1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam44, 28/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Xin góp với bác mytam ít ảnh của Hồ Chủ Tịch. Chùm ảnh ***** đi Chiến dịch Biên giới. Ảnh trích từ tập "Bác Hồ với Lực lượng Vũ trang Nhân dân"
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác Tuấn đã ủng hộ nhé
  6. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác Tuấn đã ủng hộ nhé
    Bác Hồ cài huy hiệu cho các chiến sỹ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ!!!
    [​IMG]
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 08:13 ngày 31/10/2006
  7. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Câu chuyện về hai chiến sỹ Điện Biên được Bác Hồ gắn huy hiệu!!!


    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ mồng 7-5-1954, Bộ Chỉ huy mặt trận đã quyết định cử 5 chiến sỹ xuất sắc toàn mặt trận trong các đơn vị tham chiến ở Điện Biên về chúc thọ và báo công dâng lên Hồ Chủ tịch nhân kỷ niệm 64 năm Ngày sinh của Bác (19-5-1890 * 19-5-1954).
    Đoàn đại biểu được cử về Việt Bắc ngày ấy có 5 người do đồng chí Hoàng Cầm - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 dẫn đầu (nay là Thượng tướng Hoàng Cầm), 5 chiến sỹ đó là: Bạch Ngọc Giáp, Trung đội trưởng Pháo binh, quê ở Văn Mỗ, thị xã Hà Đông; Nguyễn Quang Thuận, chiến sỹ Cao xạ pháo quê ở Kiến An, Hải Phòng; Lê Thế Nhận, Đại đội trưởng Bộ binh, Đại đoàn 308 quê ở Bắc Giang; Hoàng Đăng Vinh, chiến sỹ Bộ binh quê ở Hưng Yên; Nguyễn Dũng, chiến sỹ Bộ binh, Đại đoàn 304. Năm chiến sỹ được Bác Hồ tiếp và khen ngợi, sau đó Người gắn huy hiệu. Bức ảnh Bác Hồ gắn huy hiệu cho các chiến sỹ Điện Biên Phủ đã được nhà quay phim Liên Xô trong đoàn làm phim do Chính phủ Liên Xô cử sang ta làm cuốn phim ?oViệt Nam trên đường thắng lợi? chụp được.
    Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, quân đội ta đã xây dựng tiến lên chính quy hiện đại, các chiến sỹ ngày ấy có người đã qua đời, có người được chuyển ngành và có người được đào tạo trong các binh, quân chủng. Trên bức ảnh ngay phía bên phải Bác Hồ, ta thấy có 2 chiến sỹ trẻ đó là đồng chí Bạch Ngọc Giáp người giơ tay chào Bác Hồ đứng ngoài cùng, tiếp đến là chiến sỹ trẻ Hoàng Đăng Vinh mới 17 tuổi đang được Bác Hồ gắn Huy hiệu. Sau gần 50 năm xa cách, trong một cuộc giao lưu kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, rất may mắn là 2 người được gặp lại nhau. Lúc này, đại tá Bạch Ngọc Giáp đã là Tham mưu phó Binh chủng Pháo binh và Đại tá Hoàng Đăng Vinh ở Binh chủng Công binh, hai ông đã bước vào tuổi 70. Đồng chí Bạch Ngọc Giáp tham gia Hội cựu chiến binh ở quận Đống Đa (Hà Nội) và đồng chí Hoàng Đăng Vinh là Chủ tịch Hội cựu chiến binh thị xã Bắc Ninh. Đồng chí Bạch Ngọc Giáp trong dịp Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã được cử đi giao lưu cùng các nhân chứng, đồng bào, chiến sỹ ta trên các miền quê và được các đoàn làm phim trong và ngoài nước mời trở lại Điện Biên Phủ để làm cuốn phim tài liệu của họ. Cuốn phim quay đồng chí Giáp ngay trên mỏm đồi Him Lam, nơi mà ngày 13-3-1954 ta tiêu diệt vị trí Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ (lúc đó ông là Trung đội trưởng Pháo binh của Đại đội 806). Ông là nhân chứng sống của một chiến thắng oanh liệt mở màn chiến dịch.
