1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 13/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn hơi ngụy biện rồi đó. Bạn hiểu mọi hệ quy chiếu thì vận tốc ánh sáng là c như thế nào ko? TỨc là hệ quy chiếu của người quan sát đó - chẳng phải hệ quy chiếu là con người sao?. Hoàn toàn tương thích với ý tôi thôi. Cho nên bạn ko duy tâm thì mới kẹt trong cái quan niệm về ko gian chứ ko phải là người duy tâm kẹt. Đã quan niệm ko gian ơclit thì sao hiểu nổi sự tương đối đó.
  2. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Còn lúc bạn ngủ thì sao ? Ý thức của bạn đi đâu rồi ? Bây giờ nếu có người hét vào tai bạn thì bạn có tỉnh dậy không ? Tại sao lúc không có ý thức bạn vẫn bị chi phối bởi thế giới vật chất ở bên ngoài ? Điều đó không làm bạn một chút nghi ngờ gì về sự tồn tại có vẻ như khách quan của thế giới bên ngoài à ?
    Lúc nằm trên bàn giải phẫu, dưới tác dụng của thuốc mê, bạn có ý thức không ? Điều gì cho phép lúc bạn tỉnh dậy thì cơ thể của bạn đã thay đổi, và ruột thừa đã bị xén, khối u bị cắt bỏ, và trên da bạn có một lằn chỉ ? Điều đó có làm bạn tự hỏi: không biết trong lúc ý thức của bạn không còn làm việc nữa thì thế giới vật chất bên ngoài vẫn vận hành bình thường chứ ?
    Bạn suy tư thêm đi nhé. Tôi sẽ trả lời tiếp trong chốc lát.
  3. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Điểm kỳ dị Big Bang nằm trong không gian n chiều ? Bạn thật giàu trí tưởng tượng. Tôi tặng bạn một bài báo về những ngộ nhận thường gặp về Big Bang. Bài báo bằng tiếng Anh, hy vọng bạn biết tiếng Anh, nhưng tôi xin phép dịch một đoạn qua tiếng Việt:
    Nguyên văn: The big bang was not an explosion in space; it was more like an explosion of space. It did not go off at a particular location and spread out from there into some imagined preexisting void. It occurred everywhere at once.
    Dịch: Big Bang không phải một vụ nổ trong không gian; mà đó là một vụ nổ của không gian. Nó không diễn ra tại một điểm đặc thù nào đó rồi bành trướng ra khoảng không xung quanh. Nó xảy ra ở mọi nơi vào cùng một lúc.
    Bạn đọc đi nhé rồi chỗ nào không hiểu tôi sẽ chỉ tiếp, hoặc bạn hỏi box Vật Lý cũng được. Bài báo này tôi đánh giá cao, thực sự giới thiệu cho bạn đọc. Bạn cứ từ từ mà thưởng thức, nhưng trước hết, tôi xin nói thẳng là cái không gian "siêu hình" "n chiều" của bạn là chả giống ai. Bởi vậy mới thấy hiểu đúng khoa học thì khó, còn bình luận lung tung thì rất dễ. Tôi sẽ trả lời tiếp sau.
  4. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, tôi quên dán cái link. Đây là link của bài báo:
    http://www.sciam.com/article.cfm?id=misconceptions-about-the-2005-03
  5. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Thế bạn tưởng một hạt tức là một quả cầu cứng ngắc, có khối lượng xác định, có bán kính xác định, và nếu bạn chẻ đôi quả cầu đó ra thì thấy nhiều quả cầu khác nằm trong đó, tức là những hạt nhỏ hơn ? Bạn ngây thơ quá. Này nhé, tôi lấy ví dụ của electron. Làm gì có hạt electron theo kiểu một quả banh bi-da, hay một viên bi.
