1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữa hen phế quản (hen suyễn) khỏi hẳn bằng đong y

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi nguyen58n, 09/12/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    CHỮA HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) KHỎI HẲN BẰNG ĐÔNG Y

    [FONT=border=]Đây là một bệnh về đường hô hấp thường gặp, xảy ra với nhiều lứa tuổi và khó chữa trị. Hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn, tỷ lệ 4-12% dân số, mỗi năm có khoảng 20 vạn người tử vong do hen suyễn(1). Theo tạp chí y học của Anh “The Lancet” mức tăng hàng năm của số bệnh nhân hen là 5%. Tại những nước có nền y học phát triển mạnh tỷ lệ bệnh nhân hen cũng khá cao: tại Đức 20% số người lớn và 10% số trẻ em mắc bệnh hen, hàng năm ở nước này có 6.000 người chết do bị nghẹt thở (2). Tại Pháp, hen là chứng bệnh của 3 triệu người và gây ra 2.000 ca tử vong mỗi năm(3). <FONT class=imageattach face=[/IMG][/FONT]
    Ngày 3 tháng 5 hàng năm được gọi là ngày phòng chống hen suyễn toàn cầu, được tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra nhằm nâng cao nhận thức và rút kinh nghiệm điều trị bệnh hen ở cả thầy thuốc và bệnh nhân trên toàn thế giới.

    1. Định nghĩa:

    Hen suyễn còn gọi là Hen phế quản hay Viêm phế quản thể hen là bệnh viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp dẫn đến làm tắc nghẽn luồng khí thở do co thắt phế quản, do sưng phù làm hẹp lòng phế quản và do đờm được tiết ra nhiều khi viêm, làm cho bệnh nhân bị ho, khó thở và khò khè tái đi, tái lại.

    2. Nguyên nhân:

    Nguyên nhân Hen suyễn tới nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên người ta cũng chỉ ra được những yếu tố gây ra bệnh hen, đó là:

    - Những virus đường hô hấp.

    - Do hít phải những mùi khó chịu như thuốc lá, thuốc lào, bếp than.

    - Hít phải những loại bụi gây dị ứng như phấn hoa, lông súc vật, bụi môi trường.

    - Do gắng sức quá mức.

    - Do thay đổi thời tiết, gặp không khí lạnh.

    Ở nước ta, yếu tố gây Hen Suyễn nhiều nhất ở cả người lớn và trẻ em là thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; Ở miền Bắc thì càng rõ, mỗi đợt gió mùa Đông Bắc kéo về, khi trên đài, báo chưa nói gì thì các bệnh nhân Hen Suyễn đã kéo cò cưa rồi, vì thế người ta hay đùa những người Hen Phế Quản là máy dự báo thời tiết (cực kỳ nhạy với lạnh).

    3. Những hậu quả do Hen Suyễn gây ra:
    a.Chiều cao của trẻ bị hen suyễn dễ thấp hơn so với những trẻ bình thường khác: Tại Việt Nam hiện nay có đến 5% người lớn và 10% trẻ em mắc bệnh hen suyễn. Khi bị hen suyễn thì thận sẽ bị suy giảm chức năng,chưa kể nếu chẩn đoán và điều trị không đúng, người bệnh phải dùng kháng sinh, corticoids kéo dài thì thận càng suy giảm hơn, khi đó hệ xương cốt của trẻ sẽ phát triển kém bình thường,trẻ bị xanh xao, chậm lớn (Đông y quan niệm “can chủ cân, thận chủ xương cốt mà”).Vì vậy cần chữa dứt điểm cho trẻ càng sớm càng tốt,nhất là trước tuổi dậy thì,vì những năm tháng dậy thì là thời gian quyết định chiều cao suốt đời của một con người. Người lớn hen suyễn dễ bị loãng xương, tiểu đường, teo cơ…
    b.Trẻ bị hen suyễn, trí tuệ dễ sa sút hơn so với các bạn cùng trang lứa: Bởi khi đó, chức năng phổi suy giảm, các đường dẫn khí huyết dễ bị tắc nghẽn, lượng máu lên não kém hơn, làm cho trẻ dễ mất tập trung, học hành chậm tiến bộ.Các bà mẹ chăm sóc con bị hen suyễn nặng, chắc đã thấy khi con lên cơn bột phát do thời tiết lạnh đột ngột hoặc do vui đùa quá sức thì mặt cháu bị xám ngắt, mắt cháu trợn trừng, họng khò khè, ngít thở…; khi đó lượng máu và ô xy lên não quá thiếu, nếu không xử trí tốt có thể mang lại hậu quả đáng buồn.
    c.Người bệnh khó ngủ: bệnh hen ngày nhẹ đêm nặng, có khi đờm rược lên nằm không thở được, phải ngồi dậy mới yên.
    d. Hình thể bệnh nhân dễ thay đổi: Các cháu bị hen suyễn nặng thường chậm lớn, còi cọc, hai vai so, lưng hoặc ngực bị dô ra hoặc tóp vào.
    e. Sức khỏe bệnh nhân suy giảm dần, tần suất các cơn hen ngày càng tăng lên, năng suất lao động, học tập ngày càng giảm sút. Khi bệnh nặng, sức khỏe yếu, nếu nghẹt thở không cấp cứu kịp bệnh nhân có thể tử vong, vì thế người ta thường nói người bị bệnh hen suyễn thường bất đắc kỳ tử, không được sống trọn tuổi trời cho.



    4. Điều trị:

    a. Theo Tây Y:

    Từ 1996 WHO đã đưa ra phác đồ điều trị hen 4 bậc từ nhẹ (bậc 1) cho tới nặng (bậc 4), bao gồm điều trị cắt cơn (điều trị triệu chứng) và điều trị dự phòng (lâu dài) trong đó điều trị dự phòng là chính.

    - Để điều trị cắt cơn thường dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh. Đó là các thuốc kích thích bêta 2 giao cảm (có các dạng uống, tiêm, khí dung và xịt), thường dùng nhất hiện nay là Ventolin.

    - Để điều trị dự phòng: Đối với hen nhẹ kéo dài, trung bình và nặng (bật 2, 3, 4) thì bên cạnh thuốc giãn phế quản như trên cần dùng thêm các thuốc Corticoide hàng ngày, nhằm kháng viêm, chống co thắt và xuất tiết dịch nhờn (đờm). Các thuốc này cũng có dạng uống, tiêm, khí dung và xịt.

    Hiện nay, phác đồ điều trị hiệu quả nhất được hướng dẫn áp dụng phổ biến toàn cầu là phối hợp Salmeterol với Fluticason ( còn gọi là Seretide),dùng cho bệnh nhân xịt hàng ngày,để ngăn không cho lên cơn quá phát, nguy hiểm tới tính mạng ; thuốc giúp cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng phổi, giảm tần suất các đợt cấp và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

    Vì các thuốc này có phản ứng phụ ghê gớm nên phải điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua dùng.

    Cũng đề phòng một sai lầm nghiêm trọng là lạm dụng các thuốc Corticoide, nhiều bệnh nhân hen suyễn điều trị nhiều nơi không khỏi,tìm tới các phòng mạch tư, một số ít bác sĩ vì lợi nhuận đã dùng Corticoide liều cao, thậm chí dùng cả những thuốc hiện nay đã không được khuyên dùng như Kenacort (K-cort) tiêm cho bệnh nhân, chỉ cần một mũi, cơn hen cắt ngay, một vài tháng sau mới tái phát. Bệnh nhân không hiểu tưởng đây là “thần dược” có ngờ đâu thuốc có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, sẽ gây ra hiệu quả hết sức đáng tiếc là làm cho bệnh nhân suy thận, mục xương, mặt béo phì, tăng trọng nhanh, dùng nhiều sẽ bị còi xương và teo da cơ vĩnh viễn. Bệnh nhân bảo khi tiêm thuốc này, bác sĩ thường xé nhãn, hoặc dấu không cho biết thuốc gì, chỉ biết khi tiêm vào thì đi tiểu liên tục, không cầm được, ăn ngủ ngon,mặt căng phồng, má đỏ ửng; hiện tượng này được goi là hội chứng mặt trăng tròn hay hội chứng mặt búp bê .
    Một điều cũng cần hiểu rõ trong điều trị hen suyễn là tổ chức y tế thế giới( WHO)đã chỉ rõ: Cho tới nay các phương pháp điều trị của Tây y chỉ nhằm kiểm soát và cắt cơn chứ không chữa khỏi hen suyễn được, vì thế khi thấy bệnh nhân hen nặng lên, xịt Seretide không còn tác dụng nữa thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới Viện để cấp cứu, nếu còn chần chừ thì có thể nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Từ xa xưa trong sách dạy Yoga đã ghi rõ rằng: “với những người bình thường có thể nhịn ăn uống hàng tuần nhưng không thể nhịn thở nổi hai phút”, vì thế nếu ta không khẩn trương thì đờm sẽ rược lên,làm cho bệnh nhân nghẹt thờ mà chết. Người Pháp nói bệnh nhân hen chết là chết vì nghẹt thở, quả không sai !

    Có lần GS Nguyễn Năng An, Chủ tịch hội Hen và Dị ứng Việt Nam cũng trăn trở: “Còn rất nhiều bác sĩ đa khoa tuyến cơ sở không nắm được rằng phương pháp điều trị hen suyễn của Tây y hiện nay mới chỉ là kiểm soát và cắt cơn chứ không thể chữa khỏi được. Đó là lý do khiến nhiều bệnh nhân tuyến dưới phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Điều này không chỉ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí điều trị”.
    Chi phí để điều trị hen suyễn khá nặng nề, bằng chi phí điều trị HIV và lao cộng lại.


    b. Theo Đông Y:

    Đông y coi viêm phế quản thể hen, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc bệnh “háo suyễn”. Và cách điều trị đều chung một nguyên tắc. Đông y cho rằng chứng hen suyễn phát sinh do 3 nguyên nhân:

    - Ngoại cảm lục dâm.

