1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa DECONSTRUCTION là gì ạ ?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi extraordinary_gemini, 04/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ để hiểu Deconstruction, hay ít ra để hiểu những gì các KTS Deconstruction như Eisenman, Tschumi, ... làm, thì tốt nhất nên tìm hiểu thêm về siêu hình học (Metaphysics).
    ("Siêu hình HỌC" chứ không phải là "SIÊU hình-học")
  2. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Bạn tranlinhus đưa ra phân tích của mình trên công trình cụ thể này để mọi người cùng tham gia nhé .
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Bạn không mất thời gian vì tớ Đương nhiên, nhưng bạn nên mất thời gian cho chính bạn để trả lời những câu tớ thắc mắc về bài của bạn để tự khẳng định mình. Bạn không muốn hay không thể bảo vệ những điều chính bạn đã đưa ra?
    Tớ post lại nhé:
    - Sao lại chu kỳ sống? Chu kỳ có tính lặp lại, vậy postmodernism đã có trước đây và sẽ quay trở lại?
    - Tại sao lại so sánh được "chu kỳ sống" với "những tiêu chuẩn hiện đại..." là "bằng phân nửa"? Phải chăng chúng có cùng đơn vị đo?
    - "Luận chiến" không phải là cái dùng để "giải thích, xúc tiến..."
    - "Khuynh hướng tinh vi" nghĩa là gì?
    - Như vậy có được coi là "trung thành" không?
    - Không ai "định nghĩa" cái gì trong "bảng liệt kê mục lục cả".
    - "Thời đại mới" không thể được định nghĩa "như là một sự nhạy cảm khác nhau rõ rệt..." gì đó.
    - Câu "hình thức đã bắt đầu bị ô uế" nghĩa là sao? Hình thức của cái gì, bị cái gì làm cho tới mức ô uế vậy?
    - Hình như từ deconstruction bạn viết có cấu trúc hơi khác với với từ này ở tiêu đề topic? (bỏ đi ký tự "s")
    Bạn trả lời hay không, không ai có thể ép Nhưng không bảo vệ được lý luận của chính mình thì đừng lý luận. Hoặc đơn giản hơn, không hiểu mình dịch cái gì thì đừng dịch, thà post nguyên bản còn "an toàn" hơn
    Được Ktsdzi sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 02/01/2007
  4. tranlinhus

    tranlinhus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Trước hết tôi xin được dịch nguyên bài viết sơ lược về Parc de la Villette trong một quyển sách
    Năm 1983 Bernard Tschumi đã được chọn trong một cuộc thi Quốc Tế với hơn 470 đội tham dự để thiết kế the Parc de la Villette ( Công viên la Villette ) tại Paris, Pháp. Dự án này là một trong những ?odự án lớn? của Chính phủ Pháp trong đó bao gồm Thư viện quốc gia Pháp, Kim tự tháp tại bảo tang Louvre, Cổng vòm tại Tete-Defense, và Học viện Thế giới Hồi giáo. Mục đích của cuộc thi là nhằm đánh dấu tầm nhìn cho một kỷ nguyên mới và đồng thời là một động thái tác động lên sự phát triển nền kinh tế và văn hóa trong tương lai của một khu vực quan trọng tại Paris.
    Khu vực La Villette nằm trên một khu vực khá rộng còn lại của Paris, với diện tích khoảng 50,57ha mở rộng trước đây sử dụng làm khu giết mổ và một phần ở góc phía Tây Bắc thành phố. Góp thêm vào quy hoạch tổng thể, dự án này bao gồm việc thiết kế và xây dựng trên 25 tòa nhà, các đường dạo, đường đi bộ, cầu và các khu vườn cảnh trong khoảng thời gian là 15 năm.
    Như đã được giới thiệu trong cuộc thi, La Villette không chỉ chủ định là một mô hình thiết kế cảnh quan đơn giản; ngược lại, tóm gọn lại cho cái ?ocông viên đô thị của thế kỷ 21? này phát triển một tổ hợp phức tạp bao gồm các phương tiện văn hóa và giải trí.Với trên 1km chiều dài và 700m chiều rộng, công viên này trải ra trên một nền sân rộng được chương trình hóa, góp thêm vào cả quần thế, chứa đựng Bảo tang Khoa học và Công nghiệp, Thành phố âm nhạc, Phòng triển lãm lớn và một hội trường biểu diễn nhạc rock. Hiện tại, công viên thu hút trên 8 triệu lượt người thăm mỗi năm, còn nhiều hơn cả EuroDisney.
    La Villette có thể được ví như một trong những công trình lớn nhất đã từng được xây ?" một công trình bất tận tuy chỉ một cấu trúc, chồng lên đặc điểm cấu trúc có sẵn của địa hình (con kênh, đường cao tốc,v.v..) và khớp nối các hoạt động lại với nhau. Công viên đã đối chọi với quan niệm về cảnh quan của Olmstead, quan điểm được phố biến rộng rãi suốt thế kỷ 19, cho rằng ?otrong công viên thì thành phố không được cho là tồn tại?. Thay vào đó, nó đã đưa ra một công viên văn hóa và xã hội với các hoạt động bao gồm cả các xưởng, các phương tiện để tập thể dục và tắm, sân chơi, triển lãm, hòa nhạc, các thí nghiệm khoa học, các trò chơi và thi đấu, thêm vào đó là Bảo tàng khoa học và Thành phố âm nhạc. Vào những tối mùa hè, các sân chơi rộng rãi trở thành sân khấu chiếu film ngoài trời cho khoảng 3000 khán giả.

