1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúa Jesus là ai?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi thaibinh3n, 29/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu. Bạn nói rõ hơn có được không?
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nhắc nhở Leonids, bạn có quyền phản bác ý kiến mà bạn cho là ko đúng. Nhưng nếu bạn gọi hoặc so sánh Kinh thánh với những từ ko phù hợp thì tôi sẽ phải xoá bài bạn.
    Thân ái.
  3. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    luuthuy ơi là luuthuy. Bạn đọc kỹ lại đi. Tôi gọi cái lập luận của ai đó bên trên là mớ giẻ rách chứ có gọi Kinh Thánh như vậy đâu! Bạn "nhạy cảm" quá rồi.
  4. FairPlaynha

    FairPlaynha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    ( Kiến thức nhân lọai sẽ đẩy lùi những niềm tin mù quáng . 1000 lần lập lại điều sai sẽ là vô nghĩa nếu người nghe có hiểu biết và suy xét . Truyền thông kiểu Goebel chỉ có tác dụng với người thế kỷ trước . )
    VNExpress :
    Một người đàn ông trông có vẻ chất phác cục mịch, khuôn mặt rộng, nước da sẫm, mái tóc ngắn, xoăn và mũi cao gồ lên, đó là chân dung của vị giáo chủ đạo Thiên chúa được công bố trên tạp chí Popular Mechanics (Mỹ) số ra tháng này. Cũng theo phác họa, Jesus cao khoảng 1,5 mét và nặng 50 kg.
    Bức chân dung mới này là sản phẩm của các nhà nhân chủng học pháp y cùng một số chuyên gia lập trình người Anh và Israel. Nó khá khác biệt so với loại tranh minh họa quen thuộc lâu nay về "Con trai của Chúa trời" (Theo đó, Jesus là một người thanh tú, mềm mại, với nước da sáng và mái tóc dài).
    Richard Neave, một họa sỹ y khoa (từng làm việc tại Đại học Manchester ở Anh), và cộng sự bắt đầu dựng chân dung từ một sọ người Israel sống vào khoảng thế kỷ thứ nhất. Tiếp đó, họ sử dụng các chương trình máy tính, đất sét, da nhân tạo và vốn kiến thức về người Do Thái ở thời điểm đó để quyết định hình dáng khuôn mặt, màu mắt và màu da. Các nhà nghiên cứu cũng viện đến Kinh thánh để xác định độ dài của tóc. Sau cùng, họ kết hợp những yếu tố này để tạo ra Chúa trong hình hài như trên.
    ?oĐây chưa phải là khuôn mặt thật của Jesus, vì chúng tôi không có cơ hội quan sát trực tiếp sọ của ông, nhưng ít nhất, nó cho chúng ta thấy vẻ ngoài của Jesus có thể là như vậy?, Jean Claude Gragard, nhà sản xuất bộ phim "Son of God" của đài BBC, cho biết. Bức chân dung này được giới thiệu lần đầu tiên hồi năm ngoái, trong bộ phim tài liệu Jesus - The Complete Story.
    Kỹ thuật nhân chủng học pháp y cũng từng được các họa sĩ sử dụng để tái tạo hàng chục khuôn mặt của các nhân vật nổi tiếng, như cha của Alexander Đại Đế hay vua Midas.
    Tuy nhiên, các biên tập viên của tạp chí Popular Mechanics thú nhận rằng, họ không chắc chắn lắm về độ chính xác của khuôn mặt này. ?oKhông có cách nào biết được người đàn ông mà ta đang nói đến có phải là Jesus hay không. Các tín đồ Cơ Đốc tin rằng thân xác của Chúa Jesus đã hồi sinh, vì thế, họ sẽ không bao giờ tìm thấy mảnh xương, sọ hay bằng chứng ADN nào của Chúa?, Mike Fillon, một biên tập viên của tạp chí, nói.
    Mặc dù còn có ý kiến bàn tán về độ tin cậy của phương pháp này, giáo sư nhân chủng học Alison Galloway của Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) nhận định: ?oĐây có thể là khuôn mặt gần với sự thực hơn bất kỳ công trình nào trước đây?.
