1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc - Trần Thiện Đạo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tieu_Hiep_new, 27/11/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tieu_Hiep_new

    Tieu_Hiep_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc - Trần Thiện Đạo

    Có ai đã đọc cuốn sách trên chưa? Cho mình ý kiến với. Và có biết bán ở đâu không vậy?
    Chủ nghĩa hiện sinh này bị Việt nam giấu nhẹm gần cả hai chục năm nay giờ mới có một cuốn viết về nó;
    Nếu có ai đọc rồi phiến post lên đây đề mục của cuốn sách được không ạ.
    Tiểu Hiệp vô vàn biết ơn

    [side=5]Knight[/side=5]
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa ấy là cái gì vậy, đây là lần đầu tiên em được nghe thấy cái tên ấy đấy. Bác có thể giảng qua cho em một chút xem nó là cái gì được không ? Cám ơn bác.
  3. Tieu_Hiep_new

    Tieu_Hiep_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa hiện sinh do ông Jean-Paul Satre người Pháp phát triển rất mạnh vào hồi giữa thế kỷ 20. Trong trường có sách của ông này nhưng viết bằng tiếng Anh lười đọc quá. Nên mới lên đây hỏi xem ai đọc cuốn đó chưa để tìm hiểu đó mừ. Trước đây ở VN người takhông nhắc đến chủ thuyết này, đôi khi coi nó là một sự bại hoại của CNTB. Tuy nhiên ngày nay gió đã đổi chiều, tâm hồn cởi mở hơn nên người ta đã cho xu61t bản cuốn này. Nên tìm coi thử đi. Nếu thực sự quan tâm triết học của thế kỷ 20.
    Nên nhớ trong trường đại học VN, chúng ta chỉ dừng ở triết học thế kỷ 19 với nhân vật vĩ đại là ông Các Mác. Thế kỷ 20 sinh viên chỉ biết chủ yếu là CNXH. Và như thế là không đầy đủ. KHông biết người biết ta làm sao đánh trăm trận thắng trăm được.
    [side=5]Knight[/side=5]
  4. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Hờ, tưởng bác Username đang làm chức sắc của ban Văn hóa bên Francais Club thì phải biết cái chủ nghĩa này chứ.
    Nhưng mà bác Tiểu Hiệp ạ, hình như ko phải bây giờ mới có sách của cái này đâu. Cái quyển của ông Đạo này thì em là em chưa thấy, nhưng mà sách của Satre, Camus, Bauvoire hình như thấy nằm ở ngoài hiệu sách từ chục năm nay rồi kìa.
    Còn Dostoevsky, cũng được coi là thuộc nhà hiện sinh, thì còn xưa xửa xừa xưa hơn nữa.
    Hì, hình như ở mình cái chủ nghĩa từ cuối thế kỷ trước nữa, đầu thế kỷ trước này đang thành mốt, nên bắt đầu in loạn xà ngầu đủ thứ.
    Có một dòng sông mang tên em
    Dòng sông anh tự đặt
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  5. Tieu_Hiep_new

    Tieu_Hiep_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nói là sách của Satre không in mà là sách về chủ nghĩa hiện sinh cơ
    [side=5]Knight[/side=5]
  6. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    OK, bây giờ thì em đã có chút ít ý niệm về cái existentialism này rồi. Em xem trong "Từ điển Văn Học" (in năm 84) thì chủ nghĩa này bị phê phán hơi bị ghê đấy, nhưng đã 17 năm trôi qua rồi chắc quan điểm người ta đã có nhiều thay đổi. Em học về Natural Science nên bị mù về triết học các bác ạ.
  7. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Em không hiểu ý bác Tieu Hiep tý nào cả. Tại sao sách của đích thân các ông bà hiện sinh chủ nghĩa in ra thì bị gọi la "giấu nhẹm", còn sách của 1 ông VN chả biết là theo chủ nghĩa nào viết về nó in ra thì mới được gọi là "mở cửa"? Thế thì..... cần gì in sách của Satre?
    Có một dòng sông mang tên em
    Dòng sông anh tự đặt
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  8. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Em thì mù tịt về existentialism nhưng cái ông Sartre từ chối giải Nobel văn học năm 64 thì em biết đấy, các bác đừng viết sai tên ông ấy kẻo tội nghiệp.
  9. Tieu_Hiep_new

    Tieu_Hiep_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của tôi là thế này . Các sách bàn về văn chương hay sách văn học của các nhà văn bạn nói thì in đầy rẫy ra đúng. Nhưng trên các báo tôi thường thấy, người ta viết Jean-Paul Sartre (xin lỗi username là đã viết không chịu kiểm tra lại) là tôn sư của chủ nghiẽ hiện sinh. Tôi mới đặt câu hỏi: Chủ nghĩa hiện sinh là gì? nó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tinh thần giới trẻ Pháp những năm 60-70? Tinh thần nó là gì ?
    Tôi nói ví dụ như thế này. Nhiều chủ thuyết được ví như một đạo luật thì nó cũng cần phải có thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành. Như thế những cuốn sách của những người chuyên nghiên cứu về một chủ thuyết nào đó giúp người đọc tiếp xúc một cách gần gũi hơn với chủ thuyết ấy.
    Nói rõ ra là trong trường đại học khi các bạn học về chủ nghĩa Mác -Lênin, các bạn có đọc bộ Tư Bản và các tác phẩm khác của các tôn sư của chủ nghĩa xã hội. Và hiện nay loại sách nào là được in phổ thông có phải là những cuốn do các nhà biên soạn Việt nam đúc kết các tư tưởng mà thành.
    Còn cuốn của ông Trần Thiện Đạo tôi nghĩ nó chỉ như là một introduction dẫn đường đến chủ nghĩa hiện sinh. VÀ sắp tới tôi tin là các nhà xuất bản VN sẽ in hết các tác phẩm triết học của thế giới. Không riêng gì tác phẩm của các triết gia chủ nghĩa hiện sinh đâu. Vấn đề là nhu cầu nơi người dân thôi.
    còn tôi đâu có nói gì về mở cửa với hàm ý mỉa mai đâu nhỉ. Ta phải thấy rõ rằng, với chính sách mở cửa, người Việt có cơ hội nhận thức và nghiên cứu về nhiều luồng tư tưởng trên thế giới hơn. Bởi lẽ Việt nam xây dựng chũ nghĩa xã hội không hề rập khuôn theo Liên Xô hay Trung Quốc, mà là theo con đường riêng của Việtnam dựa trên căn bản kết hợp chủ nghĩa Mác và tinh thần dân tộc. Do đó gạn đục khơi trong lấy cái tốt của các triết lý, quan niệm nhân sinh rtên thế giới; rút tỉa những kinh nghiệm tốt làm phong phú tâm hồn dân Việt là một việc cần thiết mà. Từ đó mới có nững con người vững vàng kiến thức mà xây dựng đất nước chứ.
    Mấy lời vậy thôi.
    Trân trọng.
    A Knight
  10. kien7782

    kien7782 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/11/2001
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Hom trước nghe đài Pari phỏng vấn ông Trần Thiện Đao, nếu tôi nhớ không nhầm thì cuốn này vừa được xuất bản lại năm 2001, bạn thử hỏi 1080 xem bán ở đâu

    Kien7782

Chia sẻ trang này