1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa hiện sinh

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi tovanhung, 01/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tovanhung

    tovanhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa hiện sinh

    Chào các bạn!

    Trong chủ đề này, chúng tôi muốn cùng các bạn bàn về Chủ nghĩa hiện sinh, một trường phái triết học, tâm lý học, văn học được nói nhiều nhưng chúng tôi chưa hiểu được bao nhiêu.

    Nào, mời các bạn ra tay!
  2. n/a

    n/a Guest

    oái em vừa thấy bác bàn về Freud với lại so sánh Đông Tây kim cổ đã thấy bác bàn về Satre, cái ông đấy em mới đọc được một quyển nhưng cuối cùng cũng không hiểu lắm, kết luận là ko áp dụng rì vào bói toán được.
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  3. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Sang box Vanhoc tim hieu cho tien :-)

    V@
    [/size=4
  4. tovanhung

    tovanhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa hiện sinh là một triết học duy tâm chủ quan, phát triển mạnh mẽ sau Đại chiến Thế giới Thứ II, trên hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa. Người khởi đầu cho triết học hiện sinh là S. A. Kieccgô (1813 - 1855), nhà triết học Đan Mạch. Đầu thế kỷ XX, nhà triết học Đức E. Huyxec (1859 - 1939) đề ra phương pháp luận duy tâm, hiện tượng học phù hợp với những quan niệm bi đát về con người của Kieccgô. Và nhà triết học Pháp G. P. Xactra với những "phạm trù hiện sinh" xây dựng một triết học hiện sinh hoàn chỉnh.
    Triết học hiện sinh cho rằng hiện sinh (tức cuộc sống con người) đích thực là đời sống tinh thần của cá nhân (độc lập với thế giới và xã hội), là đối tượng duy nhất của triết học. Chủ nghĩa hiện sinh khẳng định mỗi con người là một con người cụ thể, là một thế giới riêng biệt không thể thông tin với thế giới bên ngoài; nó cho rằng sự ra đời của con ngời, sự tồn tại của thế giới là một cái phi lý tuyệt đối, không thể giải thích. Triết học hiện sinh là triết học ??ocủa cái cụ thể??? (nó phản đối bản chất và chỉ công nhận hiện tượng). Cho nên, con người sinh ra, mang lo âu trong bản thân nó, nhưng nó phải sống; nó không thể thụ động, phải lựa chọn và nó phải tự do.
    Theo chủ nghĩa hiện sinh, tự do là ở chỗ con người không đóng vai một đồ vật được hình thành do chịu ảnh hưởng của một tất yếu tự nhiên hay tất yếu xã hội, mà con người tạo ra bản thân mình qua từng hành động và hành vi của mình. Như vậy là con người tự do chịu trách nhiệm về tất cả những gì anh ta làm, chứ không tự bào chữa cho mình bằng những "hoàn cảnh". Ý thức trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra xung quanh con người - đó là ý thức của một con người tự do (theo cách nói của Becđiáep). Phần lớn các nhà triết học hiện sinh đồng thời là những nhà văn, tác giả của nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch... như Xactơgơ, Camuy... Họ dùng văn học để phát triển, giải thích và tuyên truyền triết học của họ.
    Các nhà văn hiện sinh chủ nghĩa thường lấy đề tài về cái phi lý, cuộc sống đầy lo âu, tự do, dấn thân, nổi loạn. Có thể kể ra đây một số tác phẩm: "Buồn nôn", "bức tường", "Ruồi", "Những bàn tay bẩn"... của Xactơgơ; "Bệnh dịch hạch", "người xa lạ", "Ngộ nhận", "lưu đầy và quê nhà" của Camuy...

Chia sẻ trang này