1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ " Ta " của bác Quan_Di_Ngo

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi linhrock, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songxua

    songxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên xin đính chính, mấy chữ trên đây không phải của bác Quản mà của sông xưa, một người mới tập tành viết ở Đồng Nai. Do muốn xin ý kiến của các bạn nhưng chẳng biết đưa vào đâu đành mạo muội đưa vào đây, xin nhận tội với bác Quản nhé
    Vì mới tập viết nên ý kiến của ban R (xin tạm gọi vì không biết rõ tuổi) Sông Xưa rất mừng và hết sức cám ơn.
    Kinh
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Một số tác phẩm thư pháp của vua Tống Huy Tông (<徽--1082z1135) Triệu Cát (T佶) viết theo kiểu Sấu Kim Thể (~?'")
    Mẫu Đơn thi sách (?丹-?O)
    Thiên tự văn (f--?)

    Nhuận trung thu nguyệt thi (-中<o^詩) ​
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 05/06/2004
  3. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Bức Nhuận trung thu nguyệt quả là của Tống Huy Tông Triệu Cát nhưng tôi không tin bức thiên tự văn và bức Mẫu đơn thi là của Triệu Cát. Bức thiên tự văn theo tôi là người về sau bắt chước thể chữ của Huy Tông để viết. Vì thường thì có thể bắt chước tương đối giống chứ không thể giống hoàn toàn.
    Bức thiên tự văn về nét, tôi thấy nét mác, hơi cứng, chưa đạt đến trình độ mềm mại của Tống Huy Tông; nét sổ móc không đúng với độ dốc của Tống Huy Tông (có thể nhìn ở chữ hiệu, dòng cuối, cột thứ 3 từ trái sang)....
    Bức Mẫu đơn thi, theo tôi là tương đối giống nét chữ của Huy Tông nhưng chương pháp thì không thoáng như Huy Tông. Có thể bức này của Kim Chương Tông. Như chúng ta đã biết, nhà Kim tuy bắt 2 vua Tống nhưng Kim Chương Tông rất thích sấu kim thể của Triệu Cát và đã chuyên tâm luyện tới mức "lộng giả thành chân".
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Post tiếp 1 số tác phẩm của Triệu Cát cho pác Rosered đối chiếu so sánh nhé:

    Thiên tự văn Triệu Cát viết năm 23 tuổi, bản gốc lưu giữ tại Thượng Hải Bác vật viện (theo Mạng Mỹ thuật Trung Hoa http://www.ieshu.com/)​
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0

    Nùng phương thi (秾S-), đại tự khải thư, mỗi hàng 2 chữ, tổng cộng 20 hàng, tác phẩm tiêu biểu cho trường phái "Sấu kim thể"​
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0

    Thính cầm đồ (听琴>), thư họa Triệu Cát​
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0

    Thảo thư hoàn phiến (?书纨??-Chữ thảo viết trên quạt tròn làm bằng lụa quý), đây là 1 bức thư pháp hiếm thấy của Triệu Cát, nét bút cùng kiểu "Sấu kim thể", cất giữ tại Thượng Hải bác vật viện.
    Chữ trên quạt: Z水?.Z'?sOs泥S??湿>? (Lược thuỷ yến linh hàn tự phọc, Tuỳ nê hoa phiến thấp tương trùng)​
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Bức thiên tự văn nếu đúng là Triệu Cát viết năm 23 tuổi, vậy thì ông ta chưa đạt đến hoả hầu của sấu kim thể, nếu đem thiên tự văn so với những tác phẩm thời lỳ trung niên của ông ta sẽ thấy rõ sự khác nhau về cân cốt và khí lực. Sấu kim thể đặc trưng bởi nét mác mềm mại; nét phẩy uyển chuyển; nét ngang, nét sổ, nét ngang gập mang theo chấm. Nhìn giai đoạn sơ kì của sấu kim thể, tuy Triệu Cát lúc bấy giờ còn trẻ, nét nút mạnh mẽ nhưng chưa đạt đến độ uyển chuyển so với sấu kim thể lúc trung niên. Ta có thể thấy qua nét mác lúc 23 tuổi vẫn còn mang tính chất dương cương, đại loại thể chữ của Mễ Phất. Nét ngang gập trong bộ viết (chữ Thử, chữ Nhật.....) còn ghi dấu ấn của họ Liễu.....
    Còn hai bức sau không thể nói tiêu biểu cho trường phái sấu kim thể vì ngoài chữ Thính Cầm Đồ, các chữ còn lại đều là thể hành và thể thảo đơn thuần. Như chúng ta đã biết, để tự thành nhất gia, bất cứ một danh gia nào đều phải tinh thông tất cả các thể chữ cơ bản: Âu, Nhan, Liễu, Triệu, Nguỵ Bi,Tô, Hoàng, Mễ, Sái......để sau đó sáng tạo ra cái Tôi riêng. Vì vậy hai bức sau cùng không thể xếp vào trường phái sấu kim thể mà chỉ là bút tích của Tống Huy Tông Triệu Cát mà thôi.

Chia sẻ trang này