    Đại tá Hoàng Đăng Vinh cũng được mời về Điện Biên Phủ để các phóng viên nước ngoài quay cuốn phim về giờ phút cuối cùng chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ, vì ngày ấy ông mới 17 tuổi, là 1 trong 5 chiến sỹ của tổ chiến đấu Tạ Quang Luật thuộc Đại đội 306, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 xông vào hầm bắt tướng Đờ-cát và Bộ tham mưu của địch ở Điện Biên Phủ. 50 năm đã qua, đất nước con người có rất nhiều thay đổi nhưng tâm hồn Điện Biên, sức mạnh Điện Biên vẫn sống mãi trong lòng các chiến sỹ Điện Biên.

  8. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Người nữ du kích được Bác Hồ gửi thư khen
    (Theo báo QĐ ND)
    Tôi lại có dịp trở lại xã Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ), một vùng quê cách mạng. Xã và cả huyện đã được Nhà nước tặng danh hiệu: Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang.
    Làng quê ngày một đổi thịt thay da. Ngày hôm nay là cả chặng đường quê hương, dân tộc đã trả bằng xương máu. Trước mắt tôi là bức thư do chính tay Bác Hồ đánh máy gửi khen nữ du kích Cao Thị Nấm được giữ trong Nhà bảo tàng lịch sử cách mạng của xã.
    Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    Chính phủ Việt Nam
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Văn phòng
    Gửi nữ zu kích Thị Nấm
    Làng Thuần Mỹ, Tùng Thiện.
    Tôi được báo cáo rằng cháu đã hăng hái cùng anh em zu kích xung fong ziệt zặc.
    Tôi rất vui lòng thay mặt Chính fủ gởi lời thân ái khen gợi cháu và khuyên cháu cố gắng lập cho nhiều chiến công.
    Đồng thời, tôi mong tất cả nam nữ zu kích Tùng Thiện đều hăng hái thi đua ziệt cho nhiều địch, lập cho nhiều công, làm cho zu kích Tùng Thiện trở nên những đội zu kích kiểu mẫu.
    Đội nào lập được nhiều chiến công to nhất thì báo cáo lên ngay. Tôi sẽ có zải thưởng đặc biệt.
    Chào thân ái quyết thắng.
    5/49
    Hồ Chí Minh
    Đã 51 năm trôi qua. Tôi bỗng bần thần nghĩ: Giá như trong Phòng Truyền thống có tấm hình của chị. Nhưng thời tao loạn nghèo nàn ấy dễ mấy ai chụp được hình. Tôi chỉ nghe một số người dân Trạch Mỹ Lộc (tuổi trên 60) kể lại: ?oCô Nấm ngày ấy đẹp nhất làng, có khuôn mặt tròn, nước da trắng mịn, răng đen nhỏ đều như hạt na, mỗi khi cô cười trông càng duyên...?. Đại tá Cao Nham, em trai Cao Thị Nấm, nguyên phóng viên quân đội, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Cựu chiến binh Việt Nam, kể:
    - Chị Nấm hơn mình 4 tuổi, nếu chị còn sống năm nay 72, mình 68 mà. Thực ra kỷ niệm với chị chẳng có là bao.
    Tháng 8 năm 1945, mình về nhà, bấy giờ chị Nấm đã là du kích rồi. Ông cụ mình vẫn gọi đùa chị là ?oNấm lùn? vì hồi nhỏ chị thấp bé như cái nấm nên gọi là Nấm. Nghe nói sắp cướp chính quyền, ông cụ nhấc mình ném vào cót thóc bảo moi lên. Trời ạ, năm khẩu súng bà mẹ mình mua về cất giấu, sau đưa cho ông Khuất Duy Tiến, ông Minh Tranh (đều là cán bộ cao cấp của Đảng), chị Nấm, còn mình được con dao găm. Chị Nấm trêu mãi ?omày bé vác thế nào được súng, bố cho con dao là tốt rồi, đi theo chỉ vậy thôi?. Thế là cả gia đình cùng nhân dân đi cướp chính quyền ở Tùng Thiện, sau ra thị xã Sơn Tây. Chị em xa nhau, cho đến năm 1952, ông mới nhận được thư chị thăm hỏi vài câu, không quên hỏi và căn dặn ?o... em đã là đảng viên chưa? nếu chưa phải phấn đấu vào Đảng?. Thực ra Cao Nham đã được vào Đảng từ năm 1949. Cao Thị Nấm lúc mới mười hai, mười ba tuổi đã biết giúp mẹ lo cơm nước, trông đậy hầm bí mật cho cán bộ. Thấy Nấm nhỏ tuổi mà thông minh, nhanh nhẹn, nhiều lần các bác, các chú nói cho Nấm nghe về cách mạng đánh đuổi bọn Pháp, Nhật, chỉ có con đường đó mới giải phóng được ách nô lệ. Nhiều lần thử thách, rồi các bác, các chú ********* đã giao cho Nấm chuyển thư từ, công văn cho Tỉnh ủy Sơn Tây.
