1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam44, 28/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quân đội nhân dân Việt Nam

    Mong mỏi có được topic này từ rất lâu, hôm nay xin phép các mod cho mình được mở chủ đề này.

    [​IMG]

    Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, anh hùng giải phóng dân tộc, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Dưới đây là di chúc của Người:
    http://doantncshcm.dongnai.gov.vn/mlfolder.2006-05-16.2193284411/mlfolder.2006-04-07.5959219151/mldocument.2006-04-19.0319060855

    Đoạn cuối của di chúc như sau:

    Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

    Có thể nói Bác luôn dành những tình cảm thân thương nhất cho bộ đội ta.

    Tình cảm, tấm lòng của các chiến sỹ, sỹ quan, tướng lĩnh QĐ NDVN đối với Người cũng thật sâu nặng biết bao.

    Tình cảm ấy thôi thúc các chiến sỹ bộ đội chiến đấu, hy sinh không tiếc máu xương để làm theo lời Bác :

    "Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước ta thì phải chiến đấu quét sạch nó đi"

    Xin mở topic này như một chút nhỏ bé tấm lòng thành kính đối với Bác Hồ kính yêu, các liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do của TỔ QUỐC và toàn thể các cán bộ chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.!!!
  2. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Chiến sỹ - Họa sỹ Diệp Minh Châu với bức vẽ Hồ chủ tịch bằng máu:
    [​IMG]
    Diệp Minh Châu đã viết trong hồi ký của mình: "Bác là chủ đề bất tuyệt cho tất thảy nghệ sĩ chúng tôi". Có rất nhiều nghệ sĩ dành trọn cuộc đời sáng tác của mình cho một đề tài. Ơở Việt Nam, không ít họa sĩ, nhà điêu khắc say mê với hình tường Bác Hồ, mà Diệp Minh Châu chỉ là một, nhưng ông được coi là người thành công nhất. Giải thưởng Hồ Chí Minh là sự ghi nhận những thành công ấy. Diệp Minh Châu là nhà điêu khắc thuộc thế hệ đầu tiên của nền điêu khắc cách mạng, nền điêu khắc hiện đại Việt Nam, ông cũng là nhà điêu khắc duy nhất được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý đợt một.
    Diệp Minh Châu sinh ngày10-2-1919 tại Nhơn Thạnh (Bến Tre). Ông ham vẽ từ ngày đi học, bài tập vẽ bao giờ cũng đạt điểm cao và được các bạn gán cho biệt danh "Châu vẽ". Một chút tài hoa bộc lộ những năm tháng tuổi nhỏ: vẽ chân dung các nghệ sĩ khi đi theo các gánh hát, hay những bức phong cảnh vẽ theo óc tưởng tượng, là cơ sở đầu tiên để ông nuôi hoài bão đến với nghệ thuật. Lặn lội qua bao nhiêu khó khăn, Diệp Minh Châu tìm cách ra Hà Nội để vào học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa XIV (1940 - 1945), khóa cuối cùng trứơc khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ. Trường Mỹ thuật mở lối cho Diệp Minh Châu đến với nghệ thuật, rồi từ nghệ thuật, ông đến với cách mạng. Diệp Minh Châu tham gia đội truyền bá quốc ngữ, ngày càng thấy rõ hơn nỗi lầm than của dân chúng, ngày càng hiểu ra rằng chỉ có cách mạng mới đem lại cho đất nước một cuộc sống mới, và chỉ có Nguyễn Aái Quốc là lãnh tụ duy nhất làm được điều ấy.
    Trở về Bến Tre sau năm 1945, tiếng súng giặc Pháp vang lên khắp các tỉnh miền Nam, chứng kiến những tội ác của chúng đối với đồng bào. Diệp Minh Châu viết trong hồi ký: "Hận dân tộc dâng cao trong tôi, tôi vào nhà xếp bút màu gửi má tôi cất giùm, tôi xé giấy thông hành, giấy thuế thân rồi đi lãnh mọi công tác mà cách mạng giao phó".
    Những ngày ở chiến khu Đồng Tháp và rừng U Minh, tham gia mặt trận với các chiến sĩ, Diệp Minh Châu là chiến sĩ - họa sĩ thực thụ. Chỉ trong vòng hai năm, ông vẽ hàng trăm tranh từ mặt trận khói lửa và bày tới gần 20 phòng tranh ở chiến khu. Bức tranh chích máu từ tay mình "Bác Hồ và 3 thiếu nhi Trung Nam Bắc" vẽ trên lụa năm 1947 bày tỏ ước vọng mong muốn hòa bình thống nhất đến da diết và lòng kính yêu vô cùng với Bác Hồ. Bức tranh đã làm Diệp Minh Châu nổi tiếng. Ông đi dự Hội nghị sinh viên quốc tế ở Pra-ha (Tiệp Khắc), sau đó được về Việt Bắc, được ở gần Bác Hồ sáu tháng ròng. Ông coi đây là dịp lớn nhất của mình. Hơn 30 bức tranh Diệp Minh Châu vẽ Bác ở chiến khu là những kỹ niệm suốt đời không quên về Bác.
