1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ quốc ngữ - Chúng ta có nói chuyện được với các cụ không?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi metamodel, 03/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Cái này còn phải tuỳ thuộc vào ngữ cảnh chứ bác yeu_ngon. Nghĩa của TỪ thì có giới hạn, chứ nghĩa cả câu còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, vì thế để xác định thế nào là HIỂU cho câu trên của bác e rằng hơi vĩ mô.
    Ví dụ tôi nói: "Anh hiểu tôi chứ?" Đố bác biết được tôi đang nói gì.
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    chẹp, các bác không thích coi lại các bài cũ xem người ta nói gì về sự phát triển của tiếng Việt nhỉ. Không có cơ sở nào thì làm sao mà trả lời được câu hỏi chứ, chẳng lẽ mỗi người bàn ra tán vào theo 1 phách? vậy thì sẽ như bác duongphuongbay nói đấy, chẳng ai hiểu ai nói gì cả ...
    đố bác nào đọc được xem trong các bản viết tay cách nay 400 năm các cụ ta viết gì, từ đó suy đoán xem nếu chúng ta tiếp xúc với các cụ thì chúng ta có giao tiếp bằng ngôn ngữ hay không nhé...
    [​IMG]
    xem thêm tại [topic]178759[/topic]
  3. metamodel

    metamodel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    2
    Ngay cả chữ viết có giống nhau đi nữa thì cũng không chắc cách đọc đã giống nhau. nhỉ, nhưng mà tớ nghĩ đơn giản thế này, vào đầu thế kỷ 20, cũng chỉ có một phần rất nhỏ dân số nước ta biết viết chữ quốc ngữ, như vậy tức là phần lớn dân số vẫn nói bằng Tiếng Việt từ xưa, do vậy nếu cách đọc chữ QN mà khác hẳn thì còn lâu mới phổ biến chữ QN như kiểu "bình dân học vụ" được, vì không dễ dàng thay đổi cách nói của cả dân tộc nhanh thế được, suy ra là cách nói Tiếng Việt xưa và nay không khác lắm.
  4. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    Anh thấy các chú không hiểu vấn đề đang tranh luận . Nhưng anh lười quá nên chỉ lưu ý :
    - Việc " hiểu hay không hiểu các cụ " là do mức độ phổ dụng của từ ngữ , cách diễn đạt qua các thời kỳ . Không liên quan gì đến cái gọi là " chữ quốc ngữ " .
    - Người ta đồng nhất " chữ quốc ngữ " với hệ chữ latin mà chúng ta đang dùng hiện nay . Ưu điểm của "chữ quốc ngữ " cũng chính là ưu điểm của chữ Nôm : mã hoá âm thanh . Diễn nôm ra nghĩa là : nói như thế nào thì viết như thế ấy .
  5. metamodel

    metamodel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    2
    Anh nói thế không hợp lý, chữ Nôm là sinh ra từ chữ Hán thì làm sao mà gọi là đọc thế nào viết thế ấy được.
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    [topic]106695[/topic]
    [topic]106508[/topic]
    [topic]115203[/topic]
    [topic]122184[/topic]

    bạn đọc qua mấy chủ đề trên để thấy cái câu hỏi của bạn người ta đã trả lời từ đời nảo đời nào rồi...
    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 21:26 ngày 11/03/2005

Chia sẻ trang này