1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ nghĩa tư bản có bóc lột không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi toiyeuvietnam, 05/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. conbillgate

    conbillgate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Tôi Đây rất đồng ý với bạn NuoiyeuVN , ngoài ra các nước tự do Dân Chủ (Tư Bản) người dân được quyền cất lên lời nói của mình , nói ra lổi lầm của nha nước cho nha nước thay đổi chính quyền đưa đất nước họ đi lên , cò đối với Xã Hội Chủ Nghĩa , người dân cất lên tiếng nói đã bị nghiêm cấm ngay , ví dụ điển hình : TTVNOnline là nơi đã liên tiếp ngăn chặn tiếng nói tuổi trẻ va khoá đi các nickname ................ đoạn này bị lược bỏ bởi ATC. còn đối với Mỹ thì sao ??? ông Martin Lutherking Jr . đã cất lên lời nói Tự Do cho người Da Đen , xoá bỏ Nô Lệ nha cầm quyền Mỹ đa thay đổi chính sách , nhưng rất tiếc , 1 số BẢO THỦ đã ám sát ông ta .
    Con Trai Bill Gate
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, bác John cố mà chăm sóc cho chị nhà. Tiện thể cho em gửi lời hỏi thăm. Em đây chẳng có gì quí, chỉ có rượu là đáng giá. Chị nhà nếu thích thì em gửi tặng. Cơ mà chị nhà ở "cữ" gì ạ?
    Đời bây giờ lắm chuyện lạ các bác nhể? Đến như con trai Bill Gates mà cũng biết rành về CNXH thì đúng là chẳng có chuyện gì mà con người kô làm được.
    P.S: Bác 3k cho em gửi nhời thăm hỏi ông anh 2k. Gớm, sao ông í lại cố tình vi phạm nội qui của TTVNOnline?Hừm, CNTB nó thối nát thế đấy các bác ạ. Làm bác 2k nhà ta....
    Kieu Phong
  3. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa nào cũng "bốc lột" cả, có giỏi-dở, thông minh-không thông minh, hên-xui ... ắt có "bốc lột". Nghe đâu nước mình có năm nông dân bị mua lúa ép giá.. ừm..
    H.Nhân
  4. minhduc2001

    minhduc2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/10/2001
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Nhận xét qua lịch sử loài người thì thấy cứ qua một thời gian phát triển thì người giàu thành giàu thêm mãi, người nghèo thì nghèo đi . Nguyên do bởi vì con người sinh ra vốn đã bất bình đẳng, có kẻ sinh ra thông minh, khôn ngoan, lanh lẹ có người sinh ra kém thông minh, chậm chạp, vụng về . Người lanh lẹ khôn ngoan thì cứ giàu thêm mãi, người kém thông minh, khờ dại thì cứ nghèo mãi . Cái khôn ngoan nếu truyền được đời này qua đời kia thì có giòng họ cư' giàu sang mãi, còn có dòng họ thì cứ nghèo mãi . Đến một lúc nào đó, sự chênh lệch xã hội quá lớn, người nghèo ngày càng đông thì sẽ bất bình, nổi loạn lên . Xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, chinh chiến . Sau khi chiến tranh tàn phá mọi thứ, san bằng mọi sự cách biệt về giàu sang thì xã hội lại đi và một chu kỳ mới bắt đầu phát triển, mọi người ở khởi điểm như nhau rồi kẻ khôn ngoan lại tom góp được của cải nhiều, kẻ khờ dại thì bị thiệt thòi nghèo cực mãi . Cho đến khi sự chênh lệch quá lớn thì lại xảy ra cảnh "trời làm một trận lăng nhăng, ông lại xuống thằng, thằng lại lên ông" lần nữa rồi sau đó lại bắt đầu một chu kỳ mới .
    Đọc trong sử Trung Quốc thì thấy thời gian thanh bình kéo dài thường khoảng 200 - 300 năm, rồi nạn nhân mãn sinh ra, số nông dân nghèo không có ruộng sinh sống đông đảo thì lại xảy ra một cuộc loạn lạc . Để điều chỉnh sự khủng hoảng có chu kỳ đó, trong lịch sử Trung Quốc lâu lâu thấy có ông vua làm vụ cải cách điền địa, chia lại ruộng để giảm bớt bất công xã hội . Đời vua nào không biết cách điều chỉnh thì sẽ xảy ra loạn lạc .
    Cái chu kỳ làm giàu, chênh lệch rồi san bằng này do bản chất của con người vốn không đồng đều, kẻ giỏi người dở . Chế độ nông nghiệp hay công nghiệp cũng đều xảy ra hiện tượng này cả .
    Minh Duc
  5. tienloi

