1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 13/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tuy nhiên, hiện thực trước mắt có thể trở thành bất khả tri đối với người duy vật. Tức là xuất phát điểm từ việc anh ta đặt mình trong lòng một thực tại khách quan thì việc anh ta có thể nhận thức được toàn bộ thực tại đó là không thể.
    Nhưng người duy tâm thì khác, họ có thể giải thích được thực tại này một cách hoàn chỉnh với xuất phát từ Ý thức. Việc mổ xẻ xem Ý thức là gì là không cần thiết nữa. Điều đó hiển nhiên ai cũng hiểu. Chỉ còn là Ý thức đó phổ biến trong thực tại khách quan như thế nào và bằng cách nào. Tại sao chúng ta có thể hiểu được nhau? Khi nào đối tượng của ta được ta coi là có Ý thức? Nếu một ngày nào đó, một ai đó đi qua một hành tinh, thấy có một thế giới của *robot* biết làm việc, tự biến đổi và sinh sản thì ta vẫn nói rằng đám robot đó không có Ý thức chứ? Có thể cùng lắm nói rằng chúng có *Trí tuệ nhân tạo* mà thôi?
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Điều quan trọng là đám robot đó có thể tự mâu thuẫn lẫn nhau ko? Nếu ko, thì vẫn là robot vì mang tính logic hệ thống ngặt, nếu có thì có thể đó là những "sinh vật có trí tuệ cao", vì chỉ có sinh vật đẳng cấp này mới có thể tự mâu thuẫn với mình ở các thời điểm khác nhau, biểu trưng cho tính Vô Ngã nói theo cách của nhà Phật!
  3. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Điều quan trọng là đám robot đó có thể tự mâu thuẫn lẫn nhau ko? Nếu ko, thì vẫn là robot vì mang tính logic hệ thống ngặt, nếu có thì có thể đó là những "sinh vật có trí tuệ cao", vì chỉ có sinh vật đẳng cấp này mới có thể tự mâu thuẫn với mình ở các thời điểm khác nhau, biểu trưng cho tính Vô Ngã nói theo cách của nhà Phật!
    ....................................................................................................................Không phân biệt dạng nào là sinh vật, dạng nào không. Ở đây chỉ nói rằng đám vật chất đó có ý thức ko thôi. Vấn đề *Đẳng cấp* cũng chưa xét tới. Ý thức có chia đẳng cấp?
    Nói về sự *mâu thuẫn* là nói đến một *vấn đề*. Vấn đề phải có hai mặt đối lập. Bàn về vấn đề là một việc hết sức phức tạp bởi phải đi tới ngọn nguồn của nó. Nó là đúng và sai, 1 và 0.
    Bất cứ nhận thức nào trên cõi đời này cũng phải dựa vào một quy luật cao nhất: Luật nhân quả. Nó ám chỉ cho cái lý của cảnh giới trước mắt, của sự tồn tại của ý thức. Tiêu biểu là định luật bảo toàn: Không có vật gì tự nhiên sinh ra và cũng không thể tự nhiên mất đi.
    Thử tưởng tượng nếu mọi sự không tuân theo luật nhân quả thì mọi thứ sẽ hỗn độn và vô quy luật thế nào. Lúc đó làm sao có nhận thức. Và nếu có nhận thức, sẽ rút ra được quy luật gì từ đám hỗn độn ấy? Nó là một câu chuyện hoang đường.
    Vũ trụ (gồm cả thời gian) = Bigbang + kỷ nguyên Planck. Cho dù kích thước Planck là rất bé nhưng nó cũng đã xứng đáng là một nguyên nhân cho sự hiện hữu này. Đó là xét trong hệ quy chiếu hiện tại này, ở cảnh giới này, ở trên trái đất và thời gian trên trái đất. Có thể thời gian của Vũ trụ gần thời điểm Bigbang nó sẽ khác bây giờ - Nó là một cảnh giới khác..
    Một vấn đề, giữa có và không luôn tồn tại phổ biến, ở mọi vật chất, mọi loài chứ ko phải chỉ ở một sinh vật nào cả. Phải chấp nhận một cách khách quan rằng bất cứ sự *Hiểu* về sự suy nghĩ hay phản ứng của một đối tượng nào đó cũng chỉ là mang tính chủ quan, một suy diễn chủ quan hay là phép biến đổi hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu kia trong một tổng thể mà thôi. *Cái tổng thể đó* như là một chương trình mà ta có thể lấy dữ liệu ở bất cứ công đoạn nào, tuỳ thuộc vào vị trí làm hệ quy chiếu. Dữ liệu đó vẫn mang trong nó cái chung - đó là quan hệ của luật nhân quả.