    - Nội thương ẩm thực.

    - Tỳ, phế, thận hư nhược.

    Khi bệnh nhân bị bệnh là do Tỳ, phế, thận hư nhược (hay suy giảm chức năng) nên sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, khi đó gặp tác dụng bất lợi của môi trường, chẳng hạn trời lạnh xuống, khí đạo sẽ bị viêm, đờm sẽ sinh ra gây nên hen suyễn.

    Để điều hen suyễn Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen không còn nữa.

    Như vậy nguyên tắc chung điều trị viêm phế quản, hen phế quản, phổi tắc nghẽn ở đây là phò chính, khu tà.Sách Nội Kinh đã chỉ rõ : “tà chi sở tấu, chính khí bất an”.

    Sau khi cắt cơn hen, tiếp tục điều trị “phò chính", làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì hen cũng không thể xảy ra được. Một vấn đề đặt ra là tại sao Tây Y lại không chữa dứt điểm được hen suyễn, để tái đi tái lại? Ta hãy đọc những lời của BOKUSO TERASHI , một giáo sư Nhật Bản am hiểu sâu sắc cả Tây y lẫn Đông y, khi so sánh 2 nền y học này như sau: “Tây y có hai thế mạnh là cận lâm sàng và ngoại khoa nhưng lại không phục hồi được chức năng nội tạng và kém trong chẩn đoán sớm, còn Đông y có 2 thế mạnh là phục hồi được chức năng nội tạng và chẩn đoán sớm nhưng lại không chỉ ra được định lượng chính xác về các thông số bệnh và không mạnh trong cấp cứu”. Thật là một nhận xét tuyệt với khó có nhận xét nào hay và chính xác hơn thế được !

    Về Hen phế quản, ông viết: Hen không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp, nó là bệnh của toàn thân mà những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy. Mục đích của điều trị Đông y là điều trị toàn diện, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen mới khỏi dứt điểm được. Còn nếu điều trị theo Tây y, dùng thuốc giãn phế quản và các Steroide thì có tác dụng làm giảm nhẹ nhanh các triệu chứng (cắt cơn hen) nhưng không loại bỏ được căn nguyên bệnh, vì thế mà bệnh cứ tái đi tái lại làm cho các bệnh nhân hen suyễn phải chung sống suốt đời với bệnh .

    Vậy là ta đã rõ, cùng một bệnh hen suyễn nhưng 2 cách chữa khác nhau: Tây y chữa vào triệu chứng còn Đông y và các phương pháp chữa không dùng thuốc thì chữa vào nguyên nhân. Nhiều người bị hen, chữa nhiều nơi không khỏi, sau được chúng tôi chữa bằng Đông y và không dùng thuốc, kết quả thật mỹ mãn, đã khỏi hàng chục năm nay chưa thấy bệnh quay lại.
    Cũng nhờ chữa vào tận gốc như vậy nên Đông y có thể chữa khỏi cả những ca bệnh hen suyễn có thâm niên năm sáu chục năm, đã được chữa bằng nhiều loại thuốc cả ở trong nước và nước ngoài gửi về.

    Một điều thật thú vị và đáng quan tâm là sau khi được chữa khỏi hen bằng Đông y hoặc không dùng thuốc thì các cháu nhỏ lớn nhanh như thổi, da dẻ hồng hào, ăn ngon, ngủ tốt, học hành tiến bộ hẳn lên. Nếu người thân của bạn bị hen phế quản, điều trị lâu nay không dứt điểm bạn hãy khuyên chuyển sang điều trị bằng Đông y và không dùng thuốc xem, tin rằng người thân của bạn sẽ thu được kết quả mãn ý.

    5. Một số trường hợp đã được chữa trị rất thành công bằng Đông y :
    1. Cháu L.T.H con tiến sĩ L.Q.H giảng dạy tại ĐHSP I Hà Nội: năm 1993 cháu theo mẹ chuyển từ Vinh ra Hà Nội, mẹ cháu bảo cháu bị hen đã 7 năm nay, trông người cháu già hơn tuổi, vai so, lưng gù. Chúng tôi đã chữa bằng Đông y cho cháu. Sau khi khỏi, cháu lớn như thổi, học giỏi hẳn lên. Bây giờ thì cháu là một chàng trai tuấn tú cao hơn 1,7m đang du học tại Pháp.Vừa qua tôi ra Hà nội có ghé qua nhà cháu, đã 16 năm rồi bệnh hen của cháu không tái phát.
    2. Cháu Nguyễn N ở Yên Phụ, có bà ngoại ở số 3 Hàng Khay, Hà Nội. Cháu bị ho liên tục trong 7 năm trời (chỉ trừ lúc ngủ). Mẹ cháu bảo đưa cháu đi khám ở các bệnh viện, nơi thì chẩn đoán cháu bị ho do thần kinh, nơi chẩn đoán là cháu bị hen , nhưng đã đi hết các Viện chức năng hô hấp, các viện lớn ở cả Hà Nội và Sài Gòn nhưng bệnh cháu không đỡ tí nào cả. Ca này đã được chúng tôi chữa hoàn toàn không dùng thuốc, không dùng châm cứu mà chữa bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG kết hợp với DIỆN CHẨN; chỉ sau 4 ngày, mỗi ngày chữa một lần, cháu gần như hết ho. Sau đó chữa củng cố cho cháu thêm 3 tuần nữa,thì cháu hoàn toàn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, hết hẳn ho. Đã 17 năm rồi, bệnh không thấy quay lại. Sau khi khỏi, mẹ cháu là chị Ngọc Anh nói: Em đã mất gần 30 triệu ( tiền năm 1993) đưa cháu đi khắp Nam Bắc, nghe giới thiệu ở đâu có thầy giỏi cũng tìm đến, vậy mà bệnh cháu vẫn không khỏi. Cả nhà nghĩ ở nước ngoài thì không biết, còn ở trong nước thì không hy vọng nơi nào chữa được bệnh của cháu. Nay không ngờ cháu được chữa khỏi mà lại không cần dùng tí thuốc nào! Thật cảm ơn các thầy vô cùng.
    3. Cháu N.L: Ở khu tập thể Thái Hà sau **** Hoàng Cao Khải, quận Đống Đa, Hà Nội. Bố cháu là Đại tá T trước làm ở bảo tàng quân đội. Cháu bị hen đã 4 năm, buổi sáng đi tập võ bị lạnh hay hôm nào tập quá sức là về hen lại nổi lên, thở khò khè. Cháu đã được chữa ở nhiều nơi mà bệnh không khỏi. Cháu được chúng tôi chữa không dùng thuốc kết hợp với thuốc Đông y. Sau một tháng cháu được chữa khỏi, sức khỏe tốt hẳn lên, cháu học giỏi ra, cuối năm đó cháu thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự. Cháu đã tốt nghiệp Học viện, về công tác tại Bộ Quốc Phòng. Đã 15 năm rồi bệnh hen không quay lại.
    4. Cháu V.Đ.T con anh V.Đ.N ở Thủ Dầu Một, Bình Dương, từ 1995 (7 tuổi) cháu bị hen nặng. Mỗi lần lên cơn, đưa tới bác sĩ tư chích mấy mũi thì đỡ rồi một vài tháng sau, hen lại tái phát. Mỗi lần lên cơn cháu thở không được, bụng to như con ếch. Chúng tôi đã chữa khỏi cho cháu bằng uống thuốc viên Đông y. Mười lăm năm rồi chưa thấy bệnh tái phát.
    5. Cháu T, cháu chị M ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Bị hen đã 3 năm, mẹ cháu bảo cứ phải vào viện liên tục, vì tháng nào cháu cũng lên cơn, tiền lương bố cháu không đủ chữa bệnh cho cháu. Chúng tôi chữa khỏi hen cho cháu bằng thuốc bột (thuốc tán) Đông y , chỉ mất hai trăm ngànn đồng(tiền năm 1998)từ đó tới nay bệnh không trở lại.
    6. Anh H. Thg: ở Thủ Dầu Một, Bình Dương có đứa con 2 tuổi (năm 2001) bị viêm phế quản nặng, điều trị tại bệnh viện ở trên đó 3 tuần không đỡ, đưa cháu về Sài Gòn điều trị tiếp 3 tuần, dùng kháng sinh liều cao mà đỡ không đáng kể,người cháu yếu lã đi. Bố cháu bảo cháu đã chữa nhiều lần như thế này rồi, nhưng cứ một thời gian sau bệnh lại tái phát, cháu còn bé, không biết làm sao. Anh tới nhờ chúng tôi chữa cho cháu. Sau lần chữa không dùng thuốc đầu tiên, cháu đỡ ho hẳn. Sau đó chúng tôi cho cháu uống thuốc bột Đông y, bệnh cháu đã khỏi. Tới nay đã 9 năm, bệnh của cháu không tái lại. T
    Các bạn thân mến! Trên đây là một số ca trong nhiều ca bệnh hen suyễn đã được chúng tôi chữa khỏi bằng thuốc Đông y hoăc kết hợp các phương pháp không dùng thuốc, mà nhiều năm nay bệnh không tái phát, viết lại để các bạn tham khảo. Chúc các bạn thành công .

