1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 13/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tất nhiên là dân kỹ thuật. Nhưng ý tôi nói tới vấn đề của bạn. Tôi tóm tắt lại. Bạn nói:
    + Big bang xuất phát từ điểm kỳ dị.
    + Điểm kỳ dị không thuộc không gian nào.
    + Lỗ đen cũng là điểm kỳ dị.
    + Lỗ đen đang tồn tại trong không gian của chúng ta = => Điểm kỳ dị cũng đang nằm trong không gian chúng ta đang sống ==> Điểm kỳ dị cũng phải nằm trong không gian.
    Bạn thấy mâu thuẫn chưa?
    Ý tôi là tôi muốn nói về vấn đề đó. Bạn cố hiểu cho. Những gì tôi post đều có ý nghĩa cả. Bạn cố tìm hiểu. Ở đây có bạn Mr_king hoang là có thể hiểu được ý tôi đấy, không quá khó hiểu và lằng nhằng như bạn nói đâu.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ai cũng thông thường cả thôi, có phải thánh đâu. Ngôn ngữ mà bạn đang nói cũng phát sinh từ những cái thông thường đó chứ.
    Hay ý bạn đang nói những cái không thông thường là những tư duy trừu tượng, chỉ trên lý thuyết?
    Vậy là bạn đang mang cái ''không thông thường'' - Một ý niệm của bạn ra áp đặt cho tự nhiên đấy. Thế cũng tốt, phù hợp với duy tâm chủ quan lắm.
  3. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Các bác đừng nói đến lý thuyết dây, siêu dây, lý thuyết màng.... Các bác chưa chắc đã hiểu tường tận chứ đừng nói giải thích cho người khác hiểu. Ở đây tốt nhất chỉ nói lên suy nghĩ của mình thế thôi. Đừng làm thay công việc của các nhà khoa học khác. Tôi thì thích lý thuyết vũ trụ lạm phát, thế thôi còn giải thích là vấn đề của các nhà khoa học http://www.vatlyvietnam.org/home/modules.php?name=News&file=article&sid=43
    He he các bác đọc thử cái này về big bang http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Giao-su-Trinh-Xuan-Thuan-Toi-tin-vao-thuyet-sang-tao/45126025/188/
  4. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Về đoạn tô vàng: điều đó cũng bình thường thôi mà. Bạn biết định lý bất toàn của Godel không ? Nó nói là một hệ thống lý lụân hình thức, như toán học chẳng hạn, chỉ có thể toàn vẹn khi và chỉ khi nó chứa mâu thuẫn. Một hệ thống lý lụân hình thức được gọi là toàn vẹn, hay đầy đủ (complete) khi nó cho phép suy ra tất cả những khẳng định đúng (true statement), và nó mâu thuẫn khi nó xem như là đúng một mệnh đề và phản đề của chính mệnh đề đấy. Cho nên nếu tôi cứ tiếp tục nói chuyện với bạn như thế này thì đến một lúc nào đó (tức là sau một thời gian đủ dài), những khẳng định của tôi sẽ trở thành một hệ thống toàn vẹn, do đó mâu thuẫn ! Bởi vậy trước sau gì ta cũng đạt đến chỗ mâu thuẫn. Điều đó bạn khỏi phải nói tôi cũng biết.
    Nhưng nếu bạn thấy mâu thuẫn thì bạn chỉ ra cho tôi xem !
  5. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    À không, đây không mâu thuẫn gì cả. Bởi vì bạn lại nguỵ biện. Tôi chỉ ra cho bạn xem nhé. Big Bang là một điểm kỳ dị.Những gì đúng cho điểm kỳ dị Big Bang chưa chắc đã đúng cho điểm kỳ dị nói chung. Do đó không có mâu thuẫn. Big Bang và lỗ đen đều là những điểm kỳ dị, nhưng không bắt buộc có cùng những tính chất với nhau.
  6. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    À nhân đây tôi xin sửa lại một con số của bạn. Tôi đồng ý với bạn là trước kỷ nguyên Planck ta không biết gì hết, nhưng kỷ nguyên này bắt đầu tại thời điểm 10^-43 giây sau Big Bang, chứ không phải 10^-33 như trong đoạn trích trên. Bạn bê nguyên văn của Wikipedia vào đây cũng phải kiểm tra chứ.
  7. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, kỷ nguyên Planck KẾT THÚC ở 10^-43 giây sau Big Bang. Tôi nói nhầm
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vậy bạn đưa tôi đường link tới những điểm kỳ dị - hố đen đấy làm gì?
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Như vậy trước 10^-43 s sau khi *big bang* thì không một ai trên thế giới biết được nó ra sao. Nó là giới hạn tột cùng của nhận thức. Điều này dễ hiểu. Chính bạn cũng đã nêu định lý bất toàn của Kurt Godel rồi đấy.
    Kỷ nguyên Plank đó hẳn phải là một thực tại khác, có không gian, thời gian, đúng không vậy. Nó là mảnh đất màu mỡ của các thuyết, giả thuyết. Điểm kỳ dị mà bạn nêu đó chính là một trong các giả thuyết, là sản phẩm của chúng ta vậy. Chúng ta tưởng tượng ra thôi. Nó hoàn toàn là một ý niệm của ý thức và không phải là chân lý.
    Bạn đừng vội khẳng định trong những bài viết trước chứ!
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Điểm bất hợp lý tôi dã chỉ ra ở bài trước.
    Khi đủ dài hệ thống của bạn đi hết một vòng tròn, quay trở lại cái nhận thức ban đầu. Cái tiền đề mà bạn nêu ra. Định lý nó như sau: Muốn chứng minh A đúng thì bạn phải ở bên ngoài A để xét nó.
    Nhưng lúc đó bạn đã tách rời ý thức thành một đấng siêu nhiên và bất tử không liên quan tới A, điều đó mâu thuẫn với tiên đề mà bạn đã đặt ra ban đầu: Duy vật hay vật chất quyết định ý thức. Tức là bạn đã là một phần của hệ A. Việc chứng minh của bạn là vi phạm định lý. Trích từ :
    http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Tu-Duy/Dao_sac_khong_got_duoc_chuoi/
    Theo bài Godel và giới hạn của logic trên Scienhfic Amencan tháng 6/1999, bản thân Godel nêu lên một ý nghĩa hết sức quan trọng của Định lý bất toàn là việc chứng minh các định lý không thể nào cơ giới hoá hoàn toàn được, và điều đó xác nhận vai trò của trực giác trong nghiên cứu toán học. Thật vậy, muốn cơ giới hóa hoàn toàn các chứng minh thì logic chứng minh phải được hình thức hoả hoàn toàn, nhưng theo Định lý bất toàn, không cỏ một hệ logic hình thức nào là đầy đủ mà vẫn phải có chỗ để trực giác xen vào.
    Trực giác (intuition) là cái gì? Đó là khả năng hiểu được các điều ngay tức khắc, không cần có ý thức suy lý hoặc nghiên cứu (định nghĩa theo Từ điên Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học năm 1993).
    Trực giác là một chức năng của ý thức. Như tôi đã nói ở những bài trước. Là chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Trực giác của tôi là ý thức về bản thân. Lấy Ý thức làm điểm xuất phát và là tiền đề. Đó là một điều có thể hiểu ngay tức khắc, không cần suy lý hoặc nghiên cứu.

Chia sẻ trang này