1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ Việt mới dùng cho công nghệ thông tin

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi NgNinh, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    OMG không ngờ bác hina lại bỏ công giải mã cái đống hổ lốn này của em, đa tạ đa tạ.
    Có điều vài tháng trước thì nghĩ là hay lắm, nhưng giờ ngó lại thì thấy chúng thật chẳng ra gì... Hiểu biết còn kém quá, phải trau dồi thêm về ngôn ngữ hơn nữa mới được. Mong các bác chỉ dạy thêm cho.
  2. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Windows tôi dùng là Windows có bản quyền, có cả 2DVD recovery kèm theo máy luôn bạn ạ. Windows 7 thì hiện nay dùng chưa phải trả tiền, có thể download thẳng từ trang chủ của MS về cài, được dùng đến 2010. Bạn nghĩ người Việt nào dùng Windows cũng là dùng lậu sao? Và chuyện đó thì liên quan gì đến việc tôi đề nghị NgNinh cho biết "chữ Việt có dấu" nó gây trở ngại....CNTT như thế nào ?
    Bạn đã bao giờ thử tính toán về việc chuyển 200 máy tính đang dùng Windows sang dùng Linux chưa vậy? Số tiền bản quyền trả cho MS so với chi phí đào tạo lại 200 users kia để dùng Linux và các ứng dụng văn phòng/ khác chạy trên môi trường Linux, thời gian và công chuyển những documents hiện có sang dùng trên Linux,... là bao nhiêu? Nếu bạn chưa làm việc đó thì hãy khoan bàn về tương lai của Linux ở VN hay "đi tắt", "đón đầu" gì đó nhé. Hơn nữa "nhưng mà thật ra Linux cũng có hỗ trợ tiếng Việt cho đánh văn bản này nọ" thì "đi tắt đón đầu" cái gì vậy?
  3. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    Chào Lehongphu,
    Mình không có ý nói cho đến bây giờ Windows Vista vẫn còn gây nhiều khó khăn trong việc gõ tiếng Việt. Đó là chuyện của vài năm trước . Gần đây Microsoft đã hỗ trợ tiếp, nên sử dụng tốt. Chỉ còn khó khăn một chút là khi gõ tiếng Việt phải tăt bỏ chế độ bảo vệ ( Protected Mode ) vì nó không cho phép các chương trình khác can thiệp vào bộ nhớ của IE. Do đó dễ có hại cho máy.
    Gợi ý của mình là để các bạn thấy users Việt nam đã mất một thời gian lúng túng về việc sử dụng chữ Việt có dấu trong Windows Vista, nên hiệu quả sử dụng bị hạn chế. Điều này sẽ xảy ra tương tự trong Linux , trong MySQL, và trong nhiều tiện ích mới kihác nữa trong tương lai. Không biết các bạn thế nào, chứ mình cảm thấy cứ đuổi theo mãi sự hỗ trợ tiếng Việt thì oải lắm !
    Còn điều này nữa, chi phí hỗ trợ được tính vào giá thành của sản phẩm ( nhà kinh doanh chẩng cho không ai cái gì đâu). Với 200 máy của bạn Lehongphu, nếu dùng Windows Vista có bản quyền đàng hoàng tiền phí không phải nhỏ. Nếu tính hàng triệu máy của cả nước thì là một khoản tiền đáng kể đấy. Tôi nói là nếu dùng có bản quyền hẳn hoi, chứ còn dùng lậu thì xin miễn bàn !
    Thân ái !
  4. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Bác paddy8788 vui lòng nói rõ thêm "chưa chặt chẽ về mặt ngữ âm" là thế nào được không? Tôi đọc kĩ vẫn chưa hiểu được í bác.
    Còn bác nói "cải tiến tiếng Việt" tôi cũng rất tò mò không biết bác có phương án cụ thể nào không.
    Vì tôi rất yêu tiếng Việt nên quan tâm đến những vấn đề đại loại như thế này. Rất mong được nge thêm í kiến của bác.
    Cảm ơn bác rất nhiều.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn paddy chưa trả lời được thì tôi trả lời hộ vậy. Theo Saussure thì có 2 mức độ khớp nối ngữ âm (articulation). Mức độ thứ I là mức độ "hình vị" tức "từ". Mức độ thứ II là mức độ âm-vị hay tự-vị - còn gọi là mức ngữ âm. Tiếng Việt chỉ tạm ổn ở mức độ I, còn mức độ II thì còn phải bàn.