    Đồ án đoạt giải này nổi bật bởi sự xuất sắc về kiến trúc và chiến lược mới cho tổ chức đô thị, La Villette được biết đến như loại công viên chưa có trong lịch sử, công viên không phải tự nhiên mà là văn hóa. Một hệ thống của các ?ođiểm? rải rác ?" những cái Folie bằng thép màu đỏ tráng men này hỗ trợ các hoạt động các hoạt động văn hóa và thư giãn khác nhau được đặt lên trên cùng trên một hệ thống các tuyến nhấn mạnh sự di chuyển trong công viên. Sự tiếp cận này đã thành công trong việc mạng lại những trải nghiệm về không gian đa dạng cho những khách đến thăm hàng ngày cũng như những đám đông lớn. ( trích Bernard Tschumi ?" CA Press )
    Được tranlinhus sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 02/01/2007
  5. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Tôi thừa nhận là mình chưa có sự nghiên cứu sâu sắc về những ý nghĩa đằng sau trào lưu Deconstruction. Nhưng tôi không cho rằng mọi sự nhận định hay giải thích khác nhau về nó quá quan trọng - nhất là đối với ngành kiến trúc.
    Vì ngôn ngữ tư duy của kiến trúc là hình khối, màu sắc, vật liệu, công năng,... Ý nghĩa của kiến trúc - hay cách xã hội đánh giá công trình kiến trúc - là sản phẩm sau khi đã có công trình, nó luôn biến đổi. Còn các tư duy để tạo ra công trình kiến trúc thường vô cùng phức tạp, mang tính cá nhân, phụ thuộc vào hoàn cảnh - thậm chí ngay cả những người thiết kế cũng không thực sự hiểu rành mạch lắm vì sao công trình lại được sáng tạo ra như vậy.
    Như vậy, hôm qua, hôm nay, ngày mai mỗi người, tùy thuộc vào khả năng cảm nhận và nguồn gốc văn hóa, mỗi người có thể nói ra rất nhiều suy nghĩ khác nhau về kiến trúc deconstruction - nhưng thực ra những điều họ nói chẳng bao giờ đúng cả, vì họ đều phải dựa trên những điều mà họ cho là đúng - vốn không hề mang tính tuyệt đối. Thậm chí các công trình ta gọi là deconstruction cũng chỉ là sự quy ước tương đối.
    Chỉ có các cấu trúc vật liệu, hình khối, màu sắc... tạo ra công trình là tồn tại tương đối ổn định (cho đến khi người ta thay đổi hay tự nó bị xuống cấp). Các cấu trúc đó tạo nên giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, và cũng chính là mục đích của ngành kiến trúc. Yếu tố tạo nên các cấu trúc này không có gì khác hơn là các thủ pháp hay nguyên tắc tổ chức - đơn giản thôi, dù nhiều ý nghĩa và không chắc ai cũng nhìn ra.
    Như vậy, dù có thể nói rất nhiều về ý nghĩa, đối với ngành kiến trúc, khám phá ra các thủ pháp hay nguyên tắc đặc trưng ẩn chứa trong các công trình được gọi là "thành công" mới là quan trọng nhất.
    Tôi nghĩ chắc bạn Beyond_S có công đọc nhiều, nhưng có vẻ là bạn còn đang quá xa vời với những tư tưởng bạn đọc được. Đi tìm ý nghĩa các công trình hay trào lưu cũng hay, nhưng chắc không có nhiều tác dụng trong sáng tác.
    Bằng chứng là nhiều học giả có vẻ rất am tường về các trào lưu - nhưng rất dở trong sáng tác: do họ không có khả năng? hay do họ quá bị mê hoặc bởi những gì người khác nói và bỏ qua cái thực chất của các công trình họ đang viết về nó: đó là các thủ pháp hay nguyên tắc tạo các cấu trúc về hình khối, màu sắc, vật liệu, công năng...
  6. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Có vài suy nghĩ muốn nói với anh:
    1. Kiến trúc cũng cần có lý luận phiá sau để dẫn đường. Tôi không nghi ngờ gì về vai trò quan trọng của những KTS "nói", nếu họ làm tốt việc lý luận của họ.
    2. Khách hàng Việt Nam thì đúng là chẳng cần Deconstruction, và vì thế KTS Việt Nam cũng chưa cần dùng nó trong tác nghiệp.
    3. Như tôi đã nói ở trên, tôi thấy có KTS Deconstruction dùng siêu hình học để làm việc, nên tôi nghĩ mình cần tìm hiểu về nó trước khi đi xa hơn để hiểu về Deconstruction. Đọc bài của anh, tôi nghĩ không biết anh đứng trên nền tảng nào để nhìn Deconstruction ra như vậy. Tôi đang nghi ngờ hình như anh dùng khoa học tự nhiên để lấn sang giải thích một số vấn đề của siêu hình học, mà Deconstruction đang sử dụng.
    4. Tôi đọc được của TS. Đỗ Minh Hợp đọan này: "Khoa học hậu cổ điển cho thấy rằng, khoa học tự nhiên tự nó không có khả năng đưa ra một bức tranh có kết cấu chắt chẽ và không mâu thuẫn về thế giới.Tính có chủ thể của tri thức khoa học tự nhiên trong nhiều trường hợp không cho phép nói về bức tranh thế giới mà ở đó, không có sự phụ thuộc vào con người. Thế giới mà khoa học tự nhiên phác hoạ với giả định ?onếu không có con người?o - đó chẳng qua chỉ là thế giới ước lệ, mang tính giả thuyết... Khoa học tự nhiên tự nó không thể xây dựng được một bức tranh tổng thể về thế giới...Trong con người luôn có nhu cầu siêu việt hoá - vượt ra khỏi giới hạn của tồn tại hiện có. Và chỉ có siêu hình học mới đáp ứng được nhu cầu này của con người, đáp ứng bằng cách tìm tòi các nền tảng văn hoá của tồn tại con người".
    Link: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hien-Huu/Sieu_Hinh_hoc-Ton_tai_hay_khong_ton_tai/
    Hôm nay lại bận rồi. Mong các bạn đóng góp thêm.
  7. tranlinhus

