1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ Việt mới dùng cho công nghệ thông tin

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi NgNinh, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có lẽ bạn nhầm. Ý tưởng trên là của 1 bạn khác, không phải của tôi.
  2. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến,
    Có một bạn tên là NamLong Thien gửi email cho tôi nhờ post lên diễn đàn một file " Tomstass ciokvisb moes.doc " do bạn soạn về chữ Việt mới để mọi người cùng tham khảo.
    Mong các bạn nhiệt tình đọc và góp ý trên diễn đàn này.
    Xin gửi các bạn Link download file này. Muốn xem file này các bạn phải đăng ký (register ) là thành viên cùa diễn đàn này và phải đăng nhập ( log in ) mỗi khi xem:
    http://www.ictvietnam.net/forum/showthread.php?t=598&page=5
    File này ở post #49 gần cuối trang.
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 08/10/2009
  3. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ, ý tưởng trùng hợp, chắc bác cũng có hứng thú với con-lang và con-script? Bác tạo cái topic giới thiệu cách viết của bác đi cho anh em xem với, không để làm gì thì cũng cho vui mà. Cả lối áp dụng Hangul luôn.
    Tại hạ dạo trước cũng rỗi hơi làm một lối viết kế thừa chữ Hán, Hangul và Hiragana để viết tiếng Việt. Mình cùng đem lên để chia sẻ cho anh em cùng sở thích nhé.
  4. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    Các bạn nào quan tâm đến đề án " Chữ Việt mới " mà gặp khó khăn khi downlad có thể tải trực tiếp từ mediafire theo link sau:
    http://www.mediafire.com/?mnz4tycjzlj
    Trong file rar tải về gồm có 3 file sau:
    ChuVietMoi.doc;
    Nho_nhanh_chu_moi.doc;
    Tomstass ciokvisb moes.doc (Do NamLong Thien soạn)
  5. thiennamlong

    thiennamlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0

    Được thiennamlong sửa chữa / chuyển vào 19:33 ngày 12/11/2009
  6. thiennamlong

    thiennamlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bàn nà?o quan tĂm 'Ắn 'Ă? àn Ciokvisb moes cò thĂ? download trực tiẮp tài:
    http://www.mediafire.com/?mnz4tycjzlj
  7. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu ghé diễn đàn mà thấy chuyên mục tiếng Việt vắng vẻ ảm đạm quá nhỉ! Thôi để em khuấy một tí cho nó sôi động hơn a! Có bác Liv có quan tâm và hỏi thêm nên em sẽ trình bày về cái kiểu chữ chế của em trước vậy.
    Đầu đuôi thế này:
    Trong quá trình tìm hiểu những cái hay cái đẹp của tiếng Việt thì em cũng thấm được một tí. Vậy là có được chút cơ sở, hiểu biết về ngôn ngữ, về tiếng Việt; và em vẫn đang tìm hiểu thêm.
    Nhiều khi muốn viết riêng tư, bạn bè một cái gì đó nên thường hay viết tắt, mã hoá nó đi. Đặc biêt là trên máy móc điện tử (máy tính, điện thoại,?) không phải lúc nào cũng gõ được tiếng Việt, nhiều khi thiếu phần mềm, thiếu font .. thế là .. bể. Gõ không dấu thì nhiều khi không hiểu, rất không chính xác. Dùng tiếng nước người thì mình chưa rành lắm. Chữ của mấy cô cậu teen thì khá dị ứng vì lộn xộn quá (đủ thứ linh tinh trộn vào), o có quy tắc, lại nhập nhằng với tiếng nước ngoài rồi lúc có dấu, lúc lại không.Nếu dùng riêng tư bạn bè với nhau và thể hiện bằng ?ochữ? thì không đến nỗi nào nhưng tệ cái là hay vác nó xen vào tiếng Việt chuẩn, làm biến đổi cả ?otiếng? của tiếng Việt. (Em nào viết đơn, viết giấy mà có kiểu chữ này là em loại ngay từ vòng đầu. Quen viết với: hi, iu, bùn, wá, mama rồi về thưa gởi với thầy cô cha mẹ như vậy thì ra làm sao?.?)
    Vốn mến tiếng Việt và thích chế nữa, thế là em cho ra kiểu chữ mới mà em gọi là chữ thay dấu. Như vậy mục đích của em với chữ thay dấu là tìm hiểu về tiếng Việt, ghi chép những cái riêng tư và trao đổi về sở thích với những người quan tâm (như bác Liv chẳng hạn), thật ra nó không mới mẻ gì cho lắm. Em không có ý muốn lạm dụng nó, dùng sai hoàn cảnh hay ảnh hưởng, lấn sân vào tiếng Việt chuẩn.
    Chế ?ochữ thay dấu? dựa theo 3 nguyên tắc:
    - Có cơ sở, dựa vào các đặc điểm của của tiếng Việt
    - Kế thừa và thật tránh xung đột với chữ chuẩn
    - Ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ, dễ dùng.
    1 tiếng được cấu tạo với 5 thành phần : âm đầu ?" âm đệm - âm chính ?" âm cuối (3 cái này còn gọi là vần) và thanh điệu. Quan trọng và phức tạp nhất là vần, ta sẽ chuyển từng phần
    * Nhóm vần chỉ có âm chính (12 âm) và không có âm cuối => dấu được bỏ đi nếu dư hoặc thay bằng âm cùng nhóm (dấu mũ ^) hoặc thay bằng H (dấu râu)
    [​IMG]
  8. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Nhóm vần có âm cuối U => U hoặc O hoặc W; kết hợp với bảng 1
    [​IMG]
    * Ghi chú: âm I thống nhất viết với chữ I, trừ trường hợp đi sau âm đệm thì dùng chữ Y
    Nhóm vần có âm cuối I => I hoặc Y hoặc J; kết hợp với bảng 1
    [​IMG]
    * Trường hợp ƯƠI và UƠI cùng chuyển thành UOJ là rẩt hiếm
  9. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Nhóm vần có âm cuối N, T, M, P => N, T, M, P hoặc L, D, V, B; kết hợp với bảng 1. Vd với N, các âm cuối khác cũng tương tự
    [​IMG]
    Nhóm vần có âm cuối NG, NH => G, H, GH; kết hơp với bảng 1
    [​IMG]
    Nhóm vần có âm cuối C, CH => C, K, Q; kếp hợp với bảng 1
    [​IMG]
  10. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Như vậy, dấu của các nguyên âm đã được khử hết. Có thể suy ra các quy tắc ở đây không phức tạp và vô lí cho lắm.
    Quy tắc 1: Âm không có dấu thì giữ nguyên, chỉ sắp xếp lại I/Y
    Vd: UI, UY, AO, OEO, OI,?
    Quy tắc 2: Âm có dấu mà khi bỏ dấu đi, không gây nhầm lẫn thì không cần thêm gì
    Vd: UE (uê), IEN (iên), UOI (uôi),?
    Quy tắc 3: Với âm có dấu mũ (^), thay dấu bằng 1 nguyên âm cùng nhóm
    Vd: Ê => EI, vì e và i cùng nhóm âm trước không tròn môi
    Ô => OU, vì o và u cùng nhóm âm sau tròn môi.
    Chú ý: Â (đọc ?oớ?) là dạng âm ngắn chung chỗ với Ơ nên nó sẽ áp dụng theo quy tắc như Ơ. Â không đi một mình mà luôn có âm cuối kết hợp để tạo vần.
    Quy tắc 4: Với âm có dấu râu, thay dấu bằng H.
    Vd: Ư => UH, Ơ => OH, ƯA => UAH
    Dùng H vì nó là 1 âm hầu có độ mở gần như là lớn nhất trong nhóm phụ âm và phát âm gần giống với nguyên âm. Có thể xem H là âm chuyển tiếp giữa nguyên âm và phụ âm vì vậy nó rất dễ đứng sau cả nguyên âm lẫn phụ âm khác (vai trò hỗ trợ nguyên âm, phụ âm để tạo ra 1 âm khác gần giống như vậy). H nhiều khi cũng là âm câm (dư) trong các tổ hợp này. Ta có thể thấy điều này trong rất nhiều thứ tiếng, tất nhiên có cả tiếng Việt (vd: kh, ch, gh, ngh, wh, sh, zh, th, nh, ph, ah, uh, oh,?)
    * Với âm cuối, vì nó nằm trong vần nên gắn bó chặt chẽ với âm chính. Nó sẽ bị phân chia theo các cấp độ, quy tắc như nhau:
    Quy tắc 5: Âm chính giữ nguyên (qt1), đã bỏ dấu (qt2) hoặc thay dấu bằng nguyên âm cùng nhóm (qt3) thì âm cuối cũng giữ nguyên (cấp 1),
    Vd: AN, EP, IT, OM, UG (ung), OAI, UEN (uên), UOT (uốt), IEU (iêu), OUC (ốc), EIM (êm), AEN (ĂN),?
    Quy tắc 6: Âm chính được thay dấu bằng H (qt4) nhưng muốn rút gọn luôn H thì thay đổi âm cuối bằng 1 âm cùng nhóm hoặc cùng 1 âm nhưng viết khác nhau
    Vd: ÂN => AL, n và l cùng là âm đầu lưỡi vang
    ƯT => UD, t và d cùng là âm đầu lưỡi không bật hơi
    ƯƠM => UOV, m và v cùng là âm môi
    ỚP => OB, p và b cùng là âm môi không bật hơi
    UÂNG => UAGH, g và gh đều viết cho âm g
    ỨC => UK, c và k đều viết cho âm k
    ĂN => EL. Ă là trường hợp có thể áp dụng theo cả 2 qt5 và qt6
    Quy tắc 7a: áp dụng thêm cho vần có âm cuối NG và C vì chúng có biến thể khác là NH và CH nên chúng sẽ còn được chia thêm 1 cấp nữa
    Vd: ANG => AG, ÁC => AC, cấp 1
    ÂNG => AGH, ẤC => AK, cấp 2
    ANH => AH, ÁCH => AQ, cấp 3
    G, GH, H cùng gốc hoặc rất gần (phụ âm xát, ồn; gốc lưỡi và hầu, miệng mở gần như nhau)
    C, K, Q cùng viết cho âm k
    Thật ra nếu không cần quá rút gọn thì ta sẽ giữ lại NG, NH, chỉ cần thêm NC (~NG), NK (~NH)

    Quy tắc 7b: áp dụng thêm cho vần có âm cuối I và U vì bản thân chữ I/Y và U/O cũng dùng để ghi âm chính nên sẽ có thể xảy ra trùng lặp nếu chỉ chia 2 cấp
    Vd: OI => OI, AO => AO, ÊU => EU, cấp 1
    ÔI => OY,ĂI=AY=> AY, ĂO=AU => AU, cấp 2
    ƠI => OJ, ÂY => AJ, ÂU => AW, ƯƠU => UOW, cấp 3
    I, Y, J gần nhau, dùng cho âm cuối I
    U, O, W gần nhau, dùng cho âm cuối U
    Được hinattvn sửa chữa / chuyển vào 21:59 ngày 30/11/2009

Chia sẻ trang này