    [​IMG]
    Sử dụng những số liệu mới nhất trong ngành khảo cổ, các nhà khoa học đã dùng máy tính phác họa ra khuôn mặt của một người đàn ông 30 tuổi ở Jerusalem cách đây 2.000 năm. Chúa Jesus có thể đã nhìn giống như thế này.
    Bàn : Jesus là người Trung Đông mà tóc vàng , mắt xanh , da trắng ... thì quả là ngộ Chuyện đơn giản thế còn không nhận ra thì làm sao ta tin tưởng vào sự đúng đắn ?
  5. nihilism

    nihilism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Lời bàn của bạn mới thật là ngộ. Bởi vì có lẽ bạn chẳng hiểu gì về niềm tin của người TCG. Nếu đã tin chúa Jesus là Thượng Đế thì Jesus khoác hình hài gì mà chẳng được ? Thậm chí có những hình ảnh vẽ Jesus và Maria là người Việt Nam cũng có sao đâu ? Chúa ở khắp nơi trong Vũ Trụ và ở ngay trong lòng ta - đấy là niềm tin của người TCG. Bản chất vừa là Người vừa là Thượng Đế cũng là một quan niệm của triết học và thần học.
    Còn cái câu bạn in đậm cũng buồn cười vì thực ra khoa học càng phát triển thì những những sự mê tín dị đoan càng bị đẩy lùi, nhưng niềm tin có một Đấng Tạo Hoá thì không phải là một sự mê tín mà đối với một số nhà khoa học và triết gia, đó là niềm tin sáng suốt nhất. Vì thế khoa học càng phát triển thì càng khẳng định sự tồn tại của Thượng Đế. Tất nhiên, có thể các nhà khoa học và triết gia, không quan nịêm Thượng Đế giống đức tin của người Ky Tô giáo, nhưng vấn đề là nếu chúng ta tin có Thượng Đế thì chỉ có một Thượng Đế duy nhất mà thôi.
    Vì thế , đối với những người này, họ thường nhại lại câu nói của Engels " Sự ngu dốt đẻ ra vô thần " .
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    J xin mượn tạm vài hàng của tác giả Trần Chung Ngọc trong bài viết "Jesus là ai" mà mạn phép bổ sung (1 cách chung chung) về topic của thaibinh3n cái nhỉ !!!
    Cho đến nay, các chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ngoài Ki Tô giáo vẫn không đi đến bất cứ một điểm đồng thuận nào để có thể trả lời dứt khoát, khẳng định "Chúa tôi" là ai? Tại sao vậy? Chúng ta có thể đọc trong cuốn Sự Thật Về Phúc Âm của Russell Shorto, một học giả đã nghiên cứu và duyệt qua những công cuộc nghiên cứu về nhân vật Jesus trong 2 thế kỷ 19 và 20, những đoạn như sau:
    -- Bữa ăn chiều cuối cùng, Sinh ra từ một trinh nữ, chết rồi sống lại: những đức tin chính của Ki Tô Giáo đang bị thử thách từng niềm tin một. Các học giả chuyên nghiên cứu Thánh Kinh ?" một thời đã là những người gìn giữ nền Thần học Ki Tô ?" ngày nay đang dùng khoa khảo cổ, cổ sinh vật học, ngữ học, khoa học điện toán, và ngay cả khoa vật lý các hạt nhỏ, để tìm hiểu vấn đề "Jesus là ai?" Kết quả là một sự duyệt lại tận gốc rễ Phúc âm và chuyện trong Phúc âm nay đã trở nên thật là rõ ràng nhưng lại làm cho một số người choáng váng bàng hoàng.
    Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu (như LM John Meier), cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Jesus chỉ là huyền thoại.
    ...Công cuộc nghiên cứu của Hội Nghiên Cứu Giê-su, và của tất cả những nhà nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay, biểu thị cho một sự chuyển hướng của các học giả chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh về sự lương thiện văn hóa, lánh xa sự độc đoán của giáo hội. Theo Funk (chủ tịch Hội Nghiên Cứu Giê-su. TCN), các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay ?" rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người sống với một ảo tưởng (ảo tưởng tin rằng mình chính là con của Thần Do Thái và là đấng cứu tinh của dân Do Thái. TCN) ?" họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng dữ dội trong đám con chiên. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.
