1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ Việt mới dùng cho công nghệ thông tin

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi NgNinh, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Xin góp ý với bạn NgNinh đôi chút về mặt ngữ nghĩa và nội dung mà bạn muốn truyền đạt. Nói về công nghệ thông tin thì ai cũng hiểu là phải có "đầu vào" và "đầu ra". Chữ Việt mới của bạn mà lại "dùng cho công nghệ thông tin" tôi nghĩ chỉ đúng có 1 nửa đầu vào, còn đầu ra thì vẫn phải là chữ Việt cũ vậy. Mặt khác theo quan đểm của tôi thì dù bạn viết chữ gì, tượng thanh hay tượng hình thì quan trọng vẫn là thao tác (tôi chư thấy nhà ngôn ngữ nào nói đến điều này). Người ta thích viết Thư pháp hẳn là vì họ thích cái tính chất thao tác giản đơn, tinh tế, liên hoàn và khoáng đạt. Có lẽ những gì bạn đầu tư cho chữ Việt cũng hướng đến mục đích ấy. Một tiêu đề, theo quan điểm nhấn mạnh đến tính chất thao tác, có thể như thế này:
    - Thao tác chữ Việt đầu vào trong công nghệ thông tin.
    Chút ý kiến nhỏ. Chúc bạn thành công.
    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 14:31 ngày 20/12/2008
  2. bizet_real

    bizet_real Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/06/2002
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm cá nhân thôi. Chứ nhà văn, nhà thơ, nhà báo,... nào mà đọc lại chính tác phẩm của mình theo kiểu chữ mới này khéo tự xé bản thảo mà chết mất!
    Tụt hết cảm hứng!
  3. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến,
    Nhân bạn PKaN có nêu thắc măc về mục đích của chữ mới là nhằm "Thay đổi cách viết tiếng Việt hiện nay" hay là nhằm "Thay đổi cách gõ tiếng Việt trong CNTT" ? Tôi xin trả lời là nhằm cả hai, nhưng chỉ ứng dụng riêng trong lĩnh vực tin học, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các thành tựu mới của CNTT thế giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Còn trong đời sống, chữ Quốc ngữ vẫn đóng vai trò chính thống. Và ta sẽ có những công cụ (phần mềm) để chuyển đổi "tin ngữ" về "Quốc ngữ" khi cần thiết.
    Nói cách khác, trong tin học, chữ mới có đồng thời hai chức năng: Nó vừa là "chữ" lại vừa là "bộ gõ". Khi là "chữ" nó có ưu điểm hơn chữ Quốc ngữ là nó không có dấu và viết liền các từ kép. Nhờ lợi thế này nó tạo ra rất nhiều tiện ích , nhất là việc sử dụng các phát minh mới của CNTT thế giới dễ dàng, không cần phải có sự hỗ trơ tiếng Việt phức tạp và tốn kém...và còn nhiều tiện ích khác nữa như tôi đã trình bày trong bài viết "Giới thiệu ý nghĩa-mụcđích của chữ Việt mới" posted ở trên.
    Khi là "bộ gõ", nó ngắn gọn hơn các bộ gõ tiếng Việt hiện nay rất nhiều. Do đó giảm được nhiều thời gian đánh máy tiếng Việt khi ta đã quen với loại chữ này.
    Chỉ còn vấn đề là thói quen ! Tuy nhiên tôi đã cố gắng xây dựng chữ mới một cách phù hợp với ngữ âm Việt để dễ nhớ và dễ dùng nếu ta đã biết chữ Quốc ngữ rồi.
    Chào thân ái !
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 07:17 ngày 19/02/2009
  4. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Với những lời bày tỏ trên đây mình vẫn cảm thấy chưa thấu tình đạt lý, chưa làm các bạn hiểu ý mình, nên mạn phép trình bày thêm một chút nhé ! Nếu các bác thấy phiền vì mình nói dai thì cũng thứ lỗi cho !
    Vấn đề là thế này: Chữ Quốc ngữ mà ta đã quen dùng trong đời sống , khi được dùng trong tin học thì bộc lộ một số nhược điểm gây trở ngại cho việc sử dụng các phát minh mới của tin học hiện đại, nhất là chữ Quốc ngữ có quá nhiều dấu và viết tách rời theo kiểu chữ Nho (Hán), nên mỗi khi có một phát minh mới (phần mềm ứng dụng nào đó) lại phải có sự hỗ trợ tiếng Việt thì người Việt ta mới sử dụng được tốt.
    Vì vậy mình nghĩ rằng: Nếu ta cải tiến chữ cũ thành một kiểu chữ không có dấu dùng riêng trong tin học ( mình nhấn mạnh chữ này chỉ dùng trên máy tính, tạm gọi là tin ngữ) để sử dụng dễ dàng các phát minh mới của CNTT thế giới, mà không cần phải thông qua việc hỗ trợ tiếng Việt nữa,thì có lợi rất nhiều. Tất nhiên ngươi sử dụng chữ này phải biết viết và biết đọc trực tiếp bằng chữ này hiển thị trên màn hình của máy tính.
    Khi cần thiết phải chuyển chữ mới về chữ Quốc ngữ để sử dụng trong đời sống (chẳng hạn để phổ biến thông tin cho đại chúng, hoặc để in thông tin ra giấy bằng chữ có dấu ...) ta có thể dùng một nhu liệu (phần mềm) là có thể thực hiện được ngay.
  5. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Dạo này có nhiều người thật hứng thú với chữ viết cho tiếng Việt, khiến tại hạ cũng không khỏi hứng thú lây. Sau khi coi cái đề án của anh Ninh tại hạ cũng có nhiều suy nghĩ vớ vẩn, hôm nay nói ra luôn, có thể hơi lạc đề tí, mong bằng hữu giang hồ thông cảm.
    Chữ Việt Nam không chỉ là chữ Quốc Ngữ
    Một, đồng ý rằng chữ Quốc Ngữ (hay chữ Việt La) là một hệ thống chữ viết để ghi lại tiếng Việt. Nhưng rõ ràng đó không phải là hệ thống chữ viết duy nhất để ghi lại tiếng Việt. Trong lịch sử đã có chữ Nôm, mà trước kia cũng được gọi là "Quốc Ngữ" cho đến khi hệ chữ viết sử dụng các ký tự Latinh mà ngày nay ta dùng đoạt lấy cái tên đó. Từ đó mà luận ra thì tiếng Việt không chỉ có thể có một hay hai, mà thậm chí có thể có nhiều hệ thống chữ viết khác nữa. Vậy thì thứ chữ hiện nay gọi là Quốc Ngữ cũng không phải là "tiếng Việt" và chắc chắn là không thể có một ý nghĩa thiêng liêng như tiếng Việt được; việc "bôi bẩn", "làm hỏng" (sic) chữ Quốc Ngữ cũng không phải là làm hỏng tiếng Việt, đó là một điều hiển nhiên.
    Hai, việc một thứ tiếng có nhiều lối viết, nhiều hệ thống chữ viết, là chuyện hoàn toàn không hiếm gặp. Xin kể ra một vài ví dụ trong quá khứ như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Rumani, tiếng Choang chẳng hạn; hay các tiếng Sanskrit và Pali thời xưa cũng được viết bằng nhiều thứ chữ khác nhau, hoàn toàn không có trở ngại gì. Trong hiện tại cũng không thiếu: tiếng Serb, được ghi bằng 2 hệ thống chữ viết, một dựa trên bảng chữ cái Cyril và một dựa trên bảng chữ cái Latinh, hiện nay cả hai thứ chữ này đều được sử dụng; tiếng Kurd sử dụng đến ba hệ thống chữ viết;tiếng Uyghur còn nhiều hơn nữa... Cho nên khó mà có thể cho rằng một thứ chữ viết nào mới có quyền được sử dụng một cách độc tôn, và càng không thể cho rằng viết một thứ tiếng bằng một lối chữ khác là sỉ nhục đến thứ tiếng đó... Nếu như phải viết tiếng Việt bằng chữ Quốc Ngữ mới là tôn trọng tiếng Việt, thì thử hỏi ngày nay các thư pháp gia viết thơ mới bằng chữ Nôm chứ không bằng chữ Quốc Ngữ (như trong một cuộc triển lãm thư pháp vừa qua ở Hà Nội), phải chăng là sỉ nhục tiếng Việt?
    Vậy việc đặt ra một lối viết khác cho tiếng Việt hoàn toàn không có gì sai, hay cải tiến lùi cả. cái "chữ Việt mới" của anh Ninh này có lẽ một phần nào dựa trên chữ Quốc Ngữ, nhưng tuyệt đối không phải là chữ Quốc Ngữ, nên không thể nói nó làm bẩn chữ Quốc Ngữ được. Còn việc khuyến khích hay cổ động được nhiều người sử dụng hay không, nó là chuyện khác, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác mà tại hạ không bàn đến ở đây, chứ chẳng đơn thuần là hay dở đúng sai (lối cải cách của Nguyễn Bạt Tụy rất hay mà cuối cùng có được áp dụng đâu).
    Cái đề án của anh Ninh, nói thật thì mình không có nhiều hứng thú lắm, quả thật nó quá ôm đồm nhiều mục đích, vừa muốn bỏ diacritics vừa muốn gắn kết phần nào với chữ Quốc Ngữ, lại muốn cho nó ngắn gọn, lại còn dè dặt "chỉ dùng cho CNTT" để người tà nắm lấy cái thóp đó mà đập... Nhưng quả thật nó đã truyền cảm hứng cho tại hạ thiết kế một lối chữ viết khác cho tiếng Việt - đấy chỉ là thú vui ngôn ngữ học chứ không có ý truyền bá nó, nhưng quả thật trong thời gian nghiên cứu thì vỡ ra được rất nhiều kiến thức về âm vị, ngữ âm, hình vị. Lẽ ra đây là một case study rất thú vị mà khoa Ngôn ngữ học nên áp dụng cho các sinh viên... Để khi nào rảnh sẽ đăng lên diễn đàn cho bằng hữu giang hồ phang chơi - nếu ai có hứng thú thì làm thử case study này xem: thiết kế một lối chữ viết mới cho tiếng Việt dựa trên bảng chữ cái Latinh, rất thú vị...
  6. wuyenthajhai

    wuyenthajhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2008
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    [justify]Zia sẻ với bạn Liv về ý tưỏw "thú vui wôn wữ học", mìj viêt ra đây về một kiểu gõ, zỉ là zia sẻ thôi zứ khôw đề xuât gì cả.
    Mìj thấy kiểu gõ VNI tiện hơn Telex ở zỗ it fải thay đổi giữa gõ tiếw Việt và gõ tiếw Anh hay khi gõ password (từ vượt?), thiz hợp với jiều wười khôw gõ văn bản fần lớn là tiếw Việt, jưw có bât tiện ở zỗ cac fím bỏ dấu liền jau, jât là dấu hỏi và wã, nên khi gõ dấu sai thì khôw biêt, dấu jỏ quá mà. Jiều wười gõ jầm hỏi wã jưw wười đọc có thể hiểu rằw wười viêt khôw fân biệt được hỏi wã. Còn nếu wười đọc mà cũw khôw fân biệt được hỏi wã thì sự khuyêz trươw lỗi zíj tả càw lớn.
    Mìj có tham khảo thêm kiểu gõ Microsoft, tiêc là kiểu này cũw có bât tiện jư VNI. Mìj làm cái trò zơi zữ này, wĩ một kiểu gõ kêt hợp Telex, VNI và Microsoft. Để cac bạn dễ jớ, mìj quy ươc thế này:
    Gõ z thay zo ch: Mìj thấy, trow fiên âm Bắc Kinh, Lão Tử được viết là Lao Zi, zữ Z ở đây về mặt fat âm khôw thấy giốw mấy với Z trow tiếw Pháp, tiếw Anh, mà hơi hơi giống T hay Ch trong tiếw Việt. Thườw thì biến âm sang từ Hán Việt là T hoặc Tr. Mìj quy ươc gõ Z buw ra CH, bạn có thể liên hệ trườw hợp trên để dễ jớ.
    Gõ w thay ngh, ng: Âm ng và w có thể có liên quan nào đó. Ví dụ âm Bắc Kinh viêt Wo ai ni, tiếw Quảng mìj we trow một bài hat là Ngộ ái nì. Tươw tự với số 5, wu và ngũ trong từ Hán Việt.
    Gõ j thay cho nh: Jiều vùw Trung Trung Bộ Việt Nam, wười ta thườw dùw Gi thay cho Nh, ví dụ "cái già" thay vì "cái nhà", tên một số wười ví dụ Nhàn, Nhung thì thườw được gọi là Giàn, Giung.
    Gõ f thay ph.
    Tiêp theo, mìj nói về gõ số zo zữ:
    1 thay cho iê: Wười trẻ hiện nay hay dùw vần iu thay zo yêu một caz "đáw iu". Mìj sẽ dùw số 1 thay zo iê zo dễ jớ.
    2 thay zo ă. Bạn có thấy hìj số 2 giốw jư chữ a jỏ. Mà ă thì là âm a wắn.
    3 thay zo ê: Quay wược zữ E lớn là thàj số 3.
    4 thay zo â: Số 4 có hìj giốw zữ A lớn, liên tưởw đến zữ Â.
    5 thay zo ơ: Số 5 có vòw tròn fía dưới giốw zữ o và fần trên có net giốw dấu moc ơ.
    6 thay ô: Số 6 có hìj dạw giốw zữ ô.
    9 thay Đ: Số 9 giốw zữ Đ lớn và là một fần trow caz gõ VNI, tưc D9 tạo thàj Đ.
    7 cho ư: Xoay số 7, hơi giốw ư.
    8 zo ươ: Xoay vần ươ có net giốw số 8.
    Tiêp theo, gõ zữ cuối từ zo dấu, tươw tự Telex, zỉ khac là q thay zo dấu nặw vì J được dùw để gõ Nh rồi.
    Sau đây là kiểu gõ zo bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Mìj khôw viêt Vỹ Dạ)
    Sao aj kh6w v3f z5i th6n Vix
    Jinf n2ws hawf cau n2ws m5is l3n
    V8nf ai m8t quas xaj j7 wocq
    Las truc ze waw m2tq z7x 9i3nf
    Gios theo l6is gios, m4y 98wf m4y
    M2tq n8c bu6nf hiu hoa b2p lay
    Thuy3nf ai 94uq b3ns s6w tr2w 9os
    Cos z5r tr2w v3f kipq t6is nay

    M5 khaz 98wf xa, khaz 98wf xa
    Aos em tr2ws quas jinf kh6w ra
    5r 94y s8w khois m5f j4n ajr
    Ai bi3t tijf ai cos 94mq 9af.
    Vì mới jìn qua, kiểu gõ này làm bạn mât cảm tìj bài thơ, mìj zep lại:
    Sao aj khôw về zơi thôn Vĩ
    Jìn nắw hàw cau nắw mới lên
    Vườn ai mươt quá xaj jư wọc
    Lá truc ze waw mặt zữ điền
    Gió theo lối gió, mây đườw mây
    Mặt nươc buồn hiu hoa băp lay
    Thuyền ai đậu bến sôw trăw đó
    Có zở trăw về kịp tối nay
    Mơ khaz đườw xa, khaz đườw xa
    Áo em trắw quá jìn khôw ra
    Ở đây sươw khói mờ jân ảj
    Ai biêt tìj ai có đậm đà.
    Tât jiên, kiểu gõ này kế thừa cac ưu nhược điểm của kiểu gõ trươc. Cac bạn sẽ zỉ ra một caz côw bằw. Mìj thấy chữ ngư coi jư hai đơn vị kí tự là ng và ư mà khôw fải là 3 n, g và ư thì gõ w thay zo ng là khôw sao, jưw mìj băn khoăn là việc gõ jư thế này sẽ gây khó khăn zo việc gõ cac zữ z, w, j, f trow tiếw Anh và cac kí hiệu jư !, @, #,... Khôw biêt về mặt kĩ thuật có xử lí được khôw?
    Cũw jư bàn fím Querty, đặt ưu tiên fím gõ theo tần suât xuât hiện cac zữ, mìj đã cố gắw săp xêp sao cho cac zữ cần gõ là cac zữ xuât hiện jiều theo đặc điểm zữ viêt tiếw Việt.
    Mìj viêt ra ý tưởw trò zơi zữ này, zia sẻ với cac bạn. Cám ơn đã đọc.[/justify]
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Hahhah ,tạjhạ hòj zfrc cór gér cwa zang củr hwinh ròj... :
  8. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với wuyenthajhai rằng đây là 1 ý tưởng trò chơi chữ nên mình sẽ o bàn kĩ, o có ý gì, chỉ chia sẻ một vài ý:
    - Telex, Vni, cái của bạn đều là kiểu gõ nhập chữ cho máy tính, phải giải mã mới hiển thị đc chữ tiếng Việt tiêu chuẩn; khác một ít so với cái của bác NgNinh (có thể dùng như chữ viết bình thường )
    - Việc dùng số để thể hiện cho chữ (nguyên âm) thì o hay lắm! Telex cũng chỉ giám dùng số để thể hiện cho dấu; mà ta thấy rồi đấy, nếu rút toàn bộ số khỏi các bản gõ Telex, ta sẽ đc chữ tiếng Việt o dấu - ít nhiều vẫn thể hiện đc chữ tiếng Việt, người ta vẫn có thể đoán (gần) ra chữ đó là gì.
    - Nếu viết za, ja, wa thì người Việt (dù biết ngoại ngữ ít hay nhiều, thậm chí o biết) qua chỉ một vài lần dùng sẽ hiểu phát âm và dùng như là da, gia, goa; chứ khó thể nào mà lại hiểu là cha, nha, nga đc, trừ khi họ có biết về tiếng Hoa và có ý so sánh như vậy. (Riêng wa, vì vần chữ goa trong tiếng Việt rất ít- chỉ có chữ goá, mà vần chữ qua thì nhiều nên trong tiếng lóng tuổi ''tin/teen" thì nó hiểu là wa<->qua)
    - Đồng ý với bạn là chữ nga chỉ có 2 âm vi ''ng'' và ''a'' nên ý bạn muốn thể hiện ''ng'' bằng 1 kí tự thôi. Nhưng rất tiếc, bảng chữ cái Latin rất hạn chế, chỉ có 6 kí tự cho nguyên âm và 20 kí tự cho phụ âm; nó o thể hiện đc hết số âm vị (theo tỉ lệ 1:1) cho tiếng Việt dc, chứ đừng nói là nhiều ngôn ngữ khác. Do đó bắt buộc - đã chấp nhận dùng nó - người ta phải ghép nhiều kí tự để thể hiện cho 1 âm vị như c+h=>''ch'', n+g=>''ng'', i+ê=>''iê'',... Vì vậy nếu viết tắt, viết thế mà dễ dàng, dễ hiểu thì người ta còn chấp nhận đc (phiêu -> fieu, cuông ->kuog,...) chứ khó hiểu, rắc rối thì người ta còn ý kiến nhiều lắm, tốt hơn là o nên viết, hoặc tìm cách khác (chiêu->z1u, chiêu ->ciy, nhuôm -> ju6m, nhuôm ->nhuh,...)
  9. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Em có ý kiến khác:
    Chữ quốc ngữ là chữ Việt Nam vì nó phổ thông nhất, phổ biến nhất, hợp pháp nhất, hợp lí nhất (hiện nay). Chữ Nôm, Hán, ... là chữ CỦA Việt Nam. Nói cách khác chữ Việt Nam không chỉ CÓ chữ quốc ngữ. Nói đến việc "bôi bẩn", "làm hỏng" chữ tiếng Việt thì phải xét đến mục đích dùng cái chữ chế đó. Vì ngta làm mtính mà o hỗ trợ nhiều cho việc dùng tiếng Việt nên ta phải gõ chữ theo kiểu Telex, Vni; vì chát chít cá nhân với nhau người ta gõ viết kiểu ''tin/teen''; vì làm ăn giao dịch bí mật người ta dùng tiếng lóng; vì trò chơi chữ người ta tự chế ra kiểu chữ mới hay dùng chữ thư pháp,... thì tất cả chúng chả có ý nghĩa bôi bẩn hay làm hỏng gì chữ quốc ngữ, chữ Việt cả! Nhưng viết đơn thư mà dùng tiếng lóng, từ pha nửa Anh nửa Việt; hội thảo, báo chi, thời sự mà dùng tiếng xì tin, viết hoa viết thường lung tung, thích chơi chữ, ưa dùng tiếng n''c ngoài, khó hiểu; viết thư, giao dịch mà dùng tiếng Việt không dấu, nửa nạc nửa mở,... thì (trừ 1 số tr.hợp đặc biệt) chúng đều xâm phạm vào nguyên tắc đc bảo vệ của chữ quốc ngữ, đều là biểu hiện của cái không "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" rồi. Một số người quá truyền thống, cực đoan gọi là bôi bẩn, làm hỏng chữ Việt cũng o phải o có lí.
    Việc 1 ngôn ngữ có nhiều lối chữ viết tất nhiên là có rồi nhưng thường chỉ có 1 chữ viết chính (như chữ quốc ngữ); có nhiều chưa hẳn là hay, chẳng qua vì nhiều yếu tố như chính trị, văn hoá, dân tộc,... mà phải dùng nhiều, thậm chí thiếu xót nên phải bổ sung cho nhau. Mà cũng thường thì 2 kiểu chữ đó khác loại nhau (vd như Hán-Latin, Ả rập-Latin,...) chứ dùng 1 kiểu Latin như chúng ta đã trình bày ở trên thì khó mà nói đc. Các bác cứ tiếp tục phát triển, chỉ khi nào nó hợp lí dần dần thì nó mới có chỗ đứng để mà so sánh với chữ quốc ngữ đc, còn o thì cứ dùng nó cho mục đích riêng.
    Cũng phải đồng ý với bác Liv rằng khi chế/tìm hiểu kiểu chữ mới thì ta học hỏi đc rất nhiều cái hay trong ngôn ngữ, rất đáng "case study" (mặc dù em chả biết chữ ''case study'' này có nghĩa chính xác là gì!?). Bác rảnh cứ đưa kiểu chữ của bác lên cho anh em học hỏi!
  10. caodaihiep

    caodaihiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Em chưa bàn đến chuyện hệ thống chữ viết mới cho tiếng Việt của bác NgNinh có tốt không.
    Có điều là, khi 1 cái mới phôi thai, thì luôn có 1 hệ thống cái cũ kìm hãm, chèn ép, bó buộc cái mới, vì nhiều lý do: quyền lợi, thói quen v.v..
    - Thứ nhất: em hoàn toàn ủng hộ bác NgNinh.
    - Thứ hai: Chữ viết của tiếng Việt hiện tại được tạo ra và hoàn thiện chỉ trong vòng hơn kém 200 năm trở lại đây, cũng do MỘT SỐ người sáng tạo ra. Cho nên, về mặt lý thuyết, không có gì có thể chắc là chữ viết của bác NgNinh lại không hơn chữ viết của tiền nhân.
    Bây giờ, em xin đi vào 1 số vấn đề mang tính kỹ thuật:
    - Có bạn gì đó nói là cách viết mới không "nói" lên được ÂM-VẦN của từ. Đó chẳng phải là thói quen ư? Tôi viết "ANH" bạn đọc là "ANH", đơn giản vì bạn được dạy rằng từ đó đọc là "ANH". Giả sử bây giờ tôi viết "ANK" và dạy rằng từ này được đọc y chang từ "ANH" trong hệ thống cũ. Thì bạn vẫn đọc nó là "ANH" thôi.
    - Tôi không cho rằng việc dùng dấu trong tiếng Việt là trở ngại không thể vượt qua, đơn giản, các dấu cũng chỉ là các "ký tự" thôi. ví dụ, tiếng Pháp, Đức cũng có dấu (tất nhiên không mang ý nghĩa như trong tiếng Việt) nhưng vẫn được dùng, chỉ là thêm vào bảng mã ASCII một số symbols thôi. Phải không ạ?
    - Cái hay nhất của hệ thống chữ mới, theo tôi, đó là ghép cái từ ghép thành một từ. Điều này dẫn đến các từ ghép được coi như 1 từ HOÀN TOÀN MỚI, thay vì được hiểu là 2, 3 từ ghép thành. Việc ghép từ này tạo ra cho ngành DỊCH MÁY một khí tượng tươi sáng hơi.
    - Trong tiếng Việt, không chỉ các từ ghép mới gây ra rắc rối, các từ đơn cũng không là ngoại lệ, ví dụ, bạn hiểu câu sau ntn: "Ông già đi nhanh quá". Ở đây, ghép từ, chỉ có tác dụng với ÔNG + GIÀ mà thôi. Tức là vấn đề đồng âm khác nghĩa, mà tất cả các ngôn ngữ đều gặp phải. (nói thêm là giốgn cả âm, giống cả cách viết). Vấn đề này là do lịch sử vậy.
    Tuy gặp nhiều trở ngại, và sẽ còn rất nhiều trở ngại, tuy nhiên, việc cải tiến ngôn ngữ và chữ viết là 1 vấn đề rất thú vị, cần được quan tâm và nghiên cứu.
    -- Riêng bản thân tôi, cũng đã tham gia rất nhiều đề án về XỬ LÝ TIẾNG VIỆT, cả văn bản lẫn ngôn ngữ tự nhiên. Nhiều cái đã đạt được những thành tựu đáng kể, rất đáng khích lệ.

Chia sẻ trang này