1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 13/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nói về tính duy tâm của đạo Phật thì theo C.Chang....
    Bằng cách nào và tại sao cảnh giới Viên Dung này có thể hiện chứng được? Trừng Quán (738 - 839), một Đại sư Hoa Nghiêm Tông lừng danh đã đưa ra mười lý do cho câu trả lời này. Trong tác phẩm nổi tiếng của Ngài, Hoa Nghiêm Huyền Tán chúng ta đọc thấy:
    Hỏi: Các nguyên nhân cho phép tất cả các pháp tương dung hỗ nhập hoàn toàn theo một thể cách như thế là gì?
    Trả lời: Những lý do thì rất nhiều, thật khó mà luận giải chúng hết thảy được, nhưng mười lý do cả thảy có thể được đưa ra đây một cách khái quát:
    1. Bởi vì tất cả các pháp (hay sự vật) đề chỉ là những biểu hiện của tâm (Duy tâm chưa Mr.King hoang?).
    2. Bởi vì không có pháp nào có một thể tính xác định.
    3. Bởi vì tất cả các pháp đều là những nguyên nhân tương quan đến nhau.
    4. Bởi vì Pháp tính tự nó vốn hoàn toàn tự do, tự tại và hoàn toàn chan hoà hợp nhất.
    5. Bởi vì tất cả các pháp đều giống như ảo ảnh và những giấc mơ.
    6. Bởi vì tất cả pháp đều giống như những phản chiếu hay hình ảnh (tính phản chiếu giống như Kant đã nói về tính tự ý thức của ý thức).
    ......
    Thế có duy tâm ko Mr_king hoang?
  2. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù tôi rất muốn cất bút tại topic này nhưng vì thấy nội dung bàn luận bây giờ lại ngả về hướng: đạo Phật có duy tâm không ? Cho nên tôi ở lại tiếp tục.
    Bạn đang ngộ nhận bởi đạo Phật dùng chữ TÂM không giống với những người duy tâm dùng nó. Chữ TÂM trong đạo Phật là cái tâm không, còn chữ tâm của giới duy tâm là cái tâm có. Duy tâm bảo: vật chất là huyễn hoặc, ý thức là chân thật. Đạo Phật dạy: Vật chất và ý thức đều không.
    Bạn xem đức Phật giúp A nan thoát khỏi những ngộ nhận về TÂM như thế nào:
    Phật kêu A-Nan hỏi rằng: "Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia?"
    A-nan thưa: "Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường, con sanh lòng hâm mộ và phát tâm xuất gia."
    Phật hỏi: "Ông nói: Vì thấy 32 tướng tốt của Phật, sanh lòng hâm mộ; vậy ông lấy cái gì để thấy, và lấy cái gì để hâm mộ?"
    A-Nan thưa: "Con lấy mắt để thấy và dùng tâm hâm mộ."
    Phật hỏi: "Ông nói: lấy con mắt để thấy và cái tâm hâm mộ,vậy ông có biết cái tâm và con mắt ở chỗ nào không?
    Ông từ hồi nào đến giờ, nhiều kiếp sanh tử luân hồi, cũng vì tâm và mắt! Nếu ông không biết nó ở chỗ nào, thì không bao giờ hàng phục được phiền não và trần lao.
    Cũng như vị quốc vương, bị giặc đến xâm chiếm, đem binh dẹp trừ, nếu không biết giặc trú ngụ ở chỗ nào thì không bao giờ dẹp được giặc."
    A-Nan thưa: "Bạch Thế tôn, không những một mình con hiểu, mà tất cả chúng sanh cũng đều cho con mắt ở trên mặt, còn tâm ở trong thân."
    Phật hỏi: "Ông ngồi trong giảng đường này, trước hết ông thấy cái gì? Và vì sao ông thấy được cây cối ngoài vườn?"
    A-Nan thưa: "Bạch thế tôn, con ngồi trong giảng đường, trước thấy Phật cùng chư tăng, và nhờ mở các cửa, nên con nhìn ra ngoài, thấy được cây cối, cảnh vật bên ngoài."
    Phật hỏi: "Có ai ngồi trong nhà, không thấy các vật trong nhà, mà lại thấy được cảnh vật bên ngoài không?"
    A-Nan thưa: "Bạch thế tôn, người ngồi trong nhà, mà không thấy các vật trong nhà, lại thấy cảnh vật bên ngoài là không có lý."