    Rời chiến khu Việt Bắc năm 1952, Diệp Minh Châu sang học tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Tiệp Khắc. Ông chọn điêu khắc vì nghĩ đến những tượng đài sẽ được xây dựng ở Việt Nam khi nước nhà thống nhất. Năm 1956, ông về làm giảng viên trường Mỹ thuật Việt Nam cho đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng năm 1975. Là một người con Nam Bộ, sống trên đất Bắc, không trực tiếp cầm súng giải phóng quê hương, Diệp Minh CHâu dồn hết tấm lòng của mình vào tác phẩm: "Người mẹ Việt Nam", "Võ Thị Sáu", "Phú Lợi căm thù", "Được sống", "Hương sen"... là những tác phẩm điêu khắc giàu khả năng tạo hình, chín về cảm xúc, được coi là mẫu mực sáng tác điêu khắc của một thời. Nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là những tượng đài Diệp Minh Châu thể hiện hình tượng Bác. Luôn tâm niệm với mình phải thể hiện hình Bác sao cho thật đẹp cả về tầm vóc và tâm hồn,: "Bác có tất cả những nét đẹp cao cả về nhân đạo, lòng hy sinh cho dân tộc, cho thế giới...", Diệp Minh Châu đã làm rất nhiều tượng Bác. Ông đã vừa khóc vừa làm suốt ngày đêm một tượng lớn trong phòng mình ngày nghe tin Bác mất, năm 1969. Bức tượng tròn thạch cao "Bác Hồ bên suối Lê-nin" và tượng ngoài trời bằng đồng "Bác Hồ với thiếu nhi" - đặt trước vườn hoa trụ sở Uủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - là những tác phẩm điêu khắc để đời của Diệp Minh Châu. "Bác Hồ với thiếu nhi" với phong cách hiện thực mà hàn lâm, hiện đại, phù hợp với môi trường kiến trúc xung quanh, là một trong những tượng đài thành công vào loại nhất ở Việt Nam. Bức tượng làm người ta nhớ đến tác phẩm Diệp Minh Châu vẽ bằng máu tay mình năm 1947. Một chủ đề đi suốt cả đời người cũng như một tấm lòng suốt đời hướng về Bác Hồ, đất nước, dân tộc.
    Được mytam44 sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 28/10/2006
  3. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới 1950
    [​IMG]
    (trích hồi ký Đường tới Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
    ...Chưa có trận đánh na?o được chuâ?n bị kyf lươfng như lâ?n na?y. Kế hoạch tiến công được hoạch định đến tư?ng chi tiết. So với trận đánh hô?i tháng Năm, ta đaf huy động một lực lượng gâ?n gấp ba. Trung đoa?n 174 chiến thắng ở Đông Khê lâ?n trước được chọn la?m đơn vị chu? công. Phối hợp tác chiến la? trung đoa?n 209. Lực lượng sơn pháo phối thuộc với tư?ng trung đoa?n cufng mạnh hơn. Ta co?n điê?u thêm nhưfng đội súng không giật gio?i cu?a đại đoa?n 308 sang tăng cươ?ng cho các mufi xung kích.
    Sắp hết giơ? la?m việc buô?i sáng thi? được tin Bác đaf tới Ta? Phay Tư?.
    Tôi thúc ngựa phóng nhanh trên con đươ?ng lâ?y lội tới nơi Bác đang chơ?.
    Bác gầy va? đen sau một tuâ?n lêf đi đươ?ng. Bác nói:
    - Dự cuộc họp Hội đô?ng Chính phu? nga?y 2 tháng 9 xong, mi?nh đi nga?y, không ai biết mi?nh lên đây. Năm nay ở cơ quan trung ương không tô? chức ky? niệm nga?y Độc Lập. Trên na?y chắc các chú cufng quên?
    - Thưa Bác, không quên, nhưng không tô? chức gi? ?
    Tôi mơ?i Bác vê? sơ? chi? huy. Bác tru?m chiếc khăn bông che bộ râu, đội muf rô?i lên ngựa cu?ng tôi vê? sơ? chi? huy.
    Buô?i trưa, tôi báo cáo với Bác quyết tâm cu?a Bộ chi? huy chiến dịch: mơ? đâ?u bă?ng tiêu diệt Đông Khê, tiếp theo la? diệt quân viện, đánh Thất Khê, cuối cu?ng la? tập trung lực lượng gia?i phóng Cao Bă?ng.
    Ngươ?i giơ tư?ng ngón tay, nói:
    - Một la?, đánh Đông Khê. Hai la?, đánh quân viện. Ba la? đánh Thất Khê. Bốn la?, đánh Cao Bă?ng. Tất ca? la? bốn bước.
    - Dạ.
    - Đông Khê không lớn nhưng rất quan trọng, vi? mất Đông Khê thi? Cao Bă?ng hoa?n toa?n bơ vơ. Địch buộc pha?i cho quân ứng cứu, bộ đội sef có cơ hội đánh vận động. Chúng tôi đaf có dự kiến.
    - Nhưng bộ đội ta chưa quen đánh vận động lớn?
    Thưa Bác, mu?a He? vư?a rô?i được luyện tập, anh em tiến bộ nhiê?u. Cao Ba?ng la? địa hi?nh rư?ng núi, tôi nghif sef thuận lợi . Bác trâ?m ngâm rô?i nói:
    - Mi?nh muốn gặp một cán bộ cấp tiê?u đoa?n.
    - Thưa Bác, cán bộ vê? họp toa?n cấp trung đoa?n.
    Nhưng tôi sef nói đơn vị cư? một tiê?u đoa?n trươ?ng lên gặp Bác va?o tối mai.
    Hội nghị la?m việc sang nga?y thứ hai. Buô?i chiếu, không khí sôi nô?i hă?n lên khi thấy Bác xuất hiện với chiếc áo bộ đội bạc ma?u. Sự có mặt hoa?n toa?n bất ngơ? cu?a bác nói lên tâ?m quan trọng đặc biệt cu?a chiến dịch.
    Bác nhi?n mọi ngươ?i với cặp mất đâ?m ấm rô?i nói:
    - Bộ chi? huy chiến dịch nói la? các chú họp lâ?n cuối cu?ng đê? chuâ?n bị trận đánh. Đây chưa pha?i la? lân cuối cu?ng! Chưa đánh thắng thi? chưa được coi la? đaf chuâ?n bị xong. Quân sự thi? pha?i chuâ?n bị mafi. Thắng xong trận na?y cufng mới chi? la? chuâ?n bị xong một đợt. Khi na?o toa?n thắng mới la? chuâ?n bị xong. Trong quân sự pha?i kiên quyết va? bạo dạn. Bạo dạn, dufng ca?m không pha?i la? liê?u.
