1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 13/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu vật chất do ý thức định nghĩa thì khi không có ý thức thì cũng không có vật chất đúng không ? Vậy nếu loài người không tồn tại thì vũ trụ cũng không có mặt, đúng không ?
    Đúng vậy. Nhưng ở đây xin bạn lưu ý ko dùng từ loài người mà nên nói rằng những sinh vật có ý thức. Nói đúng hơn là không có cái vũ trụ không có ý thức.
    ...................................................................................................................
    Vậy thì tôi hỏi: sao bạn biết điều đó ?
    ...................................................................................................................
    Điều đó tôi biết được vì được chứng minh bằng cuộc đời của mình. Bám sát câu: *Tôi tư duy nên tôi tồn tại*. Không có gì tuyệt đối bằng sự hiện hữu của tôi lúc này. Trước ngày tôi sinh ra trên đời, vũ trụ này đang ở đâu? Tại sao tôi ko biết? Còn bây giờ tôi đang ở đây thì nó đang ở đây.
    ....................................................................................................................
    Tôi không thấy có gì là vô lý nếu như vũ trụ khách quan với mớ vật chất-năng lượng của nó vẫn tồn tại nếu sự sống không phát sinh trong vũ trụ đó.
    ....................................................................................................................Nó không vô lý gì cả vì có một ý thức đang phát biểu về nó. Bạn đang đóng vai trò một thượng đế quan sát cái thực tại khách quan đó.
    Cám ơn bạn có ý kiến rất sắc bén. Tuy nhiên xin mạn đàm một tí ở đây. Câu bạn nói: Mớ vật chất - năng lượng nó là gì vậy? Bạn đang ám chỉ vấn đề nào? Vật chất? Nó là nguyên tử? Vẫn chưa phải là thực tướng. Cái gì cấu tạo nên nguyên tử? Các hạt hạ nguyên tử? Dưới chúng nữa là gì? Bạn không trả lời tôi là hạt được cấu tạo từ hạt đấy chứ? Đến bao giờ mới hết câu hỏi hạt đó được làm từ cái gì? Tức là đến tận cùng.
    Lại nữa: Năng lượng? Bản thân từ này đã diễn tả sự năng động của hạt.. TUy nhiên chưa định nghĩa xong được hạt thì năng lượng kia cũng là chưa xong. Mớ vật chất - năng lượng kia hiện tại vẫn là một khái niệm mơ hồ, chưa phải một đối tượng cụ thể để bàn. Nhưng ý thức thì khác.
    Lại nữa: hl]Tôi không thấy có gì là vô lý nếu như vũ trụ khách quan với mớ vật chất-năng lượng của nó vẫn tồn tại nếu sự sống không phát sinh trong vũ trụ đó.[/hl]
    Cuộc đời con người giỏi lắm 100 năm. Sao bạn biết được vũ trụ đó, của cái thời không ý thức ấy? Căn cứ vào gì? Căn cứ vào vũ trụ thực tại với một ý thức long lanh, lóng lánh và tinh khiết đang chất vấn? Vũ trụ không ý thức đó đang tồn tại ở đâu? (Chắc chắn là nó không được chứng minh bằng cái vũ trụ có ý thức trước mắt này chứ?). Nó có phải là sự tưởng tượng, sự tạo thành của một ý thức đang suy nghĩ không? Bạn đang sắm vai một ông thượng đế đấy! Một ý tưởng siêu hình đó bạn ạ. Chỉ đơn thuần là sự phán đoán của ý thức. Nó không thể đại diện cho một thực tại tối hậu.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi biết để chiến thắng tôi quả thật sẽ không dễ dàng và khá đau đầu bởi tôi bắt đầu bằng tiền đề là: Sự hiện hữu của ý thức. Nhưng hy vọng bạn không bỏ cuộc. Chúng ta sẽ chơi trò cút bắt.
