1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúa có chơi trò xúc sắc???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dacthang, 25/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Nếu ý niệm Dung Thông được phát biểu trong một khuôn khổ khoa học, thì nó phải được giới hạn và xem như gần đúng và tính gần đúng của nó bắt nguồng từ việc ta bỏ qua các lực tương tác mạnh. Vì các tương tác mạnh này lớn hơn gấp nhiều lần các tương tác khác, sự tiếp cận gần đúng đó có thể đuợc xem là có lý.Vì vậy Dung thông khoa học chỉ xử lý các tương tác mạnh của hạt, hay của hadron, và vì thế nó thường được gọi là Dung thông Hadron.Nó được phát biểu trong khuôn khổ của thuyết ma trận S và mục đích của nó lá suy ra tất cá tính chất của hadron và tương tác của chúng dựa trên yêu cầu của sự tương thích. các quy luật cơ bản duy nhất được chấp nhận trong các nguyên lý ma trận S.chúng xuất phát từ cách quan sát và đo lường của chúng ta và vì thế mà tạo nên khuôn khổ cần thiết của một khoa học, đó là điều không ai tra vấn .Tất cả mọi tính chất khác của ma trận S có thể được xem tạm thời là nguyên lý cơ bản , nhưng ta hy vọng chúng sẽ tự biến thành hệ quả của quá trình tương thích , viên dung trong một lý thuyết toàn bộ. Giả định rằng tất cả các hạt hadron đều nằm trong các họ được mô tả bởi dạng Reege có thể thuộc loại này.
    Trong ngôn ngữ của thuyết ma trận S thì giả thuyết Dung thông đề xuất rằng, ma trận S với toàn bộ trị số, Tức là chứa mọi tính chất của Hadron , chỉ được xác định bởi các nguyên lý chung, vì rằng chỉ có một ma trận S duy nhất tương thích với cả ba nguyên lý đó . Thực tế là , nhà vật lý chưa bao giờ tiến gần tới một mô hình toánd học thoả ứng được ba nguyên lý đó. Nếu chỉ có một ma trân S duy nhất đủ khả năng mô tả các tính chất và tương tác của hadron, như giả thuyết Dung thông tiên đoán , thì bây giờ ta hiểu tại sao nhà vật lý không xây dựng được một ma trân S tương thích , dù chỉ cục bộ. Lý do là thế giới hiện tượng quá phức tạp.

    Sự tương tác của các hạt hạ nguyên tử phức tạp đến mức không ai chắc rằng liệu một ma trận S toàn bộ tương thích đến một ngày nào đó được xây dựng nên, thế nhưng ta có thể tin rằn một ngày nào đó được xây dựng nên, thế nhưng ta có thể tin rằng một loạt những mô hình từng phần có thể thành công. trong phạm vi nhỏ.Mỗi một mô hình đó có thể xem là đúng cho một phạm vi của vật lý hạt và vì thế chứa vài thông số không thể giải thích được , chính chúng tiêu biểu cho giới hạn của mô hình, nhưng cũng những thông sốp này có thể được lý giải bằng mô hình kia . Nhờ vậy mà càng lúc càng nhiều hiện tượng, từng bậc , được lý giải với một sự chính xác ngày càng tăng, bằng những mô hình tương thích với nhau như những viên gạch, trong đó số lượng những thông số không được giả thích ngày càng giảm đi. Vì thế mà từ Dung thông không bao giờ phù hợp đôí với một mô hình riêng lẻ , mà chỉ được áp dụng cho một sự phối hợp của nhiều mô hình tương thích lẫn nhau , không có mô hình nào trong số đó là cơ bản hơn cái khác. Như Chew đã nói:

    " Nhà vật lý nào biết nhìn nhiều mô hình riêng lẻ và có giá trị trong phạm vi của mình , mà không tghiên vị mô hình nào, người đó hiển nhiên là một nhà
    ] Dung thông học."

