1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 13/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

    Hưởng ứng phong trào thành lập box triết học. Tôi xin mở màn bằng chủ đề này. Chúng ta có thể thảo luận mọi điều về cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong phạm vi cho phép của TTVNOnline!

    Trước hết ; em là một người thiên về quan điểm lập trường duy vật (nói trước để các bác biết). Còn các bác có thể tùy chọn lập trường quan điểm để tranh luận; thảo luận; đặt câu hỏi; chất vấn và giải thích ...v..v.

    Khởi đầu với hai vấn đề sơ đẳng của triết học:

    Bản thể luận: Vật chất có trước hay ý thức có trước?
    Vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất?


    Nhận thức luận: Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    Trước hết định nghĩa xem: Vật chất ;à gì? Ý thức là gì? Như thế nào được gọi là ý thức. Những dạng nào của ý thức. Rồi nói chuyện tiếp.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Quy định sơ thảo:
    -Không lợi dụng vấn đề triết học để lạm bàn vấn đề chính trị; đặc biệt không đả kích tư tưởng lãnh tụ và thể chế chính trị của nhà nước.
    -Khi trích dẫn các câu của các nhà chính trị và lãnh tụ "nhạy cảm" đề nghị các bạn không đề tên thì tốt hơn. Ví dụ như của Mác hay Lênin chẳng hạn các bạn đề là "theo chủ nghĩa duy vật biện chứng". Còn các nhân vật bớt nhạy cảm hơn như Aristote;Kant; Hegel; Sactrer... thì thoải mái.
    -Không chửi bới; quá khích; lăng mạ; xúc phạm thành viên khác.
    -Không quote bài quá 2 tầng.
    -Bỏ chữ kí khi post bài.
    Những vi phạm trên nhờ ban quản trị xử lý (treo nick hoặc hạn chế post bài trong box) bảo đảm tính nghiêm túc của cuộc tranh luận.
    Xin cảm ơn.
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 14/02/2008
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trước hết xin có đôi lời!
    1.Theo như giáo trình triết học của Việt Nam có nói sơ qua thì chủ nghĩa thực dụng cho rằng; về vấn đề bản thể luận của triết học ; tức là bản nguyên của thế giới là vật chất hay tinh thần thì cũng chẳng quan trọng gì; nếu đem tính hiệu quả ra mà xét thì vật chất có trước hay ý thức có trước cũng chẳng thành vấn đề. Những người "thực tế" như thế này không nằm trong diện bình luận nhiều của chúng ta.Nơi đây chỉ dành cho những người "thích tranh luận; thích thể hiện; thích tìm hiểu và thích giải thích chất vấn". Nên bác nào đầu óc thực tế quá thì xin mời ra khỏi topic trước khi đá đểu anh em.
    2.Hai là; vấn đề sự thống nhất trong khái niệm.Đây cũng là vấn đề hết sức hệ trọng. Ví dụ như vấn đề bác FromtheStar nêu ra....Nhà triết học Wittgenstein cho rằng các nhà triết học đã quá tự tin; họ tin rằng khái niệm họ nói ra phải có ý nghĩa và biểu đạt những gì họ "nhìn thấy" trong đầu. Nhiều luận đề trong sách "Tìm hiểu triết học" của ông được các học trò đánh giá là đã làm sụp đổ các cuộc tranh luận; và các bận tâm của các nhà triết học trong nhiều thế kỷ là sai. Wittgenstein khá là bi quan "nhiệm vụ cuối cùng của triết học bây giờ chỉ còn là phân tích ngôn ngữ". Thực chất không phải vậy; nhiệm vụ của triết học vẫn là khái quát các thành tựu mới nhất của khoa học; vẫn phải theo đà phát triển của khoa học để ghóp phần định hướng cho loài người và cho mỗi người.
    Và bây giờ; xin bắt đầu phân tích vấn đề!
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trước hết; tôi xin chép lại định nghĩa(không phải của tôi) căn bản về vật chất của triết học duy vật biện chứng:
    "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chụp lại chép lại; phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
    Trước hết tôi có một số ý kiến như sau về định nghĩa trên:
    1)"Vật chất là một phạm trù triết học": cách định nghĩa như trên là hợp lý và đỡ nhàm chán hơn định nghĩa "vật chất là vật chất"; vả lại cũng không thể đồng nhất vật chất là tiền; vật chất là những vật thể trên quả đất; hay vật chất là nguyên tử phân tử ; quark; lepton... các trường (điện từ trường..)
    2)"Dùng để chỉ thực tại khách quan": Vậy câu hỏi là thực tại sẽ chia thành thực tại khách quan và thực tại chủ quan. Thực tại chủ quan sẽ là gì (tinh thần ý thức chăng).Như vậy thực tại đầy đủ phải hàm chứa cả thực tại chủ quan nữa chứ.Hay là thực tại tối hậu nó sẽ không chia tách giữa thực tại khách quan và thực tại chủ quan(cái "chân như")?! Và như thế nào là khách quan?
    ...(còn nữa)
  6. purhar