    Ngày nay cơ học lượng tử miêu tả các hạt, và các hệ thống vật lý nói chung, bởi những hàm sóng. Khi bạn đo đạc một hạt, bạn gây ra một diễn biến mà cơ lượng tử gọi là sự sụp đổ của hàm sóng. Và khi đó bạn biết hạt đó ở đâu, có những thông số nào... vân vân. Còn trước khi bạn đo đạc, thì hàm sóng vẫn còn nguyên, và ta không biết gì hết về hạt. Những câu hỏi như: vậy thì hạt đó ở đâu trước khi ta đo đạc nó ? là vô nghĩa theo cách hiểu cơ lượng tử phổ biến nhất hiện nay (diễn giải Copenhagen).
    Bởi vậy bạn đừng có hỏi: hạt này từ đâu sinh ra ? Tôi đã bảo khoa học hiện đại không có dùng cảm quan thông thường để bình luận được mà.
  6. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Tôi nói là định đề của Einstein thì không nắm bắt được bằng cảm nhận thông thường. Duy vật duy tâm cái gì ở đây ? Bạn duy tâm bạn cũng không cảm nhận bằng trực giác về vận tốc ánh sáng tốt hơn một người duy vật. Có lẽ ý bạn muốn nói là: một người duy tâm thì dễ chấp nhận những điều đó hơn những người duy vật. Và nếu thực sự ý bạn là vậy thì bạn vẫn sai như thường, bởi định đề của Einstein đã được chấp nhận rộng rãi bởi giới khoa học, một môi trường vốn chả mấy duy tâm. Và tôi cũng chả thấy mối ràng buộc liên hệ gì giữa duy vật và không gian Ơclit. Không lẽ một người duy vật thì bị dính mắc trong không gian Ơclit ? Bạn thừa biết là không phải vậy.
    Cuối cùng, tôi chẳng hiểu bạn muốn nói gì qua: hệ quy chiếu cũng là con người. Mong được giải thích thêm chỗ này.
  7. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Trước Bigbang làm gì có không gian, thời gian mà bạn bảo đấy là vụ nổ của không gian. Tôi đã nói rồi sau Bigbang thì ai cũng hiểu mọi thứ phình to ra như bạn nói nhưng tiệm cận với Bigbang và thời điểm xay ra Bigbang ntn thì lại có nhiều quan điểm đấy
  8. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Nhưng sau Big Bang có không gian, và không gian này giãn ra từ Big Bang, nên tôi gọi đó là vụ nổ của không gian. Có vậy cũng đặt vấn đề.
    Khi người ta đoán mò thì đó cũng là một quan điểm. Mặc dù tôi không cấm ai đoán mò nhưng tôi không ủng hộ những quan điểm đoán mò. Và một quan điểm nào đó giống với một quan điểm đoán mò tôi xin mạn phép gọi là một quan điểm chả giống ai.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi đã nói rồi. Bạn nên đọc từ đầu topic này. Câu trả lời đã nằm ở gần đầu Topic. Câu hỏi của bạn cũng khá giống với câu hỏi của Mr_king hoang trước đây. Tôi đã trả lời, xin copy lại:
    Ý niệm áp đặt tuyệt đối nằm trong một tập hợp các ý niệm. Tập hợp ý niệm được sắp xếp, tổ hợp đó tạo nên ý thức phát biểu ý niệm tuyệt đối. Nếu quan niệm tất cả vạn vật chỉ là một ý thức, và ý thức chúng ta là tối thượng. Tức là sự hiện hữu của chúng ta chính là sự sắp xếp, tổ hợp các ý niệm. Và thế giới này được chia tách thành vạn sự nhờ một phép biến đổi hệ quy chiếu (cũng là ý niệm) từ góc nhìn này với góc nhìn kia trong cách sắp xếp mà thôi. Chính vì lẽ đó mà ta có thể hiểu thế giới này từ sự hiểu về chúng ta. Đó cũng là nguyên nhân của lòng trắc ẩn (không có tí vật chất nào nhé) vv..v.v.v Mà như thế thì ý thức là bất tử. Đằng sau cái chết của một con người, các bạn sẽ biết nó là gì - vẫn tồn tại ý thức, vẫn có cái tôi.
