1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ Nôm - Chữ Hán và Tiếng Việt(?-f?-??????-?Z?S?-语??

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi knw, 27/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. knw

    knw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    Chữ Nôm - Chữ Hán và Tiếng Việt(-f-??-ZS-语?

    Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm hình thành và phát triển từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX trên cơ sở chữ Hán của người Trung Quốc. Trong suốt quãng thời gian này, chữ Nôm là công cụ duy nhất hoàn toàn Việt Nam ghi lại lịch sử, văn hóa của dân tộc.

    Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt, tiếng Tày, tiếng Dao tạo thành các văn tự Nôm Việt, Nôm Tày, Nôm Dao. Cứ liệu sớm nhất về chữ Nôm là bài văn khắc trên quả chuông Vân Bản năm 1076, thời nhà Lý, thế kỷ XI.

    Ban đầu, chữ Nôm thường dùng để ghi tên người, tên đất, nhưng càng về sau, chữ Nôm càng trở nên phổ biến và tìm thấy ý nghĩa trong đời sống văn hóa của đất nước. Dưới thời nhà Hồ thế kỷ XIV, nhà Tây Sơn thế kỷ XVIII, chữ Nôm đã từng có xu hướng sử dụng trong các văn bản hành chính.

    Chỉ tính riêng ở lĩnh vực văn học Việt Nam, chữ Nôm đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên một nền văn học rực rỡ xuyên suốt nhiều thế kỷ.

    Từ chữ Nôm, nền văn học Việt Nam sinh ra ba thể loại độc đáo của riêng Việt Nam là Truyện thơ Nôm Lục Bát, Ngâm Khúc (song thất lục bát) và Hát Nói (trong ca trù). Tác phẩm thuần Nôm sớm nhất còn lưu giữ được là ?oThiền Tông Bản Hạnh? thời Trần thế kỷ XIII-XIV.

    Các tác phẩm chữ Nôm như ?oQuốc Âm thi tập? của Nguyễn Trãi ?" danh nhân văn hóa thế giới (1380-1442), ?oChinh phụ ngâm? của Đặng Trần Côn (thế kỷ XVIII) bản dịch của Đoàn Thị Điểm, ?oCung oán ngâm khúc? của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), ?oTruyện Kiều? của Nguyễn Du (1766-1820) ?" danh nhân văn hóa thế giới... đã vươn tới đỉnh cao trong nền văn học Việt Nam.

    Các tên tuổi như Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX), Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ XIX)... cùng các tác phẩm truyện Nôm Tày, các khúc hát giao duyên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã tô điểm thêm cho vườn hoa văn học Việt Nam thêm nhiều sắc mới...

    Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt hiện đang lưu giữ hàng trăm ngàn đơn vị tư liệu chữ Nôm ở nhiều mảng lĩnh vực: văn học, tư tưởng, triết học, ngôn ngữ, luật pháp, đạo đức... Những tư liệu chữ Nôm này rất có giá trị trong việc nghiên cứu đời sống của người Việt thời xa xưa.

    Tuy nhiên, chữ Nôm ngày nay chưa được đánh giá đúng với giá trị của nó, rất ít người học, người sử dụng. Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Hoa Kỳ cho biết: ?oHiện trên thế giới chỉ còn khoảng 100 người đọc và viết thành thạo chữ Nôm trong lúc trên 90% thư tịch Nôm chưa từng được dịch sang chữ quốc ngữ.

    Một bộ phận không nhỏ tư liệu chữ Nôm còn lưu lạc trong dân gian dưới nhiều dạng sách vở, hoành phi, câu đối, bia, chuông...?. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải truyền dạy chữ Nôm cho thế hệ trẻ cũng như dịch các tác phẩm chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ.

    Điều đó sẽ không chỉ giúp cho người Việt mở mang tri thức mà còn góp phần đáng kể trong việc đưa văn hóa Việt Nam đến với kho tàng văn hóa, văn minh thế giới.

    Theo NVX
  2. pluto259

    pluto259 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    trời đất, chỉ còn từng ấy người thôi àh. Thế thì ở Hồ Gươm hoặcc lên Phủ Tây HỒ ngày tết vẫn thấy cả chục ông râu tóc bạc phơ ngồi viết chữ đấy, tuỳ loại, loại giấy cỡ bé nhất hình như 10nghìn 1 chữ. HOHHO chiếm 1/10 rùi ( chẳng biết các ông ấy viết chữ NHo,Hán hay Nôm nữa ) .
  3. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, nên sửa lại cái tiêu đề. Nghe "cả thế giới" kinh quá. Chừng nào có dăm ba dân tộc sử dụng chữ Nôm, khi đó hãy nói cả thế giới. Bây giờ thì nói "Việt Nam" thôi, cho nó khiêm tốn.
    Thứ hai, nên xem lại cái câu "công cụ hoàn toàn Việt Nam". Đem văn tự của một nước khác về sửa đổi thành văn tự nước mình chẳng có gì là sai, nhưng khẳng định nó "hoàn toàn Việt Nam" nghĩa là phủ nhận sạch trơn vai trò của chữ Hán trong việc hình thành chữ Nôm, như thế không được.
    Thứ ba, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán, chỉ bản dịch của Đoàn Thị Điểm mới là chữ Nôm thôi.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 27/09/2005
  4. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Chữ Nôm ra đời trong quá trình dân tộc Việt Nam khẳng định nền tự chủ với phương Bắc. Mặc dù vậy, cũng giống như chữ của Nhật Bản, chữ Nôm vẫn chỉ là một loại hình văn tự thoát thai từ chữ Hán, sử dụng chữ Hán để ghi âm. Từ đặc điểm ra đời như vậy, chữ Nôm rất khó học (phải học thông qua chữ Hán), khó quy chuẩn (dùng các chữ Hán khác nhau để ghi một âm) dẫn đến sức phổ cập không cao. Hiện nay, chữ Nôm đã trở thành một "tử tự", công việc truyền bá này lại càng khó khăn hơn.
    Đợt giáo sư Ngô Thanh Nhàn về tổ chức hội thảo về chữ Nôm đồng thời kết hợp với hoạ sĩ Lê Quốc Việt triển lãm thư pháp chữ Nôm, tôi có đến xem. Trong lời mở đâù, giáo sư cũng tóm tắt vài nội dung như bạn đã nói và dẫn chứng lớp học của giáo sư Nguyễn Đình Thảng ở Huế. Giáo sư Nguyễn Đình Thảng vốn dạy Hán Nôm ở trường KHXHNV Hà Nội, hiện nay về hưu và mở một lớp dạy Hán Nôm + Thư pháp tình nguyện tại Huế.
    Nghe những nội dung đó quả thật rất thú vị nhưng để phổ biến chữ Nôm một cách rộng rãi trong lớp trẻ, theo tôi là không khả thi.
    Thứ nhất, chữ Nôm không có tính thực tiễn trong đời sống. Hiện nay không ai sáng tác văn học bằng Quốc âm rồi ghi chép bằng chữ Nôm cả.
    Thứ hai, từ đó, muốn nâng đến tầm "đọc thông viết thạo", câu hỏi là: để làm gì? Nếu chỉ để dịch thuật kho tàng văn học cổ Việt Nam thì đã có khoa Hán Nôm - KHXHNV, viện Hán Nôm, viện Văn học...... nên nhắm vào đó để đào tạo. Không thể nâng chữ Nôm lên thành một hiện tượng xã hội với những câu "thế giới chỉ còn 100 biết chữ Nôm".........
    Như tôi, cũng gọi là biết vài ba chữ Nôm (theo đúng nghĩa của chữ vài ba), nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, tôi biết chữ Nôm sẽ chỉ dành cho những chuyên gia ngôn ngữ mà thôi. Bạn nên nhớ, chữ Nôm gắn với ngôn ngữ Việt cổ (phụ âm đôi VD: trời = blời, trăng = blăng; các từ cổ hiện nay khó có thể khảo lại ...........) vì vậy không thể đem âm Hán Việt và tư duy tiếng Việt hiện đại để ghép thành chữ Nôm được. Biết chơi thì được, chứ để đọc thông viết thạo thì nan giải đấy.
  5. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Vẫn là cái món kêu gọi phong trào đây mà. Ngẫm ra hệt như cái anh chữ nho cả thôi(bao gồm cả cái khoái xin chữ Thư Pháp nữa). Dân ta đa phần cứ ù ù cạc cạc nửa đực nửa cái chẳng hiểu nguồn gốc chi cả nhưng lại cứ thích ra oai, ra vẻ ta đây và cứ nghĩ như thế là có thể hét lên vỗ ngực đen đét rằng à ta đấy biết.Cánh đã đọc đã học cánh biết, hiểu thì . . . tủm tỉm cười rồi lắc đầy ngao ngán . Đấy ngay đến như cái việc hỏi nôm nho hay hán cũng ù ù cạc cạc . Thực là một thực trạng buồn vậy !
    PS: Nghe câu biết dăm ba chữ của tay Rổ Sề thế này lại hun lên kế hoạch cũ khà khà tết này nhất định vác cơm đến nhà CF huynh dùi mài thêm tý
  6. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    ::: Cao Thế Dung :::
    Tìm Hiểu Cội Rễ Tiếng Việt: Hán Tự Và Hán Việt ​