    Qua mỗi công việc được giao, Cao Thị Nấm dần ý thức trách nhiệm, góp phần nhỏ bé cho cách mạng. Năm 1940, địch khủng bố phong trào cách mạng, trong đó có tên Việt gian Nguyễn T. người địa phương, rất nguy hiểm. Gia đình Nấm là một trong những điểm để mắt của chúng. Chi bộ Đảng địa phương quyết định thủ tiêu tên T. trước đêm y mang danh sách ?onhững tên ********* nguy hiểm? lên nộp cho Tri huyện. Bố chị được giao nhiệm vụ cùng các đồng chí của mình thủ tiêu tên T.
    Gia đình tạm ly tán mỗi người mỗi nơi tạm tránh sự khủng bố của địch. Năm 1942, địch bắt được ông Nhân, Tòa Thượng thẩm của địch tại Hà Nội kết án ông tội làm Cộng sản và giết người. Tuy không đủ chứng cứ nhưng chúng vẫn kết án ông 5 năm tù và đày đi Sơn La. Cùng lúc đó, cậu ruột Khuất Duy Tiến cũng bị địch bắt và đày đi Sơn La. Địch cho rằng ông Tiến là một trong những Cộng sản ?osộp?. Nỗi căm thù giặc càng nung nấu trong lòng cô gái trẻ. Cao Thị Nấm nằng nặc đòi mẹ và các chú, các bác xin cho vào du kích. Các chú đều bảo Nấm: Cháu còn nhỏ tuổi, mọi việc được giao cháu hoàn thành tốt cũng là góp phần đánh giặc rồi.
    Năm Cao Thị Nấm 16 tuổi, ước nguyện trở thành đội viên du kích đã thành hiện thực. Ngày đêm Nấm hăng say luyện tập quân sự và được giao nhiệm vụ vận động, tổ chức quần chúng ủng hộ cách mạng, chuẩn bị tham gia cướp chính quyền ngày 21-8-1945 tại thị xã Sơn Tây. Sau đó về xã, Nấm được giao nhiệm vụ là Hội trưởng Hội phụ nữ cứu quốc xã Trạch Mỹ Lộc, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ cứu quốc huyện. Trách nhiệm càng nặng nề trên vai cô gái trẻ với nhiều nhiệm vụ, khi tổ chức lớp xóa mù chữ cho chị em hội viên phụ nữ xã, rồi vận động nhân dân quyên góp tiền của cho cách mạng.
    Năm 1948, chị được kết nạp vào Đảng khi vừa 19 tuổi. Nấm xúc động khóc lên vì vinh dự, vì nỗi đau chồng chất, người em trai bị ốm chết, cô chú ruột đều tham gia du kích bị địch giết hại. Chiến sự ngày càng ác liệt. Tiếng súng chống Pháp dội khắp nơi. Sơn Tây bị Pháp chiếm đóng hòng cô lập, cắt đứt con đường giao thông huyết mạch từ Hà Nội - Sơn Tây - Phú Thọ - Chiến khu Việt Bắc - căn cứ kháng chiến của Trung ương Đảng.
