1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chưa phải là xưa

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Chitto, 16/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yaminh

    yaminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Chưa phải là xưa mà cũng không còn mới. Viết cho một người đã quên đi hiện tại, chỉ thích hoang tưởng bản thân mình trong thời xưa ấy. Người chỉ yêu xưa quên nay, rồi sẽ thế nào nhỉ. Những người xung quanh người đó tôn trọng khâm phục người đó phải chăng chỉ vì người đó nhiều dấu ấn quá khứ mà những người khác đã quên đi hoặc chưa từng biết đến nó, có người vì người đó vì tưởng chừng hiểu quan niệm sống và sở thích của người đó mà đã cất công làm bằng tâm huyết trái tim của chính mình để mang đến cho người đó niềm vui bất ngờ. Vậy mà trái lại, chẳng thấy niềm vui đâu mà thay vào đó sự hững hờ, rồi thất vọng. Không biết người đó sống thế nào, quan niệm sống khác quá nhiều với mọi người chăng, hay vì lý do nào đấy mà chỉ thích viết lên những trang quá khứ rồi nói chuyện hoàn toan trái ngược ước nguyện của mình. Hy vọng không phải là sự thất vọng, vì người đó .........ơi, đừng để người nào đó ........về chình bản thân mình.
  2. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Núi bò là cái đoạn thẳng núi trúc đi vào mà đường ngoằn nghèo dễ lạc lắm. Hồi trước bọn tôi đi vào mà lạc suốt. Cứ mỗi lần đi học về là đi vào đấy để thử trí nhớ đường mà lần nào cũng lạc .... ( học ams mà... có ai học ams kg nhỉ). hồi trước cũng gọi nó là núi nùng mặc dù trùng tên với núi nùng trong bách thảo. Thực ra gọi nó là đồi thồi. :)). Hồi học sinh vui vẻ thật, bây giờ thì lụ khụ rồi.............. :))

    Rút gươm chém xuống nước, nước càng chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu
  3. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Núi bò là cái đoạn thẳng núi trúc đi vào mà đường ngoằn nghèo dễ lạc lắm. Hồi trước bọn tôi đi vào mà lạc suốt. Cứ mỗi lần đi học về là đi vào đấy để thử trí nhớ đường mà lần nào cũng lạc .... ( học ams mà... có ai học ams kg nhỉ). hồi trước cũng gọi nó là núi nùng mặc dù trùng tên với núi nùng trong bách thảo. Thực ra gọi nó là đồi thồi. :)). Hồi học sinh vui vẻ thật, bây giờ thì lụ khụ rồi.............. :))

    Rút gươm chém xuống nước, nước càng chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Cái này thì xưa hẳn này : Núi Bò hiện nay, xưa kia là Vạn Bảo sơn, thời Lý có nhiều đền thờ thần ở đó. Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi rất dốc, nên mỗi khi có lễ tế trên đền, khi kiệu thần rước lên đỉnh, để giữ cho kiệu được cân, người khiêng phía trước phải cúi khom người đến mức gần như bò xuống, nên về sau mới gọi là núi Bò.
    Vạn Bảo sơn đã từng là ngọn núi quan trọng của kinh thành Thăng Long thời Lý, xem ra chỉ thua đàn Nam Giao. Tuy vậy đến đời Trần thì suy dần, và nhiều quan lại làm dinh thự ngay dưới chân, và cả trên núi. Ngày nay thì không còn dấu tích gì nữa.
    Núi Bò khác hẳn núi Nùng. Thực sự thì Nùng Sơn chính là núi cổ trong thành Hà Nội, tức là núi Long Đỗ, nơi có điện Kính Thiên. Còn núi Nùng trong Bách Thảo hiện nay tên gốc là núi Sưa, gò đất do chúa Trịnh đắp. Về gần đây, đó là nơi nam nữ - xin lỗi - nùng nhau (tìm nhau, từ cổ), nên mới thành cái tên dân dã là núi Nùng.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Cái này thì xưa hẳn này : Núi Bò hiện nay, xưa kia là Vạn Bảo sơn, thời Lý có nhiều đền thờ thần ở đó. Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi rất dốc, nên mỗi khi có lễ tế trên đền, khi kiệu thần rước lên đỉnh, để giữ cho kiệu được cân, người khiêng phía trước phải cúi khom người đến mức gần như bò xuống, nên về sau mới gọi là núi Bò.