    Phật nói: "Tâm ông cũng thế, nếu thật ở trong thân ông, thì trước hết nó phải thấy tim, gan, ruột, phổi hoặc móng tay ra, tóc dài, gân chuyển, mạch động ở trong, rồi sau do mở mắt, ông mới thấy đặng các cảnh vật bên ngoài. Cũng như người ngồi trong giảng đường này, trước hết phải thấy Phật cùng chúng tăng và những vật trong giảng đường, rồi sau dòm ra ngoài, mới thấy núi sông cây rừng v.v.
    Vậy có ai trước thấy tim, gan, ruột, phổi ở trong thân, rồi sau mới thấy các vật ở bên ngoài không? Nếu không, thì ông nói: tâm ở ngoài thân là phi lý."
    A-nan bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, cứ theo lý luận trên thì con hiểu: Tâm ở ngoài thân. Vì nếu ở trong thân, sao không thấy được các vật ở bên trong, mà chỉ thấy cảnh vật bên ngoài. Vậy nên con biết tâm ở ngoài thân. Cũng như cái đèn đốt ngoài nhà, nên chẳng sáng được trong nhà. Nghĩa này đúng rồi, chắc không còn lầm lạc nữa."
    Phật hỏi A-nan: "Cái tâm của ông, nếu ở ngoài thân, thì thân và tâm ông không dính dấp với nhau. Vậy trong lúc tâm biết, thân phải không biết; còn khi thân biết, thì tâm phải không biết.
    Cũng như ta với các thầy Tỳ kheo, vì thân thể khác nhau, nên khi ta thọ trai, các thầy không no được.
    Vậy ông thử xem cánh tay của ta đây, trong lúc mắt (thân) ông vừa thấy, tâm ông có biết liền không?"
    A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, trong lúc con mắt vừa thấy, thì tâm con liền phân biệt."
    Phật hỏi: "Nếu mắt ông vừa thấy, tâm ông liền biết, thì thân ông và tâm không thể rời nhau được. Như thế thì ông nói: Tâm ở ngoài thân cũng không phải."
    A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, theo lời Phật bác: tâm không phải ở trong thân, vì nó chẳng thấy được bên trong; cũng không phải ở ngoài thân, vì mắt vừa thấy, tâm liền biết, rõ ràng tâm thân không rời nhau.
    Cứ theo lý luận này, thì con hiểu: Tâm núp trong con mắt; cũng như con mắt của người mang kiếng, nên chỉ thấy các cảnh vật bên ngoài, mà không thấy được vật bên trong."
    Phật hỏi A-nan: "Nếu tâm con núp trong con mắt, cũng như con mắt người mang kiếng; vậy tôi hỏi: Người mang kiếng trong khi họ thấy cảnh vật, họ có thấy được cái kiếng mang đó không?"
    A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, thấy được."
    Phật hỏi: "Nếu tâm ông cũng như con mắt người mang kiếng, thì vậy sao người mang kiếng có thể thấy được cái kiếng mang, còn tâm ông sao không thấy được con mắt của ông?
    Nếu tâm ông thấy được con mắt của ông, thì con mắt của ông thành ra cảnh bị thấy, nó phải ở ngoài thân ông mới phải.
    Nếu thân, tâm ngoài nhau, thì làm sao mắt ông vừa thấy, tâm ông liền phân biệt được?
    Nếu tâm ông không thấy được con mắt của ông, thì sao ông tỷ dụ như con mắt người mang kiếng?
    Thế nên ông nói: Tâm núp trong con mắt, như con mắt người mang kiếng núp sau cái kiếng cũng không phải."
    A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, bây giờ con nghĩ: Nhắm mắt thấy tối, là tâm thấy trong thân (gan ruột); nhờ cửu khiếu, thất huyệt (các giác quan) trống hở, nên mở mắt thấy sáng là tâm thấy các cảnh vật ngoài thân. Chẳng biết nghĩa này có đúng không?"
    Phật hỏi Anan: "Ông nói: Nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân vậy thì khi ông thấy tối, cảnh tối đó có đối trước mắt ông hay không?
    Nếu cái tối không đối trước mắt thì không thành cái nghĩa thấy. Còn có đối trước mắt, thì thấy tối là thấy trước, sao ông lại nói thấy trong?
    Nếu ông cho thấy tối là thấy trong thân (gan ruột) thì khi ở trong nhà tối không có ánh sáng, ông thấy tối đó, cũng là thấy gan ruột của ông sao?