    Phải chăng Shorto đã đưa ra những nhận định vô căn cứ? Thử xét đến vài kết quả nghiên cứu điển hình về nhân vật Giê-su của một số giám mục, linh mục, học giả chuyên về tôn giáo:
    1. Trong cuốn Jesus Là Ai ?, học giả Ki Tô Colin Cross viết như sau trong phần dẫn nhập:
    Nhìn từ xa và xét về toàn thể, Jesus ở Nazareth có vẻ như là một nhân vật lịch sử hiển nhiên. Nhưng khảo xát kỹ về bất cứ chi tiết nào cũng làm cho hình ảnh này mờ nhòa. Lý do về sự bất minh này thật là hết sức đơn giản. Đó là chúng ta không có bất cứ một tài liệu nào, thuộc bất cứ lãnh vực nào, về phần lớn cuộc đời của ông. Ông ta không viết một cuốn sách nào. Ngay cả hình dáng của ông ra sao cũng không ai biết. Không có ngay cả một bằng chứng nào tự nó có giá trị để chứng tỏ là ông đã hiện hữu. Những tài liệu hiện hữu, những phúc âm, chỉ viết về một phần nhỏ nhoi của đời ông và được viết theo quan điểm sùng bái cá nhân và nghi thức tôn giáo chứ không phải theo quan điểm sử học thông thường. Trong những chuyện kể trong phúc âm có những điều bất phù hợp nghiêm trọng cũng như những điều rõ ràng là không thể xảy ra.
    2. Linh Mục Ernie Bringas cũng viết như sau, trích Thi Hành Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại
    Điểm đồng thuận ngày nay là nhân vật lịch sử Giê-su - những lời Giê su nói và những hành động Giê-su làm, và những biến cố xảy ra trong cuộc đời của ông - không thể xác định được chính xác. Trong khi chúng ta biết tác giả của một phúc âm nhìn nhân vật Giêsu như thế nào như họ đã viết lại (và viết lại như thế nào), thường là chúng ta không thể đi quá những điều viết trong phúc âm để biết về chính con người thực của Giê-su. Chúng ta không thể đoan quyết là những lời nào viết trong phúc âm về cuộc đời của Giê-su là đúng như sự thực.
    3. Học giả Andrew Harvey viết trong cuốn Con Của Người:
    Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phân tích lịch sử đã chứng tỏ là các phúc âm không phải là những điều do Thượng đế linh cảm hoặc là những điều trung thực do nhân chứng kể lại về cuộc đời của Giê-su, mà là những câu chuyện đã được gọt dũa cẩn thận, được xếp đặt để cho phù hợp với, hoặc cổ xúy những sở thích tôn giáo, nhân cách, nhóm người khác nhau trong những năm đầu đầy xúc động của Ki Tô Giáo. Những phúc âm không phải là những tài liệu viết ra theo sự linh cảm trực tiếp của Thần thánh, hoặc những ghi chứng lịch sử rõ ràng; chúng không phải là những điều mạc khải trực tiếp của Thần Ki Tô hoặc là những chuyện do những nhân chứng, những người biết rõ Giê-su, muốn kể lại rõ ràng những kinh nghiệm của họ đối với Giê-su. Được viết vào cuối thế kỷ đầu, chúng biểu thị và cô đọng những truyền thống trong những cộng đồng Ki Tô đầu tiên và từ từ biến đổi trong khoảng 300 năm để thành những phúc âm ngày nay chúng ta có
    4. Trong cuốn Giê-su Chính Gốc (Elmar R. Gruber và Holger Kersten) viết:
    Hầu như không có đề tài nào khác gây sôi nổi trong thế giới Tây phương như là nhân vật "Giê-su ở Nazareth"; hầu như không có đề tài nào khác đã đưa đến sự hiện hữu của nhiều cuốn sách như vậy, hoặc đến những sự tranh luận sôi nổi và nồng nhiệt như vậy. Tuy vậy, nhân cách của con người Giê-su lịch sử được bao phủ bởi một bức màn đen tối dày đặc. Trong 15 thế kỷ, chúng ta chỉ có những chuyện kể về Giê-su theo luận điệu thần học chính thức của giáo hội, viết ra với mục đích củng cố đức tin Ki-Tô cùng lôi cuốn người ngoại đạo vào Ki Tô giáo....
