1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong khoa học & triết học!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 13/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thêm một tí nữa không bạn lại nói tôi lằng nhằng khó hiểu:
    Hệ logic hình thức của bạn chỉ toàn vẹn khi phải nhờ cậy đến trực giác (ý thức). Như vậy trong cái *vũ trụ khách quan ko có ý thức của bạn* lại vẫn cần một *ý thức* thì mới toàn vẹn.
    Vì thế vũ trụ khách quan của bạn lúc nào cũng có ý thức.
  2. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Bạn cứ hỏi lạ ! Để cho bạn biết rằng có tồn tại những điểm kỳ dị trong không gian vật lý mà ta đang sống, chứ để làm gì nữa ?! Để bạn thấy rằng những điểm kỳ dị không chỉ có mặt trong thế giới toán học trừu tượng, như bạn đã tưởng. Quan trọng hơn, để bạn thấy rằng không gian vật lý và thế giới toán học trừu tượng không cách biệt nhau mấy. Lý thuyết tương đối rộng chính là hình học Riemann cộng thêm một vài tiên đề về vật lý. Chào mừng trở lại với toán học trừu tượng, cái thế giới mà cách đây không lâu bạn còn tưởng là xa vời thực tế.
  3. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Bạn lại nói quá. Nếu người ta không biết nó ra sao thì sao bạn biết nó phải là một thực tại khác, với một không-thời gian khác ??? Khi người ta không, hoặc chưa biết một cái gì thì cái đó phải là giới hạn tột cùng của nhận thức sao ??? Bạn bỏ thói quen phán xét vu vơ đi. Bạn cứ cái kiểu nó phải là thế này, nó phải là thế nọ...
    Tôi có nói Big Bang là chân lý bao giờ ?! Bạn không hiểu sứ mệnh của khoa học à ? Khoa học là một công cụ được con người sáng tạo ra để tiếp cận và làm việc với thế giới. Tất cả những điều khoa học nói không bao giờ có thể được chứng minh là đúng một cách tuyệt đối như chân lý, chúng được chấp nhận bởi chúng hợp với thực nghiệm và được sử dụng để tiên đoán các hiện tượng tự nhiên cho đến khi chúng thất bại. Đơn giản là vậy. Đương nhiên khoa học cũng do con người tưởng tượng ra chứ gì nữa ? Đương nhiên Big Bang là một sáng tạo của loài người chứ gì nữa ? Nhưng lúc ban đầu bạn khẳng định THẾ GIỚI TỰ NHIÊN cũng là do ý thức mà ra. Bạn trượt từ đó qua đến chỗ: CÁC GIẢ THUYẾT VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN là sản phẩm của ý thức. Bạn đang lạc đề.
  4. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói lăng nhăng quá ! Thứ nhất là tôi không có làm cái việc chứng minh vật chất quyết định ý thức, như bạn gợi ý. Tôi chỉ không đồng ý với quan điểm ý thức định nghĩa vật chất, như quan điểm của bạn, mà thôi, và hai thứ này khác nhau.Từ đầu đến đây tôi chưa bắt đầu chứng minh cái gì hết, tôi chỉ xét đến lập luận của bạn để xem nó có hợp lý hay không. Bạn bảo ý thức định nghĩa vật chất, còn tôi thì hỏi lại: bạn biết điều đó như thế nào ? Và tôi đưa ra một vài ví dụ có thể khiến ta có ý kiến khác.
    Mà tôi nói thật, bạn hình như không hiểu rõ định lý Godel. Bạn nói đúng là muốn chứng minh A đúng thì phải ra khỏi A. Nhưng A ở đây là một HỆ THỐNG LÝ LUẬN, chẳng hạn: số học, hình học, đại số. A KHÔNG PHẢI LÀ MỘT MỆNH ĐỀ CỤ THỂ NÀO, như "vật chất quyết định ý thức" hay "ý thức định nghĩa vật chất". Bạn muốn chứng minh một mệnh đề bạn không cần phải "đi ra khỏi" cái gì cả, bởi chả có cái gì để đi ra khỏi. Bạn chỉ cần chọn cho bạn một hệ thống lôgíc hình thức nào đó rồi chứng minh. Chỉ khi nào bạn muốn chứng minh cái hệ thống lôgíc đó đúng thì định lý bất toàn mới có chỗ xen vào. Bạn hiểu sự việc mù mờ quá đấy!