    Tập San Tư Tưởng
    PO Box 246
    Croydon Park, NSW 2133 AUSTRALIA
    Email: tutuong@telstra.com
    Website: http://tutuong.hypermart.net
    TÌM HIỂU CỖI RỄ TIẾNG VIỆT:
    HÁN TỰ VÀ HÁN VIỆT

    CAO THẾ DUNG
    Lời Toà Soạn : Trong những tài liệu hưởng ứng việc tìm về cội nguồn tiếng nói và chữ viết của người Việt Cổ, đặc biệt nhất có loạt bài của GS. Cao Thế Dụng Đặc biệt không những vì tính cách bác học của bài viết mà còn vì những tài liệu hiếm quí được tác giả dẫn trong bàị Các tài liệu này được viết trong thời mà cái tròng (loof) Hoa Hán vẫn bao trùm lên nền học thuật Việt, trói buộc tư duy của cả những người Việt thông minh nhất, buộc người ta phải tin tộc Việt là do tộc Hoa từ phương Bắc di xuống và văn minh Việt chỉ có do học mót được từ văn minh Trung Hoạ Từ đó người ta cũng được học mọi điều, từ chuyện lớn như tổ chức quốc gia đến chuyện nhỏ như cái ăn cái mặc đều do học được từ phương Bắc. Tiếng nói và chữ viết của người Việt Cổ cũng không thoát khỏi lối tư duy đó. Tuy nhiên tác giả viết ra những tài liệu được dẫn trong bài hình như đã thấy lối suy nghĩ đó như có gì không ổn, đã có những nhận xét độc đáo như muốn vượt thoát ra khỏi cái tròng tư duy quái ác nọ. Và ta thấy được những mâu thuẫn, những tròng tréo nếu vẫn phải chấp nhận quan niệm văn minh Việt chỉ là con đẻ
    của văn minh Hoa Hán. Cũng những tài liệu này, nếu đặt trong bối cảnh khoa học ngày nay, khi người ta đã chứng minh có một nền văn hoá Đông Nam Á (Văn Hoá Hoà Bình, Văn Hoá Bách Việt) đã có trước văn minh Hoa Hán, người ta sẽ thấy những nhận xét tinh tế và thông minh của tác giả các tài liệu trên sẽ không còn tròng tréo mà rất .thuận chèo mát máị.
    Xin mời Quí vị đọc bài 2 trong loạt bài của GS. Cao Thế Dung đăng dưới đây để thấy rõ điều đó.
    ====
    Chưa kể đến chữ NÔM, một thành tựu lớn lao của dân
    tộc Việt Nam, chỉ mới nói đến Hán tự thì ta đã có riêng một
    nền Hán tự Việt Nam thật phong phú, khác âm đã đành mà
    về ngữ nghĩa nhiều chữ khác cả nghĩa nguyên tự của chữ
    Hán Trung Hoạ
    NGƯỜI VIỆT BIẾT CHỮ HÁN TỪ THỜI NAÒ
    Một số tài liệu cho rằng, dân tộc Bách Việt khi còn ở Lĩnh
    Nam chưa bị Hoa Hán đồng hoá và tiêu diệt thì đã biết chữ
    Hán hoặc đã có văn tự riêng như dân tộc Choang rất gần gụi với dân tộc Tày Nùng, cùng một dòng Bách Việt (khoảng 15 triệu người ở Quảng Tây) (xem Lý Quang Hồng - Hình bóng chữ Nôm Việt trong chữ vuông Choang - Tạp chí Hán Nôm số 1 (38), 1999, trg 35 - 41). Dân tộc Choang ngày nay, Bắc Kinh qui vào một khối thiểu số gồm cả dân tộc Nùng, có văn tự từ thời cổ cùng một tổng thể văn hoá và truyền thống của dòng Bách Việt. Dân tộc Choang có .Hán tự của Choạng trong Hán tự Trung Hoa và Nôm Choang mà hình tượng rất nhiều chữ na ná như Nôm Việt dù khác nghĩa (xem Lý Hạc Nghi - Nghiên Cứu so sánh chữ vuông Choang và chữ Nôm - Tạp chí Hán Nôm, số 1 (34), 1998, trg 90 - 99).
    Tác giả Phạm Huy Hổ, một nhà Nho được ca tụng là cẩn
    trọng, nghiên cứu công phu các vấn đề cổ sử, và văn minh
    cổ Việt Nam cho rằng : .Thiết tưởng ta biết chữ Hán ấy ngay từ khi họ Hồng Bàng mới dựng nên nước. Hồng Bàng là con cháu họ Thần Nông, biết chữ Hán rồi tất lấy dậy con cháụ
    Xem như hiệu nước, hiệu vua, tên mười tám đời, tên mười
    lăm bộ, và các bách thần đời Hùng, các làng di tích đời
    Hùng, đều phân minh bằng chữ Hán cả. Mười tám đời
    Hùng đều có đủ tên, như là Hùng Uy, Hùng Nghi, Hùng
    Minh, Hùng Duệ, v. v... Ông thần Tản Viên tên là Nguyễn
    Công Tuấn, hiệu Quí Minh, quê ở xã Lăng Xương, huyện
    Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, hiện còn nhà cũ, làng lập đền
    thờ. Các làng chung quanh kinh đô Hùng Vương ở Việt Trì,
    như là hai bên Tràng Đông, Tràng Nam là kho lương, hai xã
    Lâu Thượng, Lâu Hạ là nhà các mệ các nàng, hai xã Vân
    Đội, Cẩm Đội là trại quân lính, hai xã Phú Nông, Minh
    Nông là sở canh nông, xã Thanh Miếu là nhà thờ vua, xã Nỗ
    Lực là tràng tập bắn. Nay ai đến các làng ấy, người làng
    đó còn ôn chuyện lại được cả.
    Có người cho rằng các danh hiệu trên ấy đời xưa đều bằng
    tiếng Nôm, sau mới đổi ra là chữ Hán. Nói thế thì không am
    hiểu tôn giáo, phong tục nước nhà. Nước nhà thận trọng
    nhất là việc đề bài vị thần. Nay xem các thần đời Hùng có
    nhiều vị duệ hiệu bán tự bán Nôm, có vị nôm na quá, như là
    Ông Cổng, Ông Chấu, Chàng Cả, Chàng Hai v. v... Những
    tên Nôm ấy nếu đổi ra chữ Hán thì có khó gì, thế mà các dân
    đề hiệu, Liệt Triều sắc phong, vẫn cứ để nguyên, là tục ta
    rất kính cẩn việc sự thần, không dám thay đổi một nét. Nhân
    thế lại biết thêm được rằng chữ Nôm ta cũng sinh ra tự bấy
    giờ.. (Phạm Huy Hổ - Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào ?
    - Nam Phong, số 29, tháng 11/1919, trg 416 -419).
    Ở Quảng Đông tức Việt Đông khi chưa bị Tần xâm chiếm,
    thuộc Bách Việt, Lĩnh Nam, còn một ngôi thành cổ, người
    Việt xưa đặt tên là thành Nam Vũ. Thành này có từ trước khi
    Triệu Đà lấy Lĩnh Nam dựng nước Nam Việt năm 207 trước
    CN. Truyện Lý Ông Trọng cho biết, lúc ông còn trẻ làm kẻ
    tiểu lại bị đòn, ông than rằng : .Làm người mà lại chịu nhục
    thế ư!., ông mới sang Tần (lãnh thổ nước Tần) sau làm quan
    Tư Lệ Hiệu Uý. Lý Ông Trọng sinh trưởng ở Âu Lạc dưới
    triều Thục An Dương Vương (257 - 207 trước CN). Vậy thời
    có thể người đã biết chữ Hán từ thời Viễn Cổ.
    Hán Việt, nghĩa là chữ Hán của người Việt. Chữ Nôm là
    chữ riêng của người Việt, người Tầu không đọc được nếu
    không học chữ Nộm
    TIẾNG VIỆT VÀ GỐC HÁN TỰ TRUNG HOA
    Qua tác phẩm ngữ ngôn Cỗi rể tiếng An Nam, LM Souvignet
    cho rằng tuy gốc Hán nhưng bao nhiêu chữ người Việt dùng
    Hán tự trong văn học và dân gian đã Việt hoá và thành Hán
    Việt. Souvignet đưa ra một số dẫn chứng như sau :
    (Xem P. Souvignet - Cỗi rễ tiếng An Nam - Nam Phong tạp
    chí, số 107, tháng 7/1926, trg 22).
    Căn cứ vào công trình nghiên cứu tiếng Việt của học giả
    Pháp Maspéro và nhất là từ quyển Cỗi rễ tiếng An Nam của
    Souvignet, học giả Phạm Quỳnh tổng luận lại về một nền
    Hán tự riêng của ta gọi là Hán tự Việt Nam tức Hán Việt,
    Phạm học giả cho rằng : .Ngay từ thời kỳ đầu (dưới thời đô
    hộ Hán) tiếng Việt Nam ta đã có chịu ảnh hưởng của tiếng
    Tầụ Trong thứ tiếng .tối cổ Việt Ngữ. đã có nhiều tiếng
    mượn của Tầụ Những tiếng mượn đây là tự người bản dân
    mượn thẳng từ lưu dân Tầu sang ở bên này và đọc đúng
    theo tiếng Tầu về thời đại ấỵ Tự thế kỷ thứ 10 nước Nam