    Dựa theo luật nhân quả đó, ta có thể nghĩ rằng Vũ trụ này sinh ra từ *Hư vô*? Hay nó sẽ mất đi vào *Hư vô*? Thế cái gì thúc đẩy nó sinh ra từ *Hư vô*? Đến đây lại là một vấn đề giữa có và không. Cho nên *Hư vô* không thể tồn tại.
    Cái *Không* đối lập với cái *Có*. Nó được sinh ra bởi cái *Có* đã xuất hiện, và cái *Không* đó là một sản phẩm của Ý thức. Nó là trừu tượng và siêu hình. Nó như là một sự tự nhận thức về bản thân, về cơ thể của nó. Đây là một đặc tính cơ bản của mọi vật chất để nó có thể tương tác, phản ứng với những cái khác, hiểu theo duy vật. (Ở đây ko phân biệt vô thức và Ý thức như Frớt). Và cái *có* đó chỉ có nghĩa đối với ý thức đang nhận thức nó, không có ý thức khác, thứ 3 hay thứ 4. Có chăng đó là những suy tưởng, tư duy của chính Ý thức đó ở mỗi cái trí, cái cảnh giới khác nhau mà thôi. Cái *không* còn lại hoàn toàn là sản phẩm của *ý thức* trong một cảnh giới đối lập với cái *có* đang hiện hữu.
    Từ đó trong quan hệ nhân quả, các *vật chất* xuất hiện trong cái *Trí* của ý thức và tổng thể của nó là không thời gian hiện hữu.
    Các góc độ quan sát của Ý thức trong tổng thể đó tạo nên những *nhân tố chủ quan* và *nhân tố khách quan*. Giữa chúng vẫn giữ được mối quan hệ nhân quả và sự thống nhất bởi chúng là 1.
    (Tiếp) :)
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Như vậy ta thấy xuất hiện một khái niệm: *Cái Trí*.
    Tự Ý thức của nó là phổ biến, không phân biệt. Chỉ có cái *Trí* của nó là phân biệt. Không ngoa khi nói rằng: Cái Trí sinh ra cảnh giới của nó. Chẳng qua, cái *Trí* là những tham số, quy luật địa phương được rút ra từ một khâu trong một hệ thống hoàn chỉnh của tập hợp Ý niệm. Ví dụ Khoa học cũng là một cái Trí, một cảnh giới của *Thế giới tự nhiên*, nó không là toàn bộ vũ trụ, mà chỉ là một phần, một tập con của tập lớn. Ví dụ:
    Vũ trụ = Bigbang + kỷ nguyên Planck. Big bang đó là một cảnh giới của cái Trí của Khoa học.
    Từ đó, ta thấy rằng mọi vật chất đều có Ý thức. Đối với duy tâm chủ quan, điều đó là do Ý thức của anh ta, ý niệm của anh ta mà ra. Cái chủ quan của anh ta mang tính năng động, phần còn lại gọi là *khách quan* thì hiểu như là vô thức hoặc là do *Nghiệp quả*. Đối với người duy vật thì bản chất của vật chất đã mang trong mình nó một ý nghĩa, một ý thức nhất định quy định vật chất đó thế này mà ko phải thế khác. Quay lại câu hỏi về các chú Robots của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể xem nó là có Ý thức hoặc không? Vấn đề này ko dễ. Nó liên quan đến vấn đề *Định mệnh*.
    Khi nào thì nói rằng một robot có *Định mệnh*? Điều đó chỉ có thể hiểu rằng khi ta hoàn kiểm soát được hoạt động của chú robots đó. Biết được chính xác hoạt động của nó. Tức là mọi tham số đầu vào ta đều nắm bắt được (tính khách quan) và nội dung chương trình, quy luật bên trong chú robots đó ta cũng nắm bắt được. Còn ngược lại, khi ta không nắm bắt được cơ chế hoạt động của nó, ta phải chấp nhận rằng nó hoạt động có Ý thức. Ít nhất cũng phải hiểu rằng Ý thức đó là tạo bởi một *Chúa của robots* đằng sau chúng. Bản thân chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta là robots, chúng ta cũng đang mang trong mình Ý thức của Ý thức lớn. Đối với nhà duy tâm chủ quan, Ý thức đó không nằm đâu xa, mà ngay trong con người mình. Có thể đó gọi là *Tâm Phật* chăng? Cái Tâm này ko thể thấy được, nó cũng chẳng nằm trong cái gì, ở ngoài cái gì, mà nó là nó, là trong cái Trí của mình. Vậy Ngài nằm trong tất cả mọi loài. Bởi Ngài mang tính thống nhất, toàn thể nên có bản thiện. Ngài không ở một nơi đâu riêng biệt mà ở khắp mọi nơi. Ngài ở một cảnh giới phi thời gian, không gian. Điều này có lý khi ta quy giản tất cả về một bản thể ban đầu, vượt thời gian và không gian. Tất cả nằm trong 1. Đối với cảnh giới không - thời gian 4 chiều này, Ngài đang hiển hiện ở chiều thứ 5. Chiều của Ý thức.