    Cuối cùng, khi tôi vi phạm một định lý thì tôi sai, chứ không phải tôi mâu thuẫn. Bạn hiểu chỗ này cũng rất mù mờ. Mà ở trên tôi đã cẩn thận đưa ra định nghĩa về mâu thuẫn cho bạn đọc mà bạn vẫn không chịu sử dụng. Tôi nhắc lại: một hệ thống lý lụân mâu thuẫn khi nó chấp nhận như là đúng một mệnh đề và phản đề của chính nó. Như vậy, tôi chỉ có thể mâu thuẫn khi bạn tìm ra được một mệnh đề nào đó do tôi phát biểu, hoặc suy ra được từ những điều tôi phát biểu, sao cho phản đề của nó cũng do tôi phát biểu, hoặc suy ra được từ những điều tôi phát biểu. Bạn hiểu sự khác biệt chứ ?
  5. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin nói thêm là tôi không đồng ý với bài báo về định lý bất toàn do bạn đưa ra. Trong đó có nhiều cái đáng nghi ngờ. Chẳng hạn một ông giáo sư nọ "chứng minh" được rằng chuỗi vô tận sau đây:
    1+1-1+1-1+1-1+...
    có thể bằng 1, 0, hay 1/2. Bất cứ ai có học qua calculus đều biết rằng chuỗi trên kia không hội tụ, cho nên nó không bằng cái gì cả. Và không làm gì tồn tại một cách chứng minh đúng nó bằng bất cứ giá trị hữu hạn hay vô hạn nào.
    Người viết bài báo có lẽ không học qua calculus !
  6. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Bài báo nói trên còn có đoạn:
    Theo bài Godel và giới hạn của logic trên Scienhfic Amencan tháng 6/1999, bản thân Godel nêu lên một ý nghĩa hết sức quan trọng của Định lý bất toàn là việc chứng minh các định lý không thể nào cơ giới hoá hoàn toàn được, và điều đó xác nhận vai trò của trực giác trong nghiên cứu toán học. Thật vậy, muốn cơ giới hóa hoàn toàn các chứng minh thì logic chứng minh phải được hình thức hoả hoàn toàn, nhưng theo Định lý bất toàn, không cỏ một hệ logic hình thức nào là đầy đủ mà vẫn phải có chỗ để trực giác xen vào.
    Người viết hình như đang nói nhảm. Một hệ lôgíc hình thức đã đầy đủ rồi thì trực giác còn xen vào làm cái gì nữa ?! Trực giác là khả năng đột nhiên ngộ ra một sự thật mới. Nếu một hệ lý lụân đã đầy đủ, điều đó có nghĩa là nó cho phép suy lụân ra tất cả các sự thật, vậy trực giác còn chen vào làm gì ???
    Định lý bất toàn KHÔNG xác nhận vai trò của trực giác trong nghiên cứu toán học. Nói đúng hơn, nó chả ăn nhập gì với trực giác.
    Liệu định lý của Godel có cho phép nói rằng bài toán số 2 của Hilbert là không giải được hay không là một điều đang tranh cãi. Hiện nay có một cách chứng số học là không mâu thuẫn. Xem ở đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Gentzen%27s_consistency_proof
    Tác giả bảo định lý Godel cho câu trả lời là quá vội !
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bài trước bạn nói rằng: Điểm kỳ dị của big bang không có nghĩa là giống điểm kỳ dị của hố đen. Vậy điều bạn đưa ví dụ về điểm kỳ dị của hố đen ra để chứng minh cho điểm kỳ dị của big bang là không có ý nghĩa. Ở đây tôi không nói về việc điểm kỳ dị của lỗ đen có tồn tại trong toán học hay không với bạn. Bạn đi lạc đề.
    Mà cái quan tâm của tôi là điểm kỳ dị sinh ra big bang kia. Cái điểm đó có trong toán học trừu tượng chứ không phải là trên thực tế. Hiện tại nó chỉ là một giả thuyết thôi, và đương nhiên do đó mà nó đang nằm trong không gian các ý niệm của các nhà vật lý lý thuyết.
    Vàng 1: Không cách biệt là mấy thì cũng là cách biệt. Sai một ly đi một dặm đó bạn. Ngay cả đơn giản khi phát âm một câu thôi: Yes, or No thôi là thay đổi cả một cuộc đời.
  8. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Bạn vẫn ngụy biện. Hệ lôgíc hình thức chỉ toàn vẹn khi có ý thức - cũng được. Nhưng hệ lôgíc hình thức là một cách hiểu về thế giới, chứ có phải thế giới chính nó đâu ! Khi nào khoa học là một với đối tượng của khoa học - tức là vũ trụ - thì lúc bấy giờ bạn mới có quyền nói: bởi khoa học chỉ toàn vẹn khi có ý thức cho nên vũ trụ cũng vậy. Nhưng khoa học và đối tượng của nó hình như không là một !