    không nội thuộc Tầu nữa, sự vãng lai hai nước mỗi ngày
    một thưa, những tiếng mượn của Tầu đọc không được đúng
    như của Tầu nữa, dần dần chuyển theo về âm vận An Nam,
    bấy giờ mới thành ra thứ tiếng Hán Việt, nghĩa là chữ Hán
    đọc theo thanh âm Nam Việt. Trong lịch sử ngôn ngữ văn tự
    nước ta, sự thành lập ra thứ tiếng Hán Việt đó cũng là một
    cái hiện tượng kỳ, nhân đó mà tiếng ta có mật thiết quan hệ
    với tiếng Tầu, không phải với tiếng Tầu ngày nay mà là
    tiếng Tầu cổ về thế kỷ thứ 10, vì như trên kia đã nói, tiếng
    Hán Việt tuyệt nhiên không giống cả các tiếng địa phương
    Tầu ngày nay, mà là tiếng Tầu về thế kỷ thứ 10 trong ngót
    nghìn năm biến hoá theo âm luật tiếng An Nạm Nay chữ
    của một thứ tiếng mà trong nghìn năm theo âm vận một thứ
    tiếng khác, thời còn là thuộc về tiếng thứ nhất nữa hay đã
    hẳn là thuộc về tiếng thứ nhì rồi ? Nếu không còn mặt chữ
    đó thời có thể cho là tiếng An Nam được, nhưng chữ viết còn
    đó thời chỉ là chữ Hán đọc theo tiếng Việt mà thội Song cứ
    thực thời cũng là tiếng Nam rồi, một thứ tiếng Nam không
    phải thiên thành, hơi có tính cách nhân tạo một chút, tuy cứ
    lý thuyết thời vừa thuộc tiếng Nam vừa thuộc tiếng Tầu,
    nhưng cứ thực tế thời là tiếng Nam hơn là tiếng Tầu, tức
    cũng như con dơi kia, nhác trông cho là chim cũng được mà
    cho là chuột cũng được, mà thực thời là thuộc về loài có vú
    hơn là loài có cánh.
    Nói tóm lại thì tự thế kỷ thứ 10 đến giờ chúng ta chỉ chung
    với người Tầu có chữ Hán mà thôi, là một thứ .dấu tượng
    ý. (signes ideographiques) chúng ta đọc ra tiếng chúng ta
    mà họ đọc ra tiếng của họ. Nhân đó mới thành ra tiếng Hán
    Việt, không phải là một cách đọc chữ mà thôi, hầu như một
    thứ tiếng riêng vậỵ Thứ tiếng ấy trong mấy thế kỷ ở nước ta
    là thứ tiếng học vấn. Ta vẫn coi là tiếng của ta gọi chữ Hán
    là .chữ tạ, chứ không ai học chữ Hán mà cho là mình học
    chữ ngoại quốc bao giờ.
    Nguồn : Chôm của Home từ box TV
  7. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Tiếng .Hán Việt. ấy là tiếng học vấn, tiếng giáo dục, mỗi
    ngày một thấm nhập vào tiếng thông thường trong dân gian,
    mà chính tiếng thông thường trong dân gian, ngoài một cái
    gốc Nôm lõi, còn thời nhiều chữ cũng là chuyển lai tự tiếng
    Tầu mà âm vận biến hoá theo một cái phương pháp riêng sẽ
    giải sau này, cho nên tiếng .chữ.với tiếng .Nộm thời mất
    những cái đặc tính trong cú pháp Tầu mà cũng uốn theo
    hình thức tiếng An Nam, thành ra một thứ tiếng rất phong
    phú và rất phức tạp, chính là tiếng văn chương của ta, như
    tiếng truyện Kiều và các thơ truyện khác.. (Phạm Quỳnh -
    Hán Việt văn tự - Nam Phong số 107, tháng 7/1926, trg 12 -
    20, trích toàn văn).
    SỰ ĐA TẠP CUẢ TIẾNG VIỆT
    Học giả Maspéro nghiên cứu sâu xa về tiếng Việt, cho rằng,
    mỗi một thời kỳ, tiếng An Nam đều có sự thay đổi trong âm
    vận. Theo Maspéro, qua năm thời kỳ thì thời kỳ tối cổ Việt
    ngữ đã có nhiều tiếng mượn của Tầụ Trải qua cả ngàn năm,
    tiếng Việt ngày nay, gọi là Việt ngữ cận đại (l.Annamite
    moderne), đã trở thành Việt ngữ, ta chỉ còn chung với người
    Tầu chữ Hán mà thôi, một thứ dấu tượng ý (signes
    idéographiques) người Việt đọc ra tiếng Việt mà người Tầu
    đọc ra tiếng của họ nên mới thành Hán tự của Trung Hoa và
    Hán tự của Việt Nạm Những chữ Hán Việt, nghĩa dùng hẹp
    lại hay sai đi, nên viết thành thứ chữ Hán mà người Tầu
    cũng không hiểu được theo ngữ nghĩa của người Việt, do
    khác nguyên nghĩa vậỵ (Xem H. Maspéro - Etudes sur la
    phonétique historique de la langue annamite - Les Initiales
    - BEFEO, T.XII, No 1 -1912).
    Đó là những chữ do người Việt sáng tạo ra như chữ tiệt
    nhiên (tuyệt nhiên) trong bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý
    Thường Kiệt. Nhưng số chữ Hán Việt .chân chính. vẫn
    chiếm một số lượng khá lớn, chỉ đọc theo tiếng Việt mà vẫn
    giữ nguyên nghĩa của Hán tự Tầu, thí dụ như nhân, nghĩa,
    lễ, trí, tín, quân tử, tiểu nhận Có nhiều chữ đã quen dùng
    và quen tai cả ngàn năm, ta tưởng là tiếng Việt thuần tuý, là
    Nôm nhưng lại là tiếng Hán của Tầu đọc na ná âm Tầu hơn
    là âm Hán Việt.
    Nhà ngữ học Souvignet cho rằng tiếng Việt là sự pha trộn cả
    tiếng Miên, tiếng Khasi Đông bộ Ấn, tiếng Chiêm Thành,
    tiếng Mã Lai, tiếng Thái, tiếng Tầụ Souvignet so sánh các
    thứ tiếng ấy với nhau (chủ yếu là 4 loại) thấy tiếng Việt với
    tiếng Mã Lai có 1088 chữ đối chiếu giống nhau, ông kết
    luận rằng tiếng An Nam không thân thuộc với hai loại
    tiếngTầu và tiếng Thái mà chính là thân thuộc với loại
    tiếng Ấn Độ, Mã Lai vậỵ Tiếng Chàm và tiếng Tầu có quan
    hệ .chú bác anh ẹm trong khi tiếng Việt và tiếng Chàm với
    các phụ âm rất giống nhạu Dấu sắc của tiếng Việt tương
    đương với dấu pô-cá của tiếng Chàm, dấu huyền tương
    đương với dấu pà-lầu, dấu hỏi tương đương với dấu pô-thớ,
    dấu ngã tương đương với dấu pố-chà-ní, chỉ có dấu nặng
    tiếng Chàm không dùng dấu mà dùng những phụ âm đặc
    biệt. (Nguyễn Khắc Ngữ - Nguồn gốc dân tộc - Montréal
    1985, trg 132 - 133). Có vào khoảng vài trăm chữ Việt và
    Chàm giống nhau như băng (Chàm) = ăn; a râm = rậm; aw =
    áo; huyên = huyền (đen); mat = mặt; mek = mẹ; ni = này; hót
    = hóc ... (Xem Moussay Gérard Dictionnaire Cam Vietnam
    Francais - Centre Culturel Chạm Pharang 1971).
    Souvignet kết luận rất đúng khi cho rằng : .Tôi không dám
    cho tiếng An Nam là gốc tiếng Tầụ. Souvignet lại cho rằng,
    tiếng Tầu có vai trò điều hoà trong tiếng Việt : .Tiếng An
    Nam là hỗn hợp nhiều thứ tiếng mà thành ra, phiền phức
    tạp dạp như thế, mới nghe không khỏi lấy làm lạ. Ai cũng
    tưởng tiếng An Nam có cái vẻ thuần tuý nhất trí hợn Phàm
    tiếng nói, bao nhiêu chữ đều đúc theo một cái khuôn tự
    nhiên, cũng có một cái cỗi rễ chung; ấy ý kiến thông thường
    của người ta như thế. Nay tiếng An Nam lại khác hẳn : như
    món đồ thập cẩm thứ gì cũng có.
    Song, nói cho cùng, sự phức tạp đó không phải là không
    hay cho tiếng An Nam; nhờ đó mà tiếng An Nam được phong
    phú. Các tiếng lân cận không có tiếng nước nào hình thể
    sán lạn mà âm điệu véo von bằng tiếng An Nam ... Tiếng An
    Nam vừa mượn tiếng Tầu, vừa mượn tiếng Ấn Độ, Mã Lai -
    lại nhân đó tự chế tác thêm ra nữa - kể còn giàu hơn tiếng
    Hán Việt nhiềụ Xem như thế thì tiếng An Nam hình thể âm
    vận hay hơn tiếng Tầu biết bao nhiêu : tiếng Tầu quanh đi
    quẩn lại chỉ có 400 vần ...
