1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ Việt mới dùng cho công nghệ thông tin

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi NgNinh, 07/05/2007.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Cảm ơn bạn đã viết riêng cho tôi, sau đây tôi sẽ trình bày quan điểm của tôi. Sẽ có vài vấn đề chính:
    Đúng như một bạn ở trên đã nói, nếu ý tưởng của bác ra đời và thực hiện 10 năm trước thì khả thi hơn nhiều. Nhưng do sự phát triển của CNTT, những khó khăn đã dần được giải quyết
    - Đầu tiên người ta lo rằng chữ trên máy tính không có dấu, và có ý kiến rằng nên cải tiến để tiếng Việt không dùng dấu. Điều này không cần nữa khi có font chữ Việt
    - Sau đó lại thấy lo vì miền nam gõ kiểu khác (VNI), miền bắc gõ kiểu khác,?, lúc ấy người ta muốn thống nhất cả nước gõ một kiểu thôi. Điều ấy cũng không cần nữa khi có phần mềm chuyển mã
    - Sau đó lại lo tiếng Việt đem ra quốc tế không đọc được, vì họ không có font tiếng Việt. Điều này lại là không cần khi dùng Unicode với Time New Roman.
    Đến giờ thì nhờ vào sự phát triển của CNTT, người nam gõ kiểu nam, người bắc gõ kiểu bắc, mỗi nơi một font, một code, nhưng chỉ cần vài cái click chuột, là có thể thống nhất trên toàn thế giới.
    Vậy bạn nghĩ xem, một bên là việc nghĩ ra các phần mềm (từ Bkev, ABC, Vietkey, Unikey?), một bên là yêu cầu tất cả người VN làm theo 1 kiểu (tất cả dùng chữ không dấu, hoặc chỉ gõ kiểu TELEX,?) bên nào hợp lý hơn?
    Nếu không có và không thể có các phần mềm chuyển đổi, thì bấy giờ người ta mới nghĩ đến việc bắt buộc phải áp theo một quy định, một thể chung hoàn toàn thống nhất. Còn khi đã có thể làm được, thì người ta cần cải tiến CNTT trước đã.
    Bạn cho rằng viết cách khó cho sửa lỗi, vậy tại sao không nghĩ đến việc khắc phục khó khăn bằng cách sửa lỗi cho những từ viết cách (cũng như người ta đã nghĩ đến các font chữ khác nhau cho mọi loại ngôn ngữ, mà không bắt tất cả các ngôn ngữ chỉ dùng chữ latin).

  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Một điều tôi nghĩ thế này: Mục đích đầu tiên của bạn là để sửa lỗi, và từ viết cách sẽ khó sửa lỗi hơn viết liền (khó hơn chứ không phải là không thể), thế thì nảy sinh vấn đề là với các văn bản cũ viết cách, hoặc với những người vẫn giữ thói quen viết cách, thì liệu chương trình sửa lỗi có làm việc được không?
    Nếu không được, thì hóa ra bớt được lỗi chỗ này, lại nảy sinh lỗi ở kiểu khác?
    Nếu được, thì tức là có chương trình chuyên dụng sẽ nối các từ viết cách lại với nhau. Lúc ấy thì cần gì người viết phải viết liền nữa? Chương trình sẽ tự động nối từ lại rồi kiểm tra. Và nếu đã có thể nối từ được thì cũng có thể tách từ ra.
    Vậy sao bạn không nghĩ đến một chương trình gồm 3 module: (1) ghép các từ lại (2) kiểm tra lỗi (3) tách các từ ra.
    Nếu module (1) không thực hiện được, thì với các văn bản viết theo kiểu cách nhau (văn bản cũ gõ theo kiểu cách từ, người không quen viết liền chẳng hạn), bạn bó tay sao? Nếu thực hiện được module (1), thì không cần người viết phải viết nối từ nữa, cứ tha hồ viết cách nào cũng ok.
    Khi đó, người dùng có thể rất thoải mái theo mọi kiểu: người thì toàn viết liền, người toàn viết cách, người chỗ cách chỗ liền,?, đều có thể thoải mái dùng. Cũng như hiện nay, người gõ kiểu VNI, TELEX đều có thể sống chung mà word vẫn xử lý được.
    Khi đó, tôi hình dung sẽ có cả hai loại văn bản: với từ viết liền và từ viết cách, ai thích dùng cách nào thì dùng, chỉ cần click là sẽ tự động chuyển loại theo ý người dùng. Như thế không tốt hơn tất cả phải viết liền hay sao?