  9. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Ủa vậy tôi hỏi bạn, Big Bang và lỗ đen đều là những điểm kỳ dị nhưng chúng có quyền có những tính chất khác nhau không ???? Chúng là những điểm kỳ dị bởi chúng thoả mãn định nghĩa vật lý về điểm kỳ dị, nhưng chúng vẫn khác nhau chứ !!!! Tôi đưa lỗ đen ra là để minh chứng cho sự kiện: điểm kỳ dị có mặt trong thế giới này. Cũng giống như tôi đưa ra một chiếc xe Ford để minh chứng cho sự kiện: xe hơi là có thật trong thế giới này. Rồi bạn bẳt bẻ tôi sao nó không giống xe Mercedes. Cả hai đều là xe hơi bởi chúng đều có bốn bánh, có tay lái, có cửa, có ghế ngồi, có động cơ, có cửa kính ... nhưng chúng vẫn khác nhau về tính chất. Có vậy cũng không hiểu.
    Tại sao điểm kỳ dị Big Bang không có quyền có thật trên thực tế trong khi điểm kỳ dị lỗ đen thì được quyền tồn tại ??? Tôi không có lôi lỗ đen để chứng minh cho Big Bang, nhưng tôi lỗ đen ra đây để chứng minh cho sự hoàn toàn có thể của những điểm kỳ dị. Và nếu như những điểm kỳ dị như lỗ đen là có thể thì tôi không thấy có gì ngăn cấm Big Bang cả. Bạn hiểu chứ ???!
    Bạn đừng có hạ thấp một lý thuyết bởi vì nó chỉ là "giả thuyết". Cái gì trong khoa học mà chả là giả thuyết ?? Bạn có biết giả thuyết Big Bang có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm đứng đằng sau nó không ? Điều đó làm nên tất cả. Cái quan trọng là ở đó. Tôi đã nghe nhiều người phản đối thuyết tương đối hay thuyết tiến hoá trên cơ sở chúng chỉ là những "giả thuyết" và những người đó có một ý niệm thô thiển về khoa học.
    Ít nhất là trong tương đối rộng, thế giới vật lý đã rất gần với thế giới toán học. Quả táo rơi ? Nó trượt theo đường cong của không-thời gian đấy. Lỗ đen, đấy là nơi mà đường cong này đạt đến vô tận. Thời gian thì giãn ra, không gian thì co lại đối với một người quan sát đang chuyển động. Bạn thấy có hình học không ???
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vàng 1: Bạn biết là nó có thời gian chứ? 10^-43 s là kỷ nguyên plank. Vậy tôi nói là trong nó có không - thời gian thì có gì là sai? Đó là với quan điểm khoa học đó chứ. Nó có không - thời gian thì phải có một thực tại khác chứ sao nữa. Bạn không chấp nhận vấn đề ấy à? Bạn biết rằng tại các điểm kỳ dị, thời gian trôi chậm lại đối với người quan sát từ trái đất như chúng ta. Nhưng đối với nhà du hành vũ trụ đang ở điểm đó thì đồng hồ vẫn chạy bình thường. Vậy những điều tôi nói về thực tại khác có gì phi lý?
    Thứ hai: Khi bạn cân đo đong đếm một vật bằng quả cân, rồi thì đi vào thế giới vi mô, bạn phải thay quả cân bằng những thứ khác nhỏ hơn, rồi đến một lúc nào đó, quả cân cũng chẳng còn, thế giới vĩ mô tách biệt hẳn thế giới vi mô, bạn lấy gì đong đếm chúng, khi mà trong thế giới đó tất cả tương thông với nhau, kể cả bạn cũng phải trong hệ đó nữa. Bạn làm gì khi trực giác không còn giúp bạn được nữa. Lấy gì làm chuẩn như một thước đo để đánh giá chúng? Lúc đấy Bạn chả lấy hiệu ứng của thế giới vĩ mô để đánh giá thế giới vi mô sao? Mà thế giới vĩ mô chỉ là tương đối . Một cánh **** vỗ ở nơi này có thể gây ra một trận cuồng phong ở một nơi khác. Vậy tại sao bạn khẳng định có thể biết đến tận cùng của chân lý được. Như một vận động viên nhảy cao, phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác nhưng không bao giờ được phát biểu độ cao tôi nhảy như thế là vượt mọi độ cao được.
    Vàng 2: Tôi chỉ cần bạn nói thế. Còn vấn đề thế giới tự nhiên là sản phẩm của ý thức - đấy là quan điểm của chủ nghĩa duy tâm bạn ạ. Nó là một lý thuyết của con người như tôi đã trình bày ở đầu topic. Tôi lấy nó từ trực giác, từ sự tồn tại của mình. Lấy nó làm tiền đề để xuất phát. Từ điểm đó để tôi trượt từ chỗ này ra chỗ kia đấy. Điều đó có gì phi lý? Tôi ko lạc đề.

Chia sẻ trang này