    Tiếng An Nam tuy vốn không được nhất trí như thế, nhưng
    vẫn có cái vẻ thuần nhất. Nào Mon, nào Mên, nào Mã Lai,
    nào tiếng Thái, bấy nhiêu chất hình như hoá hợp cả là một,
    là nhờ cái ảnh hưởng của tiếng Tầu điều hoà.. (Nam Phong
    số 110, tháng 10/1926, trg 324).
    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HÁN TỰ TẦU VÀ HÁN TỰ VIỆT
    Qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc, chữ Hán đã thành quốc tự
    của tạ Người Việt coi Hán tự là chữ của nước ta trước đây
    nhưng ta đã có riêng một nền Hán tự gọi là Hán Việt. Thí dụ
    một chữ bất đã ghép với nhiều từ thuần Việt như bất cần.
    Bất không còn nghĩa chính của nó là không như bất thình
    lình, bất chợt.
    Về âm ngữ, Trần Cương, Sứ thần nhà Nguyên đến Thăng
    Long năm 1293, trong An Nam Tứ sự, Sứ thần cho rằng :
    .Tiếng nói líu lo, nói nhanh mà bổng, rất giống tiếng chịm.
    (Lê Quí Đôn Toàn tập, Kiến Văn tiểu lục - Bản dịch của
    Phạm Trọng Điềm, trg 69). Ấy thế mà tổ tiên ta đã Việt âm
    hoá Hán tự thành Hán Việt. Đây là một thành tựu kỳ diệu
    của dân tộc Việt Nạm
    Nguồn : Chôm của Home từ box TV
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 07/11/2005
  8. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Hồ Hữu Tường cho rằng : .Trong tiếng Việt ngày nay, phần
    nhiều là tiếng mượn của Tầu, hoặc là tiếng Hán Việt vừa
    đơn, vừa kép, hoặc là tiếng đã Việt hoá. Những tiếng về
    loại này thì mỗi âm riêng đều có nghĩạ
    Còn một phần ít hơn, song cũng quan trọng, là những tiếng
    hoàn toàn Nộm Xét về phần này, người khảo cứu có thể
    đặt một câu hỏi vô cùng quan hệ. Ấy là, tiếng Việt là một
    thứ tiếng đơn âm hay là một thứ tiếng phức ậm.
    và : .Chẳng những tiếng Việt có những tiếng hai âm, những
    tiếng ba âm mới có nghĩa, mà ta còn thấy thêm một hiện
    tượng này rất quan hệ. Ấy là mỗi khi người Việt dùng một
    tiếng một âm, thì thấy chừng như có gì là lạ, ngượng ngùng,
    trơ trẽn, nên hay thêm một tiếng đệm. Tiếng đệm này không
    có nghĩa gì cả, mà chỉ dùng để đa âm hoá tiếng lẻ loi kia
    thội Như dễ, nhẹ, nặng ... đều có nghĩa, nhưng người ta hay
    nói dễ dàng, nhẹ nhàng, nặng nề ... Hình như trong bản
    năng của người Việt, dùng lối sau này thì có vẻ thuần là
    Việt Nam hợn. (Lịch sử văn chương Việt Nam, Lê Lợi, Paris
    1949, trg 28).
    Do Hán tự là chữ tượng hình (idéogrammes) chứ không phải
    là lối chữ ghi âm (écriture phonétique) nên khi nhìn chữ
    đọc rất dễ sai lầm. Hơn nữa, Trung Hoa gồm nhiều các dân
    tộc như Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng .giống nào cũng có
    thứ chữ riêng của mình. (xem Tăn Văn Hí - Nhận thức về
    chữ Hán - Văn Hoá tập san số 4, T. XXII, Saigon 1873, trg 1 -
    4), lại có tới khoảng 70 thổ ngữ, ấy là chưa kể thổ ngữ Đài
    Loan và Hải Nạm Mỗi thổ ngữ (dialectes) lại có thêm nhiều
    thổ âm (accent régional). Riêng Quảng Đông với trên 80
    triệu dân nói tiếng Quảng Đông nhưng lại có nhiều thổ âm
    khác nhạu Nhưng với sự phức tạp này, Hán tự du nhập vào
    ngôn ngữ Việt Nam mà .Việt ngữ thuộc vào hạng ngôn ngữ
    độc thể (P. langue isolante), mỗi tiếng lẻ là một ngữ tố (P.
    morphème), nên tiếng lẻ không có phân tích ra phần gốc (P.
    racine) và phần tiếp (P. affixes), nghĩa là phân tích ra nhiều
    ngữ tố, như tiếng lẻ trong Pháp ngữ hay Anh ngữ thuộc vào
    hạng ngôn ngữ phối thể. Vậy tiếng lẻ là đơn vị nhỏ nhất
    của Việt ngữ.. (Trương Văn Chỉnh và Nguyễn Hiến Lê -
    Một phương pháp nghiên cứu ngữ pháp Việt Nam - Đại học
    (Huế) số 6, tháng 12/1961, trg 63 - 82). Ta đã Việt âm hoá từ
    một yếu tố nhỏ nhất của Hán tự Tầu để thành Hán tự Việt và
    cuối cùng hàng ngàn từ Hán Việt lại là ngôn ngữ độc thể,
    thành Việt ngữ.
    Hán Việt, phân biệt làm ba loại, Hán Việt cổ, được dùng
    để chỉ những yếu tố gốc Hán du nhập lẻ tẻ vào tiếng Việt
    trước thời Trung Đường thế kỷ thứ 7, phân biệt với các từ
    Hán Việt, với yếu tố Hán du nhập có hệ thống vào cuối đời
    Đường, thế kỷ thứ 9 và 10 (nhà Đướng 618 - 906). Loại Hán
    Việt Việt hoá xuất hiện do kết quả Việt hoá các yếu tố Hán
    (Hán Việt cổ, vay mượn chữ Hán phản ảnh qua bộ Thiết Vận
    của Lục Pháp Ngôn ra đời vào năm 601). Riêng một Hán
    Việt cổ, vay mượn của từ Hán, kết quả khảo sát, theo nhà
    ngôn ngữ Vương Lộc cho thấy : Trong 332 đơn vị được xác
    nhận là Hán Việt cổ có : 158 danh từ chiếm tỷ lệ 47,5%; 142
    động từ chiếm tỷ lệ 42,8%; 29 tĩnh từ, chiếm tỷ lệ 8,7%; với
    hai phó từ (bèn, cùng), 1 giới từ (vì) chiếm tỷ lệ không đáng
    kể. Trên 1.000 năm tuổi thọ, Hán Việt cổ đã trở nên những
    từ cơ bản, tồn tại trong kho từ vựng tiếng Việt như những từ
    thuần Việt thực sự. (xem Vương Lộc - Một vài kết quả bước
    đầu trong việc khảo sát từ Hán Việt cổ - Tạp chí Ngôn Ngữ
    số 1, 1985, trg 24 - 31).
    Lẽ tự nhiên là ngữ pháp Việt ngữ khác ngữ pháp Tầụ Trong
    văn chương Hán Việt, từ hư từ đến phụ từ, Hán Việt cũng
    khác văn ngôn Hán tự. Thí dụ : về tiếng Việt thuần tuý, phụ
    từ là vốn là một hư từ do động từ mà ra, trong nhiều trường
    hợp, phụ từ là có thể dùng thay thế cho phụ từ rằng. Phụ từ
    mà dẫn đầu một mệnh đề chỉ định, có phận sự làm rõ thêm
    ý nghĩa của từ ngữ làm chủ hay túc từ của mệnh đề. (Lê Văn
    Lý, Tiến sĩ Văn chương - Sơ thảo Ngữ pháp Việt Nam - Dân
    Chúa tái bản, trg 138 -139). Chữ Hán thực từ có thể trở
    thành hư từ và phụ từ thì Hán Việt cũng như thế. Phụ từ đấy
    (đôi khi thế) thêm vào sau một số câu nghi vấn để nhấn
    mạnh và làm cho câu hỏi linh động hơn hoặc phụ từ đấy vào
    sau câu khẳng định làm cho câu khẳng định mạnh hơn (Lê
    Văn Lý - sđd, trg 145). Hán Việt cũng như thế, như phụ từ hà
    trong câu hà tư, là lự, thể nghi vấn mà lại trở thành khẳng
    định (Lo làm gì! Nghĩ làm gì!). Phó từ trong Hán Việt sử
    dụng linh động và phong phú hơn Hán tự Trung Hoạ
    Âm Hán tự như trên đã trình bầy, rất phức tạp. Người Việt
    mượn chữ Hán Trung Hoa, đọc theo âm Việt, ghi âm thành
    các chữ Hán khác nhau với các nghĩa khác nhau để trở thành
    một từ Hán Việt. Thí dụ chữ bảo : . Cũng như vậy, ta
    mượn chữ Hán rồi hợp dung với một số từ để tạo thành từ
    kép đa âm Hán Việt, thí dụ như chữ hàn (rét, lạnh) thành
    hàn vi, cơ hàn, bần hàn, hàn huyên, có khi ta mượn nguyên
    cụm từ của Hán tự như Hàn lâm viện. Ta lại khác Hán tự của
    Tầu : người Tầu dùng chữ hàn lưu, Hán Việt gọi chung là
    hải lưu (dòng nước đại dương chẩy theo một phương hướng