    Liều la? dại. Dufng ca?m la? khôn. Không pha?i chi? một ngươ?i kiên quyết va? bạo dạn, ma? pha?i toa?n bộ, tất ca? mọi ngươ?i.
    Muốn toa?n bộ kiên quyết, dufng ca?m thi? pha?i có ky? luật. Ky? luật la? động lực giưf sức mạnh cho bộ đội... Các chú đaf nghe Bộ chi? huy chiến dịch phô? biến quyết tâm cu?a Trung ương Đa?ng mơ? chiến lịch Biên Giới. Các chú đa? được trao nhiệm vụ cụ thê?. Bác không có gi? pha?i nói thêm. Chi? nhắc các chú: thơ?i gian lúc na?y vô cu?ng quý báu, câ?h tranh thu? thơ?i gian thật tốt đê? chuâ?n bị chiến đấu cho đâ?y đu?. Chi? có chuâ?n bị đâ?y đu? thi? mới gia?nh được chiến thắng lớn ma? đơf tô?n xương máu chiến sif.
    Chiến dịch Cao Bắc Lạng rất quan trọng, chúng ta pha?i quyết tâm đánh thắng trận na?y. Các chú có quyết tâm không? Tiếng tra? lơ?i ran ran:
    - Thưa Bác có ạ !
    - Bác chúc các chú tha?nh công.
    BUÔ?I tối, Bác va? tôi đi gặp đô?ng chí Trâ?n Canh. Đô?ng chí Trâ?n tư? Vân Nam đi thă?ng sang đây đaf tới Ta? Phay Tư?, trong khi chơ? gặp Bác đaf tranh thu? thơ?i gian la?m việc với Đoa?n cố vấn. VÊ? danh nghifa đô?ng chí Trâ?n la? khách mơ?i cu?a Bác. Bác nói với tôi. - Trong nhưfng năm chiến tranh ở Trung Quốc, đô?ng chí Trâ?n Canh thươ?ng được cư? tới nhưfng nơi na?o có khó khăn. Đô?ng chí Trâ?n la? khách, nhưng mi?nh cố gắng tranh thu? ý kiến va? kinh nghiệm. Trâ?n Canh chưa tới năm mươi tuô?i, vóc ngươ?i đậm, nước da sáng, đeo kính trắng, thoạt nhi?n có ve? nghiêm nghị .
    Sau khi giới thiệu chúng tôi với nhau, Bác nói tư? nay đê? giưf bí mật mọi ngươ?i sef gọi đô?ng chí Trâ?n la? đô?ng chí Đông. Trâ?n Canh ho?i tôi:
    - Nghe nói Võ Tô?ng biết ca? chưf Hán ?
    Tôi chi? nhớ chút ít vi? học tư? nga?y co?n nho?.
    - Võ Tô?ng có biết vi? sao Hồ Chu? tịch đặt tên cho tôi la? Đông không?
    Tôi mi?m cươ?i đáp chưa hiê?u. Trâ?n Canh nói:
    - Hô?i co?n la? học viên trươ?ng Hoa?ng Phố, tôi rất nghịch ngợm. Chưf Trâ?n có bộ "nhif" đứng bên, bo? bộ "nhif! tha?nh chưf Đông. Sang Việt Nam, tôi bị Hồ Chu? tịch "cắt tai" !
    Bác va? tôi cu?ng phi? cươ?i.
    - Trước khi sang Việt Nam, nhi?n ba?n đô? thấy nơi na?o cufng có quân Pháp, tươ?ng không co?n đươ?ng ma? đi. Nhưng một tháng qua đi ha?ng trăm kilômét vâfn thấy đất trơ?i thênh thang. Có nơi chợ họp, ngươ?i mua bán tấp nập, không khí đại hậu phương, ho?i "cách địch bao xa?". Đô?ng chí dâfn đươ?ng nói: "10 kilômét" ! Chôf na?y cách thị xaf Cao Bă?ng bao xa? 25 kilômét. Hồ Chu? tịch cufng ở đây, có mạo hiê?m không?
    Lâ?n na?y thi? không. Vì phía sau chúng tôi la? đại hậu phương.
    Trâ?n Canh cươ?i rô?i nói:
    - Đô?ng chí La Quý Ba mới vê? nước. Chúng tôi đaf biết rof khó khăn trước mắt vê? lương thực cu?a Việt Nam. Chúc tư? nay đến cuối năm sef có thêm lương thực gư?i sang.
    Tôi mơ? ba?n đô? tri?nh ba?y vê? ti?nh hi?nh địch, nhưfng lực lượng cu?a ta tham gia chiến dịch, rô?i nói vê? phương án tác chiến, nhưfng lý do mơ? đâ?u chiến dịch bang đánh Đông Khê.
    Trâ?n Canh nhi?n trên ba?n đô?, ho?i vê? binh lực, địa hi?nh, công sự pho?ng ngự cu?a địch tại Cao Ba?ng, Đông Khê, Thất Khê, rô?i nói:
    - Tôi thấy Hồ Chu? tịch va? Bộ chi? huy chiến dịch đaf có quyết định đúng. Binh lực việt Nam trong chiến dịch không nhiê?u. Chọn Đông Khê la?m điê?m đột phá la? đúng.
    Đánh Đông Khê đê? kéo viện binh địch lên la? chiến thuật thanh điê?m diệt viện" Gia?i phóng quân Trung Quốc thươ?ng du?ng trong chiến tranh chống quân Tươ?ng. Việt Nam nên vận dụng nhiê?u chiến thuật na?y. Đánh Đông Khê, sef có điê?u kiện tiêu diệt sinh lực địch. Vi? muốn gia?i phóng đất đai thi? trước hết pha?i tiêu diệt được nhiê?u sinh lực địch. Võ Tô?ng định du?ng bao nhiêu binh lực trong trận Đông Khê ?
    - Địch pho?ng ngự 1 tiê?u đoa?n. Lực lượng tiến công cu?a ta sef la? 9 tiê?u đoa?n. Lâ?n đâ?u chúng tôi sư? dụng ưu thế binh lực cao như vậy trong một trận công kiên.
    Cufng chưa pha?i la? nhiê?u. Hafy chơ? xem sau khi Đông Khê bị tiêu diệt, địch sef pha?n ứng như thế na?o. Tôi tin la? với sự có mặt cu?a Hồ Chu? tịch chiến dịch sef tha?nh công.
    Đêm hôm đó, hướng phối hợp Tây Bắc bắt đâ?u nô? súng. Trung đoa?n 165 đánh đô?n Pa Kha, Lao Cai.
    Nga?y 12 tháng 9, Bác gặp đô?ng chí Hoa?ng Câ?m, tiê?u đoa?n trươ?ng cu?a trung đoa?n 209. Bác nghe báo cáo vê? ti?nh hi?nh chuâ?n bị chiến đấu cu?a tiê?u đoa?n, rô?i ho?i:
    - Chú có tin trận na?y ta nhất định thắng không?
    Đô?ng chí Hoa?ng Câ?m tra? lơ?i:
    - Báo cáo Bác, tin ạ.
    ....
  4. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1