    Trong thế kỷ 19, lần đầu tiên Tân Ước được đưa ra làm chủ đề nghiên cứu trí thức. Đây là sự bắt đầu của công cuộc khảo cứu có hệ thống về cuộc đời của Giê-su.
    Năm 1835 David Friedrich Strauss đã xuất bản một cuốn sách nhan đề Cuộc Đời Của Giê-su, gây nhiều ảnh hưởng. Trang bị với những quan điểm phân tích thuần lý và với tinh thần không thỏa hiệp, Strauss đã thẳng thắn bác bỏ tích cách chính xác lịch sử của các phúc âm. Đối với ông, những điều viết trong phúc âm chỉ là những truyền thuyết và những chuyện sùng tín về hình ảnh con người Giê-su, lấy ý từ Cựu Ước. Sự chống đối tính cách xác thực của phúc âm như trên còn đi xa hơn vào khoảng giữa thế kỷ 19. Bruno Bauer loại hẳn hình ảnh của Giê-su trong công việc nghiên cứu lịch sử, tuyên bố rằng nhân vật chính trong Tân Ước là một phát minh huyền thoại. Giê-su và Paul (Phao Lồ) chỉ là những giả tượng văn chương; và Ki Tô Giáo được coi là tạo ra bởi một nhóm cuồng tín pha chế đức tin xung quanh hai nhân vật phát minh từ những truyền thống tôn giáo Hi Lạp, Do Thái và La Mã.
    Ngày nay chúng ta có đến hơn 80000 tác phẩm chuyên khảo về Giê-su, nhưng tác dụng của chúng để soi sáng nhân vật Giê-su lịch sử thật quả là vô cùng khiêm nhường. Ai là Giê-su? Ông ta sinh ra bao giờ? Hình dáng ông ta ra sao? Khi nào ông ta bị đóng đinh trên thập giá? Bao giờ, ở đâu và ông ta chết như thế nào? Tìm kiếm giải đáp cho những câu hỏi trên đã trở thành một vấn đề không giải quyết nổi. Trong những cuốn sách viết trong hai thế kỷ đầu hầu như không có cuốn nào nhắc đến Giê-su như là một con người thực sự hiện hữu. Những nguồn tài liệu về sau toàn là những tác phẩm thần học, dựa trên niềm tin không thắc mắc: Giê-su là con đấng Cứu Tinh (của dân Do Thái. TCN) và là con của Thần Gia-vê (thần của dân Do Thái. TCN). Do đó, hầu như không có những tác phẩm thực sự vô tư về Giê-su, và cho tới ngày nay, công cuộc nghiên cứu trí thức cũng không ở vị thế có thể khẳng định là Giê-su sinh ra năm nào. Hầu như không có tài liệu nào nói về cuộc đời niên thiếu của Giê-su, một giai đoạn quan trọng làm nền tảng tạo ra những cá tính của con người. Ngay cả những chuyện kể về khoảng thời gian ngắn ngủi ông ta tiếp xúc với quần chúng cũng không nói gì nhiều về tiểu sử của ông ta. Có vẻ như là ông ta không được các sử gia đương thời biết tới, hay ít nhất là không đáng để nhắc tới. Vậy làm sao mà các sử gia này không hề biết tới những phép lạ hoặc những hiện tượng kỳ lạ như được kể trong phúc âm?

    v.v.......
