1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúa có chơi trò xúc sắc???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dacthang, 25/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Chúa có chơi trò xúc sắc???

    Trong vật lý cổ điển, tính xác suất chỉ được dùng khi các chi tiết tham dự vào một biến cố không rõ ràng.Thí dụ khi ta đổ hạt xúc sắc, trên nguyên tắc ta có thể tiên đoán mặt nào sẽ ra nếu ta biết hết tất cả lý tính và hoá tính đó:thành phần cấu tạo hạt , bề mặt mà hạt rơi xuống,v.v...những chi tiết này được gọi là biến số tại chỗ hay biến số địa phương vì chúng nằm trong lòng vật thể đó .Trong vật lý hạ nguyên tử ,biến số địa phương của những mối liên hệ giữa các biến cố nằm trong không gian là những tín hiệu-những tín hiệu đó là hạt hay nhóm các hạt - chúng tuân thủ định luật thông thường trong không gian.Thí dụ , không có tín hiệu nào đi nhanh hơn ấnh sáng.Nhưng trong thời gian qua , ngoài những mối liên hệ địa phươngnày , người ta còn phát hiện ra những mối liên hệ khác, liên hệ liên thông ; đó là những liên hệ xảy ra tcs thời, hiện nay không thể tiên đoán trước bằng phép toán học chính xác .
    Những biến cố liên thông này được nhiều nhà vật lý xem là rất cốt tử trong vật lý lượng tử.Trong thuyết lượng tử, các biến cố riêng lẻ luôn luôn không có một nguyên nhân rõ ràng.Thí dụ khi một electron nhảy từ một quỹ đạo này qua một quỹ đạo khác hay sự tự huỷ của một hạt hạ nguyên tử, chúng có thể xảy ra thình lình, không cần có một biến cố tạo ra nó.Không bao giờ chúng ta có thể tiên đoán một hiện tượng như thế sẽ xảy ra vào lúc nào và xảy ra như thế nào; chúng ta chỉ nói trước về xác suất của chúng.Điều đó không có nghĩa là các hiện tượng nguyên tử xảy ra hoàn toàn tuỳ tiện; mà chỉ nói lên rằng chúng không bị những tác nhân địa phương kích thích .Hoạt động của mỗi hạt được xác định bởi các biến số liên thông và vì chúng ta không biết rõ các mối liên hệ này nên đành phải thay thế nội dung chật hẹp củanhân -quả bằng khái niệm rộng hơn của tính nhân quả thống kê.Các định luật của vật lý nguyên tử là định luật thông kê theo đó mà xác suất của hiện tườgj nguyên tử được xác định bởi tính động của toàn hệ thống.Trong vật lý cổ điển , tính chất và hoạt động của cái riêng lẻ quyết định tính chất và hoạt động của cái toàn thể, tình hình đó ngược lại trong vật lý lượng tử: Chính cái toàn thể xác định hoạt động của cái riêng lẻ.
    Vì thế ,tính xác suất được sử dụng cho cả vật lý cổ điển và lượng tử có lẽ vì một vấn đề chung: trong cả hai, đó chính là những ẩn số ta không biết tới, và sự không rõ ràng này ngăn cản ta có một tiên đoán chính xác. Thế nhưng, ở đây có một sự khác biệt quyết định.TRong lúcd những ẩn số trong vật lý cổ điển chỉ là cơ chế địa phương, thì trong lượng tử , chúng là liên thông; chúng có mối liên hệ tức thời trong toàn bộ vũ trụ. Trong đời sông hằng ngày, trong thế giới vĩ mô, các mối quan hệ liên thông tương đối không quan trọng, nên ta mới có thể nói về các vật thể riêng lẻ và phát biểu các định luật mô tả hoạt đông của chúng bằng các trị số chác chắn. Nhưng khi nghiên cứu ở kích thước nhỏ, tính chắc chắn được thay thế bằng tính xác suất và càng lúc càn khó tách vật nào trong vũ trụ ra khỏi cái toàn thể.
    Sự hiện hữu của những mối quan hệ liên thông và vai trò quyết định của tính xác suất được suy ra từ đó , là điều mà EINSTEIN khôngh bao giờ chịu chấp nhận. Đó chính là đề tài của cuộc tranh luận lịch sử của ông với BOHR trong những năm 1920, trong đó EINSTEIN phát biểu sự bác bỏ của mình chống lại cách diễn dịch thuyết lượng tử của BOHR bằng ẩn dụ nổi tiếng: "CHÚA KHÔNG CHƠI TRÒ XÚC SẮC". Cuối cùng, EINSTEIN cũng phải thừa nhận thuyết lượng tử, diễn giải bởi BOHR HEISENBERG, đã tạo ra một hệ thống tư tửng nhất quán, nhưng ông vẫn tin nơi quan điểm quyết định luận, với các ẩn số địa phương trong tương lai sẽ được phát hiện ra.