    [​IMG]
    Ngà?y 13 thàng 9, sơ? chì? huy tiĂ?n phương cù?a chiẮn dìch di chuyĂ?n vĂ? Nà? Làn, càch ĐĂng KhĂ 10 kilĂmèt theo 'ươ?ng chim bay. BT chì? huy chiẮn dìch quyẮt 'ình duy trì? 'à?i quan sàt Y Cao Bf?ng, 'Ă? 'Ă?ng chì QuẮc Trung Y lài 'Ăy với nhiẶm vù bào cào kìp thơ?i khi 'ìch cò triẶu chứng rùt quĂn.
    KHĂ"NG hiĂ?u vì? 'Ău tin Bàc 'i chiẮn dìch 'àf lan truyĂ?n rẮt rẶng. CĂ thĂ? là? do trĂn dòc 'ươ?ng Bàc 'àf nhiĂ?u lĂ?n 'i cù?ng bẶ 'Ặi và? dĂn cĂng. Ngươ?i rẮt thìch chuyẶn trò? với chiẮn sìf và? 'Ă?ng bà?o, cà? miền ngược và? miĂ?n xuĂi Bàc vĂfn 'òng vai mẶt càn bẶ lớn tuĂ?i 'i cĂng tàc tài mf̣t trẶn. Dù? Bàc 'àf chù ỳ cà?i trang, nhưng cò ngươ?i vĂfn nhẶn ra Bàc.
    Ngươ?i ta rì? rĂ?m với nhau nhưfng cĂu chuyẶn vĂ? Bàc.
    Ngươ?i nòi: "Bàc 'i bẶ tư? Thài NguyĂn lĂn Cao Bf?ng mẮt tàm ngà?y". Ngươ?i nòi: "Bàc thươ?ng 'i chĂn 'Ắt, chì? nơi nà?o nhiĂ?u 'à mới xò? dèp". Ngươ?i nòi: "BĂc 'em theo cà? chiẮu và? cùfng 'eo gào như chùng ta"... Nhưfng chuyẶn khò xàc 'ình 'ùng, sai. CĂ nhưfng chuyẶn ngẶ nghìfnh.
    MẶt chiẮn sìf nhì?n thẮy Bàc 'i dòc 'ươ?ng cứ lèfo 'èfo 'i sau. Bàc 'i nhanh anh ta cùfng theo nhanh. Bàc 'i chẶm, anh ta cùfng 'i chẶm. Bàc e lẶ bì mẶt, khi lẶi qua mẶt con suẮi Bàc dư?ng lài giưfa dò?ng và? lẮy xà? phò?ng ra gif̣t chiẮc khfn tay. Anh chiẮn sìf 'i tới sau lưng Bàc, cùfng dư?ng lài vẮc nước rư?a mf̣t. Bàc quay lài nhì?n. Anh chiẮn sìf nòi:
    "Bàc cho chàu xin mẶt tì xà? phò?ng!. Bàc nòi: "Xà? phò?ng cù?a chù 'Ău mà? lài 'i xin xà? phò?ng cù?a ngươ?i ta?". Bàc 'ưa anh chiẮn sìf miẮng xà? phò?ng: "Chù cĂ?m lẮy 'em 'i mà? dù?ng". BẮy giơ? anh chiẮn sìf mới chìu 'i vượt lĂn trước.
    MẶt ngươ?i cò?n kĂ? lài chình mì?nh 'àf gf̣p Bàc và? 'ược ngĂ?i nòi chuyẶn với Bàc hf?n hoi. BuĂ?i trưa, anh ta ghè và?o mẶt ngĂi nhà? bò? khĂng bĂn 'ươ?ng 'Ă? nghì? chĂn, thì? thẮy Bàc và? 'oà?n tuy tù?ng 'àf ngĂ?i trong 'ò. Anh hò?i Bàc:
    - "Thưa Cù, 'àf cò lẶnh TĂ?ng phà?n cĂng tư? lĂu, sao màfi tới bĂy giơ? vĂfn chưa bắt 'Ă?u?". Bàc hò?i lài: "Chù 'àf cò con chưa?". Anh chiẮn sìf thưa là? mì?nh chưa cò vợ. Bàc nòi:
    - Như vẶy thì? 'ùng là? chù chưa biẮt rĂ?i ? Ngươ?i phù nưf khi mang thai cùfng phà?i mẮt chìn thàng mươ?i ngà?y mới 'è?.
    Ta muẮn TĂ?ng phà?n cĂng cùfng phà?i cò chuĂ?n bì. ĐĂu phà?i cứ nòi "TĂ?ng" là? là?m 'ược ngay!"...!!!
    Mòi chuyẶn vĂ? Bàc H" 'Ă?u 'ược chfm chù lf́ng nghe.
    Ngươ?i kĂ?, ngươi nghe 'Ă?u cà?m thẮy hành phùc. Nhưng cĂ 'iĂ?u ìt 'ược nòi tới là? nhưfng ngà?y 'i chiẮn dìch cùfng 'em lài cho Bàc mẶt niĂ?m vui rẮt lớn.
    ĐĂ là? khi trơ?i vư?a ràng sàng Bàc 'i ngang mẶt bà?n nhò?, thẮy nhiĂ?u cĂ dĂn cĂng ng"i dựa lưng và?o nhau ngù? trĂn nhưfng thư?a ruẶng bẶc thang. Bàc hò?i mẶt cĂ 'ang nhòm lư?a thĂ?i cơm sàng: "Càc cĂ ngù? cà? 'Ăm ngoà?i trơ?i ư?". CĂ gài 'àp: "Nhà? dĂn chẶt chì? 'ù? chĂf chứa lương thực cho khò?i ướt. Chùng chàu ngù? ngoà?i 'Ă?ng cà?ng vui ! ĐĂ là? cà?nh hà?ng vàn 'Ă?ng bà?o, 'ù? càc dĂn tẶc, tư? nhưfng bà?n là?ng heo hùt trong rư?ng sĂu, trĂn nùi cao, tư? vù?ng 'ìch hẶu trung du lĂn, ngươ?i nẮi ngươ?i với nhưfng bò 'uẮc tào thà?nh nhưfng con rĂ?ng lư?a trong 'Ăm sương già, trươ?n qua nhưfng vù?ng nùi 'à tai mè?o tà?i 'àn, tà?i gào cho bẶ 'Ặi.
    Tư? nhưfng nfm mươ?i lfm triẶu 'Ă?ng bà?o cò?n ghì?m 'Ăm trong kiẮp nĂ lẶ, NguyẶn ài QuẮc 'àf nhì?n thẮy sức mành vfn hòa tiĂ?m Ă?n trong mĂfi con ngươ?i, và? Tư?ng tin và?o chĂn lỳ: "Cò dĂn là? cò tẮt cà?"â?. Thu ĐĂng nà?y, Ngươ?i 'ang chứng kiẮn nhưfng thà?nh quà? sau nfm nfm khàng chiẮn, 'ang hò?a và?o với cài vfn mới, cài 'ức mới cù?a dĂn tẶc mà? mì?nh 'àf gòp phĂ?n tào thà?nh.
    Dòc 'ươ?ng 'i chiẮn dìch, Bàc 'àf là?m mẶt bà?i thơ tf̣ng Thanh niĂn xung phong:
    "KhĂng cò viẶc gì? khò
    Chì? sợ lò?ng khĂng bĂ?n
    Đà?o nùi và? lẮp biĂ?n
    QuyẮt chì 'i là?m nĂn".
    Trong nhưfng ngà?y Y mf̣t trẶn ĐĂng KhĂ, cơ quan 'àf kiẮm mẶt ngĂi nhà? sà?n sàch sèf Y liĂ?n với sơ? chì? huy tài Nà? Làn, dà?nh cho Bàc. Nhưng Bàc lài muẮn Y và? là?m viẶc trong làn ven rư?ng. Anh em vẶ binh dựng mẶt chiẮc làn nhò? lợp cò? tranh bĂn sươ?n nùi cò cĂy cao gĂ?n 'ò. Y miĂ?n nùi, trơ?i 'àf trơ? lành. Khì hẶu trong rư?ng Ă?m thẮp, chùng tĂi lo cho sức khoè? cù?a Bàc. Nhưng thẮy Bàc là?m viẶc 'Ă?u, sàng dẶy vĂfn tẶp thĂ? dùc, tĂm suẮi, chùng tĂi tàm yĂn tàm:
    Sau trẶn ĐĂng KhĂ, nhưfng ngà?y chơ? 'ìch, Bàc nòi:
    DĂn mì?nh ghĂ thẶt ! Chì? mới nfm nfm sau tàm chùc nfm mẮt nước mà? 'àf như thẮ nà?y ! Ngươ?i ta tình sau ba trfm nfm bì 'Ă hẶ thì? mẶt dĂn tẶc sèf bì 'Ă?ng hòa. Giao Chì? bì 'Ă hẶ mẶt ngà?n nfm ! Hai ngòn chĂn cài thay 'Ă?i, nhưng dĂn ViẶt vĂfn còn tài. BĂn trĂn thay 'Ă?i gì? thì? thay, dưới thĂn, là?ng vĂfn thẮ! VĂfn 'Ă?n miẮu thơ? phùng Hai Bà? Trưng, Bà? TriẶu... LĂ?n nà?y sèf cò mẶt trẶn như Chi Lfng !...Sự cò mf̣t cù?a Bàc là? mẶt nhĂn tẮ quan tròng cho thà?nh cĂng cù?a chiẮn dìch.