  6. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Tran_Thang đã trả lời. Thú thật tôi cũng chưa biết mức độ I tạm ổn như thế nào, còn mức độ II thì còn phải bàn như thế nào. Bạn Tran_Thang có nhiều công phu nghiên cứu, có thể vui lòng ''bàn'' thêm không ?
    Tôi thấy tiếng Việt rất hay. Càng hiểu biết về tiếng Việt, càng iêu tiếng Việt nhiều hơn.
    ''Tôi iêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời... À ơi...''
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Về mức độ I thì bạn có thể xem ở topic gần đây :"đvị cơ sở tiếng Việt", còn mức độ II thì ở "nguyên âm dài ngắn" .
    Dấu hiệu hay kí hiệu, cụ thể hơn là các mẫu tự hay tự-vị có "1 tự do ý chí" (autonomy) nên khó mà nắm bắt được (mà các sách về ng''ngữ lại sa vào việc này, đọc rất ...nhức đầu).
    Chính Saussure cũng không dùng từ "biểu tượng" (symbol) để chỉ dấu hiệu ng''ngữ học (tôi dùng chữ Việt "dấu hiệu" là muốn mở rộng về ng''ngữ học nói chung. Ng''ngữ học không chỉ là tiếng nói và chữ viết). Vì ông cho rằng từ "biểu tượng" mang ý nghĩa "động lực" (motivation), còn dấu-hiệu của ông chỉ thuần túy "võ đoán" (arbitracy).
    Tôi không muốn đi sấu vào mức độ II, mà muốn "thoát" khỏi nó bằng cách biểu tượng hóa chữ Việt. để tạo 1 động lực cho chữ Việt. Chữ mà chúng ta đang sử dụng thì nằm ở giữa, giữa tính ngữ âm và tính biểu tượng.
  8. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Tran_Thang đã trả lời.
    Í tưởng "biểu tượng hoá chữ Việt" làm tôi ngĩ đến chữ nôm. Phải chăng bác Tran_Thang muốn cải tiến chữ nôm ?
    Tiếng Việt có hai cách viết đó là chữ nôm và "chữ quốc ngữ". Cả hai đều ra đời đã lâu, bị hạn chế bởi thời đại đã sinh ra nó. Trong thời đại hiện nay, khi mà công ngệ thông tin phát triển vượt bậc, đã xâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống, thì "chữ quốc ngữ" càng bộc lộ rõ những nhược điểm hơn nữa. Đây chính là lí do khiến bạn NgNinh đưa sáng kiến cải tiến "chữ quốc ngữ" của mình. Về cơ bản, tôi đồng í với bạn NgNinh, chỉ có một số í kiến khác về giải pháp cụ thể thôi.
    Nay nge bác Tran_Thang có í tưởng "biểu tượng hoá chữ Việt" thấy cũng rất hay. Không biết bác đã đi tới đâu rồi, có thể chia sẻ với mói người chăng ?
    Rất cảm ơn bác.
    Chúc bác sống khoẻ, vui, giúp ích nhiều hơn nữa.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thật ra thì chữ quốc ngữ cũng là 1 dạng biểu tượng. Gọi là gì nhỉ? Biểu tượng âm thanh - hình tiết - tượng thanh. Ý mình là muốn nghiêng về chữ viết hơn, đo đó xóa bớt ấn tượng âm thanh. Mình vẫn có thói quen viết tắt đấy thôi.
    - Ngôn ngữ - Ng''ngữ.
    - Triết học - Tr''học.
    - Vấn đề - v''đề.
    - Khác biệt - k''biệt.
    - Khái niệm - k''niệm.

    ......................
    Lúc đầu thì để cho nhanh, sau thấy hay hay tiện lợi...Hơn nữa theo l''thuyết của cụ Derrida thì nói phụ thuộc vào viết hay nói và viết cũng chỉ là 1 dạng viết, thì bạn có thể hiểu những từ ngữ trên mà không qua trung gian âm-thanh.
    Hơn nữa tôi nghĩ viết thư pháp tiếng Việt như trên cũng có nét độc đáo riêng.
  10. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chà! Em cũng có mấy ý trùng như 2 bác.
    Chữ Hán thuộc loại chữ ghi ý, tính biểu tượng khá cao. Khá nhiều chữ, người ta nhìn vào là biết ý nghĩa hay khái niệm mà nó mang, tức là biểu hiện trực tiếp ý nghĩa, không thông qua âm thanh. Tuy nhiên kí hiệu (hình đơn giản) không có nhiều nên ngày nay chữ Hán cũng ghi âm không ít.