    tienloi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì cả CNTB lẩn CNXH đều là lý thuyết hay và tốt cho con người. Sự có bóc lột không thì ở nhiều mọi khía cạnh con người-xã hội. Nhưng cả hai lý thuyết đó đều là lý thuyết kinh tế chính trị được áp dụng và từng áp dụng trong nhiều thập niên qua.
    Xuất phát là từ thế kỷ 16, 17 khi người ta bắt đầu phát triển một hệ thống thương mại, qua đó thì Kinh tế được xử dụng như một phương pháp để tạo ra nhhiều của cải cho vua chúa thời bấy giờ. Ðến giửa thế kỷ 18 thì Francois Quesnay đưa ra một mô hình ??ztableau économique??o cho thấy diển tiến của những thành phần tạo ra sản phẩm kinh tế quốc gia, để qua đó ngăn cản sự nhúng tay của nhà nước vào những vấn đề kinh tế là yếu tố chính để đẩy mạnh tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Trọng tâm của mô hình này là chuyển dần lãnh vực nông nghiệp qua công kỷ nghệ dựa theo thuyết của Adam Smith, David Ricardo, có nghĩa là tự do buôn bán, tự do cạnh tranh, tôn trọng cơ sở sản xuất của tư nhân.
    Từ đó vì không có sự chuẩn bị trước khi chuyển nông nghiệp qua kỷ nghệ nên đã có rất nhiều hàng triệu người thua cuộc. Ðều này không thể trách được khi đa số chưa có đến tiểu học, nên đã tạo ra nhiều rối loạn xã hội trong thời bắt đầu kỷ nghệ hóa ấy.
    Mặt khác thì dưới những rối loạn xã hội đó lại có một phe chủ trương kinh tế XHCN, đặt biệt là Ferdinal Lasalle, Karl Marx và Friedrich Engles không chấp nhận hình thức tư sản, tự do cạnh tranh. Do đó Karl Marx đưa ra lý thuyết CNCS, có nghĩa là toàn bộ kinh tế hòan toàn dưới sự kiểm xoát của nhà nước.
    Với đều này tui chỉ muốn nhấn mạnh là từ trong lý thuyết kinh tế CNTB và CNXH không có mang tính chất bóc lột, không mang nền tảng bóc lột hay không bóc lột. Chính từ hai lý thuyết cội rễ đó thì trong một xã hội cần có những phát triển để nhận định rõ vai trò nhà nước trong chính trị xã hội.
    Cả hai lý thuyết đó cùng phát triển song song với nhau cả một thời gian dài, cho đến khi KTTB áp dụng marginal utility và toán học để đào xâu vào kinh tế vỉ mô thì KTTB trở nên có vai trò quan trọng. Ngược lại thì kinh tế XHCN bị dựng chân lại không có tiến triển, mà chỉ có một vài chuyển hướng sang dạng cathedra socialism (xã hội thiên chúa giáo, mà hiện nay dấu vết còn lại rất nhiều ở Germany).
    Phe classical liberalism (Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill) tìm cách tạo ra một quá trình thị trường dựa trên giá cả thị trường để tạo công ăn việc làm, để mặc kệ thị trường tự tìm lấy cân bằng của nó qua châm ngôn : stability hypothesis hay là approximation. Không có sự can thiệp của nhà nước.
    Và sau đó là khủng hoảng kinh tế thế giới xẩy ra tạo ra nạn thất nghiệp. Chính trong giai đoạn này thì sự trở lại của phe Historism (Marx-Angle) tìm cách xóa bỏ những trục trặc đó không chấp nhận sự giảm lương để tạo lại công ăn việc làm. Ðòi nhà nước can thiệp trực tiếp vào hệ thống kinh tế. Từ đó xuất hiện danh từ ??zbóc lột??o của chủ nhân, rồi với sự dân chủ hóa đang đi song song với kỷ nghệ hóa lúc đó thì danh từ đó trở nên ??znóng??o để sử dụng làm vủ khí chính trị. Lenin là người đầu tiên khám phá giá trị danh từ đó, xử dụng khôn khéo giá trị đó để lật đổ Nga hoàng. Từ đó danh từ ??zbóc lột??o trở thành một dấu ấn đậm đà cho những nước nghèo, chậm phát triển đem ra xử dụng để chối bỏ nguyên nhân.
    Coconut
    Trở về thí dụ của coconut với Nike, với lương $70-$100 công nhân Việt Nam, tại Mỹ $100/120 cho một bộ Nike. Như vậy là ??zbóc lột??o hay không ?
    Cứ nghĩ thật đơn giản như vầy, ai nghiên cứu ra loại vải, ai nghiên cứu ra phương cách luột da, ai nghiên cứu ra keo, chỉ nút kéo, màu sắc, kiểu cấu, thị trường tiêu thụ, chuyên chở, kho chứa, cửa hàng, quảng cáo ? Hết bao nhiêu tiền cho những máy móc, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, công nhân ... cho đến lúc bộ đồ được đến tay người tiêu thụ, và người tiêu thụ hài lòng với sản phẩm Nike hay không ?