    SÀNG ngà?y 15 thàng 9 nfm 1950, trực ban tàc chiẮn ChiẮn dìch truyĂ?n thư cù?a Bàc tới tư?ng 'ơn vì tham chiẮn theo 'ươ?ng dĂy 'iẶn thoài:
    "Hơfi càc chiẮn sìf yĂu quỳ!
    ChiẮn dìch Cao Bf́c Làng rẮt quan tròng. Chùng ta quyẮt 'ành thf́ng trẶn nà?y ĐĂ? thf́ng trẶn nà?y, càc chiẮn sìf Y mf̣t trẶn Ắy phà?i kiĂn quyẮt, dùfng cà?m trfm phĂ?n trfm, càc chiẮn sìf càc khu, càc mf̣t trẶn khàc phà?i ra sức thi 'ua giẮt gif̣c lẶp cĂng 'Ă? hẮt sức tiĂu diẶt 'ìch, kiĂ?m chẮ 'ìch, khĂng cho chùng tiẮp viẶn mf̣t trẶn Cao Bắc Làng... . .
    TĂi 'ang chơ? 'Ă? khen thươ?ng càc chĂ.â?
    Được mytam44 sửa chữa / chuyển vào 15:37 ngày 28/10/2006
  5. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Lá cờ Quyết chiến quyết thắng vinh quang của Hồ Chủ tịch
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lá cờ vinh quang thấm máu anh bộ đội *****!!!
    Nhân kỷ niệm lần thứ 9 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị đề xuất với Hồ Chủ tịch về việc thêu cờ dùng làm giải thưởng luân lưu cho các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập công, động viên bộ đội chiến đấu, giành thắng lợi trong Đông- Xuân 1953-1954. Đồng chí Vũ Anh Tài, cán bộ Ban Thi đua thuộc Cục Tuyên huấn được giao nhiệm vụ phác thảo mẫu cờ. Mẫu cờ được chọn là cờ đỏ sao vàng, có dòng chữ "Quyết chiến quyết thắng - giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch". Đồng chí Lê Quang Đạo, Cục trưởng Cục Tuyên huấn lúc bấy giờ đem mẫu cờ xin ý kiến của Bác và được Bác đồng ý phê duyệt.
    Ngày 22 tháng 12 năm 1953, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" chính thức trở thành giải thưởng luân lưu của Bác. Các đơn vị, các chi bộ trong toàn quân phát động thi đua với nhau quyết tâm khắc phục mọi hy sinh, khó khăn gian khổ, xác định quyết tâm chiến đấu thắng lợi để giành được cờ ?oQuyết chiến Quyết thắng? của Hồ Chủ tịch cắm lên đồn giặc.
    Trước đợt tấn công thứ nhất vào Điện Biên Phủ, bộ đội ta có nhiệm vụ tiêu diệt ba trung tâm đề kháng của địch là Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Đại đoàn 312 được giao có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy sinh là nếu đơn vị chưa lập công thì chưa được trao cờ luân lưu. Như vậy, phải làm một lá cờ khác để đưa lên cắm trên đồn địch. Thế là các chị em văn công Đại đoàn phải cấp tốc tự thêu một lá cờ mới, kích thước có nhỏ hơn để tiện đem theo khi chiến đấu. Chỉ trong hơn một ngày, được anh em trợ giúp khâu cắt mẫu chữ trên giấy, chị em đã hoàn thành lá cờ và còn lấy dây dù của địch làm tua cờ. Vì chưa phải là phần thưởng của Hồ Chủ tịch nên lá cờ này có dòng chữ Cờ Danh dự, giữa có sao vàng và bên dưới là dòng chữ "Quyết chiến quyết thắng". Ngày 13 tháng 3 năm 1954, trước giờ ra trận, Chính uỷ Đại đoàn 312 trao lá cờ ?o Danh dự - Quyết chiến quyết thắng? cho đồng chí Nguyễn Văn Noạ, Đại đội trưởng Đại đội 423, Trung đoàn 209. Nhiệm vụ cắm cờ trên cứ điểm Him Lam được giao cho tiểu đội thọc sâu do Trần Can chỉ huy.
    Sau những loạt pháo mở màn, vào lúc 18 giờ 30, bộ binh ta bắt đầu đánh mở cửa. Trên hướng thứ yếu do trung đoàn 209 phụ trách, địch chống trả quyết liệt, nhưng các chiến sĩ bộc phá của ta đã dọn sạch các lớp hàng rào. Cửa mở vừa khai thông, tiểu đội trưởng Trần Can mang cờ ?oQuyết chiến quyết thắng? cùng đồng đội lao thẳng lên đỉnh đồi, nhanh chóng lọt vào trong cứ điểm, chia thành hai mũi nhanh chóng đánh tỏa ra hai bên. Tiểu đội trưởng Trần Can chỉ huy tiểu đội tiếp tục đánh thẳng vào tung thâm, cắm lá cờ ?oCờ Danh dự - Quyết chiến quyết thắng? lên giữa cứ điểm Him Lam. Đây là lá cờ chiến thắng đầu tiên của quân ta được cắm trên trận địa phòng ngự của địch tại chiến trường Điện Biên Phủ. Trong trận chiến đấu vào trung tâm Mường Thanh sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, đồng chí Trần Can đã anh dũng hy sinh. Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Liệt sỹ Trần Can được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Tiếp đó, đêm 14 rạng ngày 15 tháng 3 năm 1954, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 cùng các đơn vị bạn tấn công đồi Độc Lập. Đại đoàn 312 trao nhiệm vụ cho tiểu đội của đồng chí Trần Ngọc Doãn cắm cờ " Danh dự- Quyết chiến quyết thắng". Tại đồi Độc Lập, chỉ sau 3 giờ chiến đấu, quân ta đã hoàn toàn tiêu diệt cứ điểm này. Các chiến sĩ trong tiểu đội Trần Ngọc Doãn gồm Cấc, Thêm, Lập, Tiến, Ý, Nhị Viên..., người trước ngã xuống người sau tiến lên giơ cao lá cờ cắm trên đầu súng trên nóc hầm chỉ huy của địch.