  7. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Ở chỉ là những nhận định tổng quát về tiểu sử không rõ ràng của Giêsu. Sở dĩ những học giả nghiên cứu về nhân vật Giê-su và đưa ra những nhận định như trên là vì họ đã dùng những phương pháp khảo cứu phân tích khoa học trên mọi khía cạnh liên quan đến con người Giê-su. Như: đối chiếu cổ sử, phân tích cổ ngữ, phân tích từng câu từng lời trong Thánh Kinh v..v.. Đi vào chi tiết và dựa trên Thánh Kinh, chúng ta còn thấy rõ ràng là không có một căn bản nào có tính cách thuyết phục để biết được Giê-su là ai để mà tin, vì trong Thánh Kinh có quá nhiều điều mâu thuẫn về con người lịch sử Giê su. Những chi tiết về một phần nhỏ, khoảng 1/10 cuộc đời của Giê-su được mô tả trong bốn Phúc Âm Matthew (Mã Thi Ơ), Mark (Mác-cô), Luke (Lưu Ca) , và John (Gioan), và những thư viết cho tông đồ của Paul (Phao Lồ). Nhưng chính những chi tiết này: khi sinh ra đời, gia phả, thời gian gần 3 năm đi giảng đạo, khi chết, đều hoàn toàn mâu thuẫn nhau.
    Chúng ta không thể dựa vào đâu để tin chi tiết nào thật, chi tiết nào giả.
    Trích dẫn vài đoạn trong Thánh Kinh liên quan đến sự sinh ra và gia hệ của Giê-su, đối chứng với những người nghiên cứu Tân Ước, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, đều đồng thuận ở những điểm sau:
    1. 1. Những thư của Paul được viết vào khoảng 20 năm sau khi Giê-su chết và không hề viết gì về cuộc đời của Giê-su: nơi sinh, nơi giảng đạo, nơi bị hành hình v..v.. và còn viết rằng Giê-su là con của Joseph và Maria, một người đàn bà (born of a woman).
    2. Trong 4 phúc âm thì phúc âm Mark được viết sớm nhất, vào khoảng 40 năm sau khi Giê-su chết, và Mark cũng không viết gì về sự sinh ra của Giê-su cũng như về gia hệ của Giê-su.
    3. Hai phúc âm Matthew và Luke được viết vào khoảng cuối thế kỷ đầu, nghĩa là khoảng 70 năm sau khi Giê-su chết. 90 phần trăm nội dung là lấy của Mark và thêm vào đó chuyện Giê-su được sinh ra từ Maria đồng trinh và viết về gia hệ của Giê-su. Thêm vào với mục đích gì, ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đã rõ.
    4. Phúc âm John được viết vào đầu thế kỷ thứ hai, có thể gần 100 năm sau khi Giê-su chết, và cũng không viết gì về sự sinh ra của Giê-su.
    5. Cả 5 tác giả trên đều không phải là tông đồ của Giê-su, không trực tiếp biết Giê-su là ai, cho nên chỉ viết lại những chuyện đồn đại theo ý kiến và chủ đích riêng của mình.
    Phúc Âm Matthew kể như sau, Matthew 1: 18-24:
    Sự sinh ra của Giê-su Ki Tô như sau: Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.
    Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.
    Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, "Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.
    Việc xảy ra đúng như lời Thần Ki Tô tiên đoán qua nhà tiên tri:
    "Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel", có nghĩa là "Thần ở cùng ta".
    Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.

    phúc âm Luke 1: 26- 33 thì thuật lại chuyện sinh ra của Giê-su như sau:
    Qua tháng 6, Thần Ki Tô sai thiên sứ Gabriel vào thành Nazareth, xứ Galilee, đến một trinh nữ đã hứa hôn với một người tên là Joseph, thuộc dòng dõi vua David. Tên người trinh nữ là Mary.
    Thiên sứ nói: "Hãy hoan hỉ lên, hỡi người được đặc ân, Chúa ở cùng nàng, phúc cho người đàn bà như nàng."
    Nhưng khi Mary thấy thiên sứ, không hiểu thiên sứ nói gì, và những lời chúc tụng kia có nghĩa gì.
    Rồi thiên sứ nói với nàng, "Đừng sợ, Mary, vì Thần đã ban đặc ân cho nàng. Và này, cô sẽ mang thai, và sinh ra một con trai và đặt tên nó là Giê-su. Đứa trẻ đó sẽ thành vĩ nhân, và sẽ được gọi là con của đấng tối cao; và Thần sẽ cho hắn ngôi vị của David. Hắn sẽ cai trị dân Do Thái (hậu duệ của Jacob) mãi mãi, và nước hắn cai trị sẽ bất diệt.