    tranlinhus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Bạn khoinguyen_kts thật là funny khi nói rằng ?ongôn ngữ tư duy của kiến trúc là hình khối, màu sắc, vật liệu, công năng?. Tôi không có ý phản bác quan điểm cá nhân của từng cá nhân nhưng chỉ muốn kuyên bạn nên đọc thêm vài quyển sách được gọi là gối đầu giường của các Kiến trúc sư thế giới như S,M,L,XL (Rem Koolhaas) hay KM3 ( MVRDV) để xem các Kiến trúc sư thế giới họ làm Kiến trúc thế nào, tại sao họ lại có những công trình kinh điển đến thế, từ những công trình rất bé cho đến những cái rất lớn.

    Tôi xin VD như Thom Mayne ( Morphosis), ông này học ĐH Nam California, một đại học cực kỳ dang tiếng và chắc chắn là tư duy về hình khối, màu sắc, công năng của ông này cũng chẳng kém và chắc chắn một điều nữa là ông này đọc khá nhiều sách. Tuy nhiên tại sao sau đó hàng chục năm mới có những công trình mang tên ông và Morphosis mặc dù Morphosis được thành lập từ năm 1972. Và như trong một bài phỏng vấn ông, ông đã nói rằng khi các bạn nhìn công trình của tôi thì thấy nó rất kỳ lạ và phức tạp, tuy nhiên tôi không thể nói cho bạn là nó được làm ra thế nào trừ phi bạn được tham gia vào quá trình thiết kế nó, bạn sẽ thấy sự logic của nó. Một điều nữa làm bạn khoinguyen_kts rất funny khi nghĩ rằng Gehry chỉ vo viên một tờ giấy, làm mô hình rồi scan 3D mà bạn không biết rằng quá trình lao động và sáng tạo Kiến trúc của ông ấy không đơn giản chỉ làm một việc như một anh thợ như thế.
    Tôi lại một lần nữa nhấn mạnh sự tiệp cận với vấn đề, như bài dịch ngắn về Parc de La Villette, nó là một công trình công viên với cách tiếp cận của chủ nghĩa Deconstruction. Nếu bạn nói rằng Deconstruction đơn giản chỉ là xiên xẹo vẹo vọ thì quả là thiển cận và thiếu những hiểu biết cực kỳ cơ bản về việc làm việc với các vấn đề Kiến trúc ( dealing with architecture problem). Nếu bạn chỉ mong muốn mình vẽ giỏi thì tôi cũng nên khuyên bạn nên lắng nghe và trao đổi với tất cả mọi người để nâng cao kiến thức của chính bạn, đừng chỉ trích nhau, bạn và Beyond_s chẳng biết ai vẽ giỏi hơn ai đâu. Rất cám ơn bạn Beyond_S đã có những bài viết và dịch công phu để đóng góp cho topic rất bổ ích.

