1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa thế tục

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi NewGod, 15/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa thế tục

    Bác Mod hay Admin nào treo nick TA_ON ghi rõ ràng là : "Đả kích chủ nghĩa vô thần" .

    Không hiểu cái gì gọi là "chủ nghĩa vô thần" và đến giờ này nó đã tồn tại trên thế giới bao giờ chưa nhỉ ?

    Theo tớ biết , chỉ có "chủ nghĩa thế tục" thôi chứ làm gì có "chủ nghĩa vô thần" .

    Hai chữ "vô thần" rất có ngụ ý ác gây phản cảm . Bởi vì xưa nay chữ "vô" chỉ dùng với nghĩa tiêu cực . Chữ "thần" lại càng làm người ta liên tưởng đến những ý nghĩa về mặt tinh thần . Chẳng hạn như một kẻ mặt nghệt ra , lơ lơ láo láo thì gọi là "thất thần" . Hoặc nhắc đến chữ "thần" mà không đặt vào văn cảnh thì chỉ khiến người nghe liên tưởng đến cái "thần" , cái sống động của con người trong suy nghĩ và tình cảm . "Thần hồn nát thần tính" , "bức tranh toát lên cái thần thái" , "bỗng nhiên anh ấy chơi bóng xuất thần" .

    Lẽ ra , để ngụ ý nói những người không tin vào sự hiện diện của Thượng Đế trong các tôn giáo hiện tại trên thế giới, chữ "vô thần" là sai bét . Bởi lẽ hầu như chưa có người nào dám bảo là trên thế giới này không có những thế lực siêu nhiên . Tuy nhiên , điều chắc chắn là họ không thể tin vào những chuyện vô lý đại loại như có một ông nào đó tên gọi là Thượng Đế sống ở trên trời rồi xuống Trái Đất bày trò này nọ . Chứ tuyệt đối họ không phủ nhận những niềm tin siêu hình bởi vì chính những người bị gọi là "vô thần" lại là những người theo quan điểm triết học biện chứng thấu hiểu hơn ai hết về sự vô cùng tận của vũ trụ , của vật chất .

    Có lẽ chúng ta đang bị ai đó xuyên tạc ý nghĩa của "chủ nghĩa thế tục" mà những nước ổn định và phát triển nhất thế giới như Tây Phương , Hoa Kỳ theo đuổi .

    Vậy chủ nghĩa thế tục là gì ?


    Từ ngàn xưa, con người đã được định nghĩa là con vật có tính thần linh (spiritual animals) nên con người luôn có khuynh hướng tìm về các thần linh thiêng liêng cao hơn mình để tôn thờ hoặc để xin phù hộ ban ơn cứu giúp. Các nhà nghiên cứu nhân chủng học và khảo cổ học đều xác nhận rằng: Khi con người bắt đầu đạt tới trình độ hiểu biết cũng là lúc bắt đầu có tôn giáo (Homo sapiens - Homo Religious). Nói cách khác, khi con người bắt đầu nhận ra mình là NGƯỜI khác với những loài vật là lúc con người bắt đầu thờ thần linh. Vì thế tôn giáo xuất hiện cùng lúc với các tác phẩm mang tính chất nghệ thuật (works of art). Qua các tác phẩm nghệ thuật đó, con người biểu lộ sự ngưỡng mộ của mình trước những bí mật kỳ diệu của thiên nhiên và bày tỏ niềm tin vào một sức mạnh vô hình vượt trên con người. Con người luôn luôn cố gắng tìm cho ra cái ý nghĩa đích thực của cuộc sống trên trái đất. Con người không hài lòng với cuộc đời ngắn ngủi thực tại và muốn cuộc sống phải được kéo dài đến vô tận sau cái chết và dưới một hình thức khác.

    Thực sự, tôn giáo là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người trước thiên nhiên kỳ bí. Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động khác của con người, tôn giáo đã bị lạm dụng (abused) và gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho con người.