    Lại nữa, nếu nhắm mắt thấy tối, ông cho là thấy trong thân, mở mắt thấy sáng là thấy ngoài thân, vậy sao ông không thấy được cái mặt?
    Cái mặt ở ngoài, ông mở mắt còn không thấy, thì khi nhắm mắt thấy tối, làm sao chắc là thấy trong thân?
    Nếu ông thấy được cái mặt ông, thì con mắt với tâm hiểu biết của ông, phải ở ngoài thân ông.
    Nếu tâm và mắt ở ngoài thân, thì nó không phải là tâm mắt của ông rồi.
    Nếu ông cho tâm, mắt (ngoài thân ông) đó cũng là ông, vậy thì nay ta thấy được mặt ông, thế thì ta đây cũng là tâm, mắt của ông sao?
    Lại nữa, trong lúc con mắt ông biết, thì thân ông cũng phải không biết, khi thân ông biết, thì con mắt ông phải không biết (vì ông chấp nó rời nhau).
    Nếu ông cho cả hai đều biết, thì một mình ông phải có hai cái biết (tâm), vậy khi tu hành chứng quả, ông sẽ thành hai vị Phật sao?
    Thế nên phải biết: Ông nói: thấy tối là thấy trong thân cũng không phải."
    A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, con thường nghe Phật dạy tứ chúng: Do tâm sanh, nên các pháp mới sanh. Do các pháp sanh, cho nên tâm mới sanh. Nay con suy nghĩ, thì cái suy nghĩ đó là tâm của con; tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm liền theo đó mà có, không phải ở trong, ngoài và chính giữa."
    Phật hỏi A-nan: "Ông nói tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm liền theo đó mà có như thế thì cái tâm của ông không có thật thể.
    Nếu tâm ông không có hình thể (tức là không có) thì lấy cái gì mà hòa hiệp? còn nó có hình thể, thì ông thử lấy tay mặt đánh qua tay trái, ông liền biết đau. Vậy cái tâm biết đau này, là từ trong thân chạy ra hay từ bên ngoài chạy vào?
    Nếu ông nói: nó từ trong thân chạy ra, thì trước hết nó phải thấy gan ruột trong thân của ông. Còn nếu nó từ ngoài hư không chạy vào, thì trước hết nó phải thấy cái mặt của ông."
    A-Nan thưa: "Con mắt thì thấy, còn cái tâm thì biết;"
    Phật nói: "con mắt thì thấy, nghĩa đó không phải."
    Phật hỏi: "Nếu con mắt thấy thì những người chết, con mắt vẫn còn, sao họ không thấy vật?
    Nếu người chết, mà vẫn còn thấy vật, thì sao gọi là người chết?
    Lại nữa, nếu cái tâm hiểu biết của ông có thật thể, thì có một thể hay nhiều thể, ở khắp cả thân ông, hay không khắp cả thân?
    Nếu tâm ông có một thể, và ở khắp cả thân, thì khi ông lấy tay đánh thử một chỗ trên thân ông, đáng lẽ ra thân đều biết đau hết, vì tâm ở khắp cả thân và đồng một thể.
    Nếu cả thân đều biết đau, thì cái đau đó lẽ ra không có ở nhứt định chỗ nào.
    Nếu cái đau có chỗ ở nhứt định, thì ông nói: cái tâm một thể và ở khắp cả thân cũng không phải. Còn nói tâm ông có nhiều thể thì thành ra nhiều người; vậy cái nào là tâm của ông?
    Nếu tâm ông không ở khắp thân thể, vậy ông đồng thời vừa đụng trên đầu, và cũng vừa đụng dưới chân, khi ấy nếu đầu biết đau, thì chân phải không biết, còn chân biết đau, thì đầu phải không biết.
    Nhưng thật tế thì, đầu và chân của ông cả hai đều biết đau.
    Thế nên ông nói: tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm tùy theo đó mà có cũng không phải."
    Anan bạch Phật: "Con nghe Phật cùng với ngài Văn Thù ...khi luận về thật tướng (chơn tâm), Phật dạy rằng: Tâm chẳng ở trong và cũng chẳng ở ngoài.
    Nay con suy nghĩ: Nếu tâm ở trong thân, sao chẳng biết được bên trong? Còn nói tâm ở ngoài, thì sao tâm lại biết đau? Như thế thì tâm chắc ở chính giữa."
