1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ Số có nghĩa - vấn đề cấp bách của Chemist

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi PTNK_TriZ, 21/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. PTNK_TriZ

    PTNK_TriZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chữ Số có nghĩa - vấn đề cấp bách của Chemist

    Xin trả lời gấp : Tui học Hoá , môn học là Xử Lý Thống Kê trong Hoá học :

    học về Chữ Số Có Nghĩa :
    ví dụ : 12,00 + 1,3 = 13,30 -> kq : 13 ( do kết quả lấy số chữ số có nghĩa theo số chốt , số chốt ở đây là số 1,3 do có ít CSCN hơn (2 CSCN ) trong khi 12,00 có tới 4 CSCN )

    Nhưng 11 + 0.0345 = 11,0345 : đáng lẽ ra phải chọn kq có 2 CSCN vì 11 có 2 CSCN vậy kq -> 11 . Đúng ko ? Nhưng cũng có ý kiến cho rằng 11 là số tự nhiên , có vô số chữ số có nghĩa .

    Tiếp tục : 11 * 0.653 = 7.183 -> 7.18 hay -> 7.2 . ko biết 11 ở đây có 2 CSCN hay là vô số chữ số có nghĩa .

    Tài liệu tui tham khảo là : Phân tích định lượng , tác giả : Cù Thành Long . Nhưng trong sách ko có trường hợp này . Mong đựoc giải đáp.



  2. PTNK_TriZ

    PTNK_TriZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    ôi , các bác ơi , trả lời đi chứ....
  3. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn mình thấy không ai trả lời là đúng rồi, vì nó rất vớ vẩn. Con số 11 bạn đưa ra phải có nguồn gốc, tính chất cụ thể thì mới có được chữ số có nghĩa là bao nhiêu con số. Ví dụ bạn cân được chính xác 11g bằng cân phân tích 4 số thì đúng ra nó là 11,0000g, còn bằng cân bình thường 2 chữ số thì là 11,00g. Nhưng nếu 11 là số mẫu bạn có thì 11 chỉ là 11 thôi. Còn nếu 11 là kết quả đo được từ thiết bị nào đó có thang đo vài trăm ngàn hay vài ngàn thì con số 11 là con số không chính xác hay không có nghĩa mất tiêu rồi.
    Đây không phải là vấn đề cấp bách của chemist mà của một đồng chí không chịu đi tìm tài liệu. Bài giảng chi tiết môn học của đồng chí đây:
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/tkhoahoc/decuong.htm
    cách bạn lấy số chốt chỉ là đơn giản như khi mình làm việc bình thường, nhưng đối với hoá phân tích và thống kê thì chính xác hơn. Khi tính toán các số có sai số thì có phương pháp cụ thể để xác định sai số hay chữ số có nghĩa cho kết quả. Hy vọng bạn tự tìm hiểu trong tài liệu vậy.
  4. PTNK_TriZ

    PTNK_TriZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Bài giảng bạn đưa là bg DH Cần Thơ. Tài liệu mà tui đang học còn kĩ hơn tài liệu bạn đưa .( chắc do bạn search = google ) tui cũng search ra .
    Bạn nói số 11 là ko có nghĩa khi dùng thang đo vài trăm , vài ngàn là sai .
    Trong trường hợp đó , 11 có 2 CSCN .
    CSCN trong hoá phân tích và trong toán học thống kê hiện đại đã được thay thế dần bằng Khoảng bất ổn cho 1 đại lượng ngẫu nhiên Mesurand.
    Do nhiều yếu tố bất cập , nên phần CSCN này còn mập mờ , và đề ra : 11+ 0.0456 là chưa rõ .Mình hỏi hi vọng có bạn nào học phân tích , và có ai biết có thể giải thích dùm . Chứ tài liệu thì mình đã đọc rồi .
    Dù sao , vẫn cảm ơn bạn .
  5. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang học chắc chắn phải có tài liệu cụ thể rồi, vì bạn bảo tham khảo quyển đó mình hơi ngạc nhiên vì biết nó viết không cụ thể lắm phần này.
    Vấn đề số 11 trong thang đo vài trăm ngàn hay vài ngàn để cho ví dụ về tương quan giữa con số mình thu và khả năng cung cấp số liệu của nguồn hay thiết bị. Đối với các thiết bị luôn có một khuyến cáo vùng chính xác của số liệu thu được. Lọt ra ngoài vùng này thì độ tin cậy giảm đi. Còn nếu quá nhỏ thì nhiều khi chẳng có ý nghĩa gì cả (về mặt sử dụng) vì không thể chắc chắn được nó là giá trị thực hay chỉ là noise của thiết bị. Còn để tính toán thì nó vẫn là 2 CSCN với độ tin cậy là +1.

Chia sẻ trang này