    nhất định, từ Nam cực hay Bắc cực chảy đến với ôn độ thấp
    gọi là hàn lưu mới đúng). Hán tự phức tạp hơn, dòng nước
    từ xích đạo chẩy tới ôn độ cao hơn gọi là noãn lưu, hàn lưu
    còn gọi là lưỡng cực lựu Hán Việt đơn giản gọi chung là
    hải lưu như hải lưu Bắc cực, Nam cực, hải lưu xích đạo).
    Tiếng đồng âm Hán tự Tầu phân biệt nghĩa nhờ vào dạng
    tự, Hán Việt lại do sự dung hợp của các tiếng đơn âm thành
    từ kép đa âm : thảo (cỏ), thành thảo luận, hiếu thảo, cam
    thảo, thảo nào (tán thán từ), thảo khấụ Nhiều chữ Hán của
    Tầu ta không dùng như thảo muội (thời kỳ sơ khai của thế
    giới) ta gọi là sơ khai hay bán khại Chữ thảo cứu của Tầu
    có nghĩa là nghiên cứu và học tập, ta không dùng chữ này
    mà gọi chung là nghiên cứụ Có khi ta mượn cả một cụm từ
    của Hán tự Tầu như .thảo trạch anh hùng. với nghĩa đẹp
    (chứ không có nghĩa là làm loạn) để chỉ người tài giỏi xuất
    thân từ chốn đồng quê nội cỏ như Lê Lợi, Quang Trung,
    cũng có khi là nổi loạn chống triều đình không thành công
    nhưng là người anh hùng vẫn gọi là .thảo trạch anh hùng..
    Cách đọc yếu tố Hán trong Hán Việt theo sự biến đổi phụ
    âm đầu, âm giữa, âm cuối theo qui luật cấu tạo âm và âm vị
    của tiếngViệt. Hán Việt giữ lại chung âm và thay phụ âm
    đầụ Thí dụ : (shui), thuỷ; (shải), sắt; (bei),
    bắc; (tian), thiên; (yuan), viện Rất nhiều từ giống
    nhau đến khoảng 50% về cả phụ âm đầu và khuôn âm tiết,
    thí dụ (an), yêu; (ben),bản; (hui), hoả; (nui),
    mộc; (tu), thổ. Do những cảm nhận riêng của người Việt,
    hoặc do tính tuỳ tiện, để vay mượn từ Hán làm thành Hán
    Việt, đơn giản hoá, không cần nghĩa gốc của từ Hán mà
    hiểu theo nghĩa Việt. Đó là sắc thái đặc biệt của Hán Việt.
    Thí dụ qui củ, theo nghĩa gốc Hán thì qui là dụng cụ để vẽ
    vòng tròn (cái com-pa), củ là dụng cụ để vẽ ô vuông (cái ê-
    ke). Qua Hán Việt, qui củ là khuôn thước, theo pháp độ, đâu
    ra đó. Mô và phạm theo nghĩa Hán tự thì mô là cái khuôn
    bằng gỗ, phạm là cái khuôn bằng trẹ Mô trong Hán Việt là
    khuôn phép, nhà giáo gọi là nhà mô phạm. Hán Việt gọi là
    Giám mục; Tầu gọi là Chủ giáo; Ta gọi là Linh mục; Tầu gọi
    là Thần phụ; Ta gọi là Giáng sinh, Tầu gọi là Thánh đản.
    Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt đọc bên
    sông Như Nguyệt mùa Xuân 1076 có ba từ ghép là tiệt
    nhiên, nghịch lỗ, bại hư, không thấy ghi trong các từ điển
    thường dùng của Trung Hoa như Từ Nguyên và Khang Hỵ
    Tìm trong thơ văn Lý Trần có rất nhiều từ Hán Việt khác
    nghĩa hay không có trong Hán tự Trung Hoạ Chữ Việt trong
    quốc hiệu Đại Việt viết ở Toàn thư cũng như Cương mục và
    Việt sử lược thì chữ Việt này gồm chữ tẩu chạy trốn và
    chữ Tuất giờ Tuất. Nhưng tra Khang Hy từ điển thì chữ
    Việt ở bộ tẩu bằng chữ tẩu cạnh chữ Việt . Chữ tẩu
    cạnh chữ tuất không đọc là Việt mà lại là chữ khác, âm đọc
    .hứa duật, huân nhập thạnh là chữ huật có nghĩa là tẩu,
    chạỵ Khang Hy từ điển còn ghi rõ .dữ Việt bất đồng. (khác
    với chữ Việt). Tự điển Hán Việt của Triều Chửu viết chữ
    Việt đúng như Khang Hy từ điển nhưng không có chữ .huật.
    (bộ tẩu bên chữ tuất). Trong từ điển Trung Hoa, bất tỉnh
    nhân sự có hai nghĩa, không rõ việc đời, hôn mê mất trí.
    Những từ Hán trong một số bài thơ của Nguyễn Khuyến mà
    người Tầu rất thông thạo cổ văn cũng không hiểu nổi như
    chữ hoà cước, châu lúạ (Vũ Tuấn Sán - Chữ Hán của người
    Việt - Tạp chí Hán Nôm số 1, 1996,trg 18 - 24).
    Tiếng Bạch thoại lại càng nhiều chữ khác nghĩa với Hán
    Việt. Sự tình cũng là sự việc nhưng Hán Việt thì sự tình là
    đầu đuôi công việc, sự việc (thí dụ : anh cho tôi biết sự tình
    việc ấy như thế nào). Chữ thâm tâm, Hán tự nghĩa là lòng
    sâu, hiểm; Hán Việt có nghĩa là tận đáy lòng. Thân hào,
    Hán tự chỉ hạng người tai mắt, giới trí thức; Hán Việt là hào
    trưởng trong làng, ở địa phương (thân hào nhân sĩ). Thần
    tượng, Hán tự là tượng một vị thần, di tượng : người đã qua
    đời; Hán Việt thì thần tượng là biểu tượng mà ta ái mộ (thí
    dụ : tài tử X là thần tượng của cô ta). Thất thố, Hán tự có
    nghĩa là sợ hãi đến nỗi lúng túng, lỡ làng; thất thố với Hán
    Việt là lỡ có sự lầm lẫn trong lời nói, cử chỉ (nếu tôi có thất
    thố điều chi). Hán tự gọi là thích nghị, chỗ tình bà con; Hán
    Việt gọi là thân thích. Hán tự gọi là thiết sử tức ví thử giả
    thử; Hán Việt gọi là giả thử. Thiết tha, Hán tự có nghĩa là
    bạn bè bàn luận với nhau để giúp nhau về đường học vấn;
    Hán Việt thì thiết tha hay tha thiết có nghĩa là khẩn khoản,
    tỏ ra rất quan tậm Tầu gọi là thiếu tiểu; Hán Việt gọi là
    thiếu niện Tầu gọi là tiểu hài; Hán Việt gọi là hài nhị Tầu
    gọi là thịnh niên; ta gọi là tráng niện Tầu gọi là thoát lạc;
    ta gọi là thất thoát. Tầu gọi là thô suất; ta gọi là thô sợ Hán
    tự viết là hôn phu, hôn thê sẽ không có nghĩa phải viết là vị
    hôn phu hay vị hôn thê (tức là chồng, vợ sắp cười). Việt
    Nam quen gọi giản lược là hôn thê (thí dụ : cô X là hôn thê
    của con tôi). Hán tự gọi là thù năng, có tài đặc biệt; Hán
    Việt gọi là biệt tàị Thụ mệnh, Hán tự có nghĩa là vâng
    lệnh, kính nghe lời dậy; Hán Việt lại là vâng lời vụa Thủ
    đoạn theo Hán tự là phương pháp làm việc; Hán Việt có
    nghĩa xấu là lươn lẹo, không thành thực, mưu mô cho cá
    nhận Thủ thuật, Hán tự chỉ thuật giải phẩu ngoại khoa;
    Hán Việt có nghĩa là mánh lới riệng Từ ưu ái có nghĩa là
    thương yêu và lo lắng đối với ai, không có trong từ điển
    Trung Hoạ Uư ái do chữ .ưu quân ái quốc. (lo cho vua,thương
    nước), ưu và ái trong câu .Tề vương nói : quả nhân ưu quốc,
    ái nhân, cố nguyện đắc sĩ dĩ trị chị, nghĩa là quả nhân (vua)
    lo việc nước, yêu dân nên muốn có được kẻ sĩ để trị nước.
    Hán tự không có từ băng hà. Vua chết dùng đơn giản một
    chữ băng và từ ghép thăng hà; Hán Việt ghép băng với hà
    thành băng hà, chỉ vua chết. Từ phương du trong từ điển
    Khai Trí Tiến Đức, chua chữ Hán với nghĩa .màn che dùng
    trong đám ma để che cho con cháu tang chủ.. Các xứ đạo
    Công giáo dùng phương du che cho Linh mục rước Thánh
    thể. Từ điển Trung Hoa không có chữ du viết với chữ do
    bên chữ câu ; chỉ có chữ du ở bộ phiếu với nghĩa
    ván ngăn để đắp tường. Phương du là chữ Hán do người
    Việt đặt rạ
    CAO THẾ DUNG
    Nguồn : Chôm của Home từ box TV
  9. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Chữ Nôm trên đường hội nhập
    với khu vực và thế giới​