    Nó cũng là một niềm vui. Nhưng theo tôi bạn nên tham khảo một số topic mà chúng tôi cũng đã từng tranh luận về vấn đề này:
    http://www9.ttvnol.com/forum/TamLy/977255/trang-1.ttvn
    http://www9.ttvnol.com/forum/TamLy/989781/trang-1.ttvn
  3. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    He he tất cả vạn vật đều ko có thực tướng tức chúng chẳng là gì cả và chẳng khác gì nhau cả. Loay hoay trong mớ nhận thức hỗn độn làm gì??? Còn nhận thức là còn nhận biết sai sự vật vì ta dùng nhận thức làm thước đo mà cái thước đấy có chuẩn đâu
  4. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn FromTheStars,
    Bạn bảo:
    Bạn còn kẹt trong cái cảm nhận thông thường về không-thời gian. Nói như bạn thì trước một sự kiện trong quá khứ luôn luôn tồn tại vô số sự kiện khác, đúng không ? Như vậy quá khứ là vô cùng tận, đúng không ? Nhưng mô hình khoa học được chấp nhận rộng rãi hiện nay có cái tên là Big Bang, bạn ạ. Và theo lý thuyết này thì thời gian như ta biết nó cũng có một điểm khởi đầu. Cho nên cái cảm quan thông thường của ta về cái vô cùng tận của thời gian hình như không đúng.
    Cũng vậy, cảm nhận thông thường của ta về cái vô cùng nhỏ là không có cơ sở. Chưa chắc gì các hạt là phải được cấu tạo bởi những hạt nhỏ hơn.
    Cuối cùng, điều gì cho phép bạn tuyên bố ý thức thì không mơ hồ như vật chất, năng lượng ? Bạn cảm nhận được sự cơ bản của ý thức, nhưng hình như bạn tin vào tính tuyệt đối của cái chủ quan, cái mà bạn cảm nhận được. Sao bạn biết cái chủ quan là cái duy nhất tin được ?
  5. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Giả sử thuyết Big bang là đúng tức là tất cả xảy ra cùng một lúc cách đây mười mấy tỷ năm và "trước đó" ko có thời gian thì nó có cái gì? Các nhà khoa học mới tiến sát đến Bigbang chứ chưa chạm vào được Bigbang chứ đừng nói hiểu được Bigbang và trước Bigbang. Tôi nghĩ rằng khoa học đang đi lòng vòng trên hai mặt giấy mà chẳng biết đâu là phải, đâu là trái. Nếu trước Big bang là cái hư vô hay cái ko có gì thì nó muốn chuyển thành Big bang chắc phải có bàn tay của Chúa
  6. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Hehe Bigbang phải xuất phát từ cái hư vô vì nếu nó từ một điểm dù chỉ vô cùng nhỏ thì đã là không gian rồi. Ôi sao giống câu "Sắc bất dị Không Không bất dị Sắc Sắc tức thị Không Không tức thị Sắc". Hay Phật tổ cũng biết thuyết Big bang???
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đúng tôi là duy tâm chủ quan. Bạn đừng trách tôi. Tôi không tin mình trước thì sao tin được bên ngoài? Bạn bảo tôi phải tin vào bên ngoài trước rồi mới tin vào mình sao? Tôi nhắm mắt lại vẫn thấy mình suy nghĩ này.
    Đoạn vàng vàng: Tôi dựa trên hệ quy chiếu là bản thân. Tôi đã nói tiền đề là bản thân ý thức. Tôi thấy mọi sự chỉ có nghĩa khi tôi tồn tại. Còn cái tôi của tôi nó sẽ tồn tại như đang tồn tại. Ngay cả khi chết đi, nó sẽ tồn tại như ai đó đang tồn tại.
    Bạn lưu ý cho và đọc từ đầu đến cuối topic này. Có một ý thức xuyên suốt và bao trùm vũ trụ. Mọi sự vật hiện tượng khác nhau là do phép biến đổi hệ quy chiếu giữa các ý niệm bao hàm cả ý niệm thời gian.
  8. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Ý của bạn FromTheStars chính xác là như tôi nói, và đã được bạn ấy thừa nhận trong một bài viết trên.