    Vạn Bảo sơn đã từng là ngọn núi quan trọng của kinh thành Thăng Long thời Lý, xem ra chỉ thua đàn Nam Giao. Tuy vậy đến đời Trần thì suy dần, và nhiều quan lại làm dinh thự ngay dưới chân, và cả trên núi. Ngày nay thì không còn dấu tích gì nữa.
    Núi Bò khác hẳn núi Nùng. Thực sự thì Nùng Sơn chính là núi cổ trong thành Hà Nội, tức là núi Long Đỗ, nơi có điện Kính Thiên. Còn núi Nùng trong Bách Thảo hiện nay tên gốc là núi Sưa, gò đất do chúa Trịnh đắp. Về gần đây, đó là nơi nam nữ - xin lỗi - nùng nhau (tìm nhau, từ cổ), nên mới thành cái tên dân dã là núi Nùng.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Trời trở lạnh, mọi người dường như ấm hơn trong những chiếc áo khoác đủ màu sắc, và đây đó, vẫn thấy đôi tấm áo len đan lấy gò lưng trên những chiếc xe đạp cũ kĩ.
    Cuộn len, đôi kim đan và những đồ đan dở đã từng là người bạn đồng hành, luôn đi theo trong túi của mọi người mẹ, người vợ, người chị. Bất cứ ở đâu, khi có thời gian rỗi là đôi tay đã phải vất vả ngày đêm với công việc, với dưa cà mắm muối, gạo nước chồng con, lại cặm cụi và thoăn thoắt đưa những đường đan chau chuốt. Hai ngón tay trỏ nhanh nhẹn đưa sợi len vòng qua mũi kim, ngón tay út kéo sợi ra xa cho khỏi vướng, và đôi kim đan múa lên những vòng tròn khéo léo.
    Cuộn len nhỏ lại, để tấm khăn, tấm áo dài thêm.
    Khi nhỏ, một công việc yêu thích là ngồi cuộn len cho Mẹ. Những bó len dài màu xanh, màu đỏ, hồng, vàng? từ tận nơi phương xa gửi về, được dỡ ra, cuộn thành từng cuộn tròn. Ngang dọc, cuộn len lăn đi, đôi kim đan vót bằng tre đã bóng lên sau bao năm. Những đường cuộn, xoắn, sóng, đơn, kép hòa vào nhau, cho áo con thêm ấm, khăn con thêm dầy.
    Mỗi khi có một kiểu đan mới học được, những người Mẹ, người chị lại trao đổi với nhau, cho vạt áo thêm hài hòa, phong phú. Cái mũ len chỉ hở hai con mắt, trùm kín đến tận cổ lại được cẩn thận thêm vào một quả bông tròn lúc lắc. Hình như cái khó đan nhất là găng tay, và chả mấy ai có găng tay, nếu có thì cũng là chiếc găng mà bốn ngón liền làm một.
    Cho đến bây giờ, tôi vẫn thắc mắc : những nút len cuối cùng được thắt thế nào cho không bị xổ ra, và chiếc khăn hay tấm áo nào là những đường len cuối cùng của Mẹ ?
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Trời trở lạnh, mọi người dường như ấm hơn trong những chiếc áo khoác đủ màu sắc, và đây đó, vẫn thấy đôi tấm áo len đan lấy gò lưng trên những chiếc xe đạp cũ kĩ.
    Cuộn len, đôi kim đan và những đồ đan dở đã từng là người bạn đồng hành, luôn đi theo trong túi của mọi người mẹ, người vợ, người chị. Bất cứ ở đâu, khi có thời gian rỗi là đôi tay đã phải vất vả ngày đêm với công việc, với dưa cà mắm muối, gạo nước chồng con, lại cặm cụi và thoăn thoắt đưa những đường đan chau chuốt. Hai ngón tay trỏ nhanh nhẹn đưa sợi len vòng qua mũi kim, ngón tay út kéo sợi ra xa cho khỏi vướng, và đôi kim đan múa lên những vòng tròn khéo léo.
    Cuộn len nhỏ lại, để tấm khăn, tấm áo dài thêm.
    Khi nhỏ, một công việc yêu thích là ngồi cuộn len cho Mẹ. Những bó len dài màu xanh, màu đỏ, hồng, vàng? từ tận nơi phương xa gửi về, được dỡ ra, cuộn thành từng cuộn tròn. Ngang dọc, cuộn len lăn đi, đôi kim đan vót bằng tre đã bóng lên sau bao năm. Những đường cuộn, xoắn, sóng, đơn, kép hòa vào nhau, cho áo con thêm ấm, khăn con thêm dầy.