    Cùng một lúc xuất hiện ở tất mọi vị trí. :) .
    Quay về với các chú Robots: Vậy khi ta ở cảnh giới cao hơn và chi phối được cảnh giới của các chú Robots thì ta nói rằng chúng có Định mệnh. Và khi ta ở cảnh giới thấp hơn hoặc bằng hoặc chịu sự chi phối bởi chúng, ta phải chấp nhận rằng nó có *Ý thức* chứ? Trí tuệ cao là đằng khác. Chữ cao ở đây là tương đối, phụ thuộc vào điểm đặt hệ quy chiếu. Vậy đó, ta có thể hiểu ở cảnh giới này ta phải chấp nhận một sự *khách quan* hoặc *ý thức khách quan*.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có câu chuyện vui. cũng là logic với cái nhìn của tục đế về Niết bàn, về Chân không, về tính không. Lúc nào rảnh tui post. Ko phải là tự cao tự đại đâu. cũng là lấy ý của người khác thui. Từ đó mới hiểu sao mà nhà minh triết luôn phủ định những điều mình vừa nói hoặc khẳng định điều mình vừa nói hoặc phủ định và đồng thời khẳng định điều vừa nói. Hix. Rởm quá.
  7. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Phủ định mà ko có ý phủ định, khẳng định mà ko có ý khẳng định, thế mới được gọi là sự "khẳng định" chân thật!
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nói rập khuôn theo Lão học và Phật học!
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chú MKH đâu nhẩy! Topic của chú đấy nhé. Chả thấy ý kiến, ý cọt gì. Phủ định cũng 0, khẳng định cũng 0. Đồng ý, không đồng ý, phản biện hay không phản biện cũng 0. Chú vô vi quá đấy!
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cái *0* cũng là do con người nghĩ ra, đối lập với cái *có*. Bằng trực giác, ta luôn thấy cái không hiện hữu cùng cái có. Thế nên cái không không phải là hư vô. Cái không cũng không phải là tận diệt. Khi ta thấy một cái *có* thì cũng là thấy cả cái *0*. Ví như không gian đối lập với vật chất vậy. Nhưng kể cả là cái *có* đó thì vẫn như là *0* bởi vì nó đâu có thực tướng. Khi mà cả thế giới dung thông. Mọi pháp hiện hữu đều có nguyên nhân và là quả của một nguyên nhân khác nên cái *có* đó cũng là chẳng có gì cả bởi cái *có* đó nó phải ở trong một sự tương quan với cái không. Nên *sắc tức thị không* mà *không tức thị sắc* cũng là có lý.
    Lại nói. *Ta từ đâu tới, ta đi về đâu*?
    Ta từ cái có tới, ta lại đi về cái có. Thế thôi.
    *Cái chết* đó là do tâm tưởng của con người suy nghĩ về cái *không* đối lập với cái *hiện hữu*. Là tưởng thôi. chứ mọi cái bày trước mắt đâu có phải là cái không đâu. Mà một cái có nó phải sinh ra từ cái gì mà không phải là cái có trước mắt chứ! Nhể? À thế là cái *0* nó chẳng phải là cái *0* như mình nghĩ, mà nó phải là cái khởi của cái có chứ nhể? Hì hì.
    Vui đùa tí thôi, Ai hiểu gì thì hiểu.
    Niết bàn cũng là đây, Sinh tử cũng là đây.
    Dưới con mắt của Chân đế thì Niết bàn cũng là đây mà con mắt tục đế Sinh tử cũng là đây.
    Chúng sinh hữu tình sinh ra là ở Niết bàn, Sinh tử gùi.
    Chúc dzui.

Chia sẻ trang này