    A person start to live when he can live outside himself
  2. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Cái cốt tuỷ về sự bất đồng giữa EINSTEIN và BOHR xuất phát từ lòng tin chắc chắn của EINSTEIN nơi một thực tại bên ngoài , thục tại đó gồm có những yếu tố tách rời trong không gian và độc lập.Nhằm chứng minh rằng các diễn giải của BOHR về thuyết lượng tử là không nhyất quán, EINSTEIN nghĩ ra một mô hình tư tưởng được biết dưới cái tên Einstein-Podilsky-Roser(EPR). Ba thập niên sau, JOHN BELL (http://physicsweb.org/article/world/11/12/8)
    đề xuất một lý thuyết , dựa trên mô hình EPR , mô hình này chứng minh sự hiện hữu của ẩn số địa phương là không tương thích với những tiên đoán của thuyết lượng tử.Thuyết của BELL đã bác bỏ luận cứ của EINSTEIN bằng cách cho thấy rằng hình dung một thực tại gồm các phần tử tách rời, nối với nhau bằng những liên hệ địa phương là kghông thể tương thích với thuyết lượng tử.
    TRong nững năm qua , mô hình EPR vẫn liên tục được thảo luận và phân tích bởi cá nhà vật lý quan tâm đến lý giải thuyết lượng tử , vì nó rất thích hợp để chỉ ra sự khác biệt giữa quan niệm lượng tử và quan niệm cổ điển.Ta hãy làm quen mô hình này dưới một dạng đơn giản.:
    Nhằm nắm bắt cốt tuỷ vấn đề, ta cần hiểu vài tính chất của electron spin. HÌnh ảnh một quả bóng tennis quay quanh trục hoàn toàn không phù hợp để mô tả một hạt hạ nguyên tử có spin. Trong một nghĩa nhất định, spin là sự quay quanh trục của hạt, nhưng như nhiều klần đã xảy ra trong vật lý hạ nguyên tử , khái niệm này bị hạn chế. Trong trường hợp của Electron thì spin của hạt được giới hạn bởi hai trị số : Trị số của spin không thay đổi nhưng electron có thể quay theo chiều này hoặc chiều kia, quy vào một chiều cho sẵn. Nhà vật lý thường gọi hai trị số này là lên và xuống. .
    Tính chất quyết định của electron có spin, điều mà không nên hiểu theo nghĩa cổ điển, là trục quay của nó luôn luôn không xác định được một cách chắc chắn. Cũng như electron có khuynh hướng hiện hữu tại một chỗ nhất định, chúng cũng có khuynh hướng quay quanh một trục nào đó. Khi đo mmột trục quay bất kỳ nào đó, người ta tìm thấy electron đang quay trong chiều này hay chiều kia của trục. Nói cách khác , tiến trình đo lường đã cho hạt một trục quay nhất định, còn trước khi đo lường thì ta không thể nói nó có quay quanh một trục nhất định hay không ; ta chỉ có thể nói nó có thể quay.
    Với sự hiểu biết này về spin của electron, bây giờ ta háy xét mô hình thí nghiệm EPR và thuyết của BELL. Mô hình thí nghiệm này xét hai hạt electron đang quay trái chiều nhau, thế nên tổng spin của chúng bằng không. Có nhiều phương pháp thí nghiệm được sử dụng để đưa hai electron đó vào trong một trạng thái, trong đó chiều quay của mỗi spin không được biết đích xác nhưng tổng số spin của chúng chắc chắn bằng không.Bây giờ ta giả định rằng hai electron đó bị cách lỷa xa bởi một tiến trình, tiến trình đó không ảnh hưởng lên spin của chúng . Khi chúng bị tách ra mà vẫn quay ngược chiều, tổng spin của chúng bằng không, nhưng khi chúng đã thật xa nhau, hãy đo mỗi một spin của chúng . Một khía cạnh quan trọng của thí nghiệm này là khoảng cách của hai hạt này là phải xa bất kỳ; Một hat ở trái đất , hạt kia ở thiên hà khác.
    Hãy giả định rằng spin của hat 1 được đo theo một trục đứng và được thấy là lên .Vì tổng spin của chúng phải bằng không, số đo này cho ta biết spin của hạt 2 phải là xuống. Thế nên khi đo spin của hạt 1, ta sẽ biết một cách gián tiếp spin của hạt 2 mà không đụng gì đến hạt này cả. Khía cạnh nghịch lý của thí nghiệm EPR xuất hiện từ thự tế là quan sát viên được tự do lựa chọn trục đo. Thuyết lượng tử cho ta biết rằng spin của hai electron này xung quanh mọi trục đều ngược chiều cả, nhưng chúng chỉ tồn tại như hai khuynh hướng , hay khả năng, trước khi tiến trình đo lường thực được hiện. Bây giờ, khi quan sát viên đã lựa một trục nhất định và tiến hành đo, thì hành động này đã cho hai hạt một trục quay cụ thể. Điều quyết định là , như thế ta có thể lựa trục quay ở thời điểm cuối. khi hai hạt đã xa nhau hẳn rồi.Ngay túc thời khi ta đo hạt 1, thì hạt 2 lúc đó đã cách xa hàng triệu dặm, thế mà sẽ nhận được một spin quanh trục ta chon. làm sao hạt 2 biết ta chọn trục nào được?Vì là tức thời, đâu có thời gian nào để nhận được thông tin từ một tín hiệu quy ước.
    Đay là điểm mấu chốt của thí nghiệm EPR và cũng là của EINSTEIN với BOHR . Theo EINSTEIN thì, vì không tín hiệu nào có thể đi nhanh hơn ánh sáng , nên không thể có một phép đo nào lên một electron lại tức thời xác định chiều quay của hạt kia được, hạt cách xa vài triệu dặm. THeo BOHR thì hệ thống hai hạt này là một cái toàn thể không chia cắt được , dù cho hai hạt bị cách ly ra nhau một khoảng cách lớn; hệ thống này cũng không thể được phân tích như hai phần tử độc lập. Ngay cả khi hai electron tách ra xa trong klhông gian, chúng vẫn nối với nhau bằng liên hệ tức thì, liên thông. Mối liên hệ này không phải là tín hiệu trong nghĩa của EINSTEIN; chúng chuyển hoá khái niệm quy ước của ta về việc trao đổi thông tin. Thuyết của BELL hỗ trợ quan niệm của BOHR và chứng minh một cahcs rã ràng rằng, cách nhìn của EINSTEIN về thực tại vật lý gồm những yếu tố độc lập, nằm rải rác trong klhông gian, cách nhìn đó không tương thích với định luật của thuyết lượng tử. Nói cách khác , Thuyết của BELL chỉ rõ vũ trụ là liên hệ cơ bản với nhau , phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời được.
    A person start to live when he can live outside himself
  3. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Sao không có bác nào tham dự vậy!!
    A person start to live when he can live outside himself
  4. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đang chờ bác tiếp tục post bài, các bài viết của bác rất hay và thú vị. Cám ơn bác dacthang.

