1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ Việt mới dùng cho công nghệ thông tin

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi NgNinh, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Xơi xong dễ bội thực!
    mời đi
    em là em cứ type chữ kiểu cũ cho lành
    học mấy cái mới này rồi không có người tiêu thụ, cũng uổng một thời,
    có phải?
  2. eroica

    eroica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Chào bác NgNinh, đọc qua 3 trang forum, em vẫn thấy còn nhiều điều vô lý muốn hỏi bác. Em không biết quote từng đoạn nên chép lại.
    Thứ nhất em muốn nhất trí với bác về mức độ "kải kách" chữ Việt: theo như giới thiệu của bác thì em hiểu chỉ cải cách và dùng cho CNTT mà thôi. Theo em thực sự cũng chỉ nên như vậy, truyền thông nhiều trăm năm dễ gì thay thế, đổi khác. Coi như vậy nhá, nên bác muốn bàn thêm về điều thứ nhất thì để khi khác.
    Bắt đầu:

    Đúng là nếu chỉ nhằm mục tiêu ngắn gọn, gõ nhanh thì có thể dùng tốc ký hoăc viết tắt. Song những phương pháp này chỉ nên dùng trong một số trường hợp đặc biệt, chứ không dùng phổ biến được.
    Thế nào là "dùng phổ biến ", em thừng chỉ viết tắt trong khi chat với bạn thân hay trên mạng, chẳng muốn gửi cv mà lại ghi tắt bao giờ. Bác nghĩ xem, nếu chữ mới của bác dùng cho CNTT, thì sau khi nhận được CV, nếu quan tâm, nhân viên đọc thư sẽ in cho ông quản trị nhân lực 1 bản, ông đó cũng sẽ đọc CV bằng chữ mới hay sao, trong khi hằng ngày ông vẫn quen đọc chính tả cho con ông tập viết bằng tiếng việt.
    Hơn nữa, bác nói rằng gõ chữ mới nhanh hơn cách gõ chữ hiện nay, bác có dám khẳng định rằng nó nhanh bằng hay hơn chữ tắt hay tốc ký không?
    CNTT là mục tiêu của việc kải kách. Nhưng mới đọc qua cách áp dụng vào CNTT của bác em đã thấy khó hiểu:
    Những ứng dụng khác thì tùy ý thích của từng người. Nếu thích chữ cũ vì quen dùng hơn thì ta cứ gõ theo kiểu cũ
    99% sẽ dùng chữ cũ vì họ đã quen dùng hơn. Vậy là cũ mới lẫn lộn, bác giải quyết vần đề này thế nào.
  3. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Eroica,
    Ý tôi nói "Tốc ký và viết tắt không thể dùng phổ biến được" là "không thể dùng vào bất kỳ việc gì và với bất kỳ người nào" chẳng hạn trong việc soạn những công văn quan trọng cho sếp hoặc để gửi đi những cơ quan, những đối tác làm ăn quan trọng. Còn với chữ mới bạn có thể soạn thảo tất cả các văn bản dù quan trọng, chỉ cần trước khi in cho ông quản trị một bản hoặc trước khi gửi đi bạn nhớ click vào phần mềm để chuyển đổi sang chữ có dấu. Trong trường hợp này chữ mới chỉ đóng vai trò như một bộ gõ như các bộ gõ khác hiện nay (Telex, VNI, VIQR...) nhưng nó lại ngắn gọn hơn nhiều, vì gõ bằng chữ mới có thể giảm được khoảng 1/4 số lần gõ so với các bộ gõ cũ.
    Trong những ứng dụng như " phần mềm phiên dịch" hoặc "phần mềm sửa lỗi chính tả" thì bắt buộc phải dùng chữ mới vì nó không có dấu và viết liền các từ kép. Điều này rất khó thực hiện đối với chữ cũ như tôi đã trình bày trong các bài viết trước đây.
    Tóm lại chữ mới không thay thế chữ cũ mà chỉ bổ xung cho chữ cũ, giúp thực hiện những ứng dụng của tin học mà chữ cũ không thực hiện được dễ dàng.
