cảm xúc đó phải liên quan đến nỗi buồn. Họ là những kẻ khóc lóc. Và sự lặp đi lặp lại của những thứ ấy vào ngôi nhà của Lewis tạo ra một nỗi buồn. Tôi cuối cùng đã sử dụng nó trong ?ocái đầu ngựa?, vốn ở căn nhà của Lewis và sau đó đi tới Berlin. Tôi đã tìm ra cách lấy nỗi buồn ra khỏi hình dạng đó, thay vào đó là sự tàn bạo hay cái gì đó thuộc về tiền sử?.
    Gehry: ?oNgười Hà Lan bay ?" Tôi thích đi thuyền buồm. Tôi thích đi vào không gian rộng lớn đó với những thứ như các tấm màn rạp hát. Thuyền càng lớn boong càng rộng. Tôi thích đứng giữa đống vải đó và cảm nhận chuyển động cùng sức ép của gió. Khi gió giảm nhẹ, các cánh buồm làm tôi nghĩ đến những nếp gấp trong hội hoạ, và vẻ khơi gợi của chúng làm tôi thích. Tôi đã bắt đầu làm việc với nó tại đây cũng như tại dự án Phòng hoà nhạc Los Angeles, Disney Hall, và một vài ý tưởng này bạn có thể thấy trong thiết kế của Phòng hoà nhạc. Tôi muốn phát triển xa hơn những gì đã làm với Phòng hoà nhạc.?
    Hình dạng cánh buồm đã xuất hiện trong kiến trúc trước đây, được nhớ nhất là trong công trình Nhà hát con sò Sydney. Đối với Utzon, cánh buồm đã trở thành một biểu tượng kiến trúc phổ biến. Gehry tập trung vào thời điểm cánh buồm lúc gió mạnh làm nó xáo trộn. Từ đó ông lọc ra sự tĩnh lặng của chuyển động, trừu tượng hoá hình ảnh vào đúng thời điểm chuyển động đó hoà tan hoàn toàn, chỉ để lại một vệt mờ yếu ớt.
    ?
    Gehry: ?Con cá là kiến trúc còn con bò thì không phải. Tôi nhớ mang máng có lần đã nói vậy. Lý do tôi nói vậy là vì lúc đó tôi chẳng biết làm sao để biến một con bò thành kiến trúc. Con cá phù hợp với những gì tôi quan tâm. Tôi thích cảm giác chuyển động, tôi thích tìm ra cách trừu tượng hoá một thứ từ thiên nhiên như vậy, chuyển nó thành kiến trúc. Cuộc thử nghiệm đầu tiên của tôi rất ngộ nghĩnh và đầy mùi cá, như công trình bên Nhật này. Cái bên Tây Ban Nha trông tốt hơn chút. Khi tôi làm dự án nhà Lewis, mùi cá vẫn còn. Con cá được cách điệu cái đầu và đuôi bị cắt cụt, tất cả đều được trừu tượng hoá nhưng vẫn nhận ra đó là con cá. Rồi sau đó là bảo tàng ở Bilbao.?
    ?
    Kiến trúc thường được gọi là nghệ thuật của trật tự. Và thực tế, kiến trúc được tạo nên từ hình học. Cuộc duyệt binh của quân đội Anh thể hiện sự tầng bậc, đối xứng, duy lý, kết dính, đồng dạng, hài hoà. Tổ chức của Gehry, mặt khác, có vẻ vô tư lự và có những cơ phận không đoán trước được. Đó là biểu hiện của một trong những tổ chức đổi mới nghệ thuật mạnh nhất thế kỷ 20: Nghệ thuật cắt dán (Collage), với kỹ thuật phát hiện những liên quan từ những mảnh thông tin xa lạ, chẳng lên quan gì với nhau?. Sự thích thú với nghệ thuật đương đại đã mang lại nguồn cảm hứng cho người kiến trúc sư trong việc khai thác Collage, cụ thể là với các tác phẩm của Edward Rosenberg, một trong những họa sỹ Mỹ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Cuối những năm 1950 đầu 60, cá tính kiến trúc của Gehry hình thành. Hình tượng Rosenberg đã đưa thế giới nghệ thuật tới với ông, với những thử nghiệm riêng kết hợp các yếu tố của nghệ thuật cao cấp và thấp, các con cừu và các bức tường bảo tàng, những tổ hợp gây sốc của Rosenberg đã nắm bắt được sự nhạy cảm mới của người Mỹ: Thô mộc, không liên quan, thiếu kiên nhẫn, mệt mỏi với truyền thống đã chết.

