1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 13/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đạo Phật như tôi đọc được có thế giới quan không phải thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm mà là chân như quan Phật giáo (chân như quan là nhìn sự vật "như nó vốn có")
    P/s : Phủ định những điều đã đọc được!
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chính thế tôi mới nêu vấn đề khách quan và chủ quan nảy sinh ra thế nào. Ko thì nói làm gì, lại duy tâm chủ quan.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Dù sao cũng có chữ "quan" và phân biệt "khách thể" "chủ thể" phải không bác Fromthestar.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cũng đúng. Nhưng phải có lý luận chứ.
  5. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Ngay cả một điều đơn thuần như vậy mà cũng lẫn lộn thì quả thật, FromTheStar ko nên nói gì ở trong topic này nữa và những topic khác nữa thì hay nhất!
  6. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    duy tâm là âm
    duy vật là dương
    âm thịnh dương suy
    dương nổi 3 âm chìm 7
    con người liệu có tồn tại đến ngày cân bằng ko nhỉ ?
    trong mỗi ng vòng âm dương đó lại khác
    ng thiên âm ng thiên dương.
    tuỳ time, hoàn cảnh mà tỉ lệ đó thay đổi
    khi tôi 14 tuổi, tôi từng nghĩ rằng cái gọi là trái đất này chỉ có mình tôi
    tất cả mọi ng đều là một vai diễn , 1 thành phần nào đó
    và có nhiệm vụ giao tiếp hay tiếp xúc với tôi, hay tác động điều gì đó lên tôi .
    và giờ tôi cũng ko biết điều đó là thật hay là giả.
    rồi tôi lại hỏi
    sao cứ phải nam yêu nữ
    sao người ta lại hôn nhau
    sao phải che đậy cái đó mà ko phải cái mèo giấu *** nào khác.
    mệt mỏi những hơi thở nặng nề
  7. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    trong cung điều kiện
    đàn bà là giống âm
    nên thiên về âm hơn đàn ông
    lý lẽ của chúng thường đặt cửa miệng
    chúng có thể hót linh tinh cả ngày mà ko biết chán , ko biết mình hót gì, để làm gì .
    chúng nói để thỏa lấp cái sự trống rỗng tuếch của chúng
    hay nên nói theo 1 hướng khác
    về sâu thẳm trong nội tâm, đàn ông chúng ta yếu , kém hơn . nên càn những trò chơi lớn hơn để lấp cái sự rỗng tuếch của chúng ta

    mà trong cái box cằn cỗi này chẳng thấy có bóng hồng nào cả.
    chán.
    cái ta muốn nói , thì đàn bà nó ko hiểu
    chỗ ta nói cái muốn nói thì lại ko có đàn bà
    nói đến đây lại nhớ đến truyện ngắn của tác giả Hoàng Long
    đại ý là: ta cô đơn độc, buồn. chỉ có một mình nơi cô tịch hoang liêu. thế rồi thỉnh thoảng có những bóng hồng đến với ta
    nhưng chớ chêu thay, khi nàng đến. ta bị biến thành cái túp lều , ko nói năng chia sẻ đc gì
    trong túp lều có nải chuối
    ta chỉ có thể vui vẻ nhìn nàng ăn chuối, vứt vỏ và bỏ đi
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vô thuỷ vô chung. Đó là thế giới quan duy vật. Mọi vật như là đang tồn tại - một tiền đề cho duy vật. Nhưng nó là lại dành cho những người đang ở trong cảnh giới này (Tự nó đã tách biệt vật chất và ý thức, không toàn vẹn và bao trùm thành cái duy nhất). Cho những người đang còn chấp Ngã. Chưa hiểu được cái *Vô Ngại* - cái điều quan trọng nhất của Phật giáo Hoa Nghiêm Tông. Không tách biệt thành một phạm vi, một biên giới nào. Tất cả là dung thông. Khi thành Phật thì mọi sự đã khác.
    Nghiên cứu đê. Kỹ vào, rồi tiếp. Biết đâu chả đắc đạo.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không có ai phản biện. Chán thế! Tự sướng vậy.
    Này nhé: Nếu: *Bằng cách đó, tri thức buộc phải "xác lập về đối tượng một cái gì đó" (hình ảnh giả định về đối tượng) trước khi đối tượng được phản ánh trong nhận thức [/hl] ("sớm hơn là nó đem lại cho ta"). * Thế thì cái mà nó gán cho đối tượng thì hẳn phải là đối tượng của ý thức trước đã phải ko ạ? Cái đó nó đã phải là khách quan chứ? Câu trả lời như sau:
    Trích từ...
    Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, cái gì đã tạo ra khả năng đó của lý tính? Tại sao lý tính lại có thể đưa tri giác vào các hình thức tiên nghiệm như vậy? Và, cuối cùng thì cái gì đã gắn kết các phạm trù và các khái niệm vào một chỉnh thể trong hiện thực? I. Kant đã trả lời các câu hỏi này theo quan điểm hết sức nhất quán của riêng mình: tất cả những thao tác đó là do đặc thù của chủ thể quy định. Theo I. Kant, cơ sở sâu xa tạo nên sự thống nhất trong nhận thức luận, mà nếu thiếu sự thống nhất đó thì lý tính không thể thực hiện được chức năng của nó - đó là hành vi tự nhận thức của chủ thể: cái tôi đang tư duy. I. Kant gọi hành vi này là sự thống nhất siêu nghiệm của tri giác hay, sự kết hợp của các tri giác nằm ở ngoài giới hạn của kinh nghiệm.
    Đó là nhận thức của nhận thức - nhận thức^2. Sự tự nhận thức của ý thức - Sự nhận thức về bản thân. Chẳng phải là *biết mình rồi biết ta* sao? Một sự tha hoá của cái chủ quan thành khách quan. Chẳng khác nào một ý thức đang soi bóng mình trong các ý niệm.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Lại nói về Hoa Nghiêm. Các khái niệm của nó ta cần nắm rõ. Cảnh giới viên dung, tính vô ngại là thế nào?
    Trích từ: Phật giáo - Triết học Hoa Nghiêm Tông - Tác giả Garma C.Chang:
    Cảnh giới là gì? Cảnh giới được hiểu là một khu vực hay phạm vi mà bên trong nó có những hoạt động nào đó, những tư tưởng nào đó hay những ảnh hưởng nào đó xảy ra; Vì vậy một cảnh giới luôn luôn ngụ ý một lãnh địa với những biên giới xác định rõ ràng. Như chúng ta đang sống là đang thuộc cảnh giới địa cầu. Là một sự chấp ngã với một hiện thực trước mắt. Nó chả khác gì là một hệ quy chiếu với những kinh nghiệm cóp nhặt được ở thế giới này. Nếu chấp Ngã, ta chỉ có thể biết được một sự vật, hiện tượng ở cảnh giới này mà ko biết được ở cảnh giới khác.
    Trích từ....
    Một minh hoạ đơn giản: Một ly nước được nhìn thấy bởi những người bình thường như chỉ là một chất lỏng làm đã khát, nó đưọc nhìn thấy bởi nhà hoá học như là một hợp chất hydrogen và oxygen, bởi nhà vật lý như là một hệ phức tạp cảu những chuyển động điện tử; bởi một triết gia như là một cái gì đó bày tỏ sự tương quan nhân quả... Hội tụ bên trong cái vật thể đơn giản này - một tách nước là vô số các cảnh giới. Chúng đồng thời hiện hữu cùng nhau theo một cách hết sức huyền bí. Một mặt, chúng *sống âm thầm*, mỗi cảnh giới bên trong phạm vi riêng của nó mà không hề nhảy ra ngoài những giới hạn và mặt khác chúng *sống một cách hài hoà với nhau* mà không hề tạo ra một ngăn ngại (ngược với vô ngại) hay quấy rầy nhỏ nhặt nào cho những cảnh giới khác. Tuỳ thuộc ở cảnh giới nào mà nó được nhìn nhận một cách khác nhau, tuy rằng là một đối tượng.
    Sự cố chấp về cảnh giới đó là đặc điểm của chấp Ngã.
    Vô ngại là sự xoá bỏ tất cả ranh giới, biên giới của định kiến, của chấp ngã - giống như ta biết nước gồm tất cả các tính chất như đã biết ở trên ( Tuy rằng chưa phải là biết hết hoàn toàn các cảnh giới của nó) mà không cần một ranh giới nào. Tất cả đều đồng thời xảy ra. Tất cả đều tương thông.
    Cảnh giới viên dung: Như tôi hiểu là sự vô hạn, vô lượng của các cảnh giới, xếp chồng lớp lên nhau và dung thông nhờ tính Vô ngại. Cái này giống quan điểm vật lý siêu hình của không gian n chiều (Hay vật lý siêu hình đang cố bắt chước?) : Có nhiều thực tại xảy ra cùng một thời điểm, cùng tại một địa điểm.
    Đạt tới cảnh giới này gọi là biết tuốt tuồn tuột, mọi cảnh giới, mọi giới hạn. Tất cả đều dung thông, đều xảy ra. Trong đó không còn khoảng cách, còn không gian, thậm chí là thời gian cũng là vô nghĩa. Ấy gọi là Như Lai. Mr_king hoang à.
    Đấy phản biện xem có điểm nào bất hợp lý hoặc hiểu ko đúng.
    Cái này chỉ là bước đệm để đi tìm hiểu cái tôi và cái ta theo quan điểm Phương Đông, mà ko có ý tuyên truyền cho Đạo. Tất nhiên nhờ tính hoà hợp, thống nhất, vô ngại và viên dung mà làm nên cái Thiện của Đạo. Lúc nào sẽ bàn tiếp.

Chia sẻ trang này