    Ngày 17 tháng 3 năm 1954, tại Mường Phăng, Bộ chỉ huy chiến dịch tổ chức hội nghị sơ kết đợt 1, Bộ chỉ huy mặt trận quyết định quyết định trao lá cờ ?oQuyết chiến Quyết thắng - giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch? cho Đại đoàn 351 (đơn vị công pháo) về thành tích kéo pháo, mở đường, chịu đựng gian khổ, chiến đấu dũng cảm, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong đợt 1 chiến dịch. Trong Hội nghị cán bộ tại mặt trận Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu: "Đoàn công pháo vinh dự trước nhất nhận lá cờ của Hồ Chủ tịch. Toàn bộ cán bộ, chiến sỹ trong toàn đoàn phải cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng với vinh dự đó". Đồng chí Chính uỷ Phạm Ngọc Mậu, thay mặt toàn thể cán bộ chiến sỹ của Đại đoàn đón nhận cờ của Bác. Đại đoàn 351 trao lại lá cờ cho Đại đội lựu pháo 806, đơn vị đã bắn những phát đầu tiên vào Him Lam mở màn chiến dịch.
    Ngày 24 tháng 4 năm 1954, căn cứ vào thành tích xuất sắc trong chiến đấu, góp phần quan trọng cùng các đơn vị bạn tiêu diệt vị trí Him Lam, đồi E, bắn rơi nhiều máy bay của địch... Bộ chỉ huy mặt trận quyết định trao lá cờ ?o Quyết chiến quyết thắng? cho Đại đoàn 312. Tổng cục Chính trị đã thông báo cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ và dân công tại mặt trận Điện Biên Phủ hoan nghênh Đại đoàn 312, đơn vị vinh dự được nhận cờ luân lưu của Bác.
    Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Lá cờ " Quyết chiến Quyết thắng " tung bay trên nóc hầm Đờ cát. Ngày 13 tháng 5 năm, 1954, lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trọng thể tại cánh đồng Mường Phăng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Bộ tổng tư lệnh trân trọng trao cho toàn thể các đơn vị chiến thắng Điện Biên Phủ lá cờ ?o Quyết chiến quyết thắng- giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch". Đồng chí Đàm Quang Trung, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 cùng 6 chiến sỹ tiêu biểu lập công xuất sắc trong chiến dịch, thay mặt các đơn vị nhận cờ.