    Được tranlinhus sửa chữa / chuyển vào 09:08 ngày 03/01/2007
  8. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Cái Lavilet này ngày xưa các thầy của mình cũng thi . Làm bài xong rồi gửi rồi thấp thỏm đợi tin . Chờ mãi không thấy mới qua Pháp hỏi thăm thì thấy bài bị loại từ vòng gửi xe . Thầy mình bảo bài của các thầy chả khác gì bài của mấy ông thợ làm vườn , đến bây giờ nghĩ lại vẫn đỏ mặt .
  9. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Vào năm 1988, tại một triển lãm có ảnh hưởng sâu xa , Decontructivist Architecture ,chịu trách nhiệm bởi Mark Wigley và Philip Jonhson , người mà đã thực hiện thay đổi lòng trung thành của chính mình từ Post Modernism sớm như là Ông ta đã từ bỏ Modernism trước đây , được tổ chức tại Museum of Modern Art ở New york . Trong bản liệt kê mục lục , Mark Wigley đã định nghĩa thời đại mới như là một sự nhạy cảm khác nhau rõ rệt ,một trong những giấc mơ của một hình thức thuần khiết đã bị làm náo động . Hình thức đã bắt đầu bị ô uế . Mark Wigley và Philip Jonhson đã lần theo gốc rễ của sự chuyển động để đi đến Russia Contructivism ở đầu thế kỉ 20 ?" Chủ nghĩa mà đã đưa ra hiểm họa đến truyền thống bởi việc bẻ gẫy sự cấu thành của nguyên tắc cổ điển , chính là sự cân bằng ,mối quan hệ có thứ bật giữa các hình thức tạo nên một thể thống nhất .Các hình thức thuần khiết được sử dụng để đưa ra sắp xếp hình học, nghiêng ,không thuần khiết ?.đặt trong mối xung đột nhằm tạo ra các hình học chuyển động ,mất ổn định .Tương tự , Decontructivist đã tìm kiếm để thách thức với những giá trị hài hòa, đồng nhất ,ổn định và đề xuất cách nhìn rằng : Những khiếm khuyết là thuộc về cấu trúc.


    Cuộc triển lãm này bao gồm những dự án của bảy kiến trúc sư, trong đó có 3 người ở Hoa kỳ, 4 là người châu Âu. Trong số này có Peter Eisenman, người mà mặc dù có những dự án bị Wigley cho rằng ?okhông... phát xuất từ hình thức triết học đương đại ?odeconstruction??, vẫn đặc biệt chịu ảnh hưởng của tuyên ngôn lý luận này (deconstructivism) - đang được nhà triết học Pháp Jacques Derrida xây dựng thời bấy giờ. Derrida giải thích triết học deconstruction của ông như sau: ?obắt đầu với việc phá bỏ chủ nghĩa logocentrism (thông qua) ký sinh trùng học hay virus học... con virus phần nào là con ký sinh trùng đã phá vỡ, gây ra xáo trộn trong hệ thống liên lạc. Từ góc độ sinh học, một con virus là một cơ chế làm chệch hướng liên lạc, là khả năng mã hóa và giải mã hóa của cơ thể?. Triết lý của Derrida có một sức lôi cuốn nữa về khả năng hứa hẹn về xây dựng: khả năng tiềm ẩn của ?osự tác động lẫn nhau giữa kiến trúc và ngôi nhà trong đó có sự bài trí của triết học, mỹ học và discourse?. Bằng cách tập trung vào việc phá bỏ logocentrism, tính ưu việt của ngôn ngữ và chủ đề, Derida rõ ràng đã tách khỏi toàn bộ cấu trúc mang tính ký hiệu (semiotic) của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Cho dù người ta có cho rằng deconstruction là sự mở rộng của chủ nghĩa hậu hiện đại theo nghĩa nó phê phán chủ nghĩa thực chứng, thì sự khác biệt quan điểm về từ ngữ này vẫn là nét khác biệt cốt yếu.
  10. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Cả cái đoạn dịch của bạn beyond_S có một khái niệm quan trọng nhất là logocentrism là gi lại không dịch thì làm sao người đọc có thể hiểu ý của tác giả nói gì. Có lẽ lần sau, bạn nên post cả bản gốc, cả bản dịch của bạn lên thì hợp lý hơn, nhỉ

Chia sẻ trang này