    Theo Matthew 1:1-17 thì các thế hệ tiếp nối giòng họ Giê-su từ vua David như sau:
    David, Solomon, Rehoboam, Abijah, Asa, Jehoshaphat, Jehoram, Uziah, Jotham, Ahaz, Hezekiah, Manasseh, Amon, Josiah, Jeconiah, Shealtiel, Zerubbabel, Abiud, Eliakim, Azor, Zadok, Akim, Eliud, Eleazar, Matthan, Jacob, Joseph, Jesus.(tất cả là 27 thế hệ.)
    Nhưng theo Luke 3:23-28 thì các thế hệ tiếp nối từ vua David tới Giê-su như sau:
    David, Nathan, Matthata, Menna, Melea, Eliakim, Jonam, Joseph, Judah, Simeon, Levi, Matthat, Jorim, Eliezer, Joshua,, Er, Elmadam, Cosam, Addi, Melki, Neri, Shealtiel, Zerubbabel, Rhesa, Joanan, Joda, Josech, Semein, Matthathias. Maath, Naggai, Esli, Nahum, Amos, Matthathias, Joses, Jannai, Melki, Leci, Matthat, Eli, Joseph, Jesus. (tất cả là 42 thế hệ.)
    Để ý rằng, trong 2 danh sách trên kể về giòng dõi của Giê-su, chỉ có ba tên giống nhau (chữ đậm), còn thì hoàn toàn khác biệt, và Matthew kê ra 27 thế hệ trong khi Luke kê ra 42 thế hệ.
    Vậy khi nói đến Giê-su thì đó là Giê-su nào của Matthew, hay Giê-su nào của Luke? vì cả Matthew lẫn Luke đều viết Giê-su vừa là con của Thánh Linh vừa thuộc dòng dõi vua David, hai điều hoàn toàn mâu thuẫn có tính cách loại trừ hỗ tương, có cái này thì không thể có cái kia !
  8. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Xét theo khía cạnh lịch sử, xác thực hơn, soạn giả Nguyễn Hiến Lê có đề cập qua đến Đạo Da Tô (trong quyển 1 : Thời Thượng Cổ - chương 6: Đạo Da Tô - trích: Lịch Sử Thế Giới - soạn giả: Nguyễn Hiến Lê & Thiên Giang Trần Kim Bảng) thì như thía này ạh :
    (nguyên văn):
    1 số sử gia cho đế quốc La Mã mau suy tàn do sự phát triển của đạo Da Tô. Lời ấy đúng được 1 phần nhỏ vì người sáng lập đạo đó, tức là Jésus Christ (1) chống lại sự tàn bạo của các hoàng đế La Mã và 1 số đông tín đồ của ông, trong gia cấp nô lệ, ko chịu đánh giặc cho kẻ đã áp bức họ tàn nhẫn.
    Đời sống Jesus cũng như đời sống các giáo chủ khác được hậu thế tô điểm thêm cho có vẻ thần bí. H.G.Wells trong cuón "Đại cương lịch sử Thế Giới", bỏ hết phần tô điểm đó đi, và tả Jesus như 1 người nghiêm trang, hăng hái có khi nóng chảy, đi lang thang khắp nơi dạy cho người đời 1 đạo giản dị sâu xa, đạo yêu Thượng Đế và nhân loại; yêu Thượng Đế vì Thượng Đế là cha của loài người, yêu nhân loại vì nhân loại là anh em ruột của nhau.
    Jesus sinh năm nay được 1956 năm (2), trong 1 chuồng bò ở Bethléem; xứ Judée và sống ở Nazarech sứ Galidée, nhà nghèo, cha làm thợ mộc.
    Tuổi thơ của ông koc ó gì đặt biệt. Gần 30 tuổi ông đi giảng đạo khắp nơi trong 3 năm rồi tới Jérusalem.
    Đạo của ông cũng do đạo Do Thái mà ra, nhưng ông thêm 1 điểm mới và quan trọng: lòng bác ái.