    Lá cờ " Danh dự- Quyết chiến quyết thắng" của Đại đoàn 312 sử dụng trong chiến dịch rách và thấm máu và lá cờ "Quyết chiến quyết thắng- giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch" tặng cho các đơn vị lập công ở Điện Biên Phủ hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
  6. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Quyết tử bảo vệ Bắc Bộ phủ!!!
    Tại Thủ đô Hà Nội cũng như ở các thành phố, thị xã như Hải Phòng, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng... tiếng súng giết giặc của quân dân ta từ già đến trẻ rền vang. Với lực lượng lớn, vũ khí hiện đại, giặc Pháp tưởng như sẽ dễ dàng đè bẹp quân dân Hà Nội. Nhưng điều ngược lại là chúng càng đánh càng chịu những thất bại nặng nề. Tuổi trẻ và nhân dân Thủ đô đã nêu cao tinh thần "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" và thề "Sống chết với Thủ đô". Tại Bắc Bộ Phủ, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đại đội vệ quốc quân và 20 thanh niên tự vệ đã nêu quyết tâm chiến đấu đến cùng: "Chúng tôi còn, Bắc Bộ Phủ còn", "bảo vệ Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh". Chiều ngày 20-12-1946, sau bao lần tấn công thất bại, giặc Pháp huy động 300 lính và 18 xe tăng mở trận đánh lớn vào Bắc Bộ Phủ. Các chiến sĩ ta chiến đấu hết sức ngoan cường, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của giặc, tiêu diệt tại chỗ hơn 150 tên, bắn cháy 4 xe tăng. Theo lệnh cấp trên, chính trị viên trẻ tuổi Lê Gia Định cho bộ đội và thanh niên tự vệ rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Lê Gia Định tình nguyện ở lại chặn địch. Anh đã dùng bom tiêu diệt xe tăng địch và hy sinh anh dũng. Tổ quốc ghi công truy tặng anh danh hiệu vẻ vang: "Cảm tử quân số 1" của Thủ đô.
  7. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Anh Kim Đồng !!!
    Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Kim đồng, Cao Sơn, Thanh Thuỷ, Thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng.
    Tháng 8/1942, Kim đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Mà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Bác khuyên Kim Đồng cùng đội viên hãy giúp đỡ, tích cực bảo vệ cách mạng, vừa hoạt động vừa học văn hoá, chính trị để sau này nước nhà giành được độc lập, góp phần xây dựng đất nước; 5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban *********, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng anh bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó Kim Đồng vừa tròn 14 tuổi (1929 - 1943).
    Kim Đồng đã được Đảng và nhà nước phong tặng anh Hùng liệt sỹ năm 1997. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh tại Làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng.
    Khu di tích được xây dựng gồm có Mộ anh Kim Đồng và tượng đai Anh khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh rừng cây nghíên xanh biếc, luôn toả bóng mát với những làn gió vi vu, như ru anh yên nghỉ.
    Tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.
    [​IMG]
  8. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Xuất xứ tên gọi "Bộ đội *****"
    [​IMG]
    "Bộ đội *****" là tên gọi thân thương của nhân dân ta khi nói về anh bộ đội. Từ lâu, Bộ đội ***** đã là một hình ảnh rất gần gũi, thân quen. Đó là những chiến sĩ một lòng một dạ tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ.
    Vào những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện cụm từ "Bộ đội *****". Không phải ngẫu nhiên nhân dân ta gọi những chiến sĩ đấu tranh vũ trang là "Bộ đội *****". Đây là nét độc đáo. Hiếm thấy quốc gia nào trên thế giới nhân dân lại lấy tên vị lãnh tụ kính yêu gọi tên cho quân đội nước mình như ở Việt Nam.
    Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Từ khu giải phóng Việt Bắc, đồng bào các dân tộc đã trìu mến gọi các đơn vị vũ trang là "Bộ đội Ông Ké" hay "Bộ đội Ông Cụ" một cách thân thương, chân chất như tấm lòng của đồng bào với lãnh tụ của mình". Cũng do nhiều người khi đó chưa biết tên Bác, về sau này khi đã biết chính xác tên thật của Bác Hồ, biết rõ Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam thì nhân dân gọi "Bộ đội Ông Ké" là "Bộ đội *****". Cũng từ chiến khu Việt Bắc, tên gọi yêu quý ấy xuất hiện từ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trở thành tên gọi thân thương trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
    Được mytam44 sửa chữa / chuyển vào 06:32 ngày 29/10/2006
  9. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Bài thơ "Ðêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ
    Chưa từng được gặp Bác Hồ, nhà thơ Minh Huệ viết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" khi được nghe kể lại câu chuyện xúc động về cuộc gặp gỡ giữa Bác và một anh đội viên trong rừng giữa đêm mùa đông năm 1950.
    Nhà thơ Minh Huệ tên thật là Nguyễn Ðức Thai, sinh năm 1927 tại phường Bến Thủy, TP Vinh, nơi sôi sục phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo của Ðảng CS từ những năm 1930. Ðó cũng là một trong những lý do mà Minh Huệ sớm tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Nghệ An và trọn đời theo cách mạng, theo kháng chiến?
    Có những họa sĩ, nhạc sĩ, những nhà thơ suốt đời chỉ viết về Bác Hồ là chủ yếu. Nhà thơ Minh Huệ là một người như vậy. Không những để đạt tới một giá trị nào đó về mặt nghệ thuật mà cái chính là họ tìm thấy trong công việc ấy một hạnh phúc, một cứu rỗi. Minh Huệ sau này viết :
    Giàu sang văn hóa, giàu nhân ái
    Lộng lẫy niềm tin lộng đất trời
    Yêu Bác làm thơ theo chí Bác
    Tâm hồn yên tĩnh giữa trùng khơi
    Bác Hồ sống trong lòng dân tộc đến mức ở đâu và lúc nào cũng hiển hiện tư tưởng và tình cảm của Người. Ðúng như một câu ca dao trong kháng chiến ***** ở giữa lòng dân; Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê. Minh Huệ cảm nhận được Bác, viết hay về Bác trong bài Ðêm nay Bác không ngủ khi ông ở Nghệ An và chưa từng được gặp Người.
    Ðó là một đêm sông Lam mùa đông năm 1950. Trong một căn nhà gianh gió lùa kẽ liếp, Minh Huệ được một người bạn tên là Chắt, bảo vệ của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, kể cho nghe chuyện Bác Hồ đi chiến dịch. Năm ấy, Bác đã 60 tuổi vẫn mặc quân phục, lội suối băng rừng kiểm tra trận địa, trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Chuyện đồng chí Chắt kể rất cụ thể những gì đồng chí thấy được như có lúc, đồng chí phục vụ rán thịt gà cho Bác, Bác nhường lại cho thương binh, còn Bác ăn cơm với muối rang mang theo đựng trong ống tre. Có khi chân Bác sưng lên nhưng Bác vẫn không đi ngựa mà nhường cho những đồng chí sức yếu ...
    Những chuyện cụ thể và cảm động ấy đã làm cho nhà thơ ràn rụa nước mắt. Nửa đêm, Chắt phải lên đường. Trước khi chia tay, Chắt "à" lên một tiếng và thủ thỉ giọng Huế :" Còn một mẩu chuyện ni nữa, mình quên kể với cậu".
    Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang tỏa sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt :
    - Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...
    Bác cười hiền, đầm ấm :
    - Ðược, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
    Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo : "Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khỏe. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng"...
    Chắt kể đến đây, đứng lặng hồi lâu rồi mới ra đi. Còn Minh Huệ vào nhà không thể nào ngủ được. Bác Hồ thức, không chỉ một đêm trong chiến dịch mà thức cả đời vì hạnh phúc của dân tộc - cái tứ ấy trào lên, bồi hồi. Bác không ngủ đêm nay - Ðêm nay Bác không ngủ - Bác thức vì dân tộc, những câu thơ tự vang lên. Bài thơ xoay quanh một ý chính: Tình yêu thương cao cả của Bác, sự gần gũi, giản dị của lãnh tụ là sức mạnh chiến đấu cho toàn dân. Bài thơ được triển khai theo hướng : Anh đội viên được Bác yêu thương, chăm sóc, như ánh nhìn trìu mến, như đi ém chăn... đến khi ra trận lấy sức mạnh đó làm sức mạnh xung phong, hô vang tên Bác. Bài thơ kết thúc thì gà cũng gáy sáng.
    Tâm trạng sung sướng, hồi hộp vì đã làm được "một việc lớn" kéo dài suốt hai tuần liền. Ðến khi tỉnh táo lại thì tác giả nhận ra rằng, niềm hy vọng đã hóa thành ảo ảnh. Tuy có vần điệu, cảm xúc nhưng còn quá tham lam, lộn xộn, trùng lặp, là một ghi chép mà mẩu chuyện này chồng lên mẩu chuyện kia.
    Lại một thời gian nữa để đấu tranh "viết hay không viết". Phải mất năm tháng để "nấu" chín cảm xúc và ý tưởng, thanh lọc được sự cường điệu, lên gân. Năm tháng ấy, trong đầu Minh Huệ chỉ có hình ảnh của Bác và bài thơ dang dở của mình. Rồi lại một đêm ông viết đến hai giờ sáng, kiệt sức, gục đầu vào án thư thiếp ngủ .
    Rạng sáng, một người bạn văn là Huy Phương đến chơi, nhìn thấy bài thơ, mừng quá nói là sẽ đem đi in ngay vào tập thơ của chi hội văn nghệ kháng chiến Khu IV của ông Lư (Lưu Trọng Lư).
    Không lâu sau, nhà thơ Lưu Trọng Lư gặp Minh Huệ. Ông cầm lấy vai nhà thơ trẻ giật lia lịa, mặt nóng bừng:
    - Huệ, Huệ! Bài thơ của mi làm ra lúa gạo rồi!
    - Bài mô ?
    - Bài "Ðêm nay Bác không ngủ" chứ bài mô. Tau đi làm thuế nông nghiệp, ngâm bài của mi, dân thích lắm. Họ nói: "***** thương ta như rứa, ta phải lo đóng lúa nhiều cho Cụ nuôi quân"...
    Bài thơ ngay từ khi mới ra đời đã được phổ biến rộng rãi, đã được cải biên thành chèo để phục vụ kháng chiến, đã được đưa vào sách giáo khoa và phổ nhạc...
    Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Hầu như toàn bài thơ là lời kể của đồng chí Chắt, được thể hiện trên cơ sở của hình thức vè Nghệ Tĩnh. Có lẽ chính cái chân thật, tự nhiên của câu chuyện, của chính tác giả đã tạo ra sự thành công của bài thơ. Nó được nhân dân tiếp nhận cũng chính nhờ cái chân thật, tự nhiên trong tình cảm của Bác đối với nhân dân, của toàn dân ta đối với Bác Hồ. Nếu có sáng tạo của riêng tôi, là ở khổ kết. Ðể trả lời câu hỏi vì sao Bác không ngủ, tôi đã kể ra không biết bao nhiêu lý do nhưng không có lý do nào ổn thỏa, bao quát. Cuối cùng, tôi có được câu kết thật bất ngờ, như bắt được: "Ðêm nay Bác ngồi đó; Ðêm nay Bác không ngủ; Vì một lẽ thường tình; Bác là Hồ Chí Minh".
    Chỉ cái tên Hồ Chí Minh đã đủ gợi lên tất cả, gói tròn tất cả. Một nhà phê bình đã viết : Cái lẽ "thường tình" ấy là một sự "thần tình".