    POUR LA PATRIE, LES SCIENCES ET LA GLOIRE!
  5. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Hmm! Cái đoạn liên hệ tức thời là không ổn rồi, vật lý hiện đại vẫn chưa có lý thuyết nào dám tuyên bố điều đó.
    Bác nào post bài này nếu là dịch thì nên nêu rõ source ra, nếu là quan điểm khoa học thì nên nêu rõ thời gian quan điểm này được đưa ra.
    TanNg
  6. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Hiện giờ tôi chưa có tài liệu toán học nào về vấn đề này, vì đây là những vấn đề nền tảng của vật lý .
    vấn đề tôi đã post lên cãc bác có thể xemm ở đây:
    http://physicsweb.org/article/world/11/12/8
    Tiếng anh của tôi còn kém lắm, nên tôi không cho phép mình dịch để post cho các bạn xem.
    lần sau tôi sẽ post tiếp tuc
    A person start to live when he can live outside himself
  7. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    VỀ THUYẾT BOOSTRAP( DUNGTHÔNG)
    Truyền thống lâu đời chuyên giảithích cấu trúc phức tạp bằng cách đập nhỏ chúng ra từng mảnh đơn giản đã bắt rễ quá sâu trong tư tưởng phương Tây .
    Có mộttrường phái hoàn toàn khác trong nề vật lý hạt, nó xuất phát từ ý niệm rằng, thế giới tự nhiên không thể quy lại về những hạt cơ bản, dù đó là hạt cơbản hay trường cơ bản. Thiên nhiên phải được hiểu một cách toàn thể thông qua tự nó, với tất cả những phần tử đang ăn khớp với nhau, với chính bản thân chúng.Ý niệm này đã xuất hiện trong hệ thống của thuyết ma trận S và được gọi là giảthuyết BOOSTRAP. Cha đẻ và là lý thuyết gia quan trọng của nó là Geoffrey Chew, người Mỹ., Người mà một mặt đã phát triển ý niệm này trở thành một triết lý Dung Thông, mặt khác góp phần xây dựng một lý thuyết đặc trưng về hạt, được phát biểu trong ngôn ngữ của ma trận S.
    Tóm tắt tư tửơng của Dung Thông:
    + Triết học Dung thông từbỏ hoàn toàn thế giới quan cơ học trong vật lý hiện đại.Dung thông quả quyết rằng theo thế giới quan mới thìvũ trụ được hiểu như là một mạnglưới động chứa toàn những biến cố liên hệ với nhau. Không một tính chất nào của bất kỳ thành phần nào trong mạng lưới này là cơ bản; tất cả chúng đều sinh ra từ tính chất của những thành phần khác, và chúng tương thích toàn diện trong quá trình tương tác của những cấu trúc xác định trong toàn mạng lưới.
    +Dung thông nhìn nhận có mối liên hệ chủ yếu và toàn diện trong vũ trụ, nó nhận được nội dung động trong thuyết tương đối, và nó được phát biểu bằng xác suất phản ứng trong thuyết ma trận S.
    +Giả thuyết Dung thông không chỉ phủ nhận sự hiện hữu của những hạt vật chất cơ bản, mà còn không chấpnhận bất cứ một đơn vị nào là cơ bản - chẳng có quy luật nào là cơ bản, phương trình hay nguyên lý nào -và với điều đó, từ bỏ những ý niệm đã là nòng cốt trong khoa học suốt hàng trăm năm qua.
    Về nộidung động trong thuyết tương đối:

    Albert Einstein đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ cái gọi là nguyên lý Mach khi xât dựng thuyết tương đối rộng.
    Theo nhà vật lý và triết gia Ernst Mach thì khối lượng quán tính của một vật thể không phải là tính chất tự thân của vật chất mà là đại lượng biểu thị mối tương quan giữa nó và vũ trụ ngoài nó. Theo quan điểm của Mach thì vật chất sỡ dĩ có quán tính chỉ vì trong vũ trụ có vật chất khác. Khi một vật quay tròn thì quán tính của nó tạo ra một lực ly tâm, Nhưng lực này sinh ra, chỉ vì vật thể quay quanh tương đối với các định tinh. Giả định các vì sao này thình lình biến mất thì lực quán tính lẫn lực ly tâm cũng mất theo.
    Về Thuyết matrận S:
    Thuyết mô tả hadron và tương tác của chúng được gọi là thuyết ma trận S. Cơ sở then chốt của nó , ma trận S, Nguyên được Heisenberg đề xuất năm 1943 và được phát triển thành một cơ cấu toán học phức tạp, có thể xem là thích hợp để mô tả tương tác mạnh. Ma trận S là tập hợp các xác suất của tất cả phản ứng có thể có với Hadron. Tên của nó xuất phát từ điều mà toàn bộ phản ứng khả dĩ của Hadron được xếp trong trận đồ vô tận mà nhà toán học gọi là ma trận. Chữ S đại diện cho tên nguyên là Scattering matrix(ma trận phân tán). nó nói lên các tiến trình va chạm -hay phân tán, đó là phần đa số của phản ứng các hạt.
    Điều quan trọng của thuyét ma trận S là nhấn mạnh đến biến cố(event) , chứ không quan tâm đến vật thể (object), không quan tâm chủ yếu về hạt (particle) mà về phản ứng(reaction) của chúng. Sự dời chuyển đó từ hạt lên biến cố đều được cả thuyết lượng tử và thuyết tương đối đòi hỏi
    A person start to live when he can live outside himself
    Được dacthang sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 14/03/2003
  8. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH DUNG THÔNG