    Nếu cần tư vấn hoặc chữa trị, mời quý vị liên hệ: 0982 929658 ( Võ Đình Diên) hoặc gửi Email: nguyen58n@yahoo.com hoặc vuan58@gmail.com

    Mời bạn xem tiếp : www.machvanh.vn


    [​IMG]Gửi lúc 23:56, 29/11/10
  2. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Biến chứng của hen phế quản

    Hen phế quản (HPQ) là một bệnh hay gặp. Biến chứng của HPQ rất nặng, nhưng người bệnh lại ít khi chú ý đến các biến chứng này.

    Về mùa đông - xuân, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để các biến chứng của bệnh hen xảy ra, cho nên mọi người cần phải biết để phòng tránh.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hen là một hiểm họa của loài người, là một trong các bệnh mạn tính hay gặp nhất. Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người hen, dự tính đến năm 2025 con số này tăng lên 400 triệu người.

    Đông Nam Á là khu vực có độ lưu hành hen gia tăng nhanh: Malaysia 9,7%, Philippines 11,8%, Thái Lan 9,2%, Singapore 14,3%, Việt Nam khoảng 5%. Tử vong do hen mỗi năm có 200.000 trường hợp, Việt Nam có 3.000 ca.

    Hen tiến triển từng đợt cấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn, là bệnh hay gây ra những biến chứng như:

    Xẹp phổi: Hơn 1/3 trẻ em nằm trong bệnh viện vì hen bị biến chứng xẹp phổi. Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng gặp tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân vào viện. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi.

    Nhiễm khuẩn phế quản: Thường là biến chứng ở các bệnh nhân bị hen mạn tính. Nhân các đợt chuyển mùa, các đợt rét, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, gây các đợt cúm làm cho những triệu chứng bệnh hen nặng hơn. Bệnh nhân sốt, khó thở tăng, có đờm nhiều. Xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn, có khi thấy vi khuẩn lao.

    Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen giảm dần theo thời gian, thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Còn gọi là bệnh khí phế thũng. Bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thậm chí không thổi tắt được que diêm đốt cháy ở cách xa một ít. Ho khạc đờm nhiều, môi và đầu chi tím tái. Gõ phổi nghe tiếng rất vang, rì rào phế nang giảm, có khi mất. Tiếng tim xa xăm. Xquang: phổi quá sáng, cơ hoành hạ thấp, tim hình giọt nước, góc tâm hoành tù, các xương sườn nằm ngang và giãn rộng.

    Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Gặp ở khoảng 5% hen mạn tính. Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ. Thường các dấu hiệu lâm sàng ít khi rầm rộ, nên phải có Xquang phổi mới phát hiện được. Khi có tràn khí phải xử trí cấp cứu kịp thời. Tràn khí màng phổi hai bên là nguyên nhân gây đột tử ở người hen phế quản.

    Tâm phế mạn tính: Gặp ở 5% bệnh nhân hen mạn tính và nặng. Thể hiện khó thở khi gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn. Điện tâm đồ: Nhịp xoang nhanh, sóng P cao nhọn. Sóng S chiếm ưu thế ở các chuyển đạo trước tim. Hen phế quản có khả năng phục hồi chức năng hô hấp, cho nên thời gian dẫn đến tâm phế mạn của từng bệnh nhân khác nhau, có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn.

    Ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não: Do tình trạng suy hô hấp kéo dài, đưa đến thiếu ôxy não. Có lúc ngừng tim, ngừng hô hấp trong các thể hen nặng. Những trường hợp này thường có cơn ngạt thở đột ngột, dẫn đến tăng CO2 trong máu và gây tình trạng toan hỗn hợp, rồi cuối cùng đưa đến hôn mê và tử vong.

    Suy hô hấp: Thường chỉ gặp ở những bệnh nhân nằm viện, bị hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen.

    Hen là một gánh nặng cho xã hội, theo OMS bệnh hen gây phí tổn cho loài người lớn hơn chi phí cho hai căn bệnh hiểm nghèo của thế kỷ là lao và HIV/AIDS cộng lại.

    Biến chứng của hen phế quản còn nặng nề hơn. Do đó những người bị bệnh hen phế quản và mọi người trong toàn xã hội cần có sự hiểu biết để có ý thức điều trị bệnh hen ngay từ những giai đoạn đầu đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tiến tới kiểm soát được cơn hen, giảm các cơn khó thở trong tuần, trong ngày là góp phần khống chế một cách có hiệu quả các biến chứng của bệnh hen.

    Khi gặp cơn hen ác tính hay nghi có các biến chứng của hen thì phải khẩn cấp đưa người bệnh đến các cơ sở cấp cứu ở bệnh viện để khám và xử trí kịp thời.


    24H.COM.VN (Theo SK&ĐS)

    Mời xem tiếp www.machvanh.vn
  3. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    ĐÔI ĐIỀU NÓI THÊM VỀ BỆNH HEN SUYỄN

    Các bạn thân mến!

    Trước hết chúng tôi cảm ơn các bạn đã quan tâm đến topic này, trong thời gian qua đã có hơn1400 lượt người đọc chuyên mục này và có khá nhiều thư của các bạn ở trong nước và nước ngoài gửi về cho chúng tôi để tham vấn về chữa trị hen suyễn . Đó là nguồn động viên lớn đối với chúng tôi.

    Đa số thư các bạn gửi về chúng tôi đều đã trả lời,còn một số thư do quá bận chúng tôi chưa trả lời kịp mong các bạn thứ lỗi, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời tất cả những mail mà các bạn gửi đến. Qua thư các bạn cũng như một số bài đã viết trong chuyên mục này nổi lên một số vấn đề chung mà hôm nay chúng tôi xin trả lời chung ở đây:

    1.Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi hẳn được không ?

    Đây là câu có nhiều bạn hỏi nhất. Như ở đầu chuyên mục chúng tôi đã nói:với Tây y thì tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công bố là tới nay Tây y chưa thể chữa khỏi được bệnh hen suyễn mà mới chỉ kiểm soát được thôi, nghĩa là có thể dùng Seretide cho bệnh nhân xịt hàng ngày hoặc dùng một số thuốc khác để ngăn cho bệnh nhân không xảy ra cơn kịch phát-nghĩa là những cơn hen nặng có thể làm cho bệnh nhân bị chết vì nghẹt thở- chứ không khỏi lâu dài được. Còn với Đông y và các phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc thì chúng tôi khẳng định là có thể chữa khỏi hẳn dược bệnh hen suyễn. Nhà tôi nhiều đời làm thuốc,từ hàng trăm năm trước các cụ nhà tôi cũng đã chữa khỏi bệnh hen suyễn. Trong 20 năm qua,kế thừa và phát huy các bài thuốc gia truyền đó của các cụ, chúng tôi cũng đã chữa khỏi cho nhiều bênh nhân hen; Những bệnh nhân đó tới nay đã khỏi 5,10,15 năm mà chưa thấy hen tái phát. Ở phần đầu chúng tôi đã nêu một số trường hợp,có thể đưa thêm vài trương hợp khác để các bạn tham khảo:

    _Cháu Dương Anh Thái, năm nay 10 tuổi, con anh D.O.V và chị N.T.T ở số nhà 102/6A dường Xô Viết Nghệ Tĩnh phường 25 quận Bình Thạnh, thành phố HCM.Theo mẹ cháu kể: ?ocháu bị hen từ khi chưa đầy 2 tuổi, bệnh tình ngày càng nặng, điều trị thuốc tây mãi không khỏi, cứ một, hai tuần cháu lại phải vào viện vì lên cơn nặng qúa, nghẹt thở.Có lần cháu lên lớp học, cơn hen tái phát, cô giáo dạy lớp cháu phải xin người đưa cháu đi cấp cứu vì sợ hậu qủa xấu xảy ra với cháu?.Rồi có nguời giới
    thiệu cháu tới chỗ chúng tôi, sau khi cho cháu uống 50 ngàn đồng thuốc viên (hoàn tán) thì cháu khỏi hen.Mấy tháng sau, nhân dịp Tết Nguyên Đán mẹ cháu đưa cháu qua thăm, cảm ơn chúng tôi và nhờ xem lại cháu có cần uống thêm thuốc nữa không để cho khỏi hẳn bệnh hen.Nhân dịp năm mới,tôi mừng tuổi cho cháu một gói thuốc bằng gói trước đó đã dùng để cháu uống chặn,cắt hẳn đường về của bệnh hen. Tới nay, cháu khỏi hen đã gần được 3 năm, cháu lớn hẳn lên,khoẻ mạnh, kháu khỉnh và học tập hơn hẳn những năm trước: năm qua, cháu đạt học sinh giỏi hạng 5 trong lớp, bố mẹ cháu mừng vô cùng.

    - Cháu Nguyễn Đăng Tân,năm nay 11 tuổi ở nhà số 5 khu tập thể Bách Hoá Hà Đông cũ, đằng sau rạp Nguyễn Trãi, thị xã Hà Đông. Cách đây 6 năm Tân bị hen nặng đã được chúng tôi chữa khỏi, nay gặp lại cháu khoẻ mạnh, xinh xắn. Mẹ cháu bảo từ đó tới nay, cháu không hề bị hen trở lại lần nào nữa.

    Vừa qua, tôi có dịp đi công tác ra Hà Nội, nhân để chuẩn bị viết cho bài này, tôi đã kiểm tra lại cácbệnh nhân hen phế quản đã được chúng tôi chữa khỏi trên dưới chục năm qua: tất cả các bệnh nhân đó đều đã khỏi, không có ai bị hen trở lại. Đó là điều thật đáng mừng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc.