    purhar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Thôi thôi ông ạ . Tưởng triết học của ông là triết gì . Hoá ra bê triết Mác Lê vào đây rồi phân tịch .

    Mệt ! Bây h ai cãi nhau về duy tâm với duy vật nữa đâu .
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Hai vấn đề đó chẳng phải là hai vấn đề sơ đẳng đâu!
    1. Chẳng khác nào hỏi hình và bóng, cái nào có trước cái nào! Ý thức và vật chất theo quan điểm triết học Phật giáo đều chỉ là những giả hợp, và rằng hai thứ đó ko phải là đối lập nhau mà chỉ đơn thuần là hai giả hợp cùng tồn tại bên nhau. Điều sai lầm cơ bản của học thuyết duy tâm hay duy vật là ngay từ đầu cho rằng Ý thức phải là cái gì đó đối lập với Vật chất, mà ko biết rằng chúng chỉ đơn thuần để miêu tả về hai phạm trù lớn của tự nhiên và Vũ trụ (cũng giống như nói sông và núi vậy, chúng chỉ xếp cạnh bên nhau, nhờ có thế núi mà sông có thể chảy, nhờ có sông, mà làm nổi bật núi (nhờ có vật chất mà ý thức có thể được nhận thức về thế giới, nhờ có ý thức mà vật chất mới có thể được nhận thức). Hơn nữa, học thuyết duy vật và duy tâm ko thoát khỏi những rào cản của nhận thức do "những gì trước đó chúng đã đặt vào trong đối tượng nhận thức" (Immanuel Kant : "Lý tính của con người chỉ có thể nhận thức được thực tại bằng những gì do chính nó trước đó đã đặt vào trong đối tượng)
    2. Không! (theo Immanuel Kant)
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tức là vẫn có một ý thức tuyệt đối để ý thức này tồn tại. Đó là duy tâm khách quan.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Chỗ này hỏi bác lại một tí cho thống nhất nhé. Bác cho rằng một ý kiến nào đó(ví dụ "vật chất quyết định ý thức") được áp đặt tuyệt đối thì thành một ý niệm tuyệt đối đúng không? Nếu ý niệm xuất phát từ ý kiến; thì phải có người để mà phát biểu ý kiến đó chứ; chứ không thì cái gì phát biểu ý kiến đó; do vậy ý niệm đó không thể tồn tại độc lập được. Bác hãy suy nghĩ một chút về điều này xem. Rồi trả lời tôi.
    Còn theo như các bài viết ở topic vật chất và tinh thần cái nào quan trọng hơn thì cái ý niệm tuyệt đối của bác theo em thấy là cái "ý kiến áp đặt tuyệt đối" thì đúng hơn là ý niệm tuyệt đối của Hêghen.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vàng : Có vấn đề.Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Vật chất và ý thức chỉ đối lập tuyệt đối trong một lĩnh vực rất hạn chế đó là vấn đề bản thể luận. Tức là vấn đề vật chất và tinh thần; cái nào có trước; và cái nào quyết định cái nào.Chứ không phải tất cả các nhà duy vật hay duy tâm đều đem đối lập vật chất với tinh thần.
    Ví dụ các nhà duy vật "thô thiển" cho rằng ý thức gồm những hạt nhỏ ly ti và cũng là vật chất.
    Còn nhiều nhà duy tâm thì cho rằng vật chất là một dạng của tinh thần.
    Chứ không phải là đối lập như bạn nói đâu nhé!

Chia sẻ trang này