    Cao Thị Nấm bám sát cơ sở trong mọi tình huống, bí mật vận động quần chúng nhân dân chống lại âm mưu chia rẽ của kẻ địch, vận động dân quyên góp gạo, tiền, thuốc men cho kháng chiến, vận động những người mẹ, người vợ, người chị kêu gọi chồng con, anh em đi lính cho địch bỏ ngũ trở về với gia đình, hoặc không gây tội ác với nhân dân. Những đêm nước xiết, con sông Tích ầm ào mùa lũ, Nấm vẫn quyết định vượt sông bằng chiếc nồi sành (ngày xưa dùng để gánh và chứa nước ăn) úp xuống làm phao bơi. Chị vận động được 20 gia đình, cơ sở nuôi giấu cán bộ du kích tại địa phương, 25 gia đình ở Sơn Đông, Cổ Đông, vận động 25 gia đình có chồng, con đi lính không gây tội ác chống nhân dân, kêu gọi 15 ngụy binh bỏ ngũ trở về với gia đình, tổ chức binh vận tại bốt điếm 3 Sơn Đông, bốt Cầu Trôi buộc địch phải nhân nhượng để cho dân đi lại tự do. Xã Sơn Đông có 2 tên Quốc dân Đảng nổi tiếng hung ác chống phá cách mạng, Cao Thị Nấm được giao nhiệm vụ tổ chức tiêu diệt hai tên là Đồ Lỳ Quỷ Chắt và tên Đông.
    Cuối 1950 - 1951, địch tăng cường chống phá, truy quét cơ sở cách mạng. Gia đình Nấm mỗi người một nơi, người em trai ngoài mặt trận cũng bặt tin. Kiều Hằng, người con trai chị từng yêu, cũng đang chiến đấu nơi xa. Ngoài công tác vận động mẹ, vợ của lính ngụy, chị đã trực tiếp kêu gọi được 35 tên lính đầu hàng, đầu thú; tổ chức và trực tiếp tham gia năm trận đánh lớn, hơn một trăm trận đánh nhỏ tại địa phương và 2 xã Sơn Đông, Cổ Đông, diệt 15 tên địch, làm bị thương 20 tên, phá hủy 2 xe cơ giới, thu 12 súng các loại cùng 1.500 viên đạn. Chị còn răn đe, vô hiệu hóa bọn lý hào chức dịch ********* 2 xã Trạch Mỹ Lộc và Sơn Đông... những lần tham gia quyên góp gạo, thuốc men, tiền của cho kháng chiến, chị chưa bao giờ để lọt vào tay giặc. Chị khôn khéo mỗi lần nhập vai hoạt động bí mật hay hợp pháp. Nhiều năm, địch vẫn chưa phát hiện được Cao Thị Nấm là Đảng viên, du kích, cán bộ phụ nữ. Ông Khuất Văn Tạc, ngoài 70 tuổi, từng là Phó Bí thư chi bộ Trạch Mỹ Lộc, nhiều năm hoạt động cùng Cao Thị Nấm, kể: Thời con gái, bà Nấm đẹp, dịu dàng. Bà ấy có biệt tài về vận động quần chúng. Gặp ai, dù đối tượng khó tính rồi cũng phải xiêu lòng.
    Ông Khuất Văn Chẩn, nguyên cán bộ Tỉnh đội Sơn Tây được Khu ủy điều về Trạch Mỹ Lộc làm cán bộ tăng cường với trách nhiệm Bí thư chi bộ (vì 1951 - 1952 cán bộ địa phương bị lùng sục gắt gao, bị bắt, bị giết, nhiều phong trào tạm lắng xuống), cho biết: Ít có phụ nữ nào như cô Nấm. Đẹp người, đẹp nết, sinh trưởng trong gia đình có bát ăn bát để, giàu truyền thống cách mạng, thế mà cô Nấm vẫn lăn lộn ăn hầm ở lỗ, khổ sở đều vượt qua. Địch khủng bố những năm 1951 - 1952 ghê gớm lắm, đến nhà nhau vài người là bị nghi ngờ, mà cô Nấm đến nhà ai cũng như đến nhà mình mới lạ chứ, thậm chí ngày lễ chùa cũng hòa nhập vào các cụ đi lễ để tâm tình làm công tác vận động cách mạng.