    Các nhà vật lý ngày nay đã nhìn nhận rằng, tất cả lý thuyết của họ về hiện tượng tự nhiên, kể cả những qui luật mà họ mô tả, tất cả đều do dầu óc con ngươì sáng tạo ra; tất cả là tính chất của hình dung của chính chúng ta về thực tại, chứ không phải bản thân thực tại.Hình dung mang nặng tính khái niệm này buộc phải bị hạn chế và chỉ tiến đến sự gần đúng , cũng như mọi lý thuyết khoa học và qui luật thiên nhiên mà nó chứa đựng. Tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên cuối cùng đều tương thích và liên hệ với nhau;và muốn giải thích một cái này ta cần hiểu tất cả những cái khác , rõ là điều không thể. Điều làm khoa học thành công là sự khám phá ra tính gần đúng. Nếu ta bằng lòng với một sự hiểu biết gần đúng về thiên nhiên, thì như thế ta có thể mô tả một nhóm hiện tượng chọn lọc, bỏ qua các hiện tượng khác không quan trọng.Nhờ thế mà ta có thể lý giải nhiều hiện tượng thông qua một số ít các hiện tượng khác , và hệ quả là hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của thiên hiên trong dạng gần đúng, mà không buộc phải hiểu mọi thứ khác tức khắc.
    Đó là phương pháp khoa học; Tất cả mọi lý thuyết khoa học và mô hình đều là sự gần đúng so với tính chất đích thực của sự vật, nhưng sự sai sót xảy ra trong sự gần đúng đó thường đủ nhỏ bé để cách tiếp cận có ý nghĩa. Thí dụ trong vật lý hạt, các lực tương tác trọng trường giữa các hạt thường được bỏ qua , vì chúng hỏ hơn nhiều lần so với các tương tác khác. Mặc dù sự sai sót sinh ra do việc này là nhỏ, trong tương lai, tương tác trọng trường cần được lưu ý để có những lý thuyết chính xác hơn về hạt.
    Nhưng ởđây ta cũng nên lưu ý một điều mà Einstein phát biểu trong tác phẩm "Bản chất thuyết tương đối" của ông:

    "Những khái niệmcủa chúng ta và các hệ thống khái niệm tỏ ra thoả đáng chỉ bởi vì chúng dùng để thể hiện các tổ hợp cảm giác của chúng ta . Tôi tin rằng, các nhà triết học đã ảnh hưởng nguy hại tới việc phát triển tư duy khoa học khi chuyển một vài khái niệm nền tảng từ lĩnh vực kinh nghiệm mà ta nắm thành những tầm cao không thể đạt được của tiên nghiệm. Bởi một lẽ, cứ giả sử không thể tách thế giới ý tưởng ra khỏi kinh nghiệm theo lo-gic , trong một chừng mựcnào đó thế giới này chính là sự phát sinh của lý trí con người mà nếu thiếu điều đó thì khoa học sẽ bất lực, nhưng dù sao thế giới đó vẫn bị phụ thuộc rất ít vào bản chất cảm giác chúng ta tựa như áo quần phụ thuộc vào dáng người vậy."

    A person start to live when he can live outside himself
    Được dacthang sửa chữa / chuyển vào 16:19 ngày 14/03/2003
  9. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Mọi người không trả lời là do không muốn làm mất hứng của bác, nhưng vẫn theo dõi kỹ đấy. Bác cứ tiếp tục, hoan hô bác.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  10. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Tính bất toàn của một lý thuyết thường được phnr ánh trong hững đại lượng m ta gọi là hằng số trong lý thuyết đó. Trong lý thuyết cổ điển thì hằng số đó là cơ bản trong thiên nhiên, không phải giải thích gì thêm. Trong Dung thông hằng số cơ bản đó phải được giải thích trong lý thuyết Vì tính chính xác bao trùm trong toàn bộ lý thuyết.Thế tên ta sẽ tiếp cận đến tình huống lý tưởng nhất( nhưng có lẽ chẳng bao giờ đạt được), nơi mà lý thuyết không chứa đựng những điều gì là cơ bản.

    Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng ngay cả một lý thuyết như vậy cũng phải chứa vài tính chất không thể giải thích được, không nhất thiết phải chứa đựng trong hằng số. Bao lâu còn là một lý thuyết khoa học , bấy lâu nó còn đòi hỏi sự chấp nhận mà không giải thích , một số khái niệm nhất định, chúng đã hình thành ngôn ngữ khoa học. Nếu ta đẩy ý niệm dung thông đi tiếp thì có thể vượt ngoài khuôn khổ khoa học luôn . Chew nói:
    Trong một nghĩa rộng thì ý niệm Dung thông, mặc dù hấp dẫn và hữu ích, nó là phi khoa học...Khoa học như ta đã biết, đòi hỏi một ngôn ngữ dựa trên những khuôn khổ không bị tra vấn.Vì thế mà về mặt ngôn ngữ, nếu muốn tìm cách giải thích tất cả mọi khái niệm , điều đó khó gọi là "khoa học " được.
    A person start to live when he can live outside himself

Chia sẻ trang này