    Tôn giáo nào cũng tự coi mình như một chiếc thuyền để chở con người đến bến bờ hạnh phúc. Khổ nỗi, một số tôn giáo tranh nhau coi cái thuyền của mình là duy nhất tốt và duy nhất đi đúng hướng , nhất là kèm theo điều kiện "chỉ thành công khi đưa cả loài người đi đúng hướng ". Tín đồ phần đông đều mù quáng, chỉ biết gục đầu xuống tôn thờ chính cái thuyền của mình mà quên mất bến bờ hạnh phúc chung của nhân loại. Những người lái thuyền, được mệnh danh là các vị lãnh đạo tinh thần, bận tâm đánh chìm các thuyền khác để củng cố địa vị độc tôn của tôn giáo mình. Do đó chiến tranh tôn giáo đã xảy ra liên miên trong lịch sử và đến nay nó vẫn còn tiếp diễn dưới cả hai dạng nóng và lạnh trên khắp các lục địa.

    Nhiều người nhận thấy tôn giáo là mối nguy hiểm cho hòa bình thế giới nên họ muốn xóa bỏ mọi tôn giáo. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 tại Âu Châu, phong trào Soi Sáng (Enlightenment) ra đời và dần dần phát triển thành Phong Trào Bài Trừ Tôn Giáo (Secularism) nhằm thiết lập một Chủ Nghĩa Nhân Đạo Tự Do (Liberal Humanism).

    Lý tưởng giải thoát con người khỏi mối hiểm nguy do các tôn giáo có thể gây ra đã được thể hiện rõ ràng nhất trong Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Trong sách "American Government, Political and Political Culture" của ba tác giả Lyons, Scheb và Richarson (West Publishing Co. 1995) trang 110 viết như sau : "Tu Chính Án Thứ Nhất đòi hỏi thiết lập một bức tường ngăn cách giữa giáo hội và quốc gia. Và mặc dầu điều khoản thiết lập đó của Tu Chính Án chỉ được áp dụng cho Quốc Hội, nhưng Tối Cao Pháp Viện đã qui định rằng nguyên tắc tách rời Giáo hội ra khỏi Quốc gia phải được áp dụng đồng đều cho Liên bang cũng như mọi chính quyền địa phương theo Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp, theo dó, chính sách của chính quyền phải theo đuổi mục tiêu có tính thế tục hoặc vô tôn giáo". (The First Amendment requires a wall of separation between church and state. And, although the First Amendment ''s Establishment Clause applies only to Congress, the Supreme Court has held that the principle of separation of church and state applies equally to state and local governments under the Fourteenth Amendment : a government policy must have a secular or nonreligious purpose )

    Chủ nghĩa Thế Tục Hóa Xã Hội (Secularism) là một quan niệm mới về tôn giáo : Việc chính đáng của con người là lo phục vụ lợi ích của con người chứ không thể bắt con người phải hy sinh để phục vụ thần linh. Con người là chính yếu trên thế gian này chứ không phải là một vị thần nào cả.

    Chủ Nghĩa Nhân Đạo Tự Do là một tôn giáo không cần God. Nói "không cần God" không có nghĩa là không cần tôn giáo vì không phải tôn giáo nào cũng là hữu thần (theist) mà cũng có tôn giáo vô thần (atheist) như đạo Phật chẳng hạn.*
  2. khongthichcainhau

    khongthichcainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    NewGod ca ca nói rất hữu lý, hợp lòng người. Kính huynh một chén rượu.
  3. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Khiêm nhường khiêm nhường !!!! Xin kính thí chủ một ly ...sữa tươi !
    Nay chúng ta nhắc đến một câu nói nổi tiếng của Pierre Laplace (1749-1827), Khoa học gia Pháp: "Kính thiên văn đã quét hết vòm trời mà không thấy Thượng Đế ở đâu. (The telescope sweeps the skies without finding god.)
    Từ đó , có thể thấy những người theo đuổi tinh thần thế tục biện chứng , hay bị kẻ xấu xuyên tạc bằng cách chơi chữ ác ý là "vô thần" ,đều là những người thông minh hơn những người khác đúng như đại văn hào Voltair đã thốt lên : "Vô thần là thói xấu của một số ít kẻ thông minh trong mắt những người nào đó !"
    Bởi sao vậy ?
    Kính thiên văn đã quét đến điểm xa nhất của vũ trụ cách chúng ta khoảng 15 tỷ năm ánh sáng . Và không thấy "Thiên đàng" hay một ông Thượng Đến nào cả ngồi chễm chệ ở đấy như là người xưa vẫn tin vậy . (Thế nhưng niềm tin dân gian cổ truyền này vẫn mãnh liệt trong đầu óc nhiều người ) . Do đó , những người "vô thần" kiêu hãnh tuyệt đối bác bỏ câu truyện về Thượng Đế nào đó xuống trần gian rồi lại bay lên trời !
    Giả sử Thượng Đế của những người "hữu thần" bay với tốc độ cao nhất của vật chất là 300,000 km/s , tức là chỉ khi mà 100% khối lượng vật chất chuyển hoá thành năng lượng (học cơ học lượng tử và thuyết tương đối hẹp là đủ biết ! ) , thì cho đến bây giờ Thượng Đế cũng chỉ di chuyển được nhiều lắm chục nghìn năm ánh sáng (kể từ khi có những câu chuyện "mạc khải" đầu tiên ) hay như nhiều người tin vào thuyết "cứu rỗi" thì cũng chỉ mới bay được 2000 năm ánhsáng , bằng 1/50 đường kính dải Thiên Hà Milky Way .
    Chủ nghĩa thế tục mỗi lúc mạnh mẽ trên khắp thế giơi ,đặc biệt tại những nước văn minh tiến bộ phương Tây . Vì theo đuổi chủ nghĩa thế tục , tôn giáo bị tách hẳn ra khỏi chính quyền một cách minh bạch riêng rẽ để tạo ra sự công bằng giữa những người tự do tư tưởng và những người tin vào niềm tin của riêng họ . Tôn giáo trong những nước tiến bộ chỉ tồn tại vì có những người muốn nó tồn tại , tồn tại một cách cá nhân trong nhà thờ , nhà chùa , tu viện ... như là quyền tự do tư tưởng của con người , còn thực chất thì nó đã bị những người thế tục Châu Âu , Bắc Mỹ , Châu Á ... khai tử .
    Những nỗ lực cuối cùng của những kẻ cuồng tôn giáo đã và đang giãy giụa gây ra những cuộc khủng bố , xung đột khắp nơi trên thế giới . Thực chất , cái gì sắp tàn thì bao giờ cũng vùng vẫy lần cuối cùng !!!! Khi mà giáo dục khai sáng trí tuệ con người thì thế hệ này kế tục thế hệ trước , niềm tin vào những việc phi lý "phi tục" ( <> "thế tục" ) sẽ mai một và dần biến mất .
    Tôn trọng tự do tôn giáo , nhưng một khi tôn giáo ấy chứa đựng những tiềm tàng nguy cơ phá vỡ cuộc sống thanh bình , can thiệp vào quyền tự do của người khác , tạo ra những bất ổn xã hội , thì tôn giáo ấy phải bị loại bỏ bởi vì tôn giáo phải phục vụ con người chứ không phải con người phải phục vụ sản phẩm của chính mình .
    Lưu ý : Phật giáo là một hệ thống triết học hơn là tôn giáo . Phật giáo bị coi là "tôn giáo vô thần"
    Được NewGod sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 15/06/2004
  4. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Cũng tuỳ quan niệm mỗi người thôi bác, nếu phải thoả mãn hết mọi người thì cũng khó cho mod hay admin lắm. Thử ví dụ mấy từ sau nhé, bác xem nó có gây phản cảm không: Vô sản, vô tội, vô biên, vô ngã .....
    Tôi thấy nếu nói như thế cũng chấp nhận được.
    Tôi thấy sẽ hay hơn nếu ghi là: "Đả kích những bạn vô thần" thay cho chữ "chủ nghĩa vô thần".
    Được winters sửa chữa / chuyển vào 18:53 ngày 15/06/2004
  5. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Khoa học vô thần càng ngày càng phát triển, bắt đầu làm được những việc mà Chúa ko thể làm được. Lúc người ta bị bệnh nặng thì ngày xưa chỉ biết cầu Chúa mà rút cuộc vẫn chết như thường, ngày nay với thuốc men đã cứu được bao nhiêu người. Trong Ki9nh Thánh ghi là Chúa tạo ra loài người nhưng tai quái thay lại ko tạo ra được phụ tùng thay thế, người ta mà có bị què cụt thì chịu tàn tật, ngày nay con người đã chế ra được chân tay giả ...v...v.. và chỉ trong 50 năm tới với sự phát triển vượt bậc của Sinh học và Y học có thể tạo ra phụ tùng với tính năng y hệt như đồ thật ..v..v...
    Ngày nay chúng ta bắt đầu thấy được chân lí là: Khoa học đã, đang và tiếp tục làm được những việc mà Chúa ko thể làm được.
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    ok, tôi rút kinh nghiệm.
    Lần sau nếu treo sẽ treo với lý do "đả kích những nguời ko tôn giáo".
  7. thichkeongot