    Giáo sư Nguyễn Quang Hồng
    Đặc San Nhịp Sống

    1.
    Trong khoảng mươi năm cuối cùng của thế kỉ XX trở lại đây, chữ Hán và những hệ thống chữ viết biểu ý tương tự ở các nước Á Ðông đã trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của các chuyên gia quan tâm tới công nghệ thông tin trên thế giới. Quả thật, sau các hệ thống chữ viết phiên âm bắt nguồn từ hệ chữ cái La-tinh, Hi Lạp, A-rập, mà những vấn đề tin học hóa cho chúng về cơ bản đã được giải quyết, thì khối văn tự đồ sộ và đầy rẫy những nét đặc thù, lại có số người sử dụng khá lớn trên thế giới, là chữ Hán và các lối chữ ô vuông theo kiểu Hán tự, sẽ là mục tiêu công phá của tin học và công nghệ thông tin hiện đại.
    Mối quan tâm đó của các chuyên gia tin học và công nghệ thông tin đối với các hệ thống văn tự ô vuông biểu ý thể hiện trước hết ở các cuộc thảo luận của nhóm CJK (gồm đại diện của China, Japan và Korea, tức là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), nằm trong Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Standard Organization). Từ tháng 10-1993, nhóm này chuyển thành nhóm IRG (Ideographic Rappoteur Group), với chương trình làm việc dày dặn hơn và thường xuyên hơn, mỗi năm nhóm họp chính thức 2 kì. Ngoài 3 nước kể trên, nhóm IRG có thêm sự tham gia của đại diện các nhà chuyên môn về văn tự và tin học từ Ðài Loan, Việt Nam, Hong Kong, Hoa Kì, sau này có cả Singapore và cuối cùng, vào năm 2000, bắt đầu có đại diện của (Bắc) Triều Tiên.
    Trong kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn trong nước (ở Viện Hán Nôm, Viện Công nghệ Thông tin và Trung tâm Tiêu chuẩn Ðo lường Chất lượng) với các chuyên gia người Việt ở nước ngoài (nhóm Tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn ở Mĩ), Việt Nam ta đã chính thức tham gia vào chương trình hoạt động của nhóm IRG từ đầu năm 1994 trong cuộc họp lần thứ 2 của nhóm này ở Hà Nội. Tại cuộc họp IRG#2 này, chữ Nôm của Việt Nam bắt đầu được đưa vào chương trình nghị sự của IRG trong tổ chức ISO của quốc tế.

    2.
    Mục tiêu trực tiếp nhất mà nhóm IRG muốn đạt tới là cùng nhau xác lập một kho chữ vuông biểu ý được tiêu chuẩn hóa và được thống nhất công nhận từ phía các thành viên có chủ quyền trong nhóm IRG đối với loại văn tự này. Kho chữ này phải làm sao bao gồm được hầu hết các đơn vị chữ và cả những biến thể của chúng, đã và đang được sử dụng phổ biến ở từng quốc gia vốn là chủ nhân của các thứ văn tự loại này. Dựa trên kết quả làm việc của nhóm IRG, Tổ chức ISO quốc tế sẽ cấp kí mã cho từng chữ một, sau khi đã giao cho các nhóm công tác chuyên trách rà xét cẩn thận.
    Trên cơ sở một kho chữ vuông biểu ý được chuẩn hóa và được thống nhất cấp mã quốc tế như vậy, các nhà công nghệ trong lĩnh vực in ấn và thông tin có thể sẽ sáng chế ra những thiết bị và những chương trình thích hợp để sử dụng rộng rãi chúng trong mọi lĩnh vực tạo lập, lưu trữ và trao đổi thông tin.

    3.
    Ðể thực hiện các mục tiêu trên đây, chương trình nghị sự của nhóm IRG bao gồm một loạt các nội dung công việc sau đây mà mỗi thành viên trong nhóm đều phải góp phần thực hiện:
    3.1.
    Xác định đối tượng chữ được đưa vào kho chữ chung. Cần phải phân biệt mấy khía cạnh khác nhau về đối tượng "nhập kho":
    Chữ và biến thể của chữ. Các đơn vị chữ vuông riêng biệt đại diện cho các ngữ tố khác nhau đương nhiên sẽ là đối tượng hàng đầu của việc nhập kho chữ chung. Tuy nhiên, để đáp ứng những nhu cầu khác nhau, đôi khi là rất tế nhị trong thông tin trên mặt chữ, người ta không ngần ngại thu nạp vào kho chữ chung này cả những dị thể hay biến thể của một đơn vị văn tự, và sẵn sàng cấp cho chúng những kí mã khác nhau. Bởi vậy mà ở đây không có sự "phân biệt đối xử" chữ phồn thể với chữ giản thể, mặc dầu các chữ Hán giản thể không xếp chen lẫn với chữ Hán phồn thể, mà đều xếp nối vào sau toàn bộ các chữ phồn thể của cùng một bộ thủ.

    Bộ thủ và bộ kiện của chữ. Mới đầu, các thành viên nhóm IRG chỉ quan tâm đưa các chữ vuông nguyên vẹn vào kho chữ chung. Về sau, người ta thấy cần thiết phải lập một danh sách riêng cho 214 bộ thủ truyền thống (theo Khang Hi tự điển). Bên cạnh đó còn xác lập một danh sách gồm 116 các biển thể hay dị thể của các bộ thủ, gọi là "bộ kiện" (CJK Radical Supplement). Các bộ thủ và bộ kiện này đều được cấp mã quốc tế như những kí tự riêng biệt.
    Các biến dạng của chữ và bộ thủ tùy theo thể loại thư pháp (Triện, Lệ, Hành, Thảo v.v.) dĩ nhiên sẽ không làm thành đối tượng nhập kho để mã hóa, bởi vì đó đều là những gì mà phần mềm của máy tính điện tử có thể xử lí được trên cơ sở một dạng chữ minh xác và chuẩn mực đã được cấp mã.

    3.2.
    Phân chia lớp hạng ưu tiên để nhập chữ vuông biểu ý vào kho. Trên đại thể, nhóm IRG đã phân biệt các lớp hạng sau đây:
    Cần ưu tiên đưa vào kho và cấp mã đối với những chữ hiện đang còn được sử dụng phổ biến ở các nưóc trong khu vực đồng văn Hán tự. Ðó là những chữ thuộc lớp A.

    Thứ đến là những chữ đang được các nước trong khu vực sử dụng nhưng không thường xuyên và ít phổ biến. Ðây là những chữ thuộc lớp B, sẽ được chuẩn hóa và đưa vào kho để lập mã sau khi đã lập mã xong cho các chữ thuộc loại A nói trên. Những chữ Nôm do người Việt tự tạo trên đại thể là thuộc vào lớp hạng B này.

    Những chữ cổ hoặc thuần túy địa phương, chỉ đôi khi xuất hiện trong những văn bản hạn hẹp, được xếp vào lớp hạng C. Những chữ thuộc lớp hạng này sẽ được chiếu cố xem xét đến để nhập kho cấp mã, sau khi đã lập mã xong cho các lớp chữ A và B, mà vẫn còn chỗ cho chúng trong bảng mã chữ vuông chung.

    3.3.
    Xác định nguồn chữ để đưa vào kho chữ chung. Các nước thành viên của IRG đã nhất trí như sau:
    Ðối với chữ Hán nguyên gốc, lấy Tự điển Khang Hi (in lần thứ 7 tại Bắc Kinh) làm nguồn chính. Và tự điển này cũng là căn cứ để tham chiếu các tự điển và tư liệu làm nguồn khác của tất cả các nước thành viên IRG.

    Ðối với chữ Hán được sử dụng ở các quốc gia, thì dựa theo sự lựa chọn và đề nghị của các nước thành viên hữu quan, nhưng phải được rà xét và thông qua tại các hội nghị của nhóm IRG. Hầu hết những chữ Hán có mặt trong trong các bộ tự điển sau đây đã được IRG thừa nhận cho vào kho chữ chung và được cấp mã theo lớp hạng A:- Hanyu Dazidian của Trung Quốc (in lần thứ nhất).- Daikanwa Jiten của Nhật Bản (in lần thứ 9).- Daejaweon của Hàn Quốc (in lần thứ nhất).- Tự điển chữ Nôm (Sài Gòn, 1971) và Bảng tra chữ Nôm (Hà Hội, 1976) của Việt Nam.