    Phật hỏi: "Ông nói tâm ở chính giữa, vậy cái chính giữa là giữa thân hay cảnh; nếu ở chính giữa thân, thì đồng thời với ở trong thân, như đã nói trước. Nghĩa là: tâm phải thấy trước tim, gan, ruột, phổi ở bên trong.
    Còn như ở về cảnh, thì có thể nêu (cái giữa) ra được, hay không nêu ra được?
    Nếu không nêu ra được, thì đồng như không có; còn nếu ra được, thì không thể nhứt định chỗ nào là chính giữa.
    Vì sao? Như người lấy cái cây cắm chính giữa, nếu người ở phía đông thì xem thấy cây ấy cắm ở phía tây; còn người ở phía nam, thì xem thấy cây ở phía bắc.
    Cái cây cắm nêu đó đã không nhứt định chỗ nào là chính giữa, thì cái tâm của ông cũng phải lôn lạo không định."
    A-Nan thưa: "Con nói chính giữa không phải hai chỗ ấy. Như Phật thường nói: con mắt đối với sắc trần, sanh ra nhãn thức. Một bên con mắt thì có phân biệt, một bên sắc trần lại không phân biệt, cái thức sanh chính giữa, đó là chổ của tâm ở."
    Phật hỏi: Ông nói: Tâm ông sanh chính giữa căn và trần cảnh hay không gồm cả hai.
    Nếu gồm cả hai, thì căn với cảnh lộn lạo (căn không thành căn, cảnh không thành cảnh; vì vừa biết mà cũng là không biết). Song trần cảnh thì không có tri giác, còn căn lại có tri giác, hai bên đối lập riêng khác, vậy lấy chỗ nào làm giữa.
    Còn như không gồm cả căn và cảnh, thì tâm không thật thể. Vậy lấy cái gì làm chính giữa?
    Thế nên phải biết: Ông nói tâm ở chính giữa cũng không phải."
    A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, ngày trước con thấy khi Phật cùng với ông Đại Mục Kiền Liên, Tu Bồ đề v.v. nói pháp, Phật có dạy rằng: Cái tâm hiểu biết phân biệt, không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chính giữa, không ở chỗ nào cả; không dính mắc (vô trước) tất cả đó gọi là tâm.
    Vậy nay con lấy cái không dính mắc đó làm tâm, chẳng biết có hay được không?"
    Phật hỏi: "Ông nói: lấy cái không dính mắc tất cả làm tâm. Vậy tôi hỏi ông: tất cả các vật tượng trong thế gian này, nào là hư-không, thế-giới, chim bay trên trời, cá lội dưới nước v.v. Vậy các vật tượng ấy có mà ông không dính mắc (trước) hay là không, mà ông không dính mắc?
    Nếu các vật tượng ấy không có, thì cũng như lông rùa, sừng thỏ: nó đã không, thời có gì mà dính mắc.
    Nếu còn có cái không dính mắc thì ông không thể nói rằng không dính mắc được. Vì cái gì không có hình tướng thì không, còn cái gì có hình tướng là có. Nếu có hình tướng thì phải bị dính mắc.
    Thế nên ông nói: không dính mắc tất cả làm tâm cũng không phải."
    Mời thưởng thức !
  3. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật im lặng là chính, còn bạn nói nhiều quá đấy. Phật không nói nhiều, thể hiện tánh không, còn bạn phán như đinh đóng cột: kinh này nói thế này, kinh này nói thế kia... thể hiện tánh có. Thiện Tài Đồng Tử sau khi vào lỗ chân lông của ngài Văn Thù rồi nhập pháp giới, hình như không thấy định nghĩa pháp giới là gì, cảnh giới là gì, viên thông là gì cả. Còn bạn chưa nhập pháp giới đã khôn hơn Đồng Tử một cái đầu, cảnh giới là thế này, viên thông là thế nọ.
  4. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi tôi nhầm. Lỗ chân lông của ngài Phổ Hiền chứ không phải Văn Thù.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cám ơn bạn đã mời tôi bữa tiệc thịnh soạn thế này. Nhưng tôi chỉ gắp vài miếng:
    + Vàng 1: Điều đó có thể đúng nhưng là đối với người đã thành Phật. Ko có nghĩa đối với bất cứ ai. Làm sao có thể có một nhận thức từ con số 0, với cách hiểu như người bình thường như chúng ta, nếu xét về lý - Cái tâm chỉ có thể là 0 giống như là ko nhìn thấy chứ ko phải là ko tồn tại.