    Thế đấy các bạn!Chắc các bạn đã có thể tin được là bệnh hen phế quản có thể chữa khỏi bằng đông y và các phương pháp không dung thuốc rồi chứ.Các bạn cứ cho người nhà của mình, nhất là các cháu nhỏ đã bị hen suyễn hoặc viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần đi chữa bằng đông y thử xem, chúng tôi tin là các bạn sẽ được vừa lòng.

    Xin nói thêm để các bạn biết là trong 20 năm qua, những bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản mãn tính đến chỗ chúng tôi chữa trị chưa có ca nào không thành công. Tuy vậy, cũng xin các bạn đừng hy vọng là mọi ca đều sẽ thành công vì còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh, sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân nữa .

    2.Có thể dùng bài thuốc nào để chữa khỏi hen suyễn :

    Đây là một câu hỏi khó ! Vì rằng Tây y có thể sản xuất ra một loại thuốc ho dùng cho hàng vạn ngưòi ,nhưng với Đông y thì điều đó là không phù hợp,vì một đơn thuốc đông y thưòng chính xác hơn với một con bệnh ,nên diện thoả mãn sẽ hep hơn . Có hang trăm bài thuốc dùng để chữa trị hen suyễn và viêm phế quản , ở trên chúng tôi chỉ nêu một số bài tiêu biểu ,có kèm theo biện chứng luận trị ,nếu bệnh nhân nào thấy phù hợp với chứng bệnh của mình thì có thể dùng đựơc ,còn nếu không trùng bệnh mình,thì không tự ý mua dùng ,vì sợ làm cho bệnh nặng thêm.Trong trường hợp đó ,bạn phải tìm đến những thầy thuốc đông y có nhiều kinh nghiệm trong chữa trị hen suyễn mới có thể giúp đựoc bạn .

    3.Đề nghị nóivề tác dụng phụ trong điều trị hen suyễn
    Với Tây y chủ yếu dùng các thuốc corticoid kết hợp các thuốc gĩan phế quản để khống chế và kiểm soát cơn hen .Về tên thuốc có thể khác nhau do nhiều hãng và nhièu nước sản xuất, nhưng thành phần chủ yếu thì vẫn là một . Corticoid là loại thuốc kháng viêm rất tuyệt diệu ,nó làm giảm nhanh các dấu hiệu và triệu chứng do viêm gây ra ,nhưng nhựoc điểm là nếu dùng không đúng hưóng dẫn của bác sĩ thì dễ gay ra các tác dụng phụ có hại như sau :

    - Giữ nước và muối

    - Làm huyết áp tăng cao

    - Làm tăng lưọng đưòng trong máu

    - Làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ,nhất là nhiễm nấm

    - Gây loét dạdày (bao tử )

    - Tăng nhãn áp và làm đục thuỷ tinh thể mắt {gây cừơm mắt )

    - Làm loãng xương và dòn xương bệnh lý {dễ bị gãy xương }

    - Làm suy giảm chức năng thận mà cụ thể là suy giảm tuyến thượng thận , bởi thế nếu bệnh nhân hen dùng corticoid kéo dài thì sức đề kháng của cơ thể cũng suy giảm theo .

    - Làm teo da cơ , đau nhức các bắp thịt . Hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng xơ hoá cơ Delta ở trên 15000 trẻ em ở khắp cả nứoc ta, chủ yếu rơi vào lứa tuổi từ 8 đến 15 tuôỉ là hậu quả của việc dùng Kenacort (K-cort }-một sản phẩm liều cao của corticoid ?"để chữa hen suyễn và viêm phế quản phổ biến ứng với khoảng thời gian trên .Lúc bấy giờ K-cort vừa đựoc nhập ở MỸ về ,? tác dụng quá thần diệu ,chỉ cần tiêm một mũi là hen và viêm phế quản cắt ngay?. Biết tôi là ngưòi say sưa nghiên cứu chữa trị hen và viêm phế quản , đi khắp cả nứoc ,tới đâu học trò cũng khuyên:? thầy nên dùng nó, quả là ngưòi MỸ đã tạo ra một thần dược để cứu các bệnh nhân hen và viêm phế quản ?o.Lúc đó tài liệu về nó còn rất hiếm ,sau này xem mới thấy rằng ngưòi ta đã nói rất đầy đủ về tác dụng của thuốc , ưu nhược rõ ràng ;.khi đó chúng ta mới biết sợ ,mới tuyên truỳên thuốc đó quá nguy hiểm ,phải hạn chế dùng ,cấm dùng v.v?Lại sang một thái cực khác , còn các cháu thì đã phải chịu hậu quả rồi .!

    - Đặc biệt đối với trẻ em ,nếu dùng quá liều các loại corticorid ở tuổi ấu thơ có thể làm giảm đà tăng trưởng xương , khiến cho các em sau này không thể cao lớn như bình thường được .
    Cho đến nay ,chưa có đầy đủcác dữ liệu về lâm sàngđểcó thể sử dụng Seretide trong điều trị cho trẻ em dưói 4 tuổi
    Còn với Đông y : Qua thực tế chữa trị hen suyễn hàng trăm năm của gia đình tôi cũng như qua các sách vở , chưa thấy nói tới tác dụng phụ bao giờ cả. Không chỉ thế, thuốc Đông y còn có phổ khá rộng , có thể dùng đ ể chữa cho các cháu nhỏ từ 3 tháng tuổi cho tới ngưòi già ngoài 80 tuổi . Đặc bi ệt hiệu quả khi chữa trị cho lứa tuổi dưói 18 : hết hen , ăn ngon ,ngủ yên ,chóng lớn ,trí tuệ phát triển tốt ?" đây cũng là giai đoạn phát triển chính chiếu cao của trẻ ( ngày nay do điều kiện nuôi dưõng tốt hơn nên với bạn gái sau 15 tuổi và bạn trai sau 18 tuổi chiều cao hầu như không tăng nữa }. Mong các bậc phụ huynh lưu ý cho điều đó .

    4.So sánh chi phí điều trị giữa Tây y và Đông y

    Trên Viet nam.net ngày 29/4/06 có bài phỏng vấn giáo sư Nguyễn Năng An nhân ngày hen toàn cầu( 2/5 ) . Ông nói ?ohiện nay bệnh hen là gánh nặng cho xã hội do chi phí điều trị cao .Hàng năm chi phí điều trị bệnh hen cao hơn cả chi phí điều trị bệnh lao và HIV/AIDS cộng lại , trung bình một năm chi phí điều trị trực tiếp cho một bệnh nhân hen là 300 USD ( gần 5 triệu đồng } ?o,và phải điều trị nhiều năm như thế vì b/n hen phải chung sống suốt đời với bệnh ,phải không các bạn ? Vậy là theo Tây y số tiền số tiền điều trị cho một b/n hen sẽ là khá lớn ?! Vừa qua một số phụ huynh ở HA NỘI ,HUẾ và tp *********** liên hệ với chúng tôi để điều trị cho con mới 3, 4 tuổi bị hen đều nói :?Con em thì chi phí cho một năm có lẽ phải gấp tới 2 lần như thế !

    Vậy theo Đông y thì chi phí cho đ/trị một ca hen là bao nhiêu ? Thực ra đưa ra một giá cụ thể cũng khó bới lẽ giá cả hiện nay chưa đựoc quản lí thống nhất , chẳng hạn tại HÀNỘI một thang thuốc Đông y giá trung bình hiện nay là từ 50 tới 70 ngàn đồng nhưng tại t/p *********** thang thuốc đó có thể là 80 tới 120 ngàn ,thậm chí một số cửa hiệu đẩy lên tới 150 ngàn đồng; nhưng kể cả đưa giá lên cao vậy thì đièu trị bằng Đông y vẫn rẻ hơn rất nhiều lần so với Tây y mà lại không sợ tácdụng phụ của thúôc . Trung bình một ca hen điều trị cần khoảng 30 tới 40 thang thuốc , chỉ bằng một phần mưòi chi phí cho một năm của Tây y mà thôi ! nếu uống thuốc viên thì chi phí cũng vào khoảng 700 tới 1 triệu rưỡi đồng .

    Các bạn thân mến !

    Chúng tôi viết đôi điều này là mong muốn củng cố thêm niềm tin cho các bạn rằng HEN PHẾ QUẢN và VIÊM PHẾ QUẢN MẠN là bệnh có thể chữa khỏi đựoc , đồng thời cũng muốn trao đổi ,tư vấn thêm một số v/đề mà một số bạn đang băn khoăn trong việc tìm cách nào chữa trị bệnh hen suyễn một cách tốt nhất .CHÚNG TÔI MONG MUỐN CÁC BẠN LỰA CHỌN CHỮA TRỊ THEO ĐÔNG Y VÌ ĐÓ LÀ LỰA CHỌN MỘT PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT VỚI CHI PHÍ RẺ NHẤT ., phù hợp với đời sống kinh tế còn hạn chế ở nước ta hiện nay .