    Bạn cũng đừng lo một lúc dùng cả hai thứ chữ vì đã có phần mềm giúp ta có thể chuyển đổi chữ này sang chữ kia một cách dễ dàng.
    Còn việc bạn cho là rất ít người thích dùng chữ mới (theo bạn 99% sẽ dùng chữ cũ vì thói quen) điều này đúng nếu chữ mới không mang lợi ích gì. Nhưng nếu trong tay ta có một " phần mềm tự động sửa lỗi chính tả" có khả năng tự sửa lỗi cho ta khi ta soạn văn bản đạt độ chính xác cao, và sử dụng phần mềm này phải bằng chữ mới thì ta có dùng hay không? Tôi tin rằng sẽ có nhiều người thích dùng vì nó đem lại lợi ích thiết thực.
    Thân ái!
  4. eroica

    eroica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Em thì không được lạc quan như bác đâu ạh.
    Có thể những phòng quan trọng của công ty yêu cầu văn bản phải chính xác cao về chính tả (đối ngoại, công văn) hay nhưng cơ quan hành chính v.v... sẽ cân nhắc việc dùng chữ mới. Còn không thì em nghĩ sức ì và thói quen mạnh hơn so với yêu cầu soát lỗi chính tả nhiều đấy bác. Như viết thư cho bạn bè chẳng hạn. Ví dụ như em đang muốn tìm hiểu về kinh tế chẳng hạn. Trên thị trường có bán cuốn "Competitive Strategies" và phiên bản của nó dịch qua tiếng Việt là "Chiến Lược Cạnh Tranh", ví dụ vậy đi. Em chỉ muốn nắm được và hiểu sâu vấn đề càng nhanh càng tốt, nên em sẽ mua và đọc "Chiến Lược Cạnh Tranh". Em chẳng muốn mua bản tiếng Anh, dù em thực sự muốn học thêm tiếng Anh kinh tế đi nữa, mất thì giờ đọc, không ít thì nhiều.
    Quan trọng hơn nữa là như bác nói, nếu như ta có thể dùng phần mềm để chuyển qua lại dễ dàng giữa 2 thứ chữ thì thực sự không còn vần đề ở đây nữa, hãy để mọi việc cho phần mềm làm, khỏi cải cách thay đổi chi cho mệt. Nhập liệu bằng chữ cũ, chương trình đổi qua chữ mới, soát chính tả với độ chính xác rất cao, nếu cần, sau đỏ chuyển sang chữ cũ và in ra cho người nhận. Mọi việc đơn giản sẽ là một giải thuật lập trình mới mà trong đó "chữ mới" chỉ là một mã trung gian, không hơn. Như vậy thực ra đâu cần phải quy tắc gì, sao không dùng luôn mã máy mà phải sửa đổi tiếng Việt.
    Cám ơn bác.
  5. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Trong bài trả lời bạn Eroica vừa rồi tôi đã viết một ý chưa rõ khiến bạn hiểu lầm:
    [QUOTE=NgNinh:
    Thành thật xin lỗi và đính chính lại như sau:
    Bạn cũng đừng lo 1 lúc dùng cả 2 thứ chữ vì đã có phần mềm giúp ta chuyển đổi "chữ mới viết liền" sang "chữ cũ viết rời" một cách dễ dàng.
    Nghĩa là việc chuyển đổi chỉ dễ dàng từ chữ mới sang chữ cũ chứ ko thể chuyển đổi ngược lại được vì máy không thể phân biệt được các từ kép cần viết liền.Việc này vấp phải nhược điểm của chữ cũ mà ta đang cần khắc phục.Chỉ có thể chuyển từ "chữ cũ viết rời" sang "chữ mới viết rời" mà thôi.Như vậy việc chuyển đổi này chẳng đem lại lợi ích gì.
    Tóm lại những ứng dụng như "phần mềm phiên dịch" và "phần mềm sửa lỗi chính tả" chỉ được thực hiện nếu ta dùng "chữ mới viết liền" .
    Chào thân ái
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 14:25 ngày 13/07/2007
  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Về đề án chữ không dấu của bạn làm tôi hoang mang quá.
    Thứ nhất, bạn nói rằng chữ không dấu của bạn là dành cho máy điện toán (công nghệ thông tin) nhưng cứ theo những trình bày của bạn thì mục đích là không phải vậy mà là dành cho "người viết" bằng bàn phím. Do vậy, riêng về cái tên của chủ đề này đã là không chính xác.
    Thứ hai, bạn nói rằng gõ chữ không dấu và viết liền sẽ tiết kiệm thời gian. Vậy bạn có thể định lượng được so sánh này của bạn không? Ví dụ để gõ bài viết trên của bạn bằng hai cách - thông thường và không dấu viết liền thì bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu phần trăm thời gian?
    Thứ ba, giả sử việc sử dụng chữ của bạn là bắt buộc thì có bao nhiêu triệu con người phải đi học cách gõ chữ của bạn và để họ có thể gõ chữ mới nhanh như họ gõ chữ cũ thì phải cần bao lâu? Mấy ngày hay mấy tháng? Tức là, cứ giả sử gõ chữ mới rút ngắn được thời gian gõ đi thì té ra việc thêm thời gian để học gõ chữ mới lại là lại là một mâu thuẫn với mục đích taọ ra chữ mới của bạn (tiết kiệm thời gian). Nhìn mấy huớng dẫn của bạn thiết nghĩ một người bình thường như tôi phải mất ít nhất 1 tháng mới có thể gõ nó trôi chảy như tôi đang gõ chữ cũ đây. Hỡi ôi bao nhiều tiền bạc bị mất cho 1 tháng ấy !!!
    Ngoài ra, bạn có tin rằng, khi gõ chữ mới ngoài những lỗi chính tả thông thường như l thành n, tr thành ch...mà người ta hay mắc phải, thì việc gõ chữ mới sẽ không tạo thêm những lỗi chính tả mới hay không? Lỗi chính tả kiểu mới hẳn sẽ đa dạng. Do đó phần mềm chuyển chữ của bạn có khi lại bó tay với với chúng là điều chắc chắn.
    Và cuối cùng, tôi chẳng thấy gì phiền toái với việc gõ chữ cũ cả.
  7. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, xin có lời cảm ơn bạn Lê Văn đã post lại bài viết của bạn Nguyễn Ninh. Đồng thời TV cũng nhận thấy những ý kiến của bạn khá xác đáng!
    Về ý tưởng và đề tài của bạn Nguyễn Ninh thì có thể nói là rất công phu và có nhiều tâm huyết. Hay dở, TV không dám bình luận, vì thời gian sẽ trả lời. Cũng như ngày xưa các nhà khoa học vẫn thường bị công kích và đưa lên giàn hỏa đó thôi!
    Tuy nhiên, khi đã nghiên cứu chuyên sâu về chữ nghĩa để cho ra một sản phẩm về ngôn ngữ, mong bạn hãy nhớ cho 1 tiêu chuẩn quan trọng nhất: đó là ...tiện ích. Hay nói rõ hơn là: Thuận Tiện và Ích Lợi.
    Nói về Thuận Tiện thì bản chữ cũ đã được quốc tế hóa, do vậy, có thể nói là bất cứ người nào biết tiếng Việt đều biết bản chữ này. Mặt khác, với thâm niên truyền dạy cả trăm năm nay, nên càng tạo ra sự nhuần nhuyễn và có thể gọi là đã đủ khiến cho người ta tạo thành ...phản xạ.
    Chỉ xét ở 2 điểm này thôi, thì bản chữ mới của bạn dù được áp đặt phải dùng đi nữa, cũng phải mất đến hàng trăm năm thời gian mới có thể so sánh với bản chữ cũ. Nói rõ hơn, khi tạo ra chữ mới, tiêu chí của bạn là giúp người ta soạn thảo văn bản (tạm dùng 1 mục đích này) cho nhanh hơn, và chính xác hơn.
    Tuy nhiên, muốn như vậy, ta cần phải có 2 tác nhân quan trọng là ...người đọc và người viết. Nghĩa là cả người viết và người đọc đều phải am tường, nhuần nhuyễn loại chữ mới này. Mà như vậy thì rõ ràng chữ mới của bạn không thể nào có tính đại chúng được. Vì không biết có được bao nhiêu người chịu khó học thêm cái ....ngoại ngữ thuộc loại ....Tử Ngữ này (do hiệu quả sử dụng không cao, chỉ dùng cho 1 vài yêu cầu nào đó như tiếng Sanskrit của người Ấn Độ mà thôi!).
    Từ chỗ không đại chúng sẽ khiến cho người ta không am tường. Mà không am tường thì không thể nào nhanh được. Cụ thể như, nếu bây giờ kêu 2 người có tốc độ đánh máy như nhau. Một người là người Việt biết tiếng Anh, và một người là người Anh biết tiếng Việt. Nếu cho đánh cùng 1 văn bản thì chắc chắn, khi đánh bản chữ Việt, người Việt sẽ nhanh hơn. Và ngược lại, khi đánh bản chữ Anh, người Anh sẽ vượt trội. Đó là do sự phản xạ với ngôn ngữ bản địa đã được đúc kết từ bé trong mỗi con người của họ.
    Đó là nói về viết. Còn khi đọc thì nếu như người nào học chữ mới của bạn mà không dùng mỗi ngày, e rằng mỗi khi gặp chữ này thế nào cũng phải ...tra "tự điển" cho xem!
    Như vậy thì làm sao cái "viễn vọng"...những người ở khắp nơi trên thế giới có thể chat với nhau bằng bàn phím bình thường ...của bạn có thể trở thành hiện thực đây? Chưa biết có người nào dùng hay không, nói gì đến nhanh với chậm!
    Nói về Ích Lợi thì rõ ràng cái có sẵn không dùng, lại phải bỏ thời gian ra để học cách dùng cái mới, để mong tạo ra những sản phẩm cho ...cái cũ....nghe có vẻ khá mâu thuẫn rồi đó phải không bạn?
    Bản thân người Việt ta xưa nay, dù mỗi ngày vẫn nghe,nói,đọc,viết hoàn toàn bằng chữ Việt bình thường, ấy vậy mà vẫn sai lỗi chính tả lung tung. Ngay cả người chuyên môn như bạn vẫn ...đầy ra đó (tự xem lại bài viết, bạn sẽ thấy ngay). Bây giờ nếu bắt họ học chữ mới, lẽ dĩ nhiên sẽ càng tạo thêm sự xao lãng cho việc học chữ cũ. Và vì vậy, chắc chắn sự sai sót càng trầm trọng thêm.
    Chưa kể bản chữ Việt hiện thời của ta có tính chất độc nhất trên thế giới. Các nước trên thế giới, nếu không dùng chữ viết kiểu Ả rập thì là chữ Trung Quốc. Nếu không dùng Trung Quốc thì cũng dùng chữ Ấn Độ. Và nếu không dùng chữ Ấn Độ thì dứt khoát phải dùng chữ La Tinh. Chữ Việt ta tuy vẫn dùng chữ La Tinh, nhưng khác người ta nhờ mấy cái dấu. Đó là một trong những yếu tố tạo nên sự riêng biệt, độc lập, và cũng là 1 cách để nói lên chủ quyền của dân tộc. Cái mà người ta vẫn gọi là ...Bản Sắc Dân Tộc.
    Nếu bạn có dịp ra nước ngoài, tự nhiên thấy giữa phố xá Paris hay London mà có hàng chữ Việt, nếu không phải là loại người vô cảm, chắc chắn trong lòng bạn sẽ dâng lên nhiều cảm xúc. Nếu không muốn nói là sự tự hào dân tộc.
    Bản sắc là vậy, hồn Việt là vậy, thế mà nỡ lòng nào bạn lại kêu bỏ đi những cái dấu. Hóa ra chữ Việt lại trở thành một thứ ngôn ngữ như Anh, Pháp. Sau này nếu con cháu của bạn có dịp đi ra nước ngoài, nhìn thấy hàng chữ Việt mới của bạn, không chừng chúng còn ...chửi cha đứa nào tạo ra chữ Việt gì mà nhìn vô hồn, vô cảm như vậy....
    Chắc thể nào bạn cũng đính chính ngay với TV rằng...tôi đã khẳng định không thay chữ cũ, và chữ mới chỉ dùng cho nghành điện toán mà thôi!
    Nếu bạn nói như vậy, thì rõ ràng bạn không biết gì về trào lưu và sự chuyển biến của ngôn ngữ. Đó là tiện thì dùng, dùng thì quen, quen thì giữ.
    Do vậy, nếu những người được đào tạo có thể sử dụng nhuần nhuyễn cái chữ của bạn. Chắc chắn họ sẽ dùng chữ này xen lẫn hoặc thay thế chữ cũ khi chat với nhau hay gởi message cho nhau. Lần hồi sẽ phổ biến. Và khi đã phổ biến thì vô hình trung đã được chấp nhận. Kiểu như những chữ ...chat, message, email v...v... khi nói ra, có thể nói không có ai là không biết. Không những vậy, mà người ta còn dùng thay hẳn cho ....nói chuyện, tin nhắn, và địa chỉ hộp thư điện tử.
    Tóm lại, chữ Việt tuy có nhiều chỗ cần phải sửa đổi, nhưng làm như bạn không khác nào không sửa mà là ...thay cái mới hoàn toàn.
    Nếu như bạn đề ra phương án đọc chữ sao cho nhất quán. Phát âm bảng chữ cái theo một tiêu chuẩn nhất định. Hay cách phát âm thế nào cho phân biệt giữa g và gh, giữa b và p v...v... tin rằng mọi người sẽ nhiệt liệt ủng hộ.
    Đằng này, các nhà chuyên môn như bạn, lại thích ...làm cách mạng....tiện một phát đứt hết gốc ngọn của chữ, chỉ giữ lại phần thân. Tránh sao cho khỏi ....chết!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  8. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Ban Levan57 và OThienvuongO thân mến,
    Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần là chữ mới không dùng để thay thế chữ Quốc ngữ của ta hiện nay, mà chỉ dùng trong CNTT tương đương với các bộ gõ như Telex, VNI, VIQR...nhưng ngắn gọn hơn nhiều. Đánh máy bằng chữ này có thể giảm được khoảng 1/4 số lần gõ so với các bộ gõ trên. Nếu đọc quen thì bạn có thể đọc trực tiếp bằng chữ này. Còn nếu chưa quen, bạn click vào phần mềm cài sẵn, màn hình sẽ hiển thị chữ có dấu để bạn đọc. Hoặc nếu không thích thì bạn cứ gõ theo kiểu cũ. Tóm lại việc sử dụng chữ này không hề gò bó.
    Nhưng chữ mới có thể giúp thực hiện dễ dàng một số ứng dụng thiết thưc như nâng cao hiệu quả của các "Phần mềm phiên dịch" và "Phần mềm sửa lỗi chính tả". Có lẽ những ứng dụng này cũng chỉ giới hạn một số người cần dùng. Vậy nên các bạn thấy nó chưa thật thiết thực lắm. Tôi rất hiểu như vậy và có suy nghĩ đề án này đưa ra có thể không đúng lúc!
    Một vấn đề nữa cũng làm tôi rất suy nghĩ là chữ mới quá phức tạp và khó nhớ. Nhưng để chữ ngắn gọn cũng khó có thể dễ hơn được nữa. Như các bạn biết thời gian nghiên cứu đề án này không phải là ít, tôi đã xoay xở khá nhiều phương án, nhưng vì khả năng có hạn không thể tìm cách nào để làm cho chữ mới đơn giản hơn. Dù đề án này có được ứng dụng trong thực tế hay không, tôi cũng mong ,nó là một gợi ý cho việc cải tiến chữ viết sao cho ngày càng giúp CNTT phát triển. Tôi cũng mong có nhiều bạn có nhiệt tâm hãy tìm tòi, sáng tạo đưa ra được những đề án tốt hơn giúp cho nền tin học nước ta tiến mạnh hơn nữa.
    Cảm ơn các bạn đã đọc và góp ý cho đề án.
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 17:21 ngày 15/07/2007
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi cảm thấy sự tranh luận về chữ không dấu là dựa trên hai quan điểm cơ bản nhất mà có thể mọi người không nhận ra:
    1. Máy tính, công nghệ là thứ phục vụ, và phải phát triển để thỏa mãn mọi sự phong phú đa dạng trong ngôn ngữ (viết và nói) của con người
    2. Con người phải triệt tiêu sự khác biệt đa dạng trong ngôn ngữ để chỉ còn một thứ duy nhất để thuận tiện cho máy tính, công nghệ.

    Với người làm IT loại (1), họ mong muốn và nghĩ đến cách làm thế nào để hiểu mọi loại văn bản, và dùng thành tựu công nghệ để đọc, hiểu, xử lý.... Nghĩa là với họ, con người tự do, ngôn ngữ là tự do, và IT sẽ phải phục vụ sự tự do đó.
    Với người loại (2), họ mong muốn và nghĩ đến việc tất cả mọi người phải theo một khuôn có sẵn, phải theo đúng một kiểu đã đặt ra để cho máy tính (và họ) đỡ mệt.

    Người loại (1) sẽ nói: Anh cứ đưa cho tôi bất cứ văn bản nào, dù có dấu hay không, dù tiết tay hay gõ máy, dù viết bằng tiếng Việt, tiếng Tàu, tiếng Ả rập,...., tôi sẽ xử lý hết cho anh
    Người loại (2) sẽ nói: Anh phải đưa văn bản theo đúng mẫu và cách viết, cách gõ đã được quy định, nếu không tôi sẽ không xử lý được.

    Người loại (1) dễ dàng chấp nhận mọi kiểu chữ: Việt, Hán, Nôm, Nhật, Hàn, Sanskrit, Ả rập, Do Thái....
    Người loại (2) muốn tất cả chỉ có 26 chữ tiếng Latin. Những chữ trong tiếng Pháp, Đức có dấu như ? î ï ü û é, hay các chữ tiếng Việt cũng cần loại bỏ.
    Người loại (1) sẽ bảo: tôi sẽ gửi lại anh văn bản theo đúng thứ mà anh quen dùng, anh cần kiểu gì, thích kiểu gì tôi in ra kiểu ấy.
    Người loại (2): tôi sẽ in ra văn bản theo chuẩn của tôi, anh muốn đọc thì phải đi học để đọc đi.
    Người loại (1) muốn nâng cấp máy tính, chế tạo bộ gõ, font chữ để hiển thị chữ có dấu cho mọi người đều có thể đọc và hiểu
    Người loại (2) muốn thay đổi con người, dậy lại con người, muốn con người phải học lại hết để giữ nguyên máy tính.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 15/07/2007
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tại sao không nghĩ rằng phải cải tiến các phầm mềm để hiệu quả hơn với con người, mà lại phải cải tiến con người để nâng cao hiệu quả phần mềm ???
    Tôi thấy ngạc nhiên là tác giả lại lấy việc người làm phải học thêm một thứ khó nhớ, thay đổi cái đã quen dùng chỉ là để phù hợp với máy tính, và cho đó mới là giúp CNTT phát triển !!!
    Sao không nghĩ ngược lại: Là làm sao để người ta càng tiện dụng và càng phải ít thay đổi mà vẫn dùng tốt nhất mới là phát triển ?
    Ngày trước máy tính gần như chỉ dùng tiếng Anh, giờ thì tiếng nào cũng chơi được, dấu nào cũng gõ được, chữ kiểu gì cũng xong. Té ra thế là CNTT không phát triển hiệu quả ư ??? Chả nhẽ phát triển phải là mọi người trên thế giới này dùng tiếng Anh hết cho nó hiệu quả ư?
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 18:50 ngày 15/07/2007

Chia sẻ trang này