    + Vàng 2: Bạn nên thận trọng với câu nói. Ý nghĩa của câu kinh và ý nghĩa của bạn đưa ra khác nhau. Thứ nhất, tôi muốn nói về
    cái điều ở câu này đã phủ định cái điều bạn muốn nói ở vàng 1.
    Ở đây thì bạn đã nói về một cái tâm. Thứ hai, ko phải là *Phật đang giúp Anan thoát khỏi ngộ nhận về Tâm thế nào*. Cái này là bạn đang nghĩ ra. Mà phải nói rằng Phật đang giúp Anan tu thành Phật. Tôi ko cần để ý tới ý nghĩa phần lớn các câu dưới, bởi người tu thường hay lấy các công án để phá các ngã chấp. Điều đó có thể thấy như sau:
    + Vàng 3: Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia.
    Từ câu nói của Phật, ta thấy Phật xác nhận được cái tâm là thuộc Anan, của Anan đúng ko? Ông phát tâm - Lại là tính chủ động của ý thức. Giống như tâm khởi. Có gì khác với tâm tôi thường nghĩ đâu.
    A-nan thưa: "Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường, con sanh lòng hâm mộ và phát tâm xuất gia."
    Ở đây Anan đã mắc vào sai lầm, gần như dính bẫy khi trả lời câu hỏi của Phật. Nếu đã là Phật, Anan ko cần trả lời mới đúng, nhưng lúc đó Anan lại đang u mê cần tìm hiểu giáo pháp nên lại cứ phải trả lời, nên qua các Công án của Phật, tìm ra được điều gì mới phải. Trông trăng mà quên đi ngón tay chỉ trăng. Đắc đạo thì hãy quên đi mấy câu hỏi của Phật vậy. Còn chú ý tới các câu hỏi thì còn ngã chấp. Phải để tâm Phật tự giác ngộ, ko phải là từ yếu tố bên ngoài (mang tính khách quan - vì thấy ngài 32 tướng...) như câu nói của Anan. Phật ở trong tâm. Tự nó, nên khi nó đắc đạo, hiểu được lẽ thì chẳng cần phải nói một lời nào. Chủ quan đấy chứ?
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi nói nhiều ư? Thế là cực ít đấy chứ? Các triết gia họ còn nói nhiều kinh khủng cơ đấy, lòng vòng lắm. Ví dụ cũng nhiều.
    Nói như thế thì thế này: Khi đức Phật im lặng. Tức là ta hiểu vì ông đã ngộ được đạo. Khi Ngài ko còn ở thế gian này, ta hiểu Ngài đã nhập Niết Bàn. Tất cả những câu nói đấy đều âu là cũng từ cái liễn mà ra - tức là từ những con người phàm tục rồi suy tư rồi viết lại theo sự hiểu, sự định nghĩa của họ, chứ Phật có nói nguyên kinh cho họ ko (tánh 0 mà, kinh cũng phải trắng tinh ko chữ chứ?)? Thế nên nó mới gọi là Hoa Nghiêm Tông để phân biệt với trường phái khác. Do đó ở đây tôi có nói về Hoa Nghiêm Tông hơi dài cũng là đang nói về Đức Phật của cái thuộc về kinh kệ đang còn ở trần tục, chứ không nói về đức Phật.
    Lấy ý nghĩa từ đó ra mà giải thích. Và sự hiểu ở đây có thể hiểu như sự hiểu về kinh kệ chứ bạn đừng nhầm lẫn về sự hiểu như ý nghĩa là *Đắc đạo*.
    Vấn đề vậy đó!
  7. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Bạn là người bình thường muốn hiểu thô thiển thế nào cũng được, nhưng Phật không giống bạn, và bởi vì đạo là do Phật chứ không phải bạn tạo dựng cho nên Phật thế nào thì đạo phật thế đấy. Mà Phật không duy tâm thì đạo phật cũng không duy tâm, bất kể người bình thường như bạn "thích" hiểu theo cách duy tâm hay không. Và chư Phật không đếm xỉa gì đến sự hoài nghi của bạn.