    Và theo nguyên tắc của liberalism thì như vậy là ??zbóc lột??o? Hơn nữa thì chỉ vì muốn loại bỏ Adidas (tập trung ở China) khỏi thị trường sport thế giới nên Nike đầu tư vào Việt Nam, nếu không Nike ở Mexico hay ở Indonesia cũng được. Nhưng hàng Nike lại đắt và người tiêu thụ Mỹ lại quay trở lại với Adidas, Puma, Hage, rồi cuối cùng công nhân Việt thất nghiệp và cũng hết bị Nike ??zbóc lột??o. Nếu cần thì Nike đóng cửa ở VN, nhảy có mấy bước sang Cambodia, sang Laos, nhưng liệu Adidas có bỏ China để nhảy vào Việt Nam ?
    Một thí dụ khác, hiện nay Daimler Mercedes làm chủ luôn Chrysler, công nhân Mỹ làm cho DaimlerChrysler nghỉ lể ít hơn công nhân Germany ở Mercedes Stuttgart. Ðồng nghiệp Mỹ thì không được đòi tăng lương như đồng nghiệp ở Germany. Vậy tại sao mà công nhân Mỹ không nói là họ bị ??zbóc lột??o ? Ngược lại những hảng của Mỹ ở Germany cũng vậy, lương đồng nghiệp Germany thấp hơn đồng nghiệp ở Mỹ, đứng dưới đạo luật của Mỹ vậy mà công nhân Germany hổng kêu ca là bị ??zbóc lột??o.
    Hơn nửa thì nhận xét của bác có thể nói là xuất phát trong vấn đề toàn cầu hóa vẫn còn sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn để rùi bác nhìn sang khía cạnh sự ??zbóc lột??o. Từ đó cho rằng CNTB là có tội, đều này không đúng, khi nhìn lại những nguyên nhân gây ra sự chênh lệch đó là do chính Việt Nam. Dĩ nhiên, hơn 50 hảng lớn trên thế giới này nằm trong tay tư bản của 40 quốc gia, được sự hậu thuẩn của WB, WTO, IMF, trong khi đó thì hơn 1,6 tỷ người làm việc với tiền lương $4/day. Một vài hảng lớn lại có sự thu nhập hơn hoặc gần bằng tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia ??zgiàu??o, thí dụ : General Motor có tổng số tiền là $ 184,6 billions / GDP Danmark $162,5 billons; EXXONMobil $210,5 billions / GDP Sweden $228,5 billions; WAL*MART $193,4 billions / GDP Austria $ 190, 3 billions; Ford $180,6 billions / GDP Poland $ 160,8 billions ; DaimlerChrysler $152 billions / GDP Indonesia $153,7. (tài liệu của IMF2001)
    Mặt khác thì trong 10 năm qua WorldBank đã cung ứng tín dụng ngắn, dài hạn cho những quốc gia nghèo lên tới $ 225 billions. Thay vì đầu tư vào giáo dục, y tế thì số tiền đó lại được chi tiêu cho đường xá, xa lộ, hải cảng rồi tự tạo ra một núi nợ khổng lồ không thanh toán được theo thời gian để tự đẩy lùi và tạo ra khoảng cách chênh lệch giàu nghèo lớn hơn sau 10 năm toàn cầu hóa ấy. Nhưng vấn đề nan giải là những tổ chức tài chính thế giới ấy (WB, IMF, WTO) lại thường bơm tín dụng ủng hộ cho những nước không có dân chủ, mặt khác lại hành động lạm dụng trá hình cho những hảng lớn, cho quốc gia giàu. Thí dụ là South Korea trong lần khủng hỏang Á châu 1998 thay vì IMF cho S-Korea vay thêm một khoảng tín dụng để vượt qua khủng hoảng (mặc dầu là S-Korea không có nợ quá nhiều IMF) thì IMF làm thinh, cưởng bách S-Korea phải có chuơng trình tiết kiệm theo kiểu Indonesia, Thailand. Như vậy sẽ làm kinh tế S-Korea đình trệ hơn là không rơi vào khủng hoảng. Lúc đó S-Korea phải quay đến Mỹ để tìm cách giải quyết, Bob Rubin (bộ trưởng tài chính Mỹ thời Clinton) đồng ý bơm tiền tín dụng để giử S-Korea không rơi vào khủng hoảng, với đều kiện khi những sản phẩm của S-Korea phải bán dưới giá qua nhũng công ty xuyên quốc gia của Mỹ, Japan, Europe.
    Theo ý tui là để giải quyết sự chênh lệch giàu nghèo như vậy thì cần phải có một cải tiến toàn bộ hệ thống của những tổ chức tài chính, thương mại trên thế giới như World Bank, IMF, WTO, qua đó để giảm đói nghèo, nâng cao trình độ giáo dục, cải thiện hệ thống y tế công cộng hửu hiệu tại những quốc gia nghèo tốt đẹp hơn.
    Tienloi
  6. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0

