1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chú ý những mối nguy hiểm của FOMO

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi rubimos2002, 14/01/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rubimos2002

    rubimos2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    1
    Nhiều hơn không hẳn là tốt hơn

    http://images.sus***publishers.netdna-cdn.com/article-inline-half/blogs/41517/2015/01/168343-173514.png

    Tôi quen bạn tôi David (không phải tên thật của anh ấy) hơn 20 năm và chúng tôi luôn hoà thuận với nhau. Điều đó có lẽ phần nào do chúng tôi có rất nhiều sở thích và giá trị chung.

    Dù gần đây, David hình thành một thói quen khiến tôi khá bực mình. Bất cứ khi nào tôi đề nghị chúng tôi cùng làm việc gì đó hoặc đưa ra một lời mời cho anh, thì phản ứng của anh hầu như luôn luôn là nói với tôi rằng anh sẽ cho tôi biết sau.

    Từ "sau" hầu như luôn là vào cái ngày trước thời hạn cuối, và thậm chí sau thời hạn đó, dường như tôi lúc nào cũng là người đầu tiên liên lạc để nhắc anh rằng tôi vẫn đang đợi câu trả lời từ anh. David chắc chắn sẽ xin lỗi và đưa ra những lời giải thích về tại sao anh không liên lạc với tôi sớm hơn. Anh ấy thường sẽ nói với tôi rằng anh thích chấp nhận lời mời của tôi nhưng “một chuyện gì đó sắp đến và tôi sẽ không thể tham gia với bạn”.

    Sau hàng loạt tình huống giống như vậy, tôi nhận thấy điều này trở thành một khuôn mẫu, và khuôn mẫu đó đang trở thành một vấn đề đối với tôi; không chỉ vì David gây bất tiện cho tôi khi không thông báo sớm về các kế hoạch của anh ấy, mà còn vì tôi cảm thấy không được tôn trọng khi mặc dù xin lỗi nhiều nhưng hành vi của anh ấy không thay đổi.

    Sau khi bày tỏ cảm xúc của tôi với David, chúng tôi đã có một buổi nói chuyện mà anh ấy nói rằng tôi không phải là người đầu tiên có vấn đề này với mong muốn tránh đưa ra cam kết của anh ấy để chờ đợi trước khi đưa ra một lựa chọn trong trường hợp một điều gì đó tốt hơn xuất hiện.”

    Dù tôi đánh giá cao tính thật thà của David, tôi vẫn thấy hơi tức giận vì bị xem là một sự lựa chọn khác của David. Sau tất cả, chúng tôi từng là bạn bè trong một thời gian dài và tôi nghĩ mình xứng đáng có một vị trí cao hơn trong danh sách những điều ưu tiên của anh ấy.

    Trong quá trình trò chuyện của chúng tôi, tôi càng thấy rõ ràng là David không chỉ muốn chờ đợi trước khi đưa ra một lựa chọn, mà anh còn cảm thấy anh cần làm thế; và nếu anh không làm thế thì anh có nguy cơ đánh mất một kinh nghiệm quan trọng có tiềm năng thay đổi-cuộc đời.

    Đúng như tôi từng lo sợ, David mắc chứng FOMO (Fear Of Missing Out) (Sợ bỏ lỡ một cơ hội). FOMO là một tình trạng phổ biến đang gia tăng, gây tai hoạ cho một phần dân số, những người hoặc là cam kết quá mức và không đáp ứng được nhiều cam kết trong số những cam kết của họ, hoặc chọn cách tránh né những cam kết và giao kèo càng nhiều càng tốt.

    Trong phần lớn trường hợp, cơ sở cho những hành động của họ (hoặc không hành động) bị thúc đẩy bởi một nỗi sợ rằng khi đưa ra một sự giao kèo tức là họ đang đánh mất cơ hội tham gia những trải nghiệm khác có thể đem lại sự hài lòng hoặc sự thoả mãn cá nhân lớn hơn. Một cảm nghĩ phổ biến của nhiều người có FOMO là, “Tôi thích chờ đợi trước khi đưa ra một lựa chọn.”

    Những người có nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội to lớn có thể nhận thức rõ về những tình huống và hoàn cảnh mà họ có xu hướng huỷ bỏ những giao kèo. Họ thường ít sẵn sàng huỷ chúng với một ai đó có vị trí quyền lực trong cuộc sống của họ, ví dụ như một nhà quản lý trong công việc, hoặc một ai đó đại diện cho pháp luật hoặc hệ thống luật pháp hình sự, hơn là với một người quen hoặc người cấp dưới nơi làm việc. Họ thường cố gắng biện minh hoặc bào chữa cho hành vi của họ bằng việc giải thích rằng nó bị điều khiển bởi những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của họ, khi sự thật là họ đã có những ưu tiên mà chúng quan trọng hơn lời cam kết mà họ không thực hiện được.

    FOMO thường gây ra những cảm giác lo lắng và bồn chồn, thường được sinh ra bởi những ý nghĩ mang tính ganh đua rằng những người khác đang trải nghiệm nhiều niềm vui, hạnh phúc hoặc thành công trong cuộc sống của họ hơn họ. Nó cũng có thể là một phản ứng trước một nỗi sợ thuộc ý thức hoặc vô thức về sự lão hoá và/hoặc sắp chết. Trừ khi những mối bận tâm bên dưới điều khiển khao khát tích luỹ một cách bốc đồng càng nhiều kinh nghiệm càng tốt được nhận diện và xử lý, hành vi FOMO sẽ tiếp tục chiếm ưu thế và làm giảm chất lượng của sự thoả mãn và hạnh phúc trong các mối quan hệ và cuộc sống của người đó nói chung.

    Có một câu nói rằng bạn mãi mãi không thể có đủ những thứ mà bạn không thực sự cần. Việc tích luỹ các kinh nghiệm và bị ám ảnh bởi những cảm giác stress và căng thẳng bị phóng đại bởi cuộc theo đuổi có nhiều hơn và nhu cầu né tránh việc bỏ lỡ cơ hội không thể làm giải toả nỗi lo sợ hiện sinh đã điều khiển hành vi FOMO. Kiểm tra các thiết bị điện từ để xem các tin nhắn, thư thoại và email liên tục trong ngày tạo ra một sự ám ảnh không làm hết cơn khát cho nhu cầu muốn có nhiều hơn, nó làm tăng thêm nhu cầu đó.

    Có lẽ vấn đề lớn nhất với FOMO là một sự ám ảnh không ngừng với hoạt động và sự mới lạ làm chúng ta không thể có mặt hoàn toàn ở hiện tại và dấn thân sâu sắc vào các mối quan hệ và cuộc sống của chúng ta. Và sự thoả mãn đích thực đòi hỏi cả sự dấn thân và sống trong hiện tại. Giống như biển hiệu ở casino nói: “Bạn phải có mặt để chiến thắng!”

    Vậy, nếu thôi thúc chạy từ chỗ này đến chỗ khác, cố gắng lấp đầy cuộc sống của bạn với những hoạt động và sự mới lạ không chỉ không nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn làm suy giảm nó, thì sự lựa chọn khác là gì? Câu hỏi hay.

    Bài tiếp theo của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi đó và đưa ra mười bước mà bạn có thể làm để giải thoát bạn khỏi những ảnh hưởng có tính tàn phá của FOMO một lần cho mãi mãi.



    Nguồn: PsychologyToday

Chia sẻ trang này