    Chúng tôi viết topic này là với tinh thần của IRWIN J.POLK -một bác sỹ ngưòi MỸ đồng thời cũng là một bệnh nhân hen , một ngưòi đã bỏ ra hơn 40 năm của cuộc đời mình để nghiên cứu ,chữa trị bệnh hen , một trong những chuyên gia hàng đầu của thế giới về bệnh hen suyễn rằng :đối với chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ,không gì thành công bằng thông tin kiến thức cho mọi người . Chúc các bạn thành công và gặp nhiều may mắn .
  4. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề kiêng cử trong điều tri hen suyễn

    Vấn đề tưởng như không lớn, nhưng trong điều trị hen suyễn không phải ai cũng hiểu được -kể cả bac sĩ điều tri bằng Tây y, Đông y .Vì thế hiệu quả điều trị nhiều khi rất thấp .Tôi viết bài này để các bạn tham khảo :
    Về kieng kỵ chung :
    Điều này áp dụng cho mọi loại bệnh nhân hen -từ cháu bé cho tới cụ già ,từ bệnh nhân mới bị cho tới những bệnh nhân đã bị mấy chục năm -Đó là không được uống nước đá và ăn cam ,uống cam vắt . Tôi đã gặp nhiều bác sĩ nói với bệnh nhân rằng : ăn cam tốt chứ ! cam vừa bổ vừa thanh nhiệt , nhưng thực ra bác sĩ không hiểu rằng ăn cam sẽ sinh ra quá nhiều đờm - một trong những nguyên nhân làm hen nặng lên mà Tây y toàn thế giới đang gặp bế tắc khi điều trị hen .Bạn có thể kiểm tra điều này dễ dàng bằng cách khi trẻ lên cơn hen , cho trẻ uống một ly nước cam , bệnh sẽ tăng vọt lên ngay !
    Về kiêng kỵ riêng :
    Là sự kiêng kỵ dành cho từng bệnh nhân , điều này không thể nói chung được mà từng bệnh nhân phải tự theo dõi : thấy mình ăn uống thứ nào vào mà hen tăng lên thì lần sau phải tránh xa nó ! Chẳng hạn có người ăn dưa hấu vào thì hen tái phát và lên cơn nặng ngay , có người uống chai nước để trong tủ lạnh là ho ngay,tuy nhiên cần phải theo dõi ít nhất dùng thứ đó 3 lần,lần nào dùng thứ đó cơn hen cũng nổi lên mới kết luận là cần phải kiêng thứ đó v.v...
    Mấy hôm nay ngoài Bắc trời lạnh, tỷ lệ trẻ em và người lớn tái phát hen suyễn tăng cao, ngày nào cũng có người gọi tôi gửi thuốc hen ra Hà Nội. Báo chí cũng thấy đăng bệnh đường hô hâp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ( tai biến mạch máu não) nhập viện ở Hà Nội tăng vọt lên .Tôi viết mấy dòng này để các bậc phụ huynh trong chăm sóc con, nhất là các cháu đã bị hen suyễn lưu ý . Chúc quí vỵ vui khoẻ .
    Riêng trường hợp nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não, với tư cách là con cháu của một dòng họ có nhiều thầy thuốc giỏi, nhiều đời chuyên nghiên cứu về tim mạch và đã chữa trị rất thành công bệnh thiểu năng động mạch vành(còn gọi là bệnh mạch vành hay thiếu máu cơ tim) và thiếu máu não mà không cần phải đặt Stent hay mổ bắc cầu động mạch vành, trong hơn 20 năm qua tôi đã khám và điều trị cho không dưới 20 000 bệnh nhân loại này, tôi muốn lưu ý quý vỵ như sau: Cả hai bệnh này đều là bệnh của hệ thống tim mạch, việc chữa trị nó là phải chữa ở hệ thống tim mạch,những người bị thiếu máu về tim nặng thì đồng thời cũng bị thiếu máu lên não nên thường bị đau nhói ở ngực( Tây y thường gọi là đau thắt ngực) và đau đầu đi kèm.Nếu lượng máu về tim hay lên não quá thấp thì khi đó tim và não không thể làm việc bình thường được,thậm chí bị tê liệt, chết đi từng bộ phận cuả tim và não, khi đó xảy ra nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não: buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu,đột ngột quỵ xuống(vì thế bệnh này mới có tên là đột quỵ). Hậu quả của nó là khá nặng nề, nhẹ thì méo mồm, lẹch mắt , liệt nửa người, nặng thì hôn mê,bất tỉnh nhân sự, nặng nữa thì tử vong ngay trong mấy phút hoặc một vài ngày sau đó.
    Vì vậy khi thấy người thân bị đau nhói ở ngực, đau đầu kèm các hiện tượng trên thì phải đưa họ đi cấp cứu càng sớm càng tốt,ngươi ta gọi 6 tiêng đồng hồ đầu tiên sau khi xảy ra nhồi máu cơ tim hoặc tai biền mạch máu não là thời gian vàng.Đó là khoảng thơi gian có nhiều hy vọng nhất để cứu chữa cho bệnh này. Càng để lâu mới đưa tới viện thì càng khó chữa trị.
    Một thực tế ít người biết đến là bệnh này hiện nay tại các bệnh viện-kể cả các Viện chuyên điều trị về tim-lại phát hiện ra bệnh này rất kém và điều trị bệnh này với hiệu quả rât thấp, với chi phí quá cao so với mức sống hiện nay của người Việt chúng ta ( khoảng vài ba trăm triệu).
    Phòng mạch của chúng tôi lại rất có lợi thế về phát hiện và điều trị bệnh này: Chúng tôi có thể phát hiện rất sớm và điều trị bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim cho quý vị bằng Đông y gia truyền kết hợp các kiến thức của y học hiện đại vơi chi phí rất thấp-khoảng một vài triệu đồng-đồng thời thuốc còn phòng ngừa xảy ra nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não cho quý vị.Chúng tôi cũng nhận chữa rất hiệu quả cho 3 loại bệnh nhân mạch vành và thiếu máu não sau đây:
    1.Các bệnh nhân bị tắc nghẽn mấy điểm trên động mạch vành nhưng không Viện tim nào nhận đặt Stent được vì sức khỏe quá yếu do tuổi cao hoặc đi kèm một số bệnh khó khác như tiểu đường hoặc huyết áp quá cao ...
    2.Những bệnh nhân đã đặt Stent nhưng hiện nay chỉ số EF(phân xuất tống máu) quá thấp, mà Tây y đã bó tay không giái quyết được.
    3.Những bệnh nhân đang chuẩn bị một vài trăm triệu để đặt Stent, hãy tới chỗ chúng tôi, chỉ cần không quá 5 triệu,quý vị sẽ đạt kết quả tốt hơn đặt Stent nhiều.
    Đó là thế mạnh mà chúng tôi có thế tư vấn hoặc giúp đỡ quý vị. Sắp tới chúng tôi sẽ viết chuyên mục này một cách đầy đủ hơn lên mạng và có khuyến mại thuốc chữa bệnh mạch vành và thiếu máu não, nhồi máu não nhân dịp đón xuânTÂN MÃO , mời quý vị đón đọc.
    Có gì cần liên hệ, xin gọi qua số : 0982 929658 hoặc gửi Email : nguyen58n@yahoo.com

    Mời bạn xem tiếp : www.machvanh.vn
  5. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Trẻ sơ sinh uống thuốc kháng sinh dễ bị hen suyễn
    Đăng bởiVõ Đình DiênThứ sáu, ngày 20 tháng năm năm 2011

    Bạn đọc thân mến, vừa qua nhiều bạn gọi về cho tôi nói rằng con của các bạn bị hen suyễn được chữa bằng kháng sinh lâu với liều cao mà vẫn không khỏi. Đó là một sai lầm mà nhiều bác sĩ không nhận ra, tôi đăng một số bài liên quan tới điều đó để các bạn tham khảo :

    Cho trẻ em sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thuốc kháng sinh có thể làm tăng 2/3 nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ, theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Yale (Mỹ).
    [​IMG]
    Trẻ sơ sinh uống thuốc kháng sinh dễ bị hen suyễn

    Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng, trẻ sơ sinh được điều trị bằng thuốc kháng sinh trước 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn 40% so với trẻ không phải điều trị bằng thuốc trong thời gian này. Nguy cơ mắc bệnh hen huyễn có thể tăng lên 70% nếu trẻ uống thuốc hơn 2 liều thuốc kháng sinh trong thời gian 6 tháng tuổi.
    Kết quả trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học thuộc trường đại học Yale tiến hành nghiên cứu với 1400 trẻ em trong thời gian trẻ mới chào đời đến khi 6 tuổi. Trong quá trình này, nhóm nghiên cứu đã theo việc dùng thuốc kháng sinh của những trẻ này trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành theo dõi để xem việc uống thuốc kháng sinh ảnh hưởng như thế nào tới nguy cơ mắc chứng hen suyễn ở trẻ em.
    Các nhà khoa học đã giải thích nguyên nhân trẻ em uống thuốc kháng sinh khi nhỏ có nguy cơ mắc chứng hen suyễn cao hơn là do một số loại chất trong thuốc kháng sinh đã tiêu diệt một số kháng thể trong ruột của trẻ. Điều này khiến trẻ dễ bị ốm hơn, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp.
    “Thuốc kháng sinh đã tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi trong ruột của trẻ. Điều này đã làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ trong giai đoạn phát triển đầu đời. Điều này khiến trẻ dễ bị ứng với bụi và phấn hoa – một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh hen suyễn”, tiến sĩ Kari Risnes, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
    Trước đây, nhiều người vẫn tin rằng chỉ có những trẻ em có bố mẹ tiền sử bị bệnh hen mới có nguy cơ mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc trường đại học Yale cùng với các nghiên cứu khác trước đó đã chứng minh được rằng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thuốc kháng sinh là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra bệnh hen suyễn.
    (Theo Bee/Telegraph)

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    THUỐC KHÁNG SINH, ĐỒNG MINH BỆNH HEN SUYỄN
    Đăng bởiVõ Đình DiênThứ sáu, ngày 20 tháng năm năm 2011

    Đó chính là thuốc kháng sinh. Dù không hề có tác dụng điều trị bệnh hen (suyễn), nhưng thực tế rất đông bệnh nhi hen vẫn thường xuyên được cho dùng kháng sinh khiến tiền mất tật mang, bệnh hen tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát hơn.
    Ngay từ khi được vài tháng tuổi, bé Thu Mai (Lĩnh Nam, Hà Nội) đã thường xuyên phải uống kháng sinh bởi những đợt ho dai dẳng, kéo dài, khó thở. Đến nay đã 6 tuổi, các triệu chứng ho, khó thở vẫn tái đi tái lại dù bé đã được thăm khám tại một số cơ sở y tế, sử dụng kháng sinh đến mức 1-2 tháng/đợt. Chị Cúc, mẹ bé, kể chị quá nản vì càng chữa bệnh bé càng nặng.
    Chỉ đến khi được đo chức năng hô hấp cùng việc khai báo cụ thể tiền sử bệnh hen của ông nội, bé mới được xác định bị bệnh hen, bậc 3. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho hay tuần nào khoa cũng tiếp nhận một vài trường hợp tương tự như bé Mai. Vấn đề là toàn bộ thuốc kháng sinh từ trước đến nay bé dùng hầu như không có tác dụng đối với việc điều trị hen, mà còn là căn nguyên khiến bệnh nặng hơn.