    Lúc ấy nếu người ta thấy loại viết liền là hay, thì loại viết cách sẽ dần bị loại bỏ, nếu loại viết cách là hay, thì loại viết liền sẽ mất chỗ đứng. Thực tế sẽ quyết định chứ không phải tôi hay bạn.
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bạn đề cập đến vấn đề rộng lớn hơn chữ viết, là vấn đề thay đổi, cải tạo con người.
    Cũng xin phép Mod ở đây để bàn luận rộng ra một chút ý này.
    Tôi nghĩ rằng sự thay đổi, cải tạo con người là để con người ngày càng phát triển hoàn thiện theo nghĩa phong phú, đa dạng, tự chủ, tự do hơn, chứ không phải để ngày càng giống nhau, hoặc giống một khuôn mẫu chuẩn mực có sẵn.
    Vài chục năm trước, nhiều người đã mơ đến một thế giới đại đồng, nơi đó con người hành xử theo những quy chuẩn chung, triệt tiêu dần sự khác biệt, để mọi người như một,?, nhưng càng ngày người ta càng nhận ra rằng động lực cho phát triển không phải nằm ở chỗ giống nhau, theo cùng một kiểu như nhau, mà nằm ở chỗ người ta có sự khác nhau và phát huy sự khác nhau đó, và từ đó người ta càng hướng đến sự tôn trọng, bảo tồn, khai thác, và phát huy sự khác biệt, sự đa dạng của cuộc sống con người.
    Chính vì muốn gìn giữ sự đa dạng phong phú đó, nhiều khoa học đã ra đời và phát triển cho phù hợp, trong đó có CNTT. Bạn nghĩ xem, giả sử cả thế giới này đều quy chuẩn chỉ còn 1 ngôn ngữ là tiếng Anh, mọi người đều chỉ gõ, đọc, phát âm tiếng Anh, cái gì cũng theo 1 chuẩn Anh hết; rồi tất cả các lĩnh vực đều chỉ dùng 1 chuẩn, điều đó có phải là tuyệt vời cho giới CNTT không?
    Một số nhà CNTT sẽ cho thế là tuyệt vời, là tiết kiệm được bao nhiêu chi phí.
    Nhưng chắc chắn rất nhiều người sẽ không cho thế là tuyệt vời đâu, và họ sẵn sàng chịu chi phí còn hơn là triệt tiêu mất sự phong phú đa dạng trong các lĩnh vực.
    Khi không còn sự khác biệt, sự riêng có, ?, thì cũng mất đi sự sáng tạo. Khi không còn phải ?ođối phó? với những trường hợp ?oriêng biệt?, ?ocá biệt?, ?okhác thường?, thì cũng sẽ mất đi khả năng ứng phó, sự đào sâu, khai thác những yếu tố độc đáo trong từng trường hợp riêng. Cái hay của giới CNTT là giới CNTT Việt Nam đối phó với chữ Việt Nam, theo kiểu VN, giới CNTT Ả rập đối phó với chữ Ả rập, theo kiểu Ả rập chứ không phải cả VN, Ả rập đều lao vào nghiên cứu chữ tiếng Anh theo kiểu người Anh.
    Sau thời gian dài mải mê đuổi theo cái mới, cái Hiện đại, tại sao giờ có rất nhiều nhà khoa học đang quay trở lại với những truyền thống. Không phải họ hoài cổ, mà chính là ở tính khác biệt, riêng biệt của những truyền thống, trước khi bị xu thế chung nó cuốn đi làm mất mát giá trị, là cái nguồn vô tận cho sự phát triển.
    Tương tự như vậy, ngôn ngữ Việt là phát âm cách, do đó chữ viết cũng cách từ,?, đã tạo nên một sự riêng có, đồng thời chính là một cái đích, một cách cổng mà giới CNTT Việt Nam phải tấn công vào, để vượt qua, và sau khi vượt qua sẽ làm những cái lớn hơn nữa.
    Nếu ngay từ những cái cổng ấy còn chưa vượt nổi, mà lại nghĩ đến việc yêu cầu người viết phải thay đổi (để hạ thấp cổng xuống), thì liệu có dám mong sẽ vượt qua những cái cổng lớn hơn nữa, cao hơn nữa hay không?
    Hoàn cảnh như vậy mà vẫn làm, có thể ban đầu chưa tốt, sau sẽ tốt dần lên, chứ không nên nghĩ đến việc hoàn cảnh tốt hơn, khi điều đó là chưa khả thi.
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Vì vậy, bạn có thể cứ phát triển nghiên cứu của mình và phổ biến.
    Nếu ai thích, và thấy đó là thuận tiện, thì sẽ theo bạn.
    Còn những người khác không thích, không theo, thì cũng phải chấp nhận. Phải tôn trọng sự khác biệt.
    Mục tiêu của CNTT là phải thỏa mãn cả những người theo và người không theo, người "lúc theo lúc không theo", chứ không phải chỉ dành cho người theo.
    (Viết xong mới thấy dài quá, hic, xin lỗi vì chưa co lại được)
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 00:40 ngày 22/09/2007
  5. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bạn Chitto mến,
    Trước hết, tôi hoan nghênh nhiệt tình của bạn đối với đề tài này. Tôi trân trọng những ý kiến phản biện của bạn và của nhiều bạn khác trên diễn đàn này, giúp tôi nhìn vấn đề sâu sắc hơn, giúp cuộc trao đổi sôi nổi hơn và chân lý càng thêm sáng tỏ.
    Đề án "Chữ Việt mới" tôi đưa ra chỉ là một ý tưởng mới để mọi người cùng tham khảo. Để đi đến một cái đích, ta có nhiều con đường và nhiều cách đi. Đây cũng chỉ là một hướng đi mới còn cần phải thử nghiệm trong thực tế mới có thể kết luận lợi hại cụ thể được. Mặt khác, đưa ra đề án này không có nghĩa là bỏ những cái cũ đã được thử thách trong thực tế về hiệu quả thiết thực của chúng.
    Vậy bạn sẽ hỏi: Những cái cũ đã có hiệu quả sao còn phải đưa ra cái mới làm gì? Xin trả lời: vì cái cũ tuy có hiệu quả nhưng vẫn còn hạn chế, nhất là trong một số tiện ích như phần mềm phiên dịch, phần mềm sửa lỗi chính tả găp trở ngại vì nhược điểm viết rời, hay phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở (MySQL) bị lỗi nhiều do chữ có nhiều dấu...v v...Nếu không được nhà sản xuất support collation cho tiếng VIệt thì không dùng được. Hiện nay ta đang lấy tập hợp chữ ký đề nghị họ, nhưng vì còn ít chữ ký quá nên họ chưa làm.
    Bạn cũng có ý kiến tại sao không làm theo cách cứ giữ nguyên chữ có dấu và viết rời như cũ, rồi tìm cách cải tiến máy móc sao cho đáp ứng tốt yêu cầu của mình có hơn không? Tôi không phản đối ý kiến này. Đấy cũng là một hướng đi. Còn đề án tôi đưa ra lại là một hướng đi khác nhằm cùng mục đích là tiện lợi cho CNTT. Các hướng nghiên cứu cứ song song tiến hành và thực tế sẽ phán xét. Có như thế mới là phong phú, đa dạng, tôn trọng sự khác biệt, là phát huy tự do cá nhân,độc lập tư duy sáng tạo như bạn đã phân tích. Theo tôi cái cổng mới không hẳn thấp hơn cái cổng cũ đâu. Nhưng tôi tin rằng cái cổng mới này sẽ mở ra cho ta con đường rộng lớn hơn.
    Sở dĩ tôi tìm hướng đi mới này là do tôi suy nghĩ thấy những khó khăn của chữ Việt trong CNTT đều xuất phát từ những nhược điểm, những bất hợp lý của chữ này . Từ trước đến nay ta chỉ làm theo một hướng là dùng máy móc để khắc phục những bất hợp lý của chữ này, bây giờ thử làm ngược lại,nghĩa là sửa đổi những nhược điểm của chữ, biết đâu lại hiệu quả hơn chăng? Cũng như để chống dịch sốt xuất huyết không phải chỉ lo chuẩn bị giường bệnh, thuốc men để chữa cho bệnh nhân mà phải lo diệt muỗi là nguồn chính sinh ra bệnh dịch.
    Ta đều biết rằng tất cảcác nhà ngôn ngữ học Viêt Nam và nước ngoài đều có chung một quan điểm là chữ Việt hiên nay có rất nhiều chỗ bất hợp lý, nhiều nhược điểm và nhiều người đã đề xướng cải cách chữ Quốc ngữ. Nhưng vì khó khăn là số sách và tư liệu viết bằng chữ này quá lớn nên không thể thay đổi được. Nhưng đến nay với tiến bộ của CNTT thì việc cải tiến chữ Việt lại khả thi hơn và giúp CNTT thuận lợi hơn trong nhiều tiện ích của nó. Nói như thế không có nghĩa là hủy bỏ chữ Quốc ngữ trong đời sống, mà khi cần thiết có thể dùng phần mềm chuyển chữ mới về chữ cũ để phổ biến,truyền đi hoặc in ấn...
    Đề án "Chữ VIệt mới" đã nghiên cứu sửa đổi một cách triệt để những bất hợp lý của chữ Quốc ngữ khiến nó có thể dùng trong công nghệ thông tin thuận lợi như tiếng Anh, mà không cần phải thay thế tiếng Việt bằng tiếng Anh làm mất truyền thống và bản sắc dân tộc ta.
    Tôi kêu gọi những bạn nào nhiệt tình với đề tài này hãy thử sử dụng kiểu chữ này trong một số công việc riêng tư một thời gian để thấy chữ này rất ngắn gọn và tiện lợi. Còn những bạn nào không thích hoặc quen sử dụng chữ cũ, hoặc chưa thấy cần thiết dùng chữ này trong công việc của mình thì cứ dùng theo như cũ và cũng không nhất thiết phải quan tâm đến đề tài này làm gì.
    Nhắn gửi: Bạn Lehongphu có hỏi nếu nghi chữ "cha" viết sai chính tả trong câu "Cha hỏi con lần cuối con có chịu lấy nó không?" thì check thế nào? Bạn viết liền thêm vào sau từ "cha" từ "con" hoặc từ "mẹ" để tạo thành từ kép "Chacon" hoặc "Chamẹ". Sau khi máy sửa xong bạn xóa các từ thêm vào đi.(Riêng trường hợp này máy không sửa vì bạn đã viết đúng)
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 24/09/2007
  6. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết là bạn thực sự chưa hiểu rõ ý tôi hỏi hay cố tình hiểu sai vấn đề đi để đưa ra lời nhắn gửi như vậy.
    Vấn đề tôi muốn đề cập là có 1 số người do bị nghe nhiều người khác phát âm tiếng Việt không chuẩn nên cũng thường quen phát âm không biệt giữa ?otr? với ?och? hoặc ?os? với ?ox? (đây không phải là cá biệt mà khá nhiều đấy) có thể dẫn đến việc họ có khả năng sẽ viết sai chính tả như trong 02 ví dụ ở trên. Nếu người ta mà tự biết thay vì gõ ?ocha hỏi? như tôi ví dụ, họ lại gõ ?ocha con? / ?ocha mẹ? khi check như trong đề xuất của bạn thì cũng có nghĩa là tự bản thân người ta đã phân biệt được ?otr? và ?och? rồi đấy, mà nếu đã tự phân biệt được thì người ta đâu cần phải check làm chi cho mất công.
    Bạn muốn làm 1 cái gì đó giúp cho người Việt có thể sử dụng tiếng Việt tốt hơn, áp dụng tiến bộ KHKT nói chung và CNTT nói riêng phục vụ những nhu cầu của con người trong đời sống,? đó là ý tưởng tốt, bất luận là vì mục đích gì cũng đều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, để đạt được mục đích thì cách tiếp cận vấn đề, cách đặt vấn đề 01 cách khoa học, logic là điều rất cần thiết và đáng được quan tâm.
    Cái câu mà tôi quote lại ở trên chính là điều mà tôi muốn nhắn gửi cho bạn đấy. Bạn chỉ cần thay vài ?othông số? như ?oCNTT?, ?odấu của tiếng Việt?,? vào những chỗ thích hợp sẽ thấy cái ý định thay đổi cách viết tiếng Việt để phục vụ ?osự phát triển của CNTT? nó cũng giống như việc chỉ vì để khâu lại 1 đoạn chỉ bị đứt ở nách áo 1 bệnh nhân đang nằm trên giường bệnh mà định?chặt tay bệnh nhân vậy.
    Cái lý do bạn đưa ra là CNTT phải chờ tiếng Việt thì nghe hơi kỳ cục, thực tế là tiếng Việt đang kỳ vọng CNTT với sự phát triển của mình có thể xử lý được all những bất tiện nào đó (nếu có) của tiếng Việt nhưng CNTT cho đến nay mới chỉ đáp ứng được phần nào chứ đã đáp ứng được all như mong muốn đâu, vậy là cái gì đang phải chờ cái gì đây?
    Những loại chữ như chữ China, Arabia, Thailand,? nó khác biệt với tiếng Anh so với tiếng Việt nhiều mà họ vẫn xử lý được để cho những người dùng các loại chữ đó vẫn có thể làm việc, giao tiếp được trên PC (bằng chính những thứ chữ đó) thì việc nói tiếng Việt gây khó khăn cho CNTT cũng giống như việc thừa nhận sự yếu kém của CNTT vậy ==> càng không nên nói "CNTT phải chờ ....tiếng Việt" .
    Tạm vài hàng như vậy góp ý với bạn, mong bạn xem đó là những lời góp ý chân thành trên tinh thần xây dựng chứ không phải có ý chê bai gì đâu.
  7. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Nói thẳng nói thật, thì em chỉ thấy ý kiến viết liền một số từ ghép của bác là ý kiến có giá trị sử dụng. Chính em cũng thường viết ( gõ ) liền các từ ghép trong một số tài liệu cá nhân hoặc trong tin nhắn không dấu gửi cho bạn bè, Ví dụ "trọng đại" em hay viết "trọngđại" hoặc "trongdai". vì như thế tiết kiệm thời gian và đối với tin nhắn SMS không dấu,em viết liền để biểu thị đó là một từ thì người đọc đỡ hiểu lầm. ( dĩ nhiên, chỉ là một mẹo vặt dùng cho tiện thôi)
    Từ ý tưởng này:
    Một là bác tha hồ xây dựng phần mềm chuẩn hoá cách viết:
    Ví dụ
    "trọngđại" (viết nhanh tiết kiệm thời gian)-> phần mềm chuẩn hoá => trọng đại
    "chọngđại" (viết nhanh & lỗi chính tả) -> phần mềm chuẩn hoá => trọng đại
    "trọngdại"(viết nhanh & lỗi đánh máy)-> phần mềm chuẩn hoá => trọng đại
    Nghĩa là phần mềm chuẩn hoá chỉ nên làm nhiệm vụ soát lỗi ( giống như trong MWord) và chuẩn hoá một số cách viết nhanh đơn giản ( như viết liền, viết thiếu dấu), chứ không nên CỐ TÌNH VẼ RA MỘT HỆ THỐNG SAI CHÍNH TẢ LOẰNG NGOẰNG( MÀ BẢN THÂN VIỆC VIẾT THEO HỆ THỐNG ĐÓ CŨNG CÓ THỂ SAI CHÍNH TẢ, THÀNH RA SAI TRONG SAI) RỒI VẼ RA MỘT PHÂN MỀM LOẰNG NGOẰNG KHÔNG KÉM ĐỂ CHUẨN HOÁ NÓ!
    Hai là, việc viết liền thoả mãn phần nào mong muốn của bác là giảm bớt gánh nặng cho phân mềm biên dịch. Em thừa nhận rằng viết "trọngđại" máy tính mất ít thời gian( phép toán) để hiểu ra "important" hơn là viết "trọng đại" ( có thể sẽ nhầm giữa "important" và "heavy & big")
    Sở dĩ em ủng hộ việc viết liền và một vài mẹo vặt khác mà không ủng hộ phần còn lại, là vì tính khả thi và tiện dụng, Những mẹo đó đơn giản, không cần đào tạo, về cơ bản không thay đổi thói quen gõ phím, và nếu chẳng chuẩn hoá thì người ta vẫn có thể hiểu được ( dù chẳng thích thú gì).
    Còn theo đề án đầy đủ của bác, bất cập thì anh em trình bày nhiều rồi và nhìn chung em đồng ý, không nói lại nữa.
    Dĩ nhiên, bác sẽ thấy hai cái phần mềm em nêu trên thuộc loại "có cô thì chợ thêm đông", và đơn giản về mặt kĩ thuật, chả cần đến 10 năm nghiên cứu cũng làm được dễ dàng, Tuy nhiên em nghĩ với tâm huyết và bề dày nghiên cứu của bác thì những phần mềm nhỏ bé đó ( và những phần mềm khác nữa, tuỳ ý tưởng) sẽ là nhưng phân mềm rất tốt về chất lượng!
    Chúc bác thành công!
  8. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Re: Bạn Lehongphu,
    -Lỗi chính tả tôi đưa ra làm thí dụ là lỗi của người miền Bắc. Những người Bắc (nhất là người Hà nội) phát âm các từ tra/cha như nhau. Vì vậy ngay cả khi đã biết các từ kép "Tra hỏi" ,"Cha mẹ", "Cha con", họ vẫn có thể viết nhầm. Còn người miền Nam và miền Trung thì hầu như không viết nhầm các từ này mà lại hay nhầm về dấu thanh.
    -Xin đính chính một câu nói chưa rõ nghĩa của tôi "CNTT chờ tiếng Việt" thành " Một số tiện ích của CNTT phải chờ support tiếng VIệt".
    -Mỗi nước có một đặc điểm riêng, nên nếu China, Arabia, Thailand... chưa sửa đổi chữ viết còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và cả quan điểm của họ. Cũng như Singapore họ dùng luôn tiếng Anh trong CNTT, nhưng các nước khác không làm theo họ.
    Re: Bạn Hatbuicodon,
    -Hoan nghênh ý tưởng mới của bạn "Viết liền các từ kép và bỏ dấu cho ngắn gọn". Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này, vì như thế vẫn có thể hiểu nhầm.Thí dụ:
    "Nhanthuc" có thể hiểu là "Nhận thức" hoặc "Nhận thực"
    "Batđong" hiểu là "Bất đồng" hoặc "Bất động"
    "Giaca" hiểu là "Giá cả" hoặc "Già cả"
    Như vậy phần mềm phiên dịch và sửa lỗi chính tả vẫn dễ xử lý nhầm. Phải làm thế nào để mỗi từ chỉ được hiểu theo một nghĩa xác định.
    -Bạn cũng đồng thời nêu ý tưởng khác "Viết liền các từ kép nhưng vẫn giữ nguyên dấu", thí dụ như từ "Trọng đại" viết thành "Trọngđại" và tạo ra những phần mềm sửa lỗi nếu viết sai chính tả thành "Chọngđại" hoặc đánh máy sai thành "Trọngdại". Nhưng như vậy thì không xóa bỏ được dấu và các bộ gõ tiếng Việt hiện nay đều phải soạn lại cho việc viết liền chữ có dấu. Nếu không đánh máy sẽ mất nhiều thời gian hơn nhiều.
    Hình như các bạn quan tâm nhiều quá đến vấn đề viết liền. Xin lưu ý các bạn đề án "Chữ VIệt mới" còn đề cập nhiều vấn đề khác nữa. Chẳng hạn:
    -Chữ mới ngắn gọn hơn chữ cũ vì:
    + Số chữ cái của chữ mới giảm so với chữ Quốc ngữ (Từ 11 nguyên âm giảm xuống còn 7)
    +Số phụ âm ghép đôi, ghép ba giảm từ 11 xuống còn 4
    +89 vần cấu tạo bởi 3 hoặc 4 chữ cái chuyển thành những vần chỉ có 2 chữ cái, nên khi đánh máy bớt được 1/4 lần gõ so với chữ cũ.
    -Chữ mới chỉ cần học thuộc một nửa số vần là có thể suy ra nửa số vần kia (Trừ môt số ngoại lệ rất nhỏ). Trong khi đối với chữ cũ phải học đánh vần tất cả các vần. Điều này giúp người mới học từ đầu, nhất là người nước ngoài, dễ học hơn nếu họ không quen ê a đánh vần từng chữ một. Mặt khác, chữ Việt có nhiều vần chưa hợp lý nên dễ gây thắc mắc khó trả lời. Thí dụ: viết "Láng giềng" mà lại viết "Rau giền"; viết "Nhà ga" nhưng lại viết "Cái ghe" thêm chữ "h" vào cho dài dòng; có sách viết "Môn vật lý" lại có sách viết "Môn vật lí".. vv...vv...
    - Chữ mới xóa bỏ được hoàn toàn các dấu, kể cả dấu phụ của các nguyên âm và các dấu thanh điệu. Điều này giúp thuận tiện sử dụng các phần mềm tiện ích mới khi chưa được support tiếng Việt.
    -Cuối cùng chữ mới viết liền từ kép giúp nâng cao hiệu quả của các phần mềm phiên dịch và sửa lỗi chính tả.
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 28/09/2007
  9. mrhugolina

    mrhugolina Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    5.936
    Đã được thích:
    47
    Thế thì batien cũng có thể là bất tiến, bất tiện, bát tiên...
    Dù sao vẫn thích tiếng Việt như trong vở học sinh.
  10. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Xin bạn cho biết nhận xét về việc ai đó bỏ ra rất nhiều tiền để viết ra những thứ như Chinese German.... Windows, Chinese German.... Office,...thậm chí họ còn viết ra cả Vietnamese Windows đấy ạ.

Chia sẻ trang này