    Mỗi khi có một kiểu đan mới học được, những người Mẹ, người chị lại trao đổi với nhau, cho vạt áo thêm hài hòa, phong phú. Cái mũ len chỉ hở hai con mắt, trùm kín đến tận cổ lại được cẩn thận thêm vào một quả bông tròn lúc lắc. Hình như cái khó đan nhất là găng tay, và chả mấy ai có găng tay, nếu có thì cũng là chiếc găng mà bốn ngón liền làm một.
    Cho đến bây giờ, tôi vẫn thắc mắc : những nút len cuối cùng được thắt thế nào cho không bị xổ ra, và chiếc khăn hay tấm áo nào là những đường len cuối cùng của Mẹ ?
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  8. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Chuyện tưởng đã xưa nhưng nghĩ lại mới chợt giật mình thấy sao mà quá gần. Mới chỉ khoảng chục năm chứ mấy. Có rất nhiều thứ để nhớ vì ngày nay ít ai còn nhìn thấy những cảnh như vậy.
    Cuộc sống ở các khu tập thể ngày nào thật đầm ấm. Ngày đó cuộc sống còn nhiều khó khăn. Những xích mích cũng rất... tập thể. Chuyện nước nôi là những bức xúc hàng đầu của một thời chưa phải là xa...
    Nhớ ngày xưa, cả khu tập thể chung nhau một cái vòi nước. Thực ra khu tập thể nơi tôi ở có hai cái nhưng một cái đã hỏng. Còn duy nhất một cái chạy dưới lòng đất thông ra cuối khu tập thể. Cái vòi của nó thấp hơn mặt đất nên người ta đào một cái hố để có thể đưa những cái chậu xuống hứng. Rồi từ đó nước được múc vào những cái xô, thùng bằng sắt, tôn cao vợi. Không có chậu thì phải dùng những cái vòi cao su nối thêm vào. Nhà nào cũng phải dự trữ 1, 2 cái vòi như thế.
    Không phải lúc nào nước cũng chảy mạnh. Dòng nước hiếm hoi phải chia theo quá nhiều ngả rẽ. Từng giọt nước tí tách tỉ lệ nghịch với sự khó chịu trong chờ đợi. Nhưng cũng chỉ cần thế là đủ. Một miệng ghé ngay vào cái vòi cao su, bao nhiêu sức mạnh từ cái ***g ngực được dồn vào để giành giật lấy dòng nước mát đang chảy phía xa. Rồi nhanh như chớp chiếc vòi được tung lên quăng tròn trong không trung dưới sự điều khiển của đôi tay chắc lẳn đã biết gồng gánh bao tấn nước ngay từ thuở mặc quần thủng đít chưa biết ngượng. Bao đôi mắt cũng xoay tròn theo cái đầu vòi chờ đợi những hạt nước đầu tiên văng ra. Nhớ lại cái cảnh lũ trẻ con há hốc mồm rồi nhảy cẫng lên sung sướng hứng từng giọt nước toé vào mặt mà tự cười một mình, không ngờ mình lại có một thời hồn nhiên đến vậy.
    Mấy trăm gia đình chia nhau từng giọt nước. Rồi cả xóm trên xóm dưới hễ thấy cái vòi nước chảy là kéo nhau sang xin. Ngày đấy đâu chả thế, tin có nước lan nhanh như tin thắng trận. Nhà nhà rồng rắn xách xô đi hứng nước, có khi phải đi xa hàng trăm mét. Xếp hàng dài dằng dặc chờ đến lượt. Dọc đường về phải nghỉ mấy lần. Nâng hơn nâng trứng, chỉ sợ những hạt nước mỏng manh vuột khỏi miệng xô.
    Ngày đó, nước thường được bơm sau giờ tan tầm, khoảng 5 - 6h chiều. Rồi cứ rả rích đến tối. Rồi lại mất. Thi thoảng 2 - 3h sáng bác quản lý máy bơm nước mất ngủ lại ra chạy máy. Vì thế, gia đình nào cũng vậy, hễ chợt thức giấc nửa đêm lại ra thăm cái máy nước. Nhiều lúc giữa đêm bị bố mẹ gọi giật dậy rồi thì thầm vào tai những tiếng nho nhỏ: "có nước rồi!" . Chỉ cần 3 tiếng đó thôi là đủ. Cả nhà bật dậy khẽ khàng xách xô đi. Chả khác gì đi đánh du kích. Những bước chân rón rén, những động tác cẩn trọng, sợ hàng xóm nghe thấy thì ngày mai vất vả gấp bội. Người mẹ tần tảo lôi hết quần áo ra tranh thủ giặt. Đôi vai gầy rung lