1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chú ý !! Sự kiện nào có ảnh hưởng nhất đến Lịch Sử Việt Nam ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi boytk, 19/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Chú ý !! Sự kiện nào có ảnh hưởng nhất đến Lịch Sử Việt Nam ?

    Hi!
    Chào các ban thân mến!!!
    Theo tôi, sự kiện có ảnh hưởng quyết định nhất đến tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam chính là việc đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Hán. Tôi ko phủ nhận việc quân xâm lược nhà Hán đàn áp dã man và tàn bạo nhưng nhờ có sự đô hộ của chúng mà đất nước ta có được nhiều sự khai sáng về nhiều mặt mang tính toàn diện và sâu sắc. Và cũng nhờ sự đô hộ này mà có một dân tộc đã thoát khỏi bóng đêm nguyên thuỷ bao trùm bởi các dân tộc thiểu số man rợ và hoang dã, để trở thành dân tộc Kinh- một dân tộc nắm vai trò lãnh đạo so với các dân tộc khác bằng sự tiến bộ và ưu việt về mọi mặt vốn được kế thừa và phát huy từ những tinh hoa văn hoá người Hán.
    Sở dĩ có được điều đó là do chính sách đồng hoá của nhà Hán. Ngay trong bản thân dân tộc Kinh có một phần bản địa và một phần gốc Hán vì vậy nó mới tách rời các dân tộc bản địa khác và trở nên văn minh hơn tiến bộ hơn.
    Vả lại các dòng họ phong phú hiện nay của người Kinh cũng là bbắt nguồn từ người Hán mà ra.
    Tóm lại văn hoá Việt Nam là sự hoà quyện hài hoà giữa hai linh hồn văn hoá của các dân tộc anh em!
    Còn lại chỉ còn là nhận xét và ý kiến của các bạn về vấn đề trên





    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 01/06/2003
  2. electron

    electron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Hi hi hi!!!! Bài viết của bác boy nghe có vẻ hấp dẫn quá.
    Nhưng em có vài ý kiến này tuy nghe có vẻ trẻ con nhưng đưa ra thì cúng lắm điều thú vị ra phết!
    Này nhá!: Trước tiên lưu ý các bác là lịch sử cũng mang tính tương đối khá rõ. Muốn xét xem tầm quan trọng của một sự kiên lịch sử thì phải tuỳ vào từng hoản cảnh lịch sử và phát triển nên có thể có nhiều sk mang tầm quan trọng ngang nhau thì sao ???
    thế nào phục anh sát đất chưa??? Quá logic! Cứ như là Sherlock Holmes chính hiệu í!
    Còn theo em đây, sk quan trọng nhất là sk công chúa Huyền Trân lấy vua Chăm Pa làm chồng vì nó đánh dấu sự áp đặt quyền thống trị và cai quản của nước ta -một dân tộc vốn thấp cổ bé họng-với các nước nhược tiểu khác. Điều đó chứng minh một chân lý xem chừng khá hùng hồn là " Cá lớn nuốt cá bé"
    Điều đó đồng nghĩa với việc là chúng ta cũng có tiềm năng xâm lược chứ không phải đùa đâu- Chẳng qua do truyền thống dân tộc ta yêu chuộng hoà bbình ngại đánh nhau vì sợ đau!!!!!!
    Thế thôi các bác góp ý nhé!
    Dù sao thì bài của bác Boy gigì đó có vẻ khá hay , em xin biếu bác một phiếu , xem là quà ra mắt của đàn em!!!!!
  3. kapapoo

    kapapoo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    1/ Về bài của bạn boytk: nếu bạn có nghiên cứu Triết học thì bạn sẽ thấy câu: mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển. Với lại cách đây mấy ngàn năm, nếu người Hán không xâm lược nước ta thì cũng có những nước khác, hoặc là chính nước mình đi xâm lược người ta... tóm lại chuyện xâm lược lẫn nhau là không tránh khỏi. Nhưng nước ta không xâm lược nước khác là vì nước ta có quá nhiều dân tộc, khó có thể kêu gọi tất cả các dân tộc gom quân lại mà đi chung được.
    Còn chuyện Hán đô hộ ta mà giúp ta được khai sáng thì sai rồi, bản thân ta luôn có những truyền thống, thành tựu riêng, nếu nói nhờ Hán thì chỉ nhờ được chuyện nước ta đã thống nhất về tư tưởng và biết về cách tổ chức nhà nước của họ mà thôi.
    2/ về bài của electron:Trước tiên lưu ý các bác là lịch sử cũng mang tính tương đối khá rõ. Muốn xét xem tầm quan trọng của một sự kiên lịch sử thì phải tuỳ vào từng hoản cảnh lịch sử và phát triển nên có thể có nhiều sk mang tầm quan trọng ngang nhau thì sao ???
    thế nào phục anh sát đất chưa??? Quá logic! Cứ như là Sherlock Holmes chính hiệu í!
    câu trên có suy luận tí gì đâu mà gọi là Logic???
    Còn chuyện HTCC: không phải nước ta có khả năng áp đặt quyền thống trị, bởi vì thời đó nước Chăm pa cũng đang trên đỉnh cao của họ mà. Nước ta yêu hoà bình thì đúng, nhưng tiềm năng xâm lược thì không, chuyện này phải xét lại vị trí địa lý của nước ta: một vị trí dễ bị nhòm ngó, chỉ thích hợp phòng thủ khó tấn công người ta. Với lại nước ta cũng không phải "ngại đánh nhau" đâu.
    Chút ý kiến về ý kiến của 2 bạn, thiệt tình tui chưa nói gì về chủ đề này hết, cáo lỗi.
    K@
  4. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    To kapapoo:
    bạn bảo nước ta hồi đó có nhiều dân tộc nên khó xâm liwợc. Nhưng tôi lại nghĩ trong thời điểm đó, chúng ta không thể định nghĩa đất nước như hiện nay bao gồm nhiều dân tộc mà thực chất hồi đó chỉ là các bộ tộc ngưòi riêng rẽ mà tộc Kinh Mường là một trong tộc bản địa ở đây.
    to electron: Cảm ơn chú đã bầu cho tôi, nhưng bái chú còn chưa sắc sảo lắm, tôi vẫn chưa hiểu sự kiện HTCC lại có ảnh hưởng quyết định đến VN. Mà chú nói đó là chân lý" Cá lớn nuốt cá bé" mà chân lý thì nuôn đời. Sao bây giờ VN không áp dịng chính sách đóvới các nước bé hơn như Lào, Cam Pu.Nếu kém thì đừng viết.
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Lưu ý là dân tộc Việt đã có một cuộc sống định cư ở đồng bằng chứ không phải "man rợ và hoang dã" đâu nhé. Thời An Dương Vương đã có vua, có quan, có thành luỹ...
    Ngay cả dân tộc Thái mãi đến sau năm 1000 mới bắt đầu di chuyển về đồng bằng Thái hiện nay. So với các nước vùng Đông Nam Á, Việt Nam có văn minh lâu đời hơn!
  6. RAM

    RAM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Điều kiện để hình thành một quốc gia
    1 Có nhân dân
    2 Có lãnh thổ
    3 Có chính quyền
    Cả châu Mỹ, thêm một số đặc trưng như Singapore, Đài Loan, Nam Bắc Hàn v.v
    Các quốc gia trên gốc gác cũng từ một số dân tộc mà phát triển thành
    Theo tôi sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới lịch sử Việt Nam là thời gian diễn ra cảnh 5 đời 10 nước hay còn gọi là Nam Bắc Triều và kết thúc khi nhà Tống lên ngôi.
    Lúc này nhờ các nước chính là : Tây Hạ, Đại Lý, Đại Liêu (sau này thêm Đại Kim), Nam Hán đã vô tình làm suy yếu sự thống nhất của Trung Hoa mà thịnh hành nhất vào đời nhà Đường, Bắc giáp Sibiri, Tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ, Đông tới Nhật Bản, Nam tới Lâm Ấp,
    Tự dưng Tống cũng trở thành một nước lớn hơn một chút trong thiên hạ, và các nước luôn trong tư thế gầm gừ nhau, vì vậy Việt Nam không phải đối đầu với các quốc gia quá mạnh, nên trên đà đó đã nhảy được ra khỏi cái gọi là thiên hạ của Trung Quốc.
    Năm 1921, Mông Cổ cũng nhờ vào Nga mà may máy nhảy ra khỏi cái gọi là nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, không đen đủi như Tân Cương và Tây Tạng.
    Baby I'm gonna love you
  7. bo-doi

    bo-doi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Lưu ý là dân tộc Việt đã có một cuộc sống định cư ở đồng bằng chứ không phải "man rợ và hoang dã" đâu nhé. Thời An Dương Vương đã có vua, có quan, có thành luỹ...[/QUOTE]
    Đúng rồi nhưng vua quan thành luỹ ấy đến tận đời Trần vẫn còn đi chân đất, quan với dân chỉ khác nhau kiểu mỗi cái lông chim trên đầu thôi đồng chí bạn ạ.
    hi hi. còn thời điểm nào quan trọng nhất với LSVN, với chị, thì là thời điểm chị sinh ra, với các bác, có khi là thời điểm các bác sinh ra ...
    Được bo-doi sửa chữa / chuyển vào 03:09 ngày 21/11/2002
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Vẫn biết em Bo-doi không định sa vào tiểu tiết, nhưng em đại khái quá nhỡ các bạn nhầm, thời Trần dân với quan khác nhau ở chỗ dải vải thêu gắn vào cái đinh sắt cài ở búi tóc trên đầu, quan có, dân không. Vua thì dùng lụa phủ lấy búi tóc. Chân đất vẫn là chủ yếu, cũng đã có giầy da. Đấy là theo cụ Lê Quý Đôn ghi lại, đại khái thế.
    Đi vào Nam Định mà xem dăm cái "cung điện" của các Thái Thượng Hoàng nhà Trần, kể cũng ... khí khiêm tốn thật.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. GIA_CAT_LUONG

    GIA_CAT_LUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    1.220
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi ,cái name của topic này hơi kì cục.Tôi đố bác nào chỉ ra được một sự kiện như thế,và thuyết phục được mọi người đồng ý .Lịch sử của mỗi quốc gia là xâu chuỗi dài của các sự kiện liên tục,trong đó các sự kiện sau là hệ quả của các sự kiện trước,không có các sự kiện trước thì làm gì có các sự kiện sau,nhưng điều đó không có nghĩa là trước thì quan trọng hơn sau(chẳng nhẽ lại lý giải kiểu không có tao thì cũng chẳng có mày) hay sau thì quan trọng hơn trước vì tao rút được kinh nghiệm từ mày .So sánh sự kiện giống nhau trong một giai đoạn xác định đã khó rồi ,thì việc so sánh các sự kiện khác nhau ở mỗi thời kì khác nhau là một việc làm không thực tế lắm.Câu hỏi của topic nên được cụ thể hơn,nếu không thì bác trả lời tôi câu này trước đã :"Công lao của bác Hồ và vua Hùng - ai lớn hơn ai?"

    "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng."
  10. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    To Khổng Minh:
    Theo bác không thể có sự kiện nào quyết định nhất trong lịch sử VN nhưng theo em được biết một đề thi học sinh giỏi lịch sử quốc gia năm nào đó, có một câu rằng : Em hãy nêu ra sự kiện nào có ảnh hưởng quyết định nhất trong "Lịch sử CM VN thế kỷ 20" chẳng lẽ bác nghĩ bộ GD cũng ra đề "kỳ quặc hay sao"???
    Nếu bác nghĩ như vậy thì mời sang box giáo dục ĐT mà tranh luận. nhé!

Chia sẻ trang này