    Bạn bảo cái tâm chỉ có thể là không theo nghĩa không nhìn thấy được chứ không phải là không tồn tại. Điều đó một lần nữa chứng minh bạn là tay sai đắc lực cho chủ nghĩa duy tâm, và do đó không phải một người theo phật. Bạn vẫn còn cho cái tâm là chắc chắn, là tồn tại không lầm lẫn vào đâu được, là bạn đã xa phật lắm rồi. Ngày xưa một Bồ Đề Đạt Ma với một câu đơn giản: "ngươi đem tâm ra ta an cho", thế là đủ cho Huệ Khả. Ngày nay dù có nhiều Bồ Đề Đạt Ma như số cát sống hằng thuyết giảng cho bạn trong vô lượng a tăng tỳ kiếp về chữ tâm thì cũng chưa chắc bạn hiểu được một mảy may nào, bởi bạn ... duy tâm mà.
    Bạn bảo tâm trong câu chuyện trên có gì khác với tâm bạn thường nghĩ đâu. Có bạn, rất khác là đằng ...khác. Tâm của bạn có sự khởi đầu, có người khởi tâm, nói chung là có chỗ tựa. Còn tâm của Phật:
    "Thế nên ông nói: không dính mắc tất cả làm tâm cũng không phải."
    Nói là tâm có chỗ tựa đã kẹt, nói là tâm nằm ở nơi không có chỗ nào để tựa cũng không xong. Tâm không ở chỗ nào đã đành, không phụ thuộc vào pháp nào đã đành, nhưng nó cũng không ở chỗ không-phụ-thuộc-vào-pháp-nào luôn cả ! Bạn đã thưởng thức bữa tiệc tôi chiêu đãi thiết nghĩ nên thưởng thức trọn vẹn, chứ gắp từng miếng có chọn lọc như bạn làm là bỏ qua cái chính.
    Trông trăng mà quên đi ngón tay là đã khá, nhưng vẫn kẹt. Kẹt trong cái còn trăng, còn ngón tay. Thằng bé chăn trâu trong Thập Mục Ngưu Đồ sau khi đã tìm được trâu rồi thì làm gì ? Quên trâu còn người, rồi gì nữa ? Người trâu đều quên. Thỏng tay vào chợ.
    Mà đã thỏng tay vào chợ rồi thì vô ngại tự tại mà trả lời những câu hỏi của Phật. Chấp vào việc trả lời hay không trả lời, đấy là chưa vô ngại, chưa viên thông, chưa ung dung, chưa thỏng tay, là vẫn còn ngắm trăng mà trong đầu còn chằm chằm "quên ngón tay", bạn ạ.
  8. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Các triết gia nói nhiều, bởi vậy họ khác Phật. Có gì đâu. Bạn tưởng hiểu Phật nhưng nói quá nhiều, tức là gần triết hơn Phật vậy. Bạn bàn về thế giới Hoa Nghiêm mà bắt đầu bằng định nghĩa, bằng lý lụân rạch ròi trắng đen thì bạn chưa hiểu Hoa Nghiêm. Lúc trước trong topic này, lúc còn bàn lụân với tôi về vật lý, sao bạn không chặt chẽ, quy củ vậy đi ? Bạn đúng là không đúng chỗ.
    Đức Phật đã có tám mươi ngàn pháp môn thì cớ gì kinh là phải trắng tinh tươm ? Bạn tưởng không là không có chữ ? Tức là bạn bảo: có chữ là còn có, chừng nào nết chữ mới là không ? Bởi vậy bạn đúng là không hiểu Phật.
    Mà đã bảo là tám mươi ngàn pháp môn thì người nào thuốc đó. Trình độ của bạn có kinh dành cho bạn. Kinh Hoa Nghiêm đã thuyết giảng cho bậc bồ tát thì ai bảo bạn chen lấn vào làm gì, để rồi trách móc sao chư Phật giảng khó quá để tôi phải hiểu theo cách trần tục. Không ai mượn bạn hiểu Hoa Nghiêm theo kiểu trần tục.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi chấp nhận với vàng 1.
    Bạn nêu ra những lời nói mâu thuẫn giữa cái thực tại và cái đối nghịch với nó thì dễ, ai mà chả nói được. Giữa có và không. Nó là một vấn đề đang tồn tại, và luôn có trong đời sống của mỗi người. Cái quan trọng là hiểu đạo như thế nào chứ ko phải hiểu cái 0 như thế nào. Bạn hiểu ý tớ tại sao chỉ đề cập tới Triết học Hoa Nghiêm rồi chứ?

Chia sẻ trang này