    Những chiến công của chị Nấm từng được Bác Hồ gửi thư khen, nhưng chị chưa bao giờ tỏ ra tự mãn. Ngày 6-12-1952, Cao Thị Nấm trên đường làm nhiệm vụ cùng đồng chí Bí thư chi bộ đã bị địch phát hiện bắn trọng thương và bắt tại bốt Cầu Trôi. Chị giả vờ điên, ôm lấy đầu người đồng chí cùng bị bắt, nói khẽ: ?oDù bị tra tấn đến chết, chúng ta quyết không nhận quen biết nhau, không khai báo cơ sở, công việc của nhau?. Bọn địch chuyển chị về giam ở Nhà Tiền (Hà Nội), tiếp tục tra tấn. Chúng không cho chị mặc quần áo, những vết thương gần nơi kín bị sưng tấy mưng mủ, địch dùng vật cứng chọc vào cho chảy máu rồi dùng mắm thối, muối xát vào, thậm chí đổ cả a xít. Chị vẫn nghiến răng chịu đựng cho đến khi ngất đi... Cao Thị Nấm đã anh dũng hy sinh giữa mùa xuân năm 1953, ở tuổi 25.
    Mùa xuân năm 2000, Nhà nước xét đề nghị của các cấp lãnh đạo ở địa phương tỉnh Hà Tây, đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sỹ Cao Thị Nấm. Hơn năm mươi năm qua, quê hương chị đã bừng hương sắc, con sông Tích xưa chị đã từng lặn lội, giờ đây chiếc cầu bê tông đã bắc ngang cho lớp lớp người qua! Hẳn chị vui lòng, không phải ân hận gì với sự hy sinh cho quê hương mỗi ngày thêm giàu đẹp.

  9. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Tình cảm của Bác Hồ với thương binh, liệt sỹ

    Trong thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc (ngày 27 tháng 7 năm 1947), Người viết: ?oĐang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh?. Tư tưởng, tình cảm đó của Người lại được thể hiện trong lời kêu gọi, nhân ngày 27 tháng 7 năm 1948: ?oKhi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe doạ tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe doạ cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con của nhân dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào. Họ quyết hy sinh gia đình và tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta. Trong đó có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ...? Trải qua hàng chục năm ròng chiến đấu cho lý tưởng ?oKhông có gì quý hơn độc lập, tự do? mà Đảng và Bác Hồ đã chỉ ra, hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh cả cuộc đời mình, hàng chục vạn người đã cống hiến một phần thân thể của mình, những mất mát ấy không thể bù đắp được. Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Người viết: ?oMáu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do?. Cho nên đối với ?onhững người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng?, và Người giải thích: ?oTổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại?. Với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Bác Hồ đã đề ra phương châm thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ thật rõ ràng, phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc và hoàn cảnh của đất nước: ?ođồng bào sẵn sàng giúp đỡ, Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm thì anh em nhất định dần dần tự túc được.? Thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, ngày 16 tháng 2 năm 1947, Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh số 20/SL ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Người cũng đồng ý chọn ngày 27 tháng 7 làm Ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để đồng bào ?otỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh?. Người còn thường xuyên viết thư thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, nhắc nhở trách nhiệm và động viên, biểu dương các địa phương, các đơn vị và cá nhân đã hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Tháng 11 năm 1946, trong thư gửi các địa phương, Người viết: ?oVì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cám ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân ái cho các gia đình liệt sĩ đó và tôi nhận các con liệt sĩ làm con nuôi của tôi...? Tháng 2 năm 1948, Người gửi thư dặn dò các cháu nhi đồng phát động công tác Trần Quốc Toản, với những tình cảm thiết tha: ?o... 2. Bác không phải mong các cháu tổ chức những ?oĐội Trần Quốc Toản? để đi giặc và lập nhiều chiến công, nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến, bằng cách giúp đỡ đồng bào. 3. Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào. Trước thì giúp các nhà chiến sĩ, các thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ: quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ... Đội này thi đua với đội khác. Mỗi tháng một lần, các đội báo cáo cho Bác biết. Đội nào giỏi hơn, Bác sẽ gửi giấy khen?. Tháng 7 năm 1951, Người phát động phong trào ?oĐón thương binh về làng? với nội dung cụ thể: ?oChính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tuỳ theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón mọt số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh, nhưng giúp bằng cách này: 1. Mỗi xã trích một phần ruộng công, nếu không có ruộng công tình mượn ruộng của những đồng bào có hằng tâm, hằng sản, nếu không mượn được ruộng thì chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã chung sức phát vỡ một số đất mới để giúp thương binh. 2. Chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã tổ chức việc cày cấy, chăm nom, gặt hái những ruộng đất ấy. Hoa lợi để nuôi thương binh. 3. Tuỳ theo số ruộng đất trích được, mượn hoặc khai khẩn được, mà đón nhiều người hoặc ít người thương binh về xã. Anh em thương binh sẽ tuỳ sức mà làm những công việc nhẹ, như học may, đan lát, hớt tóc hoặc giúp việc phòng giấy, việc bình dân học vụ trong làng.... Kế hoạch tỉ mỉ sẽ do Chính phủ cùng Mặt trận Liên Việt định sau. Với lòng hăng hái và cố gắng của đồng bào, với sự nỗ lực của cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương, tôi tin chắc rằng công việc đón anh em thương binh về làng sẽ có kết quả tối đẹp?. Và trong dịp Đảng, Chính phủ về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, Người đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa ở Đài liệt sĩ. Trong diễn từ tại buổi lễ, Người viết: ?oHỡi các liệt sĩ. Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Tôi thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sĩ. ... Một nén hương thanh. Vài lời an ủi?. Cảm động biết bao khi một vị *************, hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ lại gửi thư cùng một tháng lương của mình, kèm đó, khi thì một bữa ăn, khi thì một món quà (do đồng bào gửi biếu) để tặng anh em thương binh. Với quan điểm khoa học và đầy tinh thần lạc quan ?otàn nhưng không phế?, Bác khuyên anh em thương binh: ?oKhi đã khôi phục sức khoẻ phải hăng hái tham gia công tác sản xuất để trở nên người công dân kiểu mẫu. Bác chúc các gia đinh liệt sĩ trở thành những ?ogia đình cách mạng gương mẫu?. Đã 55 trôi qua kể từ Ngày Thương binh liệt sĩ đầu tiên ấy. Mỗi năm, cứ đến ngày 27 tháng 7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác - Người cha già của dân tộc và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người. Với sự mở đầu của Sắc lệnh số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ, qua từng thời kỳ cách mạng được bổ sung, sửa đổi cả về đối tượng, tiêu chuẩn và các nội dung ưu đãi; đến nay chính sách thương binh, liệt sĩ đã phát triển thành hai Pháp lệnh: Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước ?oBà mẹ Việt Nam anh hùng? và Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng. Từ An dưỡng đường số 1 được thành lập tháng 6 năm 1947 tại xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (cơ sở nuôi dưỡng thương binh) và một bộ phận làm chân tay giả ra đời ở vùng tự do trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, hệ thống cơ sở sự nghiệp của ngành được mở rộng ở nhiều tỉnh phía Bắc. Trong thời kỳ cả nước bước vào cuộc trường chinh chống Mỹ, cả nước đã có hàng trăm cơ sở sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương, với những trang thiết bị được đổi mới, phục vụ kịp thời cho việc phục hồi chức năng, nuôi dưỡng, đào tạo, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho thương binh, thân nhân liệt sĩ. Kế thừa đạo lý truyền thống ?oUống nước nhớ nguồn?, cuộc vận động ?oMùa đông binh sĩ? ?oGiúp binh sĩ bị thương?, từ những việc làm ?oHiếu nghĩa bác ái? theo lời kêu gọi của Bác Hồ trong những ngày đầu cuộc kháng chiến ?o9 năm? đến những ?ohũ gạo tình nghĩa, con gà tình nghĩa, thửa ruộng tình nghĩa? trong thời kỳ cả nước ?oxẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước?, đến nay phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ đã phát triển thành 5 chương trình của thời kỳ đổi mới. Phong trào ?ovườn cây tình nghĩa?, ?oao cá tình nghĩa?.... được nảy nở từ ngay các thôn bản, làng xã, chương trình xây dựng, quản lý, sử dụng thống nhất Quỹ ?oĐền ơn đáp nghĩa? (Theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) được thể chế hoá theo Nghị định 91/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã làm cho công tác thương binh liệt sĩ mang tính xã hội hoá cao. Theo lời Bác dậy ?otàn nhưng không phế?, tiếp nhận những ưu đãi từ chính sách của Nhà nước và sự tiếp sức của cộng đồng anh chị em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã phát huy truyền thống, năng lực, sở trường của mình trong hoàn cảnh mới để xứng đáng là những ?oCông dân kiểu mẫu?, những ?oGia đình cách mạng gương mẫu?. Nhiều người trong số đó đã trở thành những nhà khoa học xuất sắc, thành những người làm ăn giỏi hoặc đang đảm đương những trọng trách là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở nhiều lĩnh vực từ Trung ương đến cơ sở, một số đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Những thành tựu nói trên không chỉ góp phần ổn định và nâng cao mức sống của thương binh, gia đình liệt sĩ mà còn góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, có tác dụng giáo dục toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều có ý nghĩa hết sức quan trọng là tự những kết quả của 55 thực hiện chính sách ưu đãi và chăm sóc thương binh, liệt sĩ, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học để đẩy mạnh toàn diện công tác này, nhằm đạt mục tiêu mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu ra: ?oChăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân đối tượng chính sách tự vươn lên?. Đó cũng là điều mong ước của Bác trong thư Người gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh- Cựu binh (tháng 7 năm 1951) là làm cho thương binh, gia đình liệt sỹ được ?oyên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có dịp tham gia hoạt động ích lợi cho xã hội?.