    Các nguyên lý của ma trận S:

    bao gồm ba nguyên lý:
    Nguyên lý chung thứ nhất:
    + Xác suất phản ứng ( Tức là các yếu tố của ma trận S)
    phải độc lập với sự xếp đặt các thiết bị thí ngiệm trong không gian - thời gian, độc lập với hướng của chúng trong không gian , và đọc lập với trạng thái di chuyển của người quan sát.
    Nguyên lý chung thứ hai:
    +Kết quả của một phản ứng hạt chỉ có thể tiên đoán bằng xác suất , và hơn thế nữa, tổng số xác suất của tất cả mọi khả năng, kể cả khả năng không có sự tương tác nào của các hạt, tổng số đó phải bằng một.
    Nguyên lý chung thứ ba:
    +Năng lượng và xung lượng chỉ được chuyển hoá trong không gian thông qua hạt, sự chuyển dịch này xảy ra trong cách mà một hạt có thể được hình thành trong một phản ứng và phân huỷ trong một phản ứng khác , nếu phản ứng sau xảy ra sau phản ứng đầu.
    Dạng REEGE:

    Một ưu điểm đặc biệy của dạng ma trận S là nó có khả năng mô tả sự hoán chuyển của toàn bộ cả họ hadron.hầu như tất cả hadron đều nằm trong những chuỗi mà các phàn tử của chúng có những tính chất đồng nhất với nhau, chỉ trừ khối lượn và spin của chúng. có một mô hình được Tullion Reege đề xuất đầu tiên, nó giúp ta xem mỗi chuỗi này chỉ là một hạt hadron đơn nhưng lại hiện hữu ở những trạng thái kích thích khác nhau.Trong những năm gần đay , người ta đã đưa mô hình Reege vào trong khuôn khổ ma trạn S, nhờ đó ta có thể mô tả phản ứng của hadron một cách rất thành công. Đó là một sự phát triển quan trọng nhất của thuyết ma trân S và được xem là bước dầu tiến tới một lý giải động cho cấu trúc hạt.

    Lý giải tính đối xứng trong thế giới hạt bằng mô hình động ,tức là bằng cách mô tả sự tương tác của các hạt với nhau,đó là một trong những thách thức chủ yếu của vật lý hạt ngày nay.

    A person start to live when he can live outside himself
    Được dacthang sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 15/03/2003
  2. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết trên đang được nghiên cứu thêm rất nhiều.
    Sau đây tôi tiếp tục phần "Chơi xúc sắc của chúa":
    Chúng ta tiếp tục từ cuộc tranh luận giữa Einstein và Srô-đing-gơ về ý nghĩa hàm sóng:
    EINSTEIN:

    Giả thiết hệ là một chất ở trạng thái cân bằng hoá học không bền, một thùng thuốc súng chẳng hạn. Thuốc súng, do những lực nội tại, có thể bốc cháy, và thời gian tồn tại trung bình của nó cỡ một năm. Về nguyên lý có thể dễ dàng biểu diễn hệ theo cơ học lượng tử. Ban đầu, hàm sóng Psi đặc trưng một trạng thái vĩ mô xác định khá chính xác .Nhưng phương trình của anh tác động vào thùng thuôc súng sao cho sau một năm không còn trạng thái xác định nữa . Khi đó hàm Psi mô tả một dạng hỗn hợp liên quan đến hệ chưa nổ và hệ đã nổ. Không có một kỹ xảo lý giải nào có thể chuyển hoá hàm này thành một biểu thức thích hợp của một trạng thái thực.
    Srô-đin-gơ:
    Trong một phòng bọc thép có một máy đếm Geiger được nạp một lượng rất nhỏ Ủani, nhỏ đến mức sau một giờ, xác suất để một nguyên tử phân hạch bằng xác suất không nguyên tử nào phân hạch.Trong phòng bọc thép còn có một lọ axit Xianhidric, , một con mèo và một rơle khuếch đại, rơle này gắn với một búa có nhiệm vụ hễ có sự phân hoạch nguyên tử đầu tiên thì đập vỡ lọ axit, do đó làm cho mèo chết. Sau một giờ, hàm Psi của hệ tổng thể là sự chồng chất của trạng thái " phòng bọc thép/búađập lọ axit/lọ axit bị vỡ/ con mèo chết" và trạng thái "phòng bọc thép/ búa chưa hạ xuống / lọ axit nguyên vẹn/ con mèo sống" , hai trạng thái này có tỷ lệ bằng nhau.
    A person start to live when he can live outside himself

Chia sẻ trang này