    Dân miền syrie và Palestine hồi ấy bị La Mã đô hộc, sống đau khổ, cơ cực. Ông bất bình trước tình trạng ấy, muốn san phẳng các giai cấp, bảo giàu nghèo sang hèn gì thì cũng là con của Trời và ngang nhau. Người nào kính trời, yêu đồng loại, con người khác như cha mẹ hoặc anh em, con cháu mình thì chết đi sẽ được lên Thiên đường.
    Quan niệm về Thiên Đường ấy rất mới mẻ, an ủi người nghèo khổ, giúp họ nhẫn nhục chịu đựng những bất công ở cõi đời, nên khi Jesus nói: " Ai là người đau khổ, lại đây với tôi" thì các hạng nô lệ, thợ thuyền, nông dân, tất cả những kẻ bị khinh bỉ, giày xéo, vui vẻ ùn ùn nhau theo ông.
    Ông dạy cho họ khinh sự giàu sang, có dư thì chia cho kẻ khác.
    Ông bảo họ chỉ được thờ Trời thôi còn các Hoàng đế La Mã chỉ là người thường như họ; như vậy nhà cầm quyền La Mã tất ko ưa ông.
    Ông lại bảo Thượng Đế ko phải là cha riêng của dân tộc nào, nên người Do Thái oán ghét ông, vì họ có tinh thần quốc gia khá mạnh, tin rằng chỉ dân tộc họ mới là con Trời. Họ tìm cách hãm hại ông và khi ông tới Jerusalem, họ vu cho ông là phiến loạn, bắt buộc nhà cầm quyền La Mã phải xử tội ông và ông bị đóng đinh lên thập ác trên núi Golgotha, cùng với 2 tên cướp , năm ông 30 tuổi. Ông hấp hối trong 3 giờ, trước khi tắt thở, phều phào lời nói nhân từ vô cùng và bất hủ này: "Cha, xin cha tha thứ cho họ, họ ko biết họ làm gì".
    Đời của ông chép trong Tân Ước (Nouveau Testament) 1 phần của Thánh Kinh (phần kia là Cựu Ước: Ancien Testament, chép đời các vị thánh sanh trước ông).
    Sau khi ông mất, đệ tử truyền bá đạo bác ái. Người có công nhất là Thánh Paul. Mới đầu, tín đồ bị vua La Mã tàn sát dữ dội; mặc dù vậy, đạo vẫn mỗi ngày 1 bành trướng, tới thế kỷ 18, 19 khắp thế giới ko đâu ko có người theo.
    --------------------
    (1) Christ nghĩa là cứu thế
    (2) Chính ra ông sinh cách đây được 1962 năm, nhưng ở thế kỷ thứ 6. Thầy tu Denys đã tính sai và từ đó người ta ko sử đổi (sách này in năm 1956 - NXB)
    --------------------
  9. nihilism

    nihilism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tiểu sử Jesus như thế thật quá rõ ràng một cách hiếm thấy.
    Ít nhất cũng đã có 4 cuốn Phúc Âm ghi chép về cuộc đời của ngài bởi những người đương thời, hầu như không có sự sai biệt nào đáng kể , ngoài sự sai biệt về gia phả có tính chất hình thức mà ông Trần Chung Ngọc kể trên.
    Một gia phả ghi được đến 24 đời, hoặc 42 đời mà được ghi chép cách đây 2000 năm thì quả là phi thường , ông còn đòi hỏi gì nữa ?
    Nếu có nhầm lẫn thì cũng quá là thường tình, việc gì phải đặt câu hỏi loại suy kiểu logic có cái này thì chẳng có cái kia, nghe buồn cười quá ! Cứ cho là cả 2 cùng sai đi cũng có sao đâu ? Một nhân vật sống cách đây hơn 2000 năm mà tiểu sử rõ ràng đến thế thì còn mong gì hơn ?