    Bệnh nặng gấp bốn lần!
    Bệnh đường hô hấp dễ bị lờn thuốc nhất
    Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế, cho biết hiện nay nhiều người (nhất là cư dân thành phố) có điều kiện kinh tế thường có xu hướng sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau nên đã dẫn đến hiện tượng lờn thuốc, buộc bác sĩ phải kê sang loại khác nặng hơn.
    Các bệnh do siêu vi như sốt siêu vi, hen... thì có dùng bao nhiêu kháng sinh cũng không thể khỏi, mà ngược lại chỉ làm cơ thể thêm kiệt quệ. Khảo sát của Bộ Y tế cho thấy những loại bệnh đường hô hấp thường dễ bị lờn thuốc nhất do nhiều người có thói quen tự mua kháng sinh về uống.
    Đơn giản là vì kháng sinh chỉ hữu dụng với bệnh nhiễm trùng, do vi trùng, còn hen là dạng bệnh lý do siêu vi (virus). Song bệnh hen ở trẻ có khi chỉ biểu hiện bằng các đợt ho kéo dài hay thở khò khè mỗi khi nhiễm trùng hô hấp nên thường bị bác sĩ bỏ sót, chẩn đoán thường bị “lái” sang viêm tiểu phế quản hoặc viêm phế quản. Từ đó các em bị chỉ định dùng kháng sinh và thuốc giảm ho, vốn là những thuốc không dùng trong điều trị hen.
    Số trẻ bị hen nhưng lại bị dùng kháng sinh chiếm tỉ lệ rất lớn. Khảo sát tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy nhiều bệnh nhi hen đã được điều trị dài ngày bằng các loại thuốc kháng sinh trước khi đến viện. Riêng với bệnh nhi hen bậc 3 thì tỉ lệ dùng thuốc kháng sinh lên đến 63,4%, 2/3 trong số đó thường xuyên phải nghỉ học do ảnh hưởng của bệnh tật. “Theo dõi, nghiên cứu trẻ đến khám tại viện cho thấy bệnh nhi hen lại dùng thuốc kháng sinh sẽ làm cho mức độ bệnh nặng hơn 4,2 lần bình thường” - tiến sĩ Dũng cảnh báo.
    Thực tế, bệnh nhân hen thường được điều trị bằng thuốc cắt cơn hen và điều trị dự phòng. Việc dùng kháng sinh chỉ có tác dụng khi người bệnh có kèm các bệnh lý nhiễm trùng tại phổi hay bị viêm amiđan, viêm tai... Việc chẩn đoán trẻ bệnh hen có bị bội nhiễm hay không cần rất cẩn trọng, không thể chỉ dựa trên những quan sát lâm sàng thông thường.
    Trước hết bệnh nhân phải được chụp phổi để xác định có nhiễm trùng hay không rồi làm xét nghiệm máu, nếu bạch cầu tăng cao mới cần đến kháng sinh. Trẻ bị hen phải cân nhắc trong việc dùng kháng sinh hơn người bình thường bởi kháng sinh sẽ làm tăng cơn hen, tăng nguy cơ lên cơn kịch phát của bệnh hen.
    Dễ mắc hen nếu dùng kháng sinh trước 1 tuổi
    Giáo sư Nguyễn Năng An, chủ tịch Hội Dị ứng - miễn dịch lâm sàng VN, cho hay những trẻ bình thường, không hề có tiền sử bệnh hen, nhưng nếu đã từng dùng kháng sinh trước 1 tuổi sẽ rất dễ bị hen khi bắt đầu vào tuổi đi học. Hệ lụy này cảnh báo phụ huynh phải cẩn trọng trong sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ.
    Tùy tiện dùng thuốc, lấy đơn lần này dùng tiếp cho lần sau, đơn của trẻ này áp cho trẻ khác sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Theo giáo sư An, do bệnh hen phế quản ở trẻ dễ bị chẩn đoán nhầm sang các loại bệnh nhiễm trùng, dẫn đến phác đồ điều trị sai kéo dài, gây nguy hiểm cho bệnh nhi, có thể dẫn đến tử vong.
    Những đợt ho kéo dài, kèm những cơn khó thở của hen có thể phân biệt với các bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp trên bằng dấu hiệu sốt đi kèm. Thông thường nếu trẻ ho, khò khè mà không sốt thì ít khi là bệnh nhiễm trùng. Nhiều trẻ mắc bệnh hen nhiễm siêu vi sẽ có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, hắt hơi báo trước, sau đó mới xuất hiện cơn hen.
    NGỌC HÀ (Tuoitre)
  6. xinchao01

    xinchao01 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2011
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} 1. Máy đo huyết áp - Máy đo đường huyết - Máy điều trị viêm mũi - Máy xông mũi họng - Máy xông khí dung - Nhiệt kế
    2. Đai bụng giảm béo - Bồn ngâm chân - Bồn massage chân - Gối massage - Máy massage chân - Máy điện châm - Máy xông mặt - Máy xông hơi da mặt - Túi xông hơi -
    3. Tảo xoắn (Spirulina) - Omega 3 - Methi - Dong trung ha thao - Collagen - Canxi - Thực phẩm chức năng -
    4. Chảo hai mặt Happy Call - Chổi lau nhà thông minh - Cay lau nhà 360 - Máy làm sữa chua - Hộp cơm hâm nóng tự động - Nồi nướng đa năng thuỷ tinh - May xay ep da nang - Quạt đa năng - Quạt phun sương - Quạt hơi nước - Quạt tích điện - Quạt sạc - Quạt lưu điện
  7. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Bệnh hô hấp vượt đỉnh
    Đăng bởiVõ Đình DiênThứ ba, ngày 26 tháng bảy năm 2011
    [​IMG]

    25/07/2011 8:22
    PN - Tuần qua, mỗi ngày hai bệnh viện nhi đồng tại TP.HCM điều trị nội trú cho hơn 700 trẻ mắc các bệnh về hô hấp. Tình trạng trẻ nhập viện gia tăng mạnh đã diễn ra từ đầu tháng Bảy, trong khi, đỉnh điểm của dịch bệnh hô hấp thường bắt đầu từ tháng Tám.
    Phần lớn trẻ nhập viện dưới hai tuổi với chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen suyễn… Các bác sĩ cảnh báo: với bệnh hen suyễn, nếu không phát hiện sớm, trẻ dễ lên cơn kịch phát và tử vong.

    Bệnh đến sớm hơn mọi năm
    Nằm điều trị hơn một tháng tại khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng II nhưng tình trạng sức khỏe của bé trai N.K.H., một tuổi (ngụ TP.HCM) vẫn chưa được cải thiện. Theo lời người nhà, trước đây bé H. bị sổ mũi, ho nhẹ nên gia đình tự mua thuốc cho bé uống. Khi uống được ba liều, bé bớt ho, không còn chảy mũi nên bỏ thuốc. Sau đó vài ngày, bé ho trở lại và khi đi khám mới phát hiện trong phổi có mủ. ThS-BS Trần Thị Thu Loan - Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng II - cho biết: “Với những trẻ bị áp-xe ở phổi thì việc điều trị kéo dài ít nhất một tháng, nhiều khi phải tiến hành phẫu thuật để tránh xảy ra di chứng như: suy hô hấp, nhiễm trùng phổi, tràn dịch màng phổi... Riêng trường hợp của cháu H., chúng tôi đang theo dõi điều trị kháng sinh, chứ chưa can thiệp phẫu thuật”.