  10. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Người cựu chiến binh 7 lần được gặp Bác Hồ
    [​IMG]
    Một sáng tháng Năm năm 2006, chúng tôi đến thăm đại tá Trần Công An, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tỉnh đội trưởng U1 (Tỉnh đội Biên Hòa), hiện là hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh; người có vinh dự trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã may mắn nhiều lần được gặp Bác Hồ, trong đó có 7 lần được gặp trực tiếp với Bác.


    Là cán bộ lão thành tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945, hiện ông đang hưởng tuổi già cùng với cháu con tại KP6, phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa. Niềm vui trước thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và sự đổi thay của quê hương, đất nước sau 31 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất thể hiện rõ trong ông. Trong không khí chân tình, cởi mở của người thuộc lớp cha, chú đi trước, tiếp chúng tôi tại bàn trà gia đình, ông chỉ tay ra chiếc loa công cộng của Phòng văn hóa - thông tin thành phố, đặt ngay trước cổng gia đình và nói với chúng tôi: "Cứ mỗi độ tháng 5 về nghe đài phát thanh hát các ca khúc ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong lòng tôi lại trào dâng một niềm vui, xen lẫn nỗi nhớ, những kỷ niệm về Bác lại mồn một hiện về trong trí nhớ của tôi".
    Được biết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, ông là một trong những người con của đất Đồng Nai được vinh dự gặp Bác Hồ nhiều lần, trong đó có tới 7 lần được trực tiếp gặp Bác - chúng tôi hỏi. Trầm tư trong giây lát ông nói đúng là như vậy và kể chi tiết từng lần mà mình được gặp cho chúng tôi nghe. Năm 1953, ông là đại đội trưởng bộ đội địa phương Tân Uyên, trên cử ra miền Bắc học tập tại trường "Du kích chiến tranh". Trong năm ấy, ông được gặp Bác 4 lần: lần thứ nhất tại trường chỉnh huấn cao cấp; lần thứ hai gần kết thúc khóa học ở trường "du kích chiến tranh" khi Bác đến thăm nơi ăn, ở học tập của anh em; lần thứ 3 khi Bác đến dự bế mạc lớp học "Về nội dung cải cách ruộng đất" và lần thứ tư tại một hội nghị "du kích chiến tranh" do quân đội ta tổ chức.
    Hoàn thành nhiệm vụ học tập, khoảng đầu năm 1954 ông trở về miền Nam trực tiếp chiến đấu. Cùng với cả nước, chiến trường Nam bộ lúc này hết sức sôi sục, thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào đàm phán ký kết hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp, tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam. Theo nội dung hiệp định Genève đất nước tạm thời chia làm 2 miền. Để củng cố và bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài, một lần nữa theo lệnh của trên, ông lại được tập kết ra miền Bắc học tập, công tác từ giữa năm 1954 đến đầu năm 1961. Ra miền Bắc lần này, ông lại vinh dự được gặp Bác thêm 3 lần nữa.
    Khi được hỏi về những kỷ niệm sâu sắc nhất trong các lần gặp Bác, ông nói kỷ niệm thì nhiều, nhưng có lẽ đáng nhớ nhất là hai lần gặp Bác đã để lại trong ông những tình cảm sâu nặng, mà đến bây giờ ông vẫn nhớ như in và cũng là hành trang phấn đấu cho ông trong suốt con đường binh nghiệp. Năm 1953, ngay khi mới đặt chân ra miền Bắc lần đầu, Bác nghe nói và đến thăm anh em. Hội trường của khu căn cứ cách mạng chật cứng người, Bác đến và Bác hỏi các chú miền Nam ngồi chỗ nào, giơ tay lên cho Bác xem. Khi mọi người đồng thanh hô to chúng cháu đây ạ, Bác bảo mọi người ngồi xuống phía dưới để các chú Nam bộ được ngồi gần Bác. Trong niềm xúc động cả hội trường im lặng, nghẹn ngào trong giây lát Bác nói, Bác nhớ miền Nam da diết, lúc nào miền Nam còn bị giặc Mỹ giày xéo thì Bác chưa yên lòng. Người nhắc lại câu nói của mình trong thư gửi cho đồng bào Nam bộ: "Đồng bào Nam bộ là dân Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Tình thương của Bác đối với đồng bào miền Nam thật bao la và Bác mong muốn khi đất nước thống nhất, Bác sẽ vào thăm đồng bào miền Nam...
    Kể đến đây ông bùi ngùi xúc động, lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên gò má và nói tiếp kỷ niệm thứ hai. Vào khoảng giữa năm 1953, khi gần kết thúc khóa học tập tại trường "du kích chiến tranh" thì Bác đến thăm. Sau khi hỏi thăm về tình hình sức khỏe, kết quả học tập của học viên và giảng dạy của giáo viên, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên..., Bác hỏi các chú có biết "du kích" là gì không? Tất cả mọi người im lặng và lúc này Bác thể hiện đúng là một nhà quân sự lớn, Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Bác giải thích cho mọi người hiểu thế nào là du kích; vì sao chúng ta phải học và đánh du kích; đánh du kích như thế nào cho có hiệu quả, tiêu hao được sinh lực địch và bảo toàn được lực lượng của ta... Người yêu cầu mọi người mang những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong học tập về trực tiếp chiến đấu và tổ chức chiến đấu với đế quốc Mỹ, nhưng phải bảo đảm yếu tố bí mật, phải bảo toàn được lực lượng và xây dựng được cơ sở cách mạng của ta; phải chấp hành nghiêm Nghị quyết của cấp ủy Đảng, biết dựa vào dân để tiến hành chiến tranh du kích...
    Tâm sự với chúng tôi về tình cảm của mình sau những lần vinh dự được gặp Bác, ông nói: Mặc dù thời gian đã hơn nửa thế kỷ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa gần bốn chục năm, nhưng những tình cảm, hơi ấm của Người dành cho đồng bào Nam bộ như còn gần gũi đâu đây. Với riêng ông, ông cảm phục về đạo đức, phương pháp, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Bác luôn quan tâm chăm lo đến những công việc hết sức cụ thể, luôn hướng về đồng bào miền Nam với những tình cảm thân thương. Những kỷ niệm đó đã trở thành niềm tự hào, động lực tinh thần giúp người cán bộ quân đội năm xưa và là người cán bộ lão thành cách mạng - đại tá Trần Công An ngày nay, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu vươn lên làm tròn nhiệm vụ cách mạng cho đến ngày về nghỉ hưu tại quê hương Biên Hòa - Đồng Nai. Tuy tuổi đã cao, nhưng ông vẫn còn minh mẫn. Trong gia đình, ông luôn là tấm gương mẫu mực, luôn động viên cháu con tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức cách mạng, học tập đạo đức, phương pháp, tác phong công tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tình cảm sâu sắc của những người con của quê hương Nam bộ đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.
    Điều ông mong muốn là Đảng, Nhà nước ta phải làm tốt việc tuyên truyền giáo dục, tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh; nhất là thế hệ trẻ hôm nay, những người trưởng thành sau chiến tranh, phải thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, phương pháp, tác phong công tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đóng góp sức lực, trí tuệ vào việc xây dựng đất nước ta ngày càng to đẹp hơn như mong muốn của Người.
    Được mytam44 sửa chữa / chuyển vào 06:44 ngày 29/10/2006

Chia sẻ trang này