    Chữ quốc ngữ thì thuộc loại ghi âm, phần nhiều chữ viết ra người ta phải qua bước "đọc trong đầu" rồi mới ra ý nghĩa, tức là có thêm bước trung gian. Tuy nhiên, thời gian não xử lí bước này không nhiều. Âm thanh có vẻ nhạy và bền hơn cho người ta tiếp nhận và tiếp nhận lại ý nghĩa/khái niệm, nhưng nếu tiếp nhận chúng trên trang giấy thì hình ảnh vẫn hơn. Chữ ghi âm cũng không phải hoàn toàn là qua âm thanh, nhiều chữ người ta cũng có thể đi ngay ra ý nghĩa. VD các chữ: FAHASA, XH, UN, WTO... đều có nét biểu tượng trong đó, cũng giống như 1,2,3... +,-,*,/...
    Về viết tắt, trong n~ vbản cho riêng mình , em c~ thxuyên vtắt. Em o (không) dùng dấu " như bác mà viết liền, nếu coh (có thể) nhầm lẫn thì thêm dấu . v(hoặc) dấu '', vd: t.hợp (tổng hợp), .tĩnh (yên tĩnh). Em c~ viết tắt cả từ thứ 2 trong từ ghép như: lấpl (lấp lánh) sốngđ (sống động)... Khi viết tay em còn dùng n`(nhiều) k.hiệu trăng sao tlum (tùm lum) đủ cả.
    Vtắt vậy chứ o có j (gì) khkhăn lắm, chỉ nhìn qua là hiểu r! (rồi) Viết thế nj (này), z (các) bạn có đọc dc o?
    Về cách viết của bác NgNinh (viết tắt, viết liền, thay dấu, đổi con chữ), ý bác ấy cũng hay; tuy nhiên, cách làm rắc rồi quá, còn nhiều điểm chưa thuyết phục. Mà chữ quốc ngữ, thật ra cũng có nhiều kiểu cách viết đấy chứ! Chữ viết tay (đặc biệt cách đây khoảng chục năm) thì có khác chút về kiểu chữ, đường nét so với chữ được đánh máy. Chữ ở câu đối, văn bia (chùa, đài liệt sĩ,...) người ta còn làm cho nó tròn tròn thành khối như chữ Tàu ấy! (khác chữ chuẩn khá nhiều về đường nét, kích thước, sắp xếp vị trí). Chữ của bác NgNinh cũng là một kiểu. Em cũng có 1 cách viết tự chế từ chữ chuẩn, đã được dùng khá lâu, tất nhiên là "lưu hành nội bộ". Ngoài ra, em có thể viết tiếng Việt bằng chữ Triều Tiên/Hàn Quốc, có chỉnh sửa thêm bớt chút ít (vì các kí hiệu của chữ Hàn quá ít, không thể hiện hết đc các âm vị tiếng Việt); riêng dấu thì không thay đổi hình dạng. Và chắc là không ngạc
    nhiên nếu mai kia có người nào viết tiếng Việt bằng các bộ thủ tiếng Hán!? À, đợt trước em tìm hiều về "đơn vị cơ sở của tiếng Việt", tự dưng một thời gian sau đó em có ý tưởng viết chữ tiếng Việt bằng cái hình đó đó bác Tran_Thang, tức là sắp xếp các âm vị của 1 tiếng lại thành 1 hình khối chữ thập gồm 5 thành phần, lấy vần làm cốt lõi, các kí hiệu của âm vị cũng sẽ phải thay đổi cho phù hợp. Tất nhiên cũng chỉ là ý tưởng, còn thực hiện thì đau đầu...
    Riêng ý bác Thắng "nói phụ thuộc vào viết hay nói và viết cũng chỉ là 1 dạng viết", em thấy nó đúng khi ta dùng chữ viết (hình ảnh) để tiếp nhận ý nghĩa/khái niệm, tiếng nói trong đầu (âm thanh) chỉ là trung gian. Âm thanh hay hình ảnh cũng chỉ là những hình thức thể hiện cho cái hồn của tiếng (của ý niệm). Trong nhiều mặt thì tiếng nói có lẽ chiếm phần đầy. Theo nghĩa rộng, tiếng cũng chính là ngôn ngữ.

Chia sẻ trang này