    Theo tôi thì làm quái gì có cái CN nào mà không bóc lột! May ra thì chỉ có trong tưởng tượng hoặc là cái CN đó toàn là những người được nhân bản vô tính (nói thế thì hơi quá, toàn là người máy mới không có bóc lột)!
    Tôi đang làm cho một cty không phải là nhà nước, nên bị bóc lột ghê lắm! Biết là thế nhưng vẫn phải làm vì bọn bóc lột đó nó trả tôi nhiều tiền hơn, đủ để đảm bảo cuộc sống của tôi! Đúng là các cty nước ngoài trả lương cao hơn thật. Nhưng có ai trong chúng ta tự hỏi xem tiền đó ở đâu ra không? Chẳng lẽ các cty này mang tiền từ Mỹ, Nhật hay Châu Âu đem ra sang đây để trả cao hơn cho chúng ta?????
    Đôi khi vẫn cảm thấy buồn là hàng ngày nhìn thấy tài nguyên ... của VN cứ đội nón mà ra đi (mà mình là một trong những người góp phần làm điều đó). Và hận là mình không đủ tài để làm cho nó quay lại...
    CNTB có bóc lột hay không?!
  7. bthieu

    bthieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    cac bac oi em dang tu hoi dan minh co bao nhieu phan tram cac chu muon sang tu ban de bi boc lot nhi?chac chi co khong phay may phan tram thoi.vi dan minh duoc soi sang bang li luan MAC LE ma.Nhung ca nhan em thi ngu lam cac bac a.em chac la o trong cai so it day thoi.Chi vi co nhung thang ngu nhu em nen bon tu ban moi co nguoi de ma boc lot chu duoc trang bi bang li luan cua may ong rau xom treo tren tuong thi bo cai bon tu ban dung hong ma boc lot duoc ai
    chuot chu che khi rang hoi
    khi moi tra loi ca ho may thom
    thanhhieu
  8. UASSR