    Mà tôi nói bạn nghe, bạn hơi sa đà vào những cái thần bí, huyễn hoặc. Bây giờ nếu không còn ý thức, không còn vật chất, vũ trụ thì lại còn có cái "gì gì đó" không-tiếp-cận-nổi nữa sao ??? Thật ra tôi cũng chả cần biết cái không thể nghĩ bàn của bạn đó là cái gì. Tôi chỉ biết rằng nếu vật chất do ý thức định nghĩa thì hết ý thức thì thế giới vật chất cũng hạ màn. Còn dù cho nó có còn lại cái gì đi chăng nữa thì đó là hẳn một vấn đề khác. Và tôi quan tâm đến sự tồn tại của vật chất chứ không phải sự tồn tại của cái gì gì đó của bạn. Sao bạn không mở hẳn một topic để bàn về những gì còn sót lại sau khi vũ trụ hạ màn ? Tôi sẽ có mặt trong topic đó.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi hỏi: Điểm kỳ dị xảy ra big bang nó nằm ở đâu? Trong không gian nào? Một lý thuyết siêu hình về một không gian n chiều. Điểm kỳ dị phải ở trong đó. Mà như thế là nó lại đã có một thực tại khác rồi. Phải không ạ.
    Nếu không phải như vậy thì điểm kỳ dị chỉ là một ý niệm của con người. Bạn giải thích sao nếu tôi đặt câu hỏi: Cái gì sinh ra big bang?
    Đoạn vàng vàng: Tôi xin nói ý: Biết mình rồi mới biết ta. Vậy đó. Tôi không hiểu tôi thì sao tôi hiểu được mọi người?
    ....................................................................................................................
    Cũng vậy, cảm nhận thông thường của ta về cái vô cùng nhỏ là không có cơ sở. Chưa chắc gì các hạt là phải được cấu tạo bởi những hạt nhỏ hơn.
    ....................................................................................................................
    Nếu các hạt không thể nhỏ hơn . Vậy các hạt sinh ra từ đâu? Nó liên quan gì đến ý thức long lanh, lóng lánh và tinh khiết này? Ban không có quan điểm nhị nguyên chứ?
    Nếu bạn nói rằng tôi chưa biết về big bang, thì mời bạn vào topic này. Hơi lan man nhưng cần thiết vẫn có thể tóm lại những nét chính và quan trọng. Để giải thích về big bang, người ta có nhiều thuyết siêu hình lắm. Thuyết M - Một thứ tưởng tượng của con người.
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/918451/trang-4.ttvn
  10. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Lại cái kiểu "trước đó có cái gì". Bởi vậy mới gọi là kẹt trong cái cảm nhận thông thường về không thời gian. Đã bảo Big Bang làm điểm khởi đầu của thời gian thì làm gì có cái "trước đó". Tôi nói bạn nghe này, khoa học hiện đại có nhiều cái khó tiếp cận bằng cảm quan thông thường lắm. Một ví dụ nhé: thuyết tương đối. Bạn biết 2 định đề của Einstein trong tương đối hẹp không ? Một trong hai định đề đó phát biểu như thế này:
    Vận tốc của ánh sáng trong chân không là một hằng số dù nó được đo đạc trong bất kỳ hệ quy chiếu quán tính nào.
    Điều đó có nghĩa là cho dù bạn du hành ở vận tốc ánh sáng thì bạn vẫn không thấy ánh sáng đi song hành với bạn, mà ánh sáng luôn có một vận tốc c so với bạn. Bạn đừng có há hốc mồm ra mà hỏi tôi rằng sao lại có điều vô lý như thế. Bởi vậy tôi khuyên bạn ngừng ngay cái thói quen sử dụng cảm quan thông thường để nói về vũ trụ.
    Một lời khuyên khác: bạn chỉ nên đánh giá về khoa học khi bạn thực sự hiểu nó. Bạn nghĩ bạn hiểu đến đâu cái nền khoa học hiện tại để tự cho phép mình nói: khoa học đang đi lòng vòng trên hai mặt giấy mà không biết đâu là phải, đâu là trái ?

Chia sẻ trang này