    thichkeongot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tớ tình cờ đọc được bài báo rất hay đăng trên báo điện tử Cần Thơ có 1 đoạn nói về chủ nghĩa thế tục, post cho mọi người coi nhé.
    http://www.baocantho.com.vn/vietnam/docbao/4757/
    tớ không bình luận gì cả nhé.
    Đọc báo nước ngoài
    Sự sa sút không thể tránh khỏi của Hoa Kỳ
    Thứ ba, 6/4/2004, 13:55 GMT+7
    Chuyện Tổng thống Mỹ Bush mang quân xâm lược Iraq và giải quyết hậu chiến là đề tài thời sự nóng bỏng của báo giới Mỹ và quốc tế. Ngày 1-4 rồi, báo Nation (Dân tộc) của Thái Lan đăng bài viết ?oThe eventual decline of America? tạm dịch là: ?oVị thế Hoa Kỳ đang suy yếu? của giáo sư Jeffrey D Sachs, Trường Đại học Columbia. Nội dung bài báo như sau:
    Cuộc chiến tranh Iraq thế mà đã tròn một năm, và tiếng tăm của Hoa Kỳ ngày càng sa sút. Một năm trước, Hoa Kỳ cố kêu gào thế giới ủng hộ cuộc chiến tranh vô tiền khoáng hậu này, và tuyên bố rằng ai không tin Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì kẻ đó là ngu ngốc hoặc là phần tử khủng bố. Giờ đây chúng ta biết rằng chính phủ Hoa Kỳ và một số đồng minh ít ỏi của họ mới là những kẻ ngu ngốc và dối trá. Song điều đó không làm cho chính quyền Bush chấm dứt thái độ hung hãn. Nước Mỹ có tiềm lực lớn để có thể làm được những điều thiện. Một nghiên cứu của Viện Kinh tế vĩ mô và Sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới cho biết: với thu nhập quốc dân hàng năm là 11.000 tỉ USD, Mỹ có thể chi trả cho việc kiểm soát các căn bệnh nguy hiểm như AIDS, sốt rét, lao phổi hay nhiều căn bệnh chết người khác, thay vì đổ tiền của vào cuộc chiến Iraq một cách lãng phí.
    Hơn nữa, Mỹ là nước tài trợ ít nhất cho các nước nghèo so với các nước khác mà đáng ra phải tài trợ nhiều nhất. Ngân sách quốc phòng của Mỹ khoảng 450 tỉ USD, gần bằng chi phí quân sự của tất cả các nước cộng lại. Chính quyền Bush tin rằng sức mạnh quân sự Mỹ có thể mua được an ninh, bất chấp chủ nghĩa khủng bố lan rộng từ cuộc chiến Iraq. Cho dù Mỹ đang cố sức củng cố uy thế chính trị của mình, nhưng uy thế đó sẽ suy sụp trong tương lai, bởi ít nhất 5 lý do sau đây:
    1- Ngân sách Mỹ đang khủng hoảng. ?oCảm ơn? chính sách cắt giảm thuế và chi phí quân sự của ông Bush, dù vậy ngân sách Mỹ vẫn thâm thủng 500 tỉ USD mỗi năm. Và rồi Hoa Kỳ lại phải tăng thuế và hạn chế chi ngân sách, bất chấp Bush có tái đắc cử hay không. Từ ngày Bush nắm quyền, ngân sách quốc phòng Mỹ hàng năm tăng thêm 150 tỉ USD, rồi sẽ phải cắt giảm trong các năm tới để có thể kiểm soát.