    Theo thống kê của BV Nhi Đồng II, những ngày qua, mỗi ngày BV này điều trị nội trú cho 360 trường hợp mắc bệnh hô hấp. Theo các BS, số trường hợp mắc bệnh hô hấp thường bắt đầu tăng mạnh từ tháng Tám và kéo dài cho đến tận tháng 11, 12, nhưng năm nay dịch bệnh hô hấp đến sớm. Tương tự, tại BV Nhi Đồng I, mỗi ngày cũng điều trị nội trú cho hơn 330 bệnh nhi mắc bệnh hô hấp, có ngày lên đến 370 bệnh nhi.
    ThS-BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng I - giải thích, trẻ mắc bệnh hô hấp, ngoài nguyên nhân do thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí thì còn do trẻ chưa được chủng ngừa đầy đủ các loại vaccine: lao, ho gà, bạch hầu, sởi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, cúm mùa… Ví dụ, khi trẻ bị sởi thì nguy cơ bị biến chứng viêm phổi dễ xảy ra. Hoặc vi khuẩn Hib là nguyên nhân thứ hai gây viêm phổi và nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em.
    Trẻ hen suyễn không nên gắng sức
    PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM - cho biết, trước đây, trong các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ, thì bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… dễ chẩn đoán nhầm với nhau. Hiện nay, các cơ sở y tế đã trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc nên việc chẩn đoán đã được cải thiện nhiều. Thế nhưng, việc chẩn đoán bệnh hen suyễn vẫn còn khó khăn. Trong khi tại Việt Nam có đến 5% người lớn và 10% trẻ em mắc bệnh hen suyễn. Nếu không chẩn đoán đúng bệnh, người bệnh phải dùng kháng sinh, corticoids kéo dài, gây xanh xao, chậm lớn, tiêu chảy, loãng xương, tiểu đường, mỏng da, teo cơ… Vì vậy, những trẻ bị chẩn đoán hen suyễn cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt, nhất là trước tuổi dậy thì. Nếu không, đường dẫn khí bị tắc nghẽn lan tỏa, khiến trẻ bị khò khè suốt đời và có thể tử vong khi cơn hen bộc phát. Chưa kể, trẻ bị hen suyễn thường bị thiếu oxy não, từ đó trẻ chậm lớn, mất tập trung trong việc học, khó tham gia các hoạt động thông thường như các bạn cùng trang lứa.
    Theo các BS, khoảng 70% - 90% bệnh nhân hen suyễn bị lên cơn khi gắng sức. Một trong những nguyên nhân khiến cơn hen bộc phát khi gắng sức là do chơi những môn thể thao cần nhiều thể lực như: tập thể dục nhịp điệu, chạy đua, đua xe đạp. Thậm chí, dù môn thể thao không đòi hỏi vận động mạnh nhưng nếu gắng sức liên tục hoặc gần như liên tục thì cơn hen cũng dễ xuất hiện. Ngoài ra, một số yếu tố thúc đẩy dễ xảy ra cơn hen là do môi trường xung quanh ẩm thấp, thời tiết trở lạnh, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và khí thải công nghiệp, hoặc do bản thân người bệnh có cảm xúc quá mạnh.
    Để cơn hen không bộc phát khi gắng sức, trẻ bị hen suyễn nên chọn các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy cự ly ngắn, cầu lông, bơi lội nhưng không được lặn. Trước khi chơi thể thao, phải làm nóng đúng mức, khởi đầu bằng đi bộ và các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo, sau đó chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây, rồi nghỉ 60 giây, lặp lại hai - ba lần. Thời gian khởi động trung bình từ 5 - 10 phút, người lớn tuổi phải khởi động kéo dài hơn, cường độ gắng sức từ lúc thấp đến tăng dần lên. Và đến khi gần kết thúc buổi tập luyện cũng phải làm nguội đúng mức tránh ngưng gắng sức đột ngột.
    Văn Thanh
    * ThS-BS Trần Thị Thu Loan cho biết: Với những trẻ bị bệnh, khi bị sốt, phụ huynh không đắp khăn ướt lên trán. Vì lúc đó, các mạch máu ngoài da co lại theo phản xạ, nên nhiều người lầm tưởng đã hạ nhiệt, nhưng thực chất, nhiệt độ bên trong cơ thể vẫn không thoát ra ngoài.
    * BS Trần Anh Tuấn khuyên: Cần giữ ấm hợp lý cho trẻ trong thời điểm giao mùa này, nhiệt độ lý tưởng để bảo vệ trẻ từ 270C - 280C (không áp dụng cho trẻ sơ sinh). Các hộ gia đình tránh việc sưởi ấm bằng than củi, sẽ dễ gây ngộ độc, lên cơn hen suyễn cho trẻ.
  8. giun_da

    giun_da Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2010
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    trước mình cũng bị nhưng giờ khỏi rồi
  9. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    “Thành phố HCM - Thủ đô của hen suyễn”

    Quý vị cùng các bạn thân mến!
    Biết tôi là người chuyên chữa hen suyễn,lại chuyển từ Hà Nội vào TP HCM, nên có nhiều người gửi thư cho tôi, hỏi về tình hình hen suyễn giữa hai thành phố lớn nhất của nước ta? Tôi viết bài này để quý vị tham khảo:
    So với TP HCM thì Hà Nội lạnh hơn,mà bệnh hen thì rất kỵ lạnh, mặt khác khí hậu HN rất hay thay đổi đột ngột, mỗi đợt gió mùa Đông Bắc về là hàng loạt trẻ em bị bệnh đường hô hấp phải nhập viện, những bé hen suyễn thì kéo cưa khò khè…; viện nhi và các khoa nhi thường quá tải vào những ngày đó. Ngoài Bắc có cặp từ:”mưa dầm, gió bắc”, gió Bắc về đã lạnh, thêm mưa dầm nữa thì càng tê tái hơn, bệnh hen dễ khởi phát hoặc tái phát vào những dịp đó, chưa kể mấy năm gần đây HN bị rét đậm, rét hại nhiều hơn so với những năm trước, nên tỉ lệ hen suyễn càng tăng lên. Nói hen suyễn thì nghe nặng nề, thực ra trẻ bị viêm đường hô hấp ho nhiều, nếu không được chữa đúng, chữa kịp thời và dứt điểm, cứ bị tái đi tái lại nhiều lần thì sẽ chuyển thành viêm phế quản thể hen, đó là hen suyễn rồi, khi đó việc chữa trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Nhà tôi nhiều đời chữa bệnh hen, các cụ đã chỉ ra rằng cứ trời chuyển từ nóng sang lạnh là dễ bị bệnh đường hô hấp và tái phát bệnh hen, các bà mẹ nuôi con nhỏ cần nhớ cho điều này.
    Còn TP HCM thì sao ? Một cách hình thức thì nghĩ rằng nơi đây ấm áp hơn, bệnh hen sẽ đỡ hơn.Nhưng thực tế lại không phải như vậy.” Bộ Y tế đưa ra con số 10% trẻ em Việt Nam mắc bệnh hen. Còn ở TP.HCM, con số thực tế do tổ chức y tế ISSAC đưa ra là 29,1% trẻ mắc căn bệnh này (số liệu năm 2004). Họ gọi TP.HCM là thủ đô của hen suyễn. , số trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 12 - 13 có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao nhất châu Á.”Đây là thống kê của 2004,còn hiện nay chắc tỉ lệ này sẽ còn cao hơn! Vì sao vậy? Có 4 lí do chính sau đây:
    1.Số trẻ em bị hen năm 2004 là bao nhiêu thì nay vẫn gần như nguyên vẹn là vậy. Vì rằng Tây y thì chưa ở đâu chữa khỏi được hen suyễn, còn Đông y và một số trừơng phái khác thì nói rằng có thể chữa khỏi hen suyễn nhưng không phải thầy nào cũng chữa được, tôi là người gần như ngày nào cũng gửi thuốc hen ra Hà Nội, nên hiểu rất rõ điều đó.Vì thế số bệnh nhân hen được chữa khỏi là rất ít ỏi, còn số mới bị thì tăng lên rất nhiều.
    2.Sài Gòn tuy có ấm hơn Hà Nội nhưng môi trường thì lại xấu hơn. Anh H, sếp của tổng cục thông kê năm ngoái vào công tác SG có ghé thăm tôi, anh nói vừa rồi một tổ chức y tế vào khảo sát môi trường của ta, họ đo số hạt bụi trong một mét khối không khí thì thấy ở Hà Nội cao hơn Sài Gòn, nhưng số hạt bụi độc thì ở Sài Gòn lại cao hơn Hà Nội. Tôi nói với anh mình không có máy đo nhưng cứ nhìn thì cũng thấy, mật độ xe máy , ô tô ở Sài Gòn cao gấp nhiều lần ở Hà Nội, lượng khói xả ra cũng đã ghê gớm rồi; Sài Gòn lại tồn tại rất nhiều xe đời cũ mà Hà Nôi không thể bói ra, nên lượng khói xả ra càng nhiều hơn. Mặt khác cùng với sự phát triển của công nghiệp, lượng khói xả ra của các nhà máy ở SG cũng gấp bội so với HN.Không khí kém trong lành là đúng thôi…!
    3.Nguồn nước ở SG cũng bị ô nhiễm nặng hơn. Hơn ba mươi năm trước tôi theo đoàn quân vào giải phóng SG thì các con sông rạch trong nội thành vẫn còn xanh trong, nay trở lại SG, các dòng chảy đó đã trở thành đen ngòm và đặc quánh,chiều chiều bốc mùi thật khó chịu. Mấy năm trước tôi đọc một tờ báo nói rằng xung quanh sông SG có gần hai mươi cảng, mỗi ngày đổ ra sông hàng trăm tấn dầu thải,nay có giảm bớt một số cảng. Các nhà máy tuy đã được quản lý nhưng vẫn tìm cách tống nước thải chưa được xử lý ra sông. Dân số càng tăng, nguồn nước ăn SG càng thiếu, nhiều vùng vẫn phải ăn nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh. Một chuyện thật, nói ra như bịa, ít người được biết là ngay tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, nơi có nhà máy nước,từ mấy chục năm nay cung cấp nước cho cả thành phố HCM, lại còn rất nhiều khu dân cư không có nước máy để dùng, phải ăn nước giếng khoan ! Dùng nước bị ô nhiễm, chức năng thận và một số cơ quan nội tạng dễ bị suy giảm, bệnh đường hô hấp có nhiều cơ hội nảy sinh, bệnh nhân hen vì thế cũng tăng lên.
    4.Người phía Nam nói chung và SG nói riêng có một thói quen bất lợi cho sức khỏe là rất thích dùng nước đá và dùng kháng sinh khi ốm đau, mà lại thích dùng liều cao nữa chứ. Nước đá uống thì thấy mát, nhưng ít ai biết rằng lại rất hại cho thận và hệ thống hô hấp, mũi họng…Dùng kháng sinh chữa bệnh hô hấp, nếu không đúng lại tạo điều kiện cho hen suyễn nảy sinh.
    Đây có lẽ cũng là lý do vì sao chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em ở SG khó khỏi hơn so với Hà Nội.


    Dưới đây, tôi đăng thêm bài đăng trên VietnamNet, để quý vị tham khảo:

    TP.HCM - Thủ đô của hen suyễn

    Tại TP.HCM, cứ 10 trẻ, có ba em bị mắc bệnh hen suyễn. Đây là bệnh mãn tính hàng đầu ở trẻ em. Trẻ bị ho, khò khè kéo dài, phải thường xuyên gặp bác sĩ.
    Ngày 26/5, trong buổi nói chuyện trẻ em với bệnh hen suyễn tổ chức tại Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM, PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết, số trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 12 - 13 có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao nhất châu Á.
    Bộ Y tế đưa ra con số 10% trẻ em Việt Nam mắc bệnh hen. Còn ở TP.HCM, con số thực tế do tổ chức y tế ISSAC đưa ra là 29,1% trẻ mắc căn bệnh này (số liệu năm 2004). Họ gọi TP.HCM là thủ đô của hen suyễn.
    Ở nước ta, hiện nay suyễn là một trong những bệnh mãn tính hàng đầu của trẻ em. Trẻ bị ho và khò khè kéo dài, phải thường xuyên gặp bác sĩ.
    Tuy vậy, việc chẩn đoán đúng bệnh cũng khá khó khăn, bởi triệu chứng bệnh ở trẻ giống với một số bệnh về đường hô hấp khác: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản dạng khò khè?
    Thuốc kê toa thường là kháng sinh,vì thế trẻ thường bị bệnh lại ngay sau khi dứt thuốc. Có trẻ dùng nhiều quá, đến mức tiêu chảy, chậm lớn mà bệnh vẫn không dứt.
    Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, cần có sự phân biệt rõ giữa trẻ bị bệnh suyễn và viêm phế quản để nhận biết bệnh, để điều trị đúng và biết cách kiêng cữ đúng? Dưới đây là một số điều cần chú ý :
    Khi trẻ bị một trong những triệu chứng trên, cần thiết đưa trẻ đi bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra đúng bệnh của trẻ, đối với trẻ hơn năm tuổi, làm xét nghiệm hô hấp kí với test giãn phế quản cũng đưa lại kết quả khách quan. Hiện nay, ở VN có khoảng 95% bệnh nhân hen suyễn chưa được kiểm soát. Nhiều bệnh nhân tự tiện đi mua thuốc, thậm chí tự trị bằng một số cách truyền miệng cây nhà lá vườn thiếu cơ sở khoa học.
    Chăm sóc trẻ bị suyễn tại nhà: Cha mẹ và người thân của trẻ cần biết cách thực hiện biện pháp chăm sóc và phòng ngừa như sau:
    1. Phòng tránh các tác nhân kích thích:
    - Bọc gối, nệm bằng vải không thấm nước; giặt bao mền, gối nệm hàng tuần với nước nóng, và phơi nắng; lau chùi nơi ngủ của trẻ thường xuyên.
    - Trong nhà không có khói thuốc lá.
    - Giữ vệ sinh nhà cửa, không có gián, chuột, không nuôi chó mèo, không có khói nhang, kể cả nhang muỗi.
    - Không sử dụng hóa chất có mùi nồng gắt như thuốc xịt muỗi, xịt phòng̣, thuốc tẩy rửa, dầu thơm.
    - Không dùng thức ăn gây dị ứng cho trẻ.
    - Cho trẻ chích ngừa cảm cúm.
    - Giữ ấm cho trẻ.
    - Không dùng đồ ăn thức uống lạnh và các loại thuốc gây triệu chứng suyễn ở trẻ.
    - Chọn môn thể thao thích hợp, vừa sức trẻ, có nghỉ ngơi xen kẽ và có thể dùng 2 nhát Ventolin trước khi vận động.
    2. Sử dụng thuốc ngừa cơn suyễn đúng liều, đúng cách. Luôn đưa bình thuốc cắt cơn bên người trẻ và cho trẻ đi khám đúng hẹn của bác sĩ ngay cả khi đă kiểm soát được cơn suyễn.
    3. Cha mẹ nên tham gia Câu lạc bộ bệnh nhân suyễn để có thể giao lưu trao đổi, tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ.
    4. Cần đưa trẻ đi cấp cứu khi: Thuốc cắt cơn không hiệu quả, hoặc hiệu quả kéo dài không lâu, trẻ vẫn thở nhanh và khó khăn, hoặc có các triệu chứng như nói không nổi, môi và móng tay hoặc chân tím tái; cánh mũi phập phồng, co kéo hõm ức, hõm trên xương đòn, hõm trên các xương sườn, hõm xương sườn.
    Bệnh suyễn rất nguy hiểm đối với trẻ, bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu có bệnh sử không tuân thủ kế hoạch điều trị, có vấn đề tâm lí và xã hội, hoặc quá lệ thuộc vào thuốc cắt cơn.
    Người thân của bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đối với bệnh nhân đã từng có bệnh sử cơn hen suyễn sắp tử vong; đã nhập viện hay cấp cứu; đã có đặt ống nội khí quản do hen suyễn; hiện đang uống hoặc ngưng uống Corticosteroides.
    Dấu hiệu giúp nghi ngờ trẻ bị bệnh suyễn:
    1. Có tiếng rít hay tiếng như huýt sáo khi thở ra hay những đợt thở rít tái đi tái lại.
    2. Bị ho, đặc biệt về đêm và gần sáng.
    3. Đêm ngủ bị thức giấc và hay khò khè, khó thở.
    4. Bị ho hay khhò khè sau khi chạy giỡn, vận động nhiều.
    5. Có vấn đề về hô hấp vào mùa nào đó nhất định trong năm.
    6. Bị ho, thở rít hay khó thở, nặng ngực khi gặp tác nhân kích thích như lông chó, lông mèo, các hóa chất dạng xịt, bụi khói, khói thuốc lá, xúc động mạnh, khóc, cười quá mức, thay đổi thời tiết, các dạng thuốc.
    7. Bị cảm nhập vào phổi tái đi tái lại hoặc kéo dài hơn 10 ngày mới hết. Càng nên nghĩ đến bệnh suyễn khi gia đ́nh hoặc bản thân trẻ có người thân bị bệnh có cơ địa dị ứng (chàm, mày đay, lác sữa)
    Nếu trẻ ngoại trừ chứng ho tái đi tái lại, còn lại đều mạnh khỏe bình thường, cũng nên nghĩ đến bệnh suyễn. Ngoài ra cũng có dạng suyễn không rõ ràng như sổ mũi, tái đi tái lại hoặc chỉ có đằng hắng.
    theo VietnamNet

  10. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    ANH: CÁC NHÀ KHOA HỌC PHÁT HIỆN RA CƠ CHẾ GÂY BỆNH HEN SUYỄN

    Các nhà nghiên cứu tại Trường cao đẳng Im-pơ-ri-an và Trung tâm nghiên cứu y học về bệnh hen suyễn của Anh đã lý giải được nguyên nhân tại sao thời tiết lạnh lại là nguyên nhân khiến người bị hen suyễn dễ mắc bệnh nặng hơn và có nhiều nguy cơ gây tử vong hơn.
    Kết quả xét nghiệm đối chứng tế bào của người bị hen suyễn và người không mắc bệnh này cho thấy khi những người hen suyễn bị nhiễm vi-rút cảm lạnh thông thường - có tên khoa học là "rhinovirus" - tế bào trong phổi của họ chỉ "sản xuất" được một nửa lượng interferon, loại prô-tê-in chống vi-rút do hệ miễn dịch sinh ra. Điều này lý giải những người có lượng interferon càng thấp thì bệnh hen suyễn càng nặng.
    Giáo sư Xê-ba-xti-an Giôn-xtơn, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết việc phát hiện ra cơ chế này có thể mở ra một phương pháp điều trị bệnh hen suyễn mới. Từ phát hiện trên, người ta có thể sử dụng ống xịt mũi để bơm bổ sung interferon vào phổi nhằm giúp hệ miễn dịch chống lại vi-rút cảm cúm. Phương pháp này có thể dùng để phòng ngừa từ lúc xuất hiện triệu chứng cảm lạnh hay thậm chí trong suốt mùa Đông.
    Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm để tìm phương pháp điều trị cho những bệnh nhân có lượng interferon thấp và cố gắng lý giải nguyên nhân tại sao lượng interferon của họ quá ít. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% số cơn hen suyễn ở trẻ em và 60% ở người lớn đều do vi-rút ở hệ hô hấp gây nên, nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho những người bị bệnh. Tại Anh, trung bình có tới 198 người phải nhập viện mỗi ngày vì chứng bệnh này./.

Chia sẻ trang này