    UASSR Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Các bác chỉ bàn về CNTB bốc lột hay không bốc lột ở chính quốc, các bác thử nhìn lại lịch sử và hiện nay.Trong lịch sử thì các nước đế quốc xâm chiếm thuộc địa bốc lột các quốc gia thuộc địa về tài nguyên thiên nhiên và con người, còn ngày nay do các quốc gia hầu hết đã vùng lên giải phóng nên CNTB đã chuyển qua hình thức bốc lột khác tinh vi hơn để tạo ra các giá trị thặng dư, tích lũy tư sản làm giàu cho họ.

    UASSR

  9. NTT2000

    NTT2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Bác UASSR nói đúng đấy , ngày xưa CNTB bóc lột con ngườii tàn tệ , nhưng ngày nay nó chuyển qua hình thức bóc lột khác tinh vi hơn rồi . Nhưng mà cái hình thức bóc lột này nó mang lại lợi nhuận cho cả ngưòi bóc lột lẫn người bị bóc lột . Vậy tại sao ta không đi bóc lột hay để bị bóc lột đi nhỉ ? Bác có biết hàng năm nước ta ( đất nước không có sự bóc lột ) gửi hàng chục nghìn lao động qua các nước Hàn , Nhật , Đài Loan ... để cho bọn nó bóc lột mình không ?
  10. minhduc2001

    minhduc2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/10/2001
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Trong kinh tế chính trị học có nói là sở dĩ chủ càng ngày càng giàu là vì chủ lấy cái thặng dư giá trị tạo ra bởi lao động của người công nhân . Thí dụ người giá trị người công nhân làm ra là 10, chủ lấy mất 3 để làm giàu cho mình, công nhân chỉ được hưởng có 7/10 giá trị mình làm ra mà thôi . Vì thế mới gọi là chủ bóc lột .
    Xét trường hợp cả chủ lẫn thợ đều giàu lên, thì cái số tiền làm cho cả hai giầu lên đó ở đâu ra ? Rõ ràng không phải là một bên bị mất vì bị bên kia lấy .
    Cái số tiền làm cho cả chủ lẫn thợ đều giàu lên là do cái giá trị do sự hợp tác đem lại, do công của người thợ, do máy móc tạo ra, mà máy móc là do chủ bỏ tiền ra, do công lao quản lý của chủ .
    Nên nhớ là chủ cũng có đóng góp chứ không phải chỉ có thợ làm việc không mà thôi . Cái đóng góp của chủ là bỏ tiền ra mua máy móc, có máy móc thì năng suất của thợ nhân lên gấp mấy lần, chủ phải vắt óc suy nghĩ nên bố trí người như thế nào, làm sổ sách thế nào, bán hàng như thế nào .
    Ở tỉnh Quảng Đông bên Trung Quốc, có một nhà máy quốc doanh làm ăn thua lồ nên nhà nước rao bán . Có một ông tư bản Hồng Kông mua lại . Sau đó ông ta quản lý làm cho nhà máy trước lỗ sau trở thành có lời mặc dù vẫn máy móc như vậy, dùng bằng đó công nhân . Điều này chứng tỏ là chủ cũng có đóng góp, mà lai đóng góp tài năng quan trọng là sự quản lý . Tài năng về quản lý này không phải là người thợ nào cũng có được .
    Minh Duc

Chia sẻ trang này