    Ðối với những chữ vuông được các quốc gia tự tạo ra để dùng cho tiếng bản ngữ, thì ngoài những tự điển ở (b), còn có thể sử dụng thêm các nguồn tư liệu khác nhau. Việc bổ sung này được đặt ra từ đầu năm 1998, khi kho chữ được mở rộng sang lớp hạng B và C. Danh sách các tư liệu này do từng nước đề nghị và được nhóm IRG thống nhất chấp nhận vào tháng 5-1998, gồm 107 tên tư liệu, trong đó có 40 tác phẩm bằng chữ Nôm do Việt Nam đề nghị.

    Nguồn : Chôm của Home từ box TV
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    3.4.
    Xác lập quy tắc mã hóa và thể thức lập bảng chữ vuông chung.
    Quy tắc mã hóa. Mỗi nước thành viên IRG, sau khi thu thập các chữ vuông cần lập bảng chữ đề nghị nhập kho, trong đó mỗi chữ phải được mã hóa theo hệ mã nội bộ và sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Ví dụ: với chữ Nôm ba chúng ta cấp mã nội bộ (V-code) là V0-354F, được xác định là thuộc bộ "nhất" (vì chữ "tam" thuộc bộ "nhất"), với 6 nét (không tính bộ thủ), như vậy chiếu vào Khang Hi tự điển thì chữ Nôm này sẽ được định vị là 0078.131 (nghĩa là nó được xếp tiếp theo sau chữ thứ 13 ở trang 78 của tự điển này). Theo đó, chữ Nôm này sẽ được đề nghị cấp mã trong bảng mở rộng Extension B là 2-0027 và đồng thời là mã quốc tế (Unicode) trong ISO/IEC-10646.

    Thể thức lập bảng. Tất cả những chữ do các nước thành viên đề nghị, sau khi đã được IRG chấp thuận, thì được sắp xếp vào một bảng chữ chung, mà thực chất đó là một cuốn tự điển thu nạp toàn bộ các chữ vuông đã qua chuẩn hóa và được cấp mã quốc tế. Tập chữ này được gọi là SuperCJK, được bắt đầu soạn thảo từ đầu năm 1998, qua hàng chục lần điều chỉnh và bổ sung, đến cuối năm 2000 với bảng SuperCJK 11.1, tổng số chữ vuông được thu nạp và cấp mã quốc tế là 70205 chữ (trong đó có 9299 chữ do Việt Nam cung cấp). Trong tập SuperCJK này, các chữ được xếp thứ tự theo bộ thủ và theo mã số Khang Hi đã được định vị, và mỗi chữ đều được ghi rõ mã nội bộ, mã quốc tế như trên đã trình bày.

    4.
    Chữ Hán vốn đã phức tạp và đa dạng, mà chữ vuông theo kiểu Hán tự được sử dụng ở các nước trong khu vực lại càng đa dạng và phức tạp hơn. Làm việc với một khối lượng chữ đồ sộ mà lại phức tạp và đa dạng như thế, quả thực là vô cùng lí thú và cũng vô cùng... vất vả. Công việc này không những đòi hỏi khả năng chuyên môn cao trong lĩnh vực văn tự học và tin học, mà cũng cần đến một tinh thần nghiêm túc, chu đáo và nhẫn nại trên từng nét chữ, từng con số từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc công việc đặt ra theo mục tiêu đã định. Trên từng khâu công việc cụ thể, có sự khác biệt trong cách xử lí giữa các thành viên, và cũng không tránh khỏi những thiếu sót và sơ suất khi soạn thảo, thẩm định và in ấn các hình chữ và mã chữ. Do đó trong các phiên họp chính thức cũng như thông qua thư từ điện tử, giữa các thành viên IRG luôn luôn có sự trao đổi, thảo luận, bổ sung, điều chỉnh. Và nhiều khi cũng phải có sự nhân nhượng lẫn nhau để có thể đạt tới một giải pháp chung được đa số chấp nhận. Ðiều này thường xảy ra khi gộp hay tách các hình chữ, khi quy bộ thủ hoặc tính đếm số nét cho từng trường hợp cụ thể. Riêng đối với chữ Nôm của Việt Nam, thì đây là lần đầu tiên được đem ra đối chiếu từng chữ một với chữ vuông biểu ý của các nước trong khu vực đồng văn Hán tự. Trong khi đó thì việc nghiên cứu cơ bản về chữ Nôm còn chưa thật sâu sắc, cũng như bản thân chữ Nôm hầu như chưa được thực sự chuẩn hóa trong lịch sử phát triển của mình. Bởi vậy mà đã có không ít vấn đề phải xem xét và xử lí một cách kịp thời để không cản trở tiến độ chung của công việc.
    Hoạt động của nhóm IRG trong Tổ chức ISO quốc tế diễn ra đều đặn và khẩn trương từ đầu thập niên cuối cùng của thế kỉ XX đến nay, đã trải qua 18 phiên họp chính thức và một số kì họp dành riêng cho nhóm biên tập các bảng chữ. Trong đó, thành viên Việt Nam đã tham gia gần đủ các phiên họp chính thức, chỉ trừ phiên họp thứ 5 (IRG#5) họp tại Hàn Quốc (tháng 11/1995) là không có mặt đại diện của Việt Nam. Ðiều đáng tiếc là chính trong kì họp này, đề nghị đổi tên gọi bảng chữ tổng hợp "CuperCJK" thành "CuperCJKV" do Việt Nam nêu ra từ trước đó đã bị bỏ qua (vì không có thành viên Việt Nam tại kì họp để bảo vệ đề nghị họp lí này). Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chuyện tên gọi, còn thực chất thì trong các bảng tổng hợp kho chữ của IRG vẫn dành riêng cho chữ Nôm một cột V bên cạch các cột của K (Korea) J (Japan), G (guobiao- Trung Quốc), T (Taiwan), H (Hong Kong). Và khi bảng chữ không chia cột, thì các kí hiệu V, J, K, v.v. cũng được ghi rõ ở ô chữ được mã hóa.

    5.
    Trong suốt quá trình tham gia chương trình hoạt động cùng nhóm IRG, các chuyên gia Việt Nam đã lần lượt soạn thảo 4 bảng chữ Nôm chuẩn để cung cấp cho IRG với ý thức tranh thủ đưa chữ Nôm vào kho chữ chung ISO/IEC-10646 càng nhiều càng tốt (mà cái ý thức này thì các thành viên khác trong nhóm IRG cũng không thua kém, vì quyền lợi lâu dài của đất nước và dân tộc mình). Các bảng chữ Nôm chuẩn của Việt Nam lần lượt được đánh số là V0, V1, V2, V3 (và hiện đang gấp rút hoàn thành thêm bảng V4 và V5):
    V0: Ðây là bộ mã chuẩn 16-bit chữ Nôm do Ban Kĩ thuật Công nghệ Thông tin tổ chức soạn thảo, Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo lường Chất lượng xét duyệt và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố năm 1993 (TCVN 5773:1993). Với bộ mã chuẩn chữ Nôm này, Việt Nam đã đăng kí tham gia chương trình nghị sự của nhóm IRG vào dịp nhóm này họp thường kì lần thứ 2 tại Hà Nội đầu năm 1994. Bảng chữ Nôm chuẩn này gồm 2357 chữ, trong đó có hơn 70% là chữ Nôm không trùng hình với chữ Hán.

    V1: Cũng là bộ mã chuẩn 16-bit chữ Nôm do Ban Kĩ thuật Công nghệ thông tin tổ chức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo Lường Chất lượng xét duyệt và Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường công bố năm 1995 (TCVN 6056:1995). Bộ chữ này thu thập tất cả 3361 chữ Nôm hoàn toàn trùng hình với chữ Hán (có mặt trong Khang Hi tự điển).
    Trong suốt các phiên họp và các cuộc tiếp xúc với đồng nghiệp các nước trong nhóm IRG từ năm 1995 đến 1997 các chuyên gia Việt Nam đã cố gắng cộng tác để đưa các chữ Nôm trong 2 tập chữ trên đây vào kho chữ vuông chung ISO/IEC-10646. Sau khi rà xét đối chiếu lại giữa V0 và V1, thấy có 38 chữ trùng lặp phải loại bỏ. Số còn lại của cả hai bảng chữ, có 3897 chữ được chính thức đưa vào ISO/IEC-10646 từ giữa năm 1997. Sau đó còn có thêm 128 chữ Nôm cũng được cấp mã trong bảng chữ mở rộng Extension A của IRG. Như vậy là từ cuối năm 1997, có 4025 chữ Nôm (trùng hình với chữ Hán) được đề nghị cấp mã ISO/IEC-10646. Kết quả này được khẳng định tại cuộc họp thường kì IRG#10 tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/1997. Ðến đây, nhóm IRG cũng kết thúc giai đoạn I của chương trình, chủ yếu dành cho việc xem xét cấp mã cho các chữ vuông thuộc lớp hạng A.
    Từ năm 1998, nhóm IRG chuyển sang giai đoạn II là giai đoạn xem xét và cấp mã cho các chữ thuộc lớp hạng B. Ðây là dịp chữ Nôm thuần Việt có nhiều khả năng được chấp nhận hàng loạt vào kho chữ chung, vì những chữ trùng hình với chữ Hán về cơ bản đã được thu nạp rồi. Vả lại không gian mã hóa mới dành cho giai đoạn II là rất lớn (đến 64565 vị trí mã), cho nên hầu như không phải tranh chấp ưu tiên cấp mã nữa. Việc soạn thảo và phê duyệt các tập chữ vuông chuẩn ở từng nước thành viên trong giai đoạn này cũng được đơn giản hơn về mặt thủ tục, Nguồn chữ không nhất thiết phải là các tự điển, mà có thể là nhiều ấn phẩm khác nhau. Theo đó, các chuyên gia ở Viện Hán Nôm và Viện Công nghệ Thông tin đã khẩn trương soạn thảo thêm 2 tập mã chữ Nôm chuẩn để làm việc với nhóm IRG trong giai đoạn mới:

    V2: Tập chuẩn chữ Nôm này do Viện Nghiên cứu Hán Nôm xét duyệt và gửi tới nhóm IRG ngày 17/4/1998. Cũng như hai tập chữ V0 và V1, nguồn chữ mà V2 thu thập vẫn là hai bộ tự điển chữ Nôm đã nói ở trên (Sài Gòn, 1971 và Hà Nội, 1976). Tập chữ Nôm này gồm 3371 chữ, trong đó có 844 chữ là bổ sung vào những vị trí tương ứng trong Extension A (trùng với chữ Hán và chữ các nước khác, đã được cấp mã), còn lại 2527 chữ (hầu hết là chữ thuần Nôm) là đăng kí cấp mã trong bảng Extension B.

    V3: Tập chuẩn này cũng do Viện Nghiên cứu Hán Nôm xét duyệt và gửi tới nhóm IRG ngày 7/5/1998. Tất cả 849 chữ hầu hết là thuần Nôm được thu thập vào tập chuẩn này là lấy từ 40 tác phẩm và tự điển khác nhau.
    Sau 2 năm làm việc tiếp theo (đầu năm1998 đến cuối năm 2000), có thêm 5274 chữ Nôm nữa (chủ yếu từ V2, V3 và một phần còn lại của V0 và V1) được thu nạp vào Extension A và Extension B của IRG để cấp mã ISO/IEC-10646. Tổng cộng lại, như trên đã nói, đến cuối năm 2000 trong bảng tổng hợp CuperCJK-11.1 (in ngày 21/11/2000) có mặt tất cả 9299 chữ mang tên Việt Nam (với kí hiệu V0, V1, V2, V3). Trong đó có 4232 chữ là những chữ Nôm không trùng hình với chữ Hán.
    Tuy nhiên, nhóm IRG không muốn dừng tại đây, mà tiếp tục khuyến khích các nước thành viên cung cấp thêm các tập chữ thuộc lớp hạng C, và cả những chữ còn bỏ sót, để lập thêm Extension C. Tất cả các nước thành viên đều hưởng ứng khuyến nghị này và bắt đầu từ cuộc họp nhóm IRG#17 (6/2001 tại Hong Kong) đã đăng kí thêm chữ của họ. Các chuyên gia Việt Nam hiện đang khẩn trương hoàn thành tập chuẩn V4, gồm hơn 2500 chữ thuần Nôm, trong đó có khoảng 400 chữ Nôm Tày (không trùng với chữ Hán và chữ Nôm Việt, thu thập từ công trình nghiên cứu văn hóa Tày của Giáo sư Nguyễn Văn Huyên và Từ điển chữ Nôm Tày của Triều Ân). Cùng với tập mã chữ Nôm V4, tập mã chữ Nôm V5 cũng đang được chuẩn bị nhằm bổ sung vào CuperCJK mã Việt Nam cho gần 1000 chữ Nôm trùng hình với các nước khác. Công việc rà xét và cấp mã cho chúng sẽ được nhóm IRG thực hiện trong thời gian 2002-2003. Như vậy, nếu mọi việc tiến triển như dự kiến, thì cuối năm 2003, tổng số chữ Nôm của Việt Nam hội nhập vào kho chữ vuông biểu ý của khu vực và quốc tế với mã của ISO/IEC-10646 sẽ lên tới con số hơn 12000 chữ (khoảng 50% là chữ thuần Nôm, không trùng hình với chữ vuông của các nước khác).

    6.
    Với số lượng hơn 12000 chữ Nôm được chuẩn hóa và cấp mã quốc tế như vậy, hoàn toàn có thể xúc tiến việc chế tạo ra các phông chữ Nôm để ứng dụng cho các phần mềm máy vi tính, từ đó có thể thực hiện được việc phiên chuyển, tái tạo hoặc tạo lập các văn bản chữ Nôm, truyền đạt và truy cập các thông tin dưới dạng chữ Nôm qua máy tính điện tử.
    Trong khi các tổ chức, các công ti tin học và công nghệ thông tin lớn ở nước ta chưa thực sự lưu tâm đến những vấn đề như thế, thì từ nhiều năm nay, một số tổ chức và công ti nước ngoài đã quan tâm đến những triển vọng như vậy đối với chữ Nôm, song song với quá trình hội nhập chữ Nôm vào kho chữ vuông biểu ý của khu vực và quốc tế. Thông qua những mối quan hệ chuyên môn đạt được giữa các chuyên gia Việt Nam là thành viên của nhóm IRG (Giáo sư Nguyễn Quang Hồng và Kĩ sư Ngô Trung Việt) với một số đồng nghiệp nước ngoài, đến cuối năm 2000 đã có hai cơ sở nước ngoài tự nguyện thực hiện bước đầu vẽ phông cho chữ Nôm. Ðó là Hội Văn Tự Kính ở Tokyo (Nhật Bản) và Công ti DynaLab của Ðài Loan (đóng tại Thượng Hải). Toàn bộ 9299 chữ Nôm có mặt trong CuperCJK đã được cả hai cơ sở này vẽ phông đầy đủ theo các chuẩn mực đặt ra cho chữ vuông biểu ý nói chung. Với điều kiện kĩ thuật và kinh nghiệm vẽ chữ còn rất hạn chế ở nước ta hiện nay, khó lòng có thể thực hiện được tốt một công việc đồ sộ và phức tạp như vậy. Tuy nhiên, với cả 2 bộ phông chữ Nôm này, vẫn cần được rà soát một cách cẩn thận và tiếp tục gia công, chỉnh lí cho hoàn thiện hơn nữa.
    Sau khi đã có được những bộ phông chữ Nôm hoàn chỉnh rồi, thì một công việc phức tạp đặt ra cho các chuyên gia chữ Nôm và chuyên gia tin học là làm sao tạo ra được các chương trình ứng dụng chúng, chuyển các phông chữ Nôm đó thành các đĩa mềm có thể cài đặt vào máy vi tính để sử dụng chữ Nôm như hiện nay người ta đã sử dụng được đối với chữ Hán. Một hướng xử lí thích hợp đối với chữ Nôm trong công việc này là sử dụng âm đọc của chữ Nôm theo chữ Quốc ngữ hiện hành để làm "chìa khóa" mở gọi một chữ nào đó khi cần thiết. Tính phức tạp của cách xử lí này là mỗi chữ Nôm thường có nhiều âm đọc khác nhau, và ngược lại, một âm đọc có thể tương ứng với nhiều chữ Nôm khác nhau. Xác lập cho đầy đủ và chính xác mối tương ứng giữa âm và hình của từng chữ Nôm là câu chuyện không đơn giản chút nào, mặc dù không phải là không thực hiện được (tương tự như người ta đã làm việc này đối với chữ Hán). Dĩ nhiên cũng có thể tìm kiếm những cách xử lí khác nữa để lập "chìa khóa" tra tìm chữ Nôm, như căn cứ vào bộ thủ hoặc theo các mô hình cấu tạo của chữ Nôm chẳng hạn, mặc dù cách này có thể còn rối ren hơn nhiều. Cũng cần nói thêm rằng, mặc dù hầu như toàn bộ số chữ Nôm đã và đang đi vào kho chữ vuông quốc tế là được thu thập từ các nguồn tư liệu chữ Nôm tiếng Việt, song có khá nhiều chữ Nôm Tày là trùng hình với chữ Nôm Việt (và cả với chữ Hán). Bởi vậy, nếu đối với những chữ trùng hình như thế cũng tiến hành xác lập các âm đọc tương ứng trong tiếng Tày, thì cùng với những chữ thuần Nôm Tày trong V4 đang được đăng kí cấp mã, ở một mức độ đáng kể cũng có thể lợi dụng vốn chữ Nôm Việt đã có cho tiếng Tày.
    Như có thể thấy, chữ Nôm của Việt Nam đã có được những bước đi vững chắc trên đường hội nhập với khu vực và thế giới. Con đường tin học hóa chữ Nôm bước đầu đã được khai thông, Và từ đây, từ đầu thế kỉ mới chúng ta có thể nghĩ tới và nhanh chóng thực hiện những bước tiếp theo để hệ thống văn tự cổ truyền này chẳng những sẽ được bảo tồn vững chắc, mà còn có khả năng đi vào cuộc sống mới, thực sự làm một chiếc cầu nối quá khứ với hiện tại và tương lai của các dân tộc Việt Nam.
    Giáo sư Nguyễn Quang Hồng
    Nguồn : Chôm của Home từ box TV

Chia sẻ trang này