    2- Mỹ là con nợ nước ngoài rất lớn. Các ngân hàng lớn ở châu Á đã mua hàng trăm tỉ USD chứng khoán Mỹ. Riêng Nhật có dự trữ ngoại tệ đến 750 tỉ USD, mà phần nhiều là hối phiếu của Mỹ. Trung Quốc, Hồng Công, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore (Xinh-ga-po), Đài Loan cũng có 1.100 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Tóm lại, Mỹ đang bị lún sâu và là con nợ lớn của châu Á. Chỉ có sức mua khổng lồ các hối phiếu của các ngân hàng lớn châu Á mới có thể ngăn đồng dollar sụt giảm thảm hại như hiện nay.
    3- Phần còn lại của thế giới đang bắt kịp Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều khu vực kinh tế chủ yếu khác đang đuổi kịp Mỹ về khoa học - công nghệ. Trong 25 năm tới nền kinh tế của Trung Quốc sẽ lớn hơn Hoa Kỳ, và đến 2050 sẽ gấp rưỡi Mỹ. Ấn Độ nghèo hơn Trung Quốc cũng sẽ đuổi kịp Mỹ. Năm 2050, nền kinh tế Ấn Độ có thể sánh ngang với Mỹ dù dân số đông gấp 4 lần và thu nhập đầu người chỉ bằng 1/4 Mỹ.
    4- Việc thu hẹp chênh lệch về phát triển kinh tế làm mất lợi thế địa chính trị của Mỹ. Trung Quốc và Ấn Độ có số dân chiếm 40% thế giới. Thái độ bài ngoại trong việc Mỹ thuê nhân công Ấn Độ làm phần mềm - một chuyện thời sự chính trị nóng của Mỹ, phản ánh sự lo lắng của một số người Mỹ cứ muốn tiếp tục thống trị kinh tế thế giới.
    5- Dù có hay không có chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, tiềm lực về khoa học - công nghệ và thu nhập của châu Á vẫn tăng tiến. Đó là điều tốt cho thế giới, bởi sự giàu có sẽ mở rộng hơn, bất chấp lòng kiêu hãnh của Mỹ bị tổn thương trong quá trình này.
    Nước Mỹ cũng sẽ yếu đi, xét về mặt nhân khẩu học. Nhiều người ủng hộ Bush là những người da trắng theo đạo Thiên chúa. Đó là những người chống chủ trương mở rộng quyền lợi xã hội cho phụ nữ, chống người nhập cư và người theo các tôn giáo khác. Đó cũng là những người chống lại chủ nghĩa thế tục cũng như chống dạy về sinh học và thuyết tiến hóa hiện đại.Cục điều tra dân số Mỹ cho biết đến năm 2050, số người da trắng không phải nguồn gốc Tây Ban Nha chỉ còn một nửa tổng dân số Hoa Kỳ, so với 69% hiện nay. Năm 2050, 24% dân số Mỹ có gốc Tây Ban Nha, 14% gốc Phi và 8% gốc châu Á. Mỹ sẽ trông ra thế giới nhiều hơn, nhất là Mỹ La-tinh.
    Căn cứ vào 5 yếu tố trên đây, có thể nói giấc mơ duy trì một đế chế toàn cầu của những người cánh hữu Mỹ lụi tàn dần. Điều này sớm xảy ra hơn nếu Bush thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 này. Nhưng bất chấp mọi cố gắng, nước Mỹ không thể kiềm hãm sự suy yếu khó tránh khỏi so với phần còn lại của hành tinh này.
    NGUYỄN TẤN