  10. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Thư chúc tết Bác gửi Trung đoàn Thủ đô năm 1947
    Mười giờ ngày mồng 1 tết Bính Tuất 1946, hàng vạn đồng bào Hà Nội mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn (nay là Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám) nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng xuân mới, mùa xuân đầu tiên của nước việt Nam độc lập.
    Khi Người vừa xuất hiện, tiếng hoan hô nổi lên như sấm dậy. Đáp lại tiếng hô "Hồ Chủ tịch muộn năm?, Người bước đến máy phóng thanh và hô to: ''''Đồng bào Hà Nội muôn năm?. Sau đó Người đọc bài chúc Tết đồng bào cả nước, trong đó có câu: ''''Năm mới đồng bào ta đoàn kết càng chặt, tranh đấu càng manh, sản xuất càng nhiều. Chúc đồng bào:
    Trong năm Bính Tuất mới,
    Muôn viêc đều tiến tới.
    Kiến quốc chóng thành công,
    Kháng chiến mau thắng lợi"
    Nhưng niềm vui chẳng được dài lâu. Quân Tưởng chứa rút đi, chiến xa quân Pháp đã kéo đến. Rồi chiến tranh bùng nổ. Sau hai tháng ngoan cường chiến đấu để gĩư từng góc phố, ngôi nhà quân ta rút khỏi thành phố tiếp tục cuộc trường kỳ kháng chiến. Nhớ lời Người dạy, Hà Nội vẫn bền gan chiến đấu, lập nên bao chiến công thầm lặng trong thành phố bị chiếm đóng. Ngày 27- 1- 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Trung đoàn Thủ đô:
    ''''Cùng các chiến sĩ yêu quý Trung đoàn Thủ đô, Các em ăn Tết thế nào ?
    Vui vẻ lắm chứ! Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở hậu phương cũng giảm bớt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng tiết kiệm để dự bị cho công cuộc trường kỳ kháng chiến.
    Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh''''.

    Ngày ngày, Người dõi theo nhịp thở của phong trào Hà Nội, Người đau nỗi đau của người dân phải sống trong vung địch, mỗi tổn thất của cơ sở khi tan vỡ và vui với những chiến công ngày càng nở rộ. Tháng 11-1948, Người gửi thư cho đội du kích Thủ đô, nói rõ Hà Nội là vị trí rất quan trọng đối với thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta và chỉ rõ nhiệm vụ của bộ đội và du kích là phải đẩy mạnh những hoạt động quân sự làm suy yếu lực lượng địch để phối hợp chặt chẽ với các chiến trường của cả nước đánh giặc. Người viết:
    ''''Hà Nội là quả tim quân sự chính trị và kinh tế của địch. Du kích Thủ đô và Vệ quốc quân cần phải thường khuấy rối quả tim của địch cho đến ngày tổng phản công?.
    Thực hiện lời dạy của Người, ''''khuấy rối quả tim của địch?, đêm 17-1-1950, quân ta tấn công sân bay Bạch Mại chỉ cách trung tâm Hà Nội 3 km về phiá Nam, phá huỷ và đốt cháy 25 máy bay, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và một số trang bị của địch. Những quầng sáng và tiếng nổ làm rung chuyển cả bầu trời Hà Nội.

Chia sẻ trang này