    Jesus xuất thân chỉ là thành phần cùng đinh trong xã hội, gần như là vô gia cư. Vậy mà Ngài nổi tiếng đến nỗi có ít nhất 4 cuốn sách ghi chép lại tiểu sử, lưu truyền hậu thế, không thiếu một chữ. Đến một bậc Đại Đế cũng không thể hơn được về khoản sử sách ghi chép này. Nếu những người ghi chép không phải là đồ đệ của Jesus, lại không sống cùng ngài và viết ở những những thời điểm khác nhau mà có những sự trùng hợp hầu như toàn bộ, không sai sót gì thì có lẽ điều đó càng khiến ta tin là có một sự phi thường nào đó.
    Tôi tự hỏi vậy có nhân vật lịch sử nào cách đây hơn 2000 năm có được một tiểu sử chi tiết và rõ ràng như Chúa Jesus ?
    Phật Thích Ca chăng ? Đức Khổng Tử chăng ? Hai Bà Trưng chăng ? Hay là ****** Ceasa chăng ? v.v....Những vị này có những ghi chép đầy mâu thuẫn và có khi là ghi chép của những người ở những thế hệ sau hàng trăm năm, thậm chí cả ngàn năm .
    Vậy có ai đặt câu hỏi về sự tồn tại của những vị này không ?
    Được nihilism sửa chữa / chuyển vào 04:09 ngày 12/05/2004
  10. FairPlaynha

    FairPlaynha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Voltair , đại văn hào của thế giới , người Pháp : "Vô thần là thói xấu trong mắt ai đó của một số kẻ thông minh".
    Thực vậy , vô thần chỉ trạng thái thức tỉnh về ý thức .
    Không phải chỉ có chủ nghĩa duy vật chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời mà trước những khám phá của khoa học ngày nay về vũ trụ, về sinh học, về địa chất học, về cổ sinh vật học v..v.. quan niệm về một Đức Chúa Trời toàn năng sáng tạo ra muôn loài không còn chỗ đứng trong giới trí thức. Quan niệm này chỉ còn sót lại trong khoảng từ 15 đến 20 phần trăm trong tổng số hơn 6 tỷ người trên thế giới, tuyệt đại đa số những người tin Đức Chúa Trời là những người ít hiểu biết nhất trong xã hội loài người, nhất là về khoa học. Một thống kê gần đây cho biết trên nước Mỹ, 95% dân chúng không biết gì về khoa học (illiterate in science). Điều này giải thích tại sao 70% dân Mỹ vẫn còn tin vào một Đấng Sáng Tạo. Nếu "không ai có thể sờ đụng hoặc cảm nhận được Ngài nhờ các giác quan của mình" thì ông lấy gì để mà cảm nhận quyền năng của Ngài? Ông dùng cái máy nào để cảm nhận Ngài? Ông dùng cái gì để tin vào sự cứu rỗi của Chúa? Ngay bây giờ, đối với đa số trên thế giới, ai tin Chúa vẫn được coi là mê tín dị đoan.
    Chủ nghĩa vô thần không chống Chúa mà là không chấp nhận có Chúa theo định nghĩa của Ki Tô Giáo hay theo sự mô tả Chúa ở trong Thánh Kinh. Khoa học ngày nay đã bác bỏ sự hiện hữu của một linh hồn trong con người. Thuyết Chúa ban cho mỗi người một linh hồn đã trở nên vô căn cứ và chứa nhiều mâu thuẫn. Thực tế là trong số những người "vô thần" tích cực nhất chúng ta thấy có Hồng Y, *************, Giám Mục. Linh Mục, Mục Sư Tin Lành, nhà Thần học Ki Tô, Giáo sư đại học, chuyên gia tôn giáo v..v.., tất cả đều lớn lên và trưởng thành trong những truyền thống Ki Tô. Điển hình là Giám Mục John Shelby Spong đã phát biểu như sau, sau khi nghiên cứu kỹ Thánh Kinh: "Thánh Kinh mang tới cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể nào kính trọng đừng nói đến thờ phượng".
    Matthew 12:30: "Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta".
    Luke 19:27: "Hãy mang những kẻ thù của ta ra đây, những người không muốn ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt ta".
    Luke 8: 24: "Nếu ngươi không tin ta là con Thiên Chúa, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi ".
    Matthew 23: 33: "Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?".
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này