  8. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Sai nốt ! Bác luuthuy nên ghi là "Đả kích những người không tin vào sự hiện hữu của Chúa Kitô" hoặc "Đả kích những người mang tinh thần thế tục" .
    Bởi vì nếu nói là "không tôn giáo" là mang tính phân biệt giữa đại đa số người dân Việt Nam và khoảng 8% dân số theo các đạo thờ Thượng Đế như Thiên Chúa Giáo , Tin Lành , Hồi Giáo ... Nói đến người "không tôn giáo" hay nặng nề hơn là "bài tôn giáo" thì hơi có ... ác ý .
    Trong khi đó người theo đạo Phật cũng bị coi là "vô thần" . Đạo Phật đích thực cũng là tôn giáo nhưng không chủ trương tin vào những đấng siêu hình thần thánh .
    Mong bác luuthuy xem xét .
  9. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Đạo thiên chúa đã cản trở tiến trình phát triển lịch sử châu Âu thời trung cổ là điều không ai phủ nhận được. Bắt đầu từ thời kỳ phục hưng, phương Tây vượt mặt phương Đông về khoa học kỹ thuật là nhờ có chủ nghĩa nhân đạo. Thế nhưng, chủ nghĩa nhân đạo (humanism) có phải là chủ nghĩa thế tục (atheism) không?
    Chủ nghĩa nhân đạo không phải là một đức tin mà là một phong trào vận động bắt nguồn từ thế kỷ 14 ở Ý. Tâm điểm của phong trào này là việc quay lại tìm hiểu tư tưởng của các triết gia Hy Lạp cổ đại, và tất nhiên một điều dễ nhận thấy là họ chưa từng có tư tưởng của chủ nghĩa thế tục (atheism) trong đầu.
    Chủ nghĩa thế tục (atheism) là cực tả, phía cực hữu là chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Còn, chủ nghĩa nhân đạo là trung dung. Lịch sử đã chứng minh, trung dung là đường lối đứng đắn nhất.
    Vậy, liệu ta có thể được chứng kiến một cuộc phục hưng tương tự diễn ra ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam không?
    Châu Âu có các triết gia Hy lạp cổ đại, chúng ta có triết học Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, đâu có kém phần phong phú và sâu sắc? Thế nhưng, khi tôi chứng kiến việc triết lý Trang Tử được dạy ở các trường đại học của Mỹ, tôi có cảm giác rằng phương Tây đang làm một cuộc phục hưng văn hoá phương Đông hộ châu Á thì phải.
    Các trí thức Việt Nam thì còn đang bận bịu với cuộc chiến Chủ nghĩa Mác Lênin vs. Thiên Chúa Giáo...
  10. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Chiêu bài "CS vô thần" là một trò chính trị trơ trẽn hèn hạ nhất trong lịch sử nhân loại . Bởi vì chủ nghĩa CS là một hệ tư tưởng theo đuổi việc xây dựng một mô hình kinh tế - xã hội trong đó không có bóc lột giữa giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất (tư bản mua hàng hóa sức lao động) và giai cấp làm thuê (công nhân bán hàng hóa sức lao động) . Trong khi đó Thiên Chúa Giáo lại là hệ thống tôn giáo thờ tín ngưỡng , và chủ thể của thứ tín ngưỡng này thì chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng mà không có khả năng can thiệp vào mô hình xây dựng kinh tế - xã hội .
    Chủ nghĩa xã hội , hay triệt để hơn là chủ nghĩa CS đã tập hợp những người con ưu tú nhất của nhân loại về cả đạo đức lẫn kiến thức uyên thâm .Do đó , việc những người ưu tú này là "vô thần" là dĩ nhiên !!! (Vô thần là thói xấu trong mắt ai đó của một số ít kẻ thông minh - Voltair ) .
    Nhưng vì mục tiêu xây dựng mô hình xã hội - kinh tế CS không có mâu thuẫn nào với tín ngưỡng Kito , cho nên không thể vì thế mà bảo rằng người CS chống và bài bác Thiên Chúa Giáo .
    Thế nhưng ,Thiên Chúa Giáo nổi tiếng là có quyền lợi đi kèm với chế độ thực dân đế quốc , ru ngủ người dân thuộc địa trong những tín lý đại loại như : "không nên chống lại kẻ ác" , "nước Trời là giành riêng cho người nghèo khổ" (không lẽ giàu có là có tội ???) , "nếu nó tát má trái , hãy đưa má phải cho nó taq1t nốt" , "hãy thương yêu kẻ thù" ... , cho nên khi chủ nghĩa CS ra đời , kéo theo là phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa trên thế giới , thì Giáo hội bắt đầu sử dụng chiêu bài "CS vô thần" mà kêu gọi giáo dân chống lại cách mạng .
    Ví dụ rõ nhất là tại Việt Nam chúng ta , đất nước lẽ ra độc lập từ năm 1956 nếu không có câu chuyện "Đức Mẹ vào Nam" hay "Đức Mẹ nhỏ lệ khóc" ... kéo hơn 1 triệu đồng bào đứng về phía cam tâm tay sai cho ngoại bang chi phối đất nước , Nam Bắc chia cắt .
    Phải nói , trò hề bịp bợm này đã khá thành công . Trong khi đó , chúng ta thấy vài ví dụ phản biện sau :
    - Liên Xô và các nước Đông Âu : chính quyền vô sản đạt đỉnh cao hoàng kim , nhưng giáo hội Chính Thống Giáo lại hoạt động mạnh mẽ dưới sự công tâm của chính quyền .
    - Ngược lại , nước Pháp không phải là nướcTư Bản nhưng gần đây ra sắc lệnh cấm học sinh đến trường mang theo biểu tượng Thánh giá của Kito giáo , đội nón của Hồi Giáo . Học sinh nào vi phạm ----> đuổi học thẳng thừng !
    - Nước Mỹ : hơn 70% dân số Mỹ theo đạo Tin Lành , nhưng đạo Tin Lành không thể trở thành quốc giáo , chính quyền thẳng tay dẹp bỏ những sự lũng đoạn của tôn giáo vào việc cai quản đất nước .
    - Châu Âu : Kito giáo ngày càng suy thoái . Nhiều nhà thờ bị chính quyền ép bán lại để làm quán bar , viện bảo tàng .
    - Sự đàn áp tôn giáo , nổi loạn tôn giáo xảy ra hầu hết tại các nước không theo chế độ XHCN ...
    Những ví dụ rõ ràng đó ,cộng thêm việc phân tích cho thấy chủ nghĩa CS không hề mâu thuẫn với tín lý Kito (vì một bên là mô hình xa hội - kinh tế , một bên là tôn giáo , không liên quan gì nhau ) để có phát biểu sai lầm của bác balance .
    Nếu bác balance nói là CS vs Thiên CHúa Giáo thì xin bác thử chỉ ra lí do gì mà chỉ có CS chống Thiên Chúa Giáo
    Riêng lời phát biểu của Karl Mark , cha đẻ học thuyết CS "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" chỉ là một trong hàng triệu lời phát biểu của các học giả nổi tiếng trên thế giới (cả người CS lẫn không CS) chán ghét sự mê muội cuồng tín của những tín đồ tôn giáo . Không thể vì một lời phát biểu như vậy mà chụp lên đầu người CS cái mũ "vô thần chống Thiên Chúa Giáo" để mượn tay thế lực mạnh nhất nhì thế giới này (với hơn 1 tỷ thành viên và khối tài sản khổng lồ ) đối kháng CS .
    Carl Mark , không kể ông là người CS hay không , cũng chỉ là một người mang tư tưởng tiến bộ thế tục .
    Vậy ta thấy , nếu nói Carl Mark chống tôn giáo , nếu nói "CS vô thần" thì thực ra là có cả "CS hữu thần" và "Tư bản vô thần" nữa đó
    u?c luuthuy s?a vo 15:26 ngy 16/06/2004

Chia sẻ trang này