    Xin thưa với bạn: Lúc mà bạn nói rằng tôi ngủ: Tôi chỉ có những ý niệm sau:
    + Hoặc là đang ở trong một thực tại khác: Một không gian, có ánh sáng hẳn hoi, thậm chí có hình ảnh, âm thanh. Tôi cũng đã từng tư duy logic trong mơ đấy! Tôi nhớ không nhầm thì Bảng tuần hoàn của Menđeleep được ông phát minh trong mơ.
    Về giấc mơ thì bạn xem *Giấc mộng ***** của Trang Tử xem.
    + Hoặc là tôi không có ý niệm về việc xảy ra trong giấc ngủ (Nếu tôi ''ngủ'' mà ko mơ - tức là ko ký ức về ngủ): Trong ý niệm về sự liên tục của thời gian, giấc ngủ lúc này chỉ là một ý niệm hợp lý hoá cho sự khác biệt của hôm nay và hôm qua.
    Bạn đang dùng tư duy của duy tâm chủ quan áp buộc cho khách quan đó.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi thấy sự hiểu biết của bạn oeropium về vật lý, về thiên văn quá hời hợt và mơ hồ. Bạn nên tìm hiểu một chút về vật lý lượng tử, về vật lý năng lượng cao. Tìm hiểu về Big bang một chút.
    Tôi là dân kỹ thuật, thưa bạn và tôi đến đây chơi từ box thiên văn đó. Tuy nhiên ko có ý nói rằng tôi giỏi về chúng nhưng khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về cái gọi là *vật chất* và *big bang*. Chẳng phải là nói bạn phải đi học món ấy mà nên tìm đọc những sách mang tính phổ quát, trong đó họ có giải thích khá dễ hiểu: Như *Lưới trời ai dệt*, *Những Ngả đường ánh sáng* của Trịnh Xuân Thuận, *The Tao of Physic* của Fritzof Capra ... Các Ông thể hiện rõ quan điểm vị nhận yếu của mình. Nhưng ko vì thế mà nói rằng những vị giáo sư, tiến sỹ đó ko hiểu biết gì về khoa học chứ? Bạn đã bao giờ nghe *thuyết M* hay *dây* hay *siêu dây* hay *màng* ... chưa? Bạn đưa tôi một đường link làm ví dụ, nhưng trong đó chỉ nói sơ sơ về big bang như thế thì ai mà chả biết. Tôi cũng cho bạn vài đường:
    http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Vu-Tru/Nguon_goc_va_tien_hoa_vu_tru/
    Trong này có đoạn: Big Bang là mô hình tốt nhất hiện nay, nhưng tất nhiên nó vẫn còn nhiều vấn đề, bao gồm điểm kì dị và sự khởi đầu tối hậu. Vật lý luân tránh các điểm kì dị, nơi một đại lượng nào đó đạt giá trị vô cùng ?" điều chỉ có trong thế giới toán học trừu tượng. Big Bang chính là điểm kì dị như vậy và đó là điều cần tránh. Rồi Big Bang sinh ra vũ trụ, vậy cái gì sinh Big Bang?
    http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_N%E1%BB%95_L%E1%BB%9Bn
    Trong này có đoạn:
    Hiện không có mô hình vật lý nào mô tả vũ trụ ở thời điểm trước 10-33 giây, trước thời điểm chuyển pha được gọi là lý thuyết thống nhất lớn. Tại thời khắc ngắn ngủi đầu tiên này, lý thuyết Einstein về hấp dẫn tiên đoán một điểm kỳ dị hấp dẫn, tại đó mật độ vật chất trở nên vô hạn. Để giải quyết nghịch lý vật lý này, người ta cần đến lý thuyết lượng tử hấp dẫn. Đó là một trong những vấn đề chưa giải quyết được trong vật lý.
    Trước kỷ nguyên Planck chúng ta ko thể có một ý niệm nào về big bang nữa đó bạn ạ.
    Tôi muốn nói nhiều nhưng ko biết là nên nói phần gì vì quá rộng. Bạn nên tự tìm hiểu.

Chia sẻ trang này