    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 19/02/2007
  4. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Cai chu đề này sao lại không bàn tiếp! Mấy chú Sinh viên đâu, lên post nao!
  5. lehuynam

    lehuynam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    Em pots cai nay.bAC CHO IEM HOI :THE CON CHU NGHIA ''''UNDECONSTRUCTION'''' NO LA CAIA GI THE AH?
  6. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1

    http://blog.360.yahoo.com/blog-JMzNzBUwbqpzQUJyk.oK?list=1
    Đọc cái này rồi bàn tiếp ! cai Undeconstruction thi potay!
    Được beyond_S sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 13/07/2008
  7. Competition

    Competition Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2005
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Chú mày viết sai chính tả. Không có chủ nghĩa nào có tên là UNDECONSTRUCTION.
    Chủ nghĩa UNDERCONSTRUCTION thì có, mà cũng không hẳn là chủ nghĩa mà chỉ là một phản chiếu của văn hoá Nhật Bản trong kiến trúc nước này những năm 60, 70 qua một số công trình của Kenzo Tange và đệ tử.
    Chủ nghĩa UNDOCONSTRUCTION thì chỉ có trong thế giới hiện thực ảo (Virtual Reality) ngày nay. Ví dụ như tổ hợp CTRL+Z trong Microsoft Office và CAD.
  8. lantom

    lantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Deconstructionism xuất hiện vào cuối 1980 (sau CN Hậu Hiện Đại)
    0- Các KTS tiên phong: Bernard Tschumi, Frank O'' Gehry, Peter Eisenman, Rem Koolhaas, Zaha Hadid, Nhà XD: Coop Himmelblau.
    + Có 2 xu hướng nhận định về Deconstruction là Chủ nghĩa kiến trúc hay là Hình thức kiến trúc mới?
    1- Xu hướng 1: Deconstruction ko phải là một phong trào mà là mong muốn tái thẩm định những giá trị của Kiến trúc hiện đại (nhà sử học Kiến trúc Jennifer Taylor).
    - Ví dụ: Kiến trúc hiện đại khẳng định hình khối phải đi theo chức năng thì Deconstruction lại cho rằng ko nhất thiết phải như vậy.
    - Deconstruction Chỉ đơn thuần tìm lối đi mới cho vấn đề cũ hoặc để "tái thẩm định" những giá trị cũ.
    - Deconstruction thực chất là tư tưởng chứa đựng những ý niệm lạc quan, tích cực, hướng đến cái mới, ko phá hủy truyền thống cũ, tìm ra những cách giải thích khác về Kiến trúc.
    - Ví dụ: KTS sáng tác thuộc nhóm SITE đề xướng ý niệm triết học: Về sự dở dang hay đảo ngược trong Kiến trúc.
    - Ví dụ: KTS Tschumi thì cho rằng thế giới đang bùng nổ tan vỡ thành nhiều mảnh nên cần phải thiết lập lại trật tự cho nó: đồ án Công viên La Villette sử dụng hệ cấu trúc dựa trên một mạng lưới ô vuông để lập lại tính trật tự trong kiến trúc.
    2- Xu hướng 2: Khẳng định Deconstruction là một phong cách mới:
    + Ngôn ngữ mạnh ấn tượng
    + Ko cần chú ý quá nhiều đến công năng (lớp vỏ hình thức và lớp lõi giá trị công năng)
    + Chống lại và chối bỏ những chuẩn mực trong XD và trang trí
    - Deconstruction: Hình thức sinh ra từ trí tưởng tượng (KTS Tschumi) trái ngược với CN Hậu hiện đại: hình thức quan hệ với công năng.
    - Deconstruction: khái niệm: hoản hảo bị xáo trộn.
    - Hình thức chung của Deconstruction là: tạo những khối hình kiến trúc mỏng manh, sắp đặt bên cạnh những khối to lớn quá khổ và quái dị nhằm tạo trạng thái ko ổn định, dễ sụp đổ.
    - Dạng thức Deconstruction: tự bóp méo chính nó, tuy nhiên sự bóp méo đó lại ko phá hủy dạng thức. Đó là KT của sự rối loạn, lộn xộn, chệch hướng, sự méo mó. Nó đổi chỗ, định vị lại cấu trúc chứ ko phá hủy cấu trúc (Mark Wigley)
    - Deconstruction: một quá trình tìm kiếm bản thân một cách lúng túng của CN hiện đại (Zaha Hadid)
    3- Nhược điểm Deconstruction:
    + Biểu hiện sự "quá đà" trong tạo hình kiến trúc
    + Deconstruction để lại đằng sau nó một sự rối loạn, bất định hướng thay cho những nguyên tắc nghiêm ngặt của kiến trúc hiện đại.
    4- Các công trình tiêu biểu của Deconstruction:
    + Nhà hàng Best (SITE): triết lý về sự dở dang
    + Bến xe ma - Connecticut, 1977-1978 (SITE): triết lý về sự đảo ngược.
    + Công viên La Villette, Paris, 1982-1990 (Bernard Tschumi) triết lý: cần lập lại trật tự của thế giới đang bị bùng nổ, rối loạn và phá vỡ...
    + Bảo tàng Guggenhim Bilbao (1995-1997, Frank O'' Gehry): trạng thái vận động và vặn xoắn mãnh liệt... trí tưởng tượng tạo hình.
    + Trạm cứu hỏa bên bờ sông Rhim, Weil, 1992-1993, Zaha Hadid
    + Bảo tàng Victoria & Albert, London (Daniel Libeskind)
    + ...
    5- Tư liệu tham khảo:
    Xu hướng Kiến trúc đương đại nước ngoài (NXB Xây Dựng, 2001)
  9. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    . Các diễn biến của DEConstruction có lẽ đã dừng lại trước năm 2000 trên diễn đàn KT thế zới.
    . Có 1 lối mòn trong tư duy phê bình Kt ở Vn là cứ xếp tất cảc những cái zì " loằng ngoằng - xiên xẹo" vào DEconstruction
    . Những hoạt động hiện tại của Hadiz, Rem, UnStudio, Thomas.... hoàn toàn nằm ngoài lối tư duy và triết lý cơ bản của DEConstruction nguyên thủy.
    . Từ những năm 2000, rộ lên 1 trào lưu sáng tác mới với với nhiều biểu hiện lạ lẫm . Người ta cố tìm 1 thuật ngữ, và một cách thức nào đó để diễn đạt hiện tượng này . Có nhiều khái niệm đã đc đề ra : Hyper , LiQuid, Fold & UnFold xxxxx
    Hiện tại, các môi trường kiến trúc lớn đang tạm dùng thuật ngữ
    TRANSFORMATIVE để diễn đạt hiện tượng kiến trúc này.
    . Transformative xuất hiện ở Kiến trúc muộn màng hơn các lĩnh vực nghệ thuật khác khoảng 1 chu kỳ. Có thể nhìn thấy rõ điều đó khi quan sát rộng ra các lĩnh vực Thời trang, điện ảnh, Điêu khắc, Công nghệ vũ khí xxxx
    . Trên TTVN này, các khái niệm trên đã từng đc trao đổi sôi nổi và có chất lượng vào năm 2005 với các tay chơi khá Pro như Having Bath, Jam, xxx
    . Các Boz có hứng thú tìm hiểu, trao đổi về chủ đề này có thể liên hệ với Jeus tại www.tpta.vn
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0

    Vàng 1: Không hiểu muộn hơn "khoảng 1 chu kỳ" là thế nào. Định nói là cũng biến thiên diễn biến tương tự nhưng chậm hơn 1 khoảng thời gian chăng? Nếu thế thì có vẻ không chính xác, chu kỳ phải có tính lặp lại, kiểu ông trăng, chị Hằng gì đó: mùng 1 lưỡi trai, mùng 2 lá lúa... Còn:
    Đêm nay mới mí thật là đêm
    Ai đem trăng sáng zãi lên vườn chè​
    thì mang tính đột biến, dù cũng là trăng...
    Vàng 2: Tớ không diện thời trang, không xem điện ảnh thượng lưu, ít khi đi triển lãm hội hoạ, điêu khắc... nhưng tớ quan tâm đến công nghệ vũ khí. Jeus có thể cho ví dụ về TRANSFORMATIVE trong công nghệ vũ khí không?

Chia sẻ trang này