1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa DECONSTRUCTION là gì ạ ?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi extraordinary_gemini, 04/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Kính bác Dzi!
    1) Cái chu kỳ ở đây đc hiểu như là 1 vòng xoắn ốc phát triển !
    2) Về tính Transformative trong Weapon - Bác là tay Pro trong lĩnh vực này , em nghĩ là bác ko quan tâm nên ko để ý đó thôi. Em xin phép kể lại vài điển hình tiên tiến để bác tự xem xét! Về vụ này nếu bác hứng hơn ta ọp-lai uống rượu nói chuyện thêm - he he!
    1) US Fighter Jet
    - Thần sấm F4
    - Con ma F 115
    - F 111
    - F22 Raptor
    - F 117
    - B2 Stealth
    2) USSR Fighter Jet
    - Su 22
    - Su 27 Flanker
    - Su 37
    3) US Tank
    - M48
    - Abram M1A2
    4) USSR Tank
    - T54
    - T80
    5) - Lamborghini Galado
    - Cảm hứng từ F22 Raptor - Lamborghini Reveton
    6) Hadiz
    - Trạm cứu hoả - thời kỳ đầu của Hadiz
    - Một trong các đồ án mới nhất của Hadiz
    Quan sát quá trình tiến hoá của mấy thứ trên - có thể thấy dường như có 1 lộ trình chung zữa các lĩnh vực có vẻ là khác nhau.
    Nói kỹ về gốc gác của mấy thứ này thì zài zòng - nhưng rất thú vị. Bác nào thích Dan Brown thì có thể liên tưởng về tính logic và logic mờ của transformative.
    ( tạm thời em chưa up ảnh lên đc - sẽ up lên sớm nhất có thể)

  2. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Thuật ngữ thay đổi nhưng bản chất thì nó vẫn là Đơ thôi. Cơ bản là gồng mãi nó cũng mỏi mẹ cơ rồi. Xem con nhà cầu Zaragoza của chị Dạng ra em gần đây, thật, như bùi. Chị em cứ uốn éo quằn quại mãi đâm phản tác dụng. Mí cả Đơ mới Trans đé0 gì đấy phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ phát triển phần mềm đồ họa cũng như tính toán của máy tính, phô diễn quá nhiều về kĩ thuật xây dựng, thành ra mất mẹ nó cảm xúc tự nhiên của kiến trúc, nhìn vô cảm đé0 tả.
    Còn một vấn đề nữa là vì Đơ quá phụ thuộc vào công nghệ nên chỉ có các bạn tây làm Đơ thì ít ra còn tiêu hóa được, chứ kiến trúc sư viet-nam, đến tạo hình cơ bản còn đé0 nên thân, kém về design thị giác, công nghệ xây dựng thì lạc cbn hậu nhất mẹ thế giới, mà làm Đơ thì chó nó cũng đé0 ngửi được. hị hị
    Trước khi anh Dê ớt em bốt ảnh, để em bốt cái ảnh Đơ về weapon phục vụ anh Dzi em, ảnh này rất triết.
    [​IMG]
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0

    Sửa lại 1 chút:
    - F105 Thần Sấm
    - F4 Con Ma
    - F111 Cánh cụp cánh xòe
    - F117 Nighthawk (chưa sang VN thì chưa có tên đệm VN :)
    - B2 Spirit (A stealth aircraft is an aircraft that uses stealth technology to make it harder to be detected by radar - Ctrl+V by KtsDzi cho đỡ sai chính tả)
    Tạm loại thằng B2 ra vì nó là bomber chứ hok fải fighter, vậy cái hiện tượng "transformative" thể hiện thế nào trong các thiết kế còn lại? Jeus viết rằng "sáng tác mới với với nhiều biểu hiện lạ lẫm", nhưng có j` lạ nhỉ? Các thiết kế này hoàn toàn phục vụ công năng chứ có nhằm biểu hiện gì đâu? F4/105/111 có hình dáng "cổ điển" của jet fighter thời đó (F4 có hơi dị dạng chút ở phần đuôi) còn F117 nó "hầm hố" như vậy hoàn toàn do yêu cầu mặt dưới phẳng đét, gồ ghề up lên trên mà thôi. F117, B2, F22 có cái đuôi hơi lạ mắt 1 chút, đơn giản vì nó lè 1 "cái máng" ra che quầng lửa sau động cơ... Vậy theo mình các "biểu hiện lạ lẫm" đó là do yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi chứ không phải ý đồ tạo hình. Người ta mua vũ khí vì hiệu quả của nó chứ đâu phải vì nó đẹp hay lạ mắt?
    Cũng không thấy chu kỳ xoắn ốc thể hiện ở các thiết kế trên.
    @KCB:
    - Nếu là dây đàn hồi, kéo qua mấy điểm đó sẽ không bóp đc cò côn xoay đâu
    - Nếu là dây không đàn hồi, lúc sợ "nó" resize xuống --> tuột, thế là "nó" lại resize lên--> ăn đòn đủ
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 01:43 ngày 17/07/2008
  4. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0

    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Thanks bavs Dzi đã hiệu chỉnh - hum qua vào net bằng PPC nên copy-paste loạn lên cả. Riêng cái con B2 Spirit thì có lẽ nên xếp nó với hàng của B52 - xong đến B29.
    Em hầu tiếp bác mấy thiển ý của em .
    Phần A
    1) Design vũ khí đương nhiên là phải dựa trên công năng và đặc tính kỹ thuật. Và bác sẽ công nhận với em là vũ khí hiện đại đang ngày càng có xu hướng muốn thoát ra khỏi các quy luật khống chế của các định luật vật lý. Cụ thể đó là :
    - a) Lực trọng trường
    - b) Lực ma sát
    (a) và (b ) thể hiện rõ nhất trong các bước phát triển của Máy bay quân sự
    - c) Tính hiển thị
    (c) thể hiện trong các thiết kế "tàng hình" của Máy bay, Tank, Tàu chiến nhỏ.... - Với công nghệ tàng hình thụ động - cho ra các thiết kế có hình ảnh thuộc nhóm F117 - Tank Abrams-Apache - xxx.
    Với công nghệ tàng hình chủ động ( Nga ngố phát triển) zựa trên công nghệ Plasma thì hình ảnh có vẻ gần với nhóm B2 hơn.
    (e) Và chung nhất - một cách tự nhiên - Hình ảnh của các Vũ khí đó đều có một uy lực đáng sợ -> Một hình ảnh hay thấy trong phim Mẽo là con Apache in bóng lên mặt trời. Những hình ảnh này mang lại cảm zác về sự chết chóc - qua nó cũng thể hiện mong muốn sinh tồn -> Mong muốn chiến thắng cái chết.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Phần B
    Tại phần A , rông zài để rồi J đi đến một kết luận là , các thiết kế vũ khí zù zựa trên rất nhiều công nghệ, công năng xxx - nhưng chung quy lại - nó đều thể hiện nhóm nhu cầu lớn nhất , đó là
    - Chiến thắng lực trọng trường
    - Chiến thắng lực ma sát
    - làm chủ tính hiển thị
    - Chiến thắng cái chết.
    xxx
    Hay là khát vọng về một sự "Tự do tuyệt đối"
    ------ Và , những điều trên dường như cũng là những ước mơ - hay khát vọng lâu đời nhất, mãnh liệt nhất của loài người chúng ta. Đây là những yếu tố cơ bản nhất, nguyên thủy nhất của mọi cảm hứng sáng tạo trong mọi lĩnh vực.
    Chúng ta có thể zễ zàng nhận thấy những khát vọng đó được ẩn dụ trong gần như tât các các câu chuyện cổ tích, các truyền thuyết. Khi mà điều kiện kỹ thuật cho phép - những tham vọng đó sẽ được chuyển vào các lĩnh vực ứng dụng khác nhau - Như Vũ khí - Điêu khắc - Thời trang xxxx và tất nhiên là cả kiến trúc nữa.
    Nguyên nhân của sự tương đồng trong chuỗi phát triển ở các lĩnh vực khác nhau là cùng chung một cái gốc : Những khát vọng cơ bản, nguyên thủy và sâu xa của con người.
    Sẽ có 1 câu hỏi - là nếu như có những hay khát vọng cơ bản chi phối các hoạt động sáng tạo - thì tại sao chúng đều có vẻ đồng loạt bùng phát ở nhiều lĩnh vực vào cùng một thời điểm những năm 2000 ? Câu trả lời nằm ở những biến chuyển về cấu trúc xã hội.
    Ở bài lan man này - em muốn trao đổi với bác Dzi và các bác khác về cái gốc của sự tương đồng zữa Kiến trúc - Vũ khí và một số thứ khác ! Mong bác chỉ záo!
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Tạm xét fighter cho nó đỡ lan man nhé:)
    Thoát sao được? Xu thế là hướng tới sử dụng các định luật luật vật lý có lợi cho mình để khắc chế (hoặc giảm thiểu) việc vận dụng các định luật vật lý mà đối phương áp dụng.
    Xu thế này không phải chỉ vũ khí hiện đại mà có từ khi vũ khí ra đời, nó thay đổi mạnh khi công nghệ thay đổi---> hình thức thay đổi PHỤ THUỘC (bị động)
    Không có ý ám chỉ cái avatar của tớ đấy chứ
    Bằng công nghệ này, người Nga không cần quan tâm tới hình dáng fighter trong mắt rada nữa mà chỉ cần tính khí động học sao cho bay nhanh nhất. Nếu họ thực sự thành công, sẽ không có hình thức tương tự F117 của Mỹ. Hình ảnh của nó vẫn là Su47, khác hoàn toàn với form của B2 (kiểu dáng chung B2 giống F177 nhưng "tròn" hơn)
    Có lẽ tự tin vào tính khả thi này (hoặc hết xiền) nên Nga vẫn không nặn ra bomber chiến lược theo form B2 mà duy trì Tu160 cùng form với B1 Lancer.
    Như ở trên đã nói, hình thức vũ khí thay đổi PHỤ THUỘC (bị động) vào sự phát triển công nghệ.
    Trong xu hướng kiến trúc kia, hình thức thay đổi LỢI DỤNG (chủ động) vào sự phát triển công nghệ.
    Do vậy, nhìn bề ngoài hiện tượng thì có sự tương đồng, nhưng về bản chất (ý chí, tư tưởng, blah, blah...) thì ngược chiều.
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 17/07/2008
  6. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Thoát sao được? Xu thế là hướng tới sử dụng các định luật luật vật lý có lợi cho mình để khắc chế (hoặc giảm thiểu) việc vận dụng các định luật vật lý mà đối phương áp dụng.
    Do vậy, nhìn bề ngoài hiện tượng thì có sự tương đồng, nhưng về bản chất (ý chí, tư tưởng, blah, blah...) thì ngược chiều.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    1) Vàng 1 : Chính vì về mặt lí trí ( hiện tại) ai cũng hiểu là như thế - Nhưng về mặt khát vọng ( từ ngàn đời) lại là những điều em đã trình bày - Nên có 1 sự mâu thuẫn giữa cái khát vọng - và sự tự nhận thức. Mâu thuẫn đó là 1 trong các động lực chính của các hoạt động sáng tạo.
    2) Vàng 2 : Hiện tượng có sự tương đồng - ắt phải có một cái zì đó chung ở bản chất. Trong quá trình phát triển, có những lĩnh vực theo như nhà bác Dzi em là Chủ động, có những thứ lại là Thụ động xxxx ., Tuy nhiên cái em muốn nói đến là cái gốc nguyên bản nhất của những hoạt động đó. Vì, trên hầu như tất cả các mặt trận Design đương đại - dường như có 1 sự "chỉ đạo" thống nhất và xuyên suốt như Đ lãnh đạo vậy.
    3) [​IMG]
    Thư zãn tí - ( Ko hỉu sao ko post đc nhiều ảnh lên) -
    Lamborghini Reventon - Bác Dzi liên tưởng em này với F22 Raptor nhé . Đương nhiên là thiết kế của em Reventon ko có nhu cầu tránh Radar ( của súng bắn tốc độ ) như em F22
    Được Jeus sửa chữa / chuyển vào 14:45 ngày 17/07/2008
  7. dixadigan

    dixadigan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    nếu tới Parc de la villette vào 1 ngày bình thường không có sự kiện gì thì hình như cảnh quan ở đây thật buồn tẻ, nếu đã đọc vài phân tích lý luân về nó thì có lẽ sẽ hơi thất vọng khi nhìn nó trong cuộc sống bình thường, nó hiện ra thật đơn điệu và nhạt nhẽo,.....
    centre pompidou trong khung cảnh của nó trông hơi bị kệch cỡm, những người Pari không ủng hộ việc xây dựng nó cũng có lý do như vậy chăng.
  8. threesome

    threesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Không biết có bao nhiêu % ý kiến cho rằng cảnh quan của Parc de la Villette buồn tẻ, đơn điệu và nhạt nhẽo? Riêng tôi không thấy như thế.
    Người dân Paris dường như vốn có truyền thống với những phản đối có thể cho là sai lầm. Điển hình là ý kiến về các công trình: Tháp Eiffel, Grand Arch De La Defense, Kim tự tháp kính ở bảo tàng Louvre, Musee du quai branly....
  9. napolist

    napolist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Nước mình có công trình nào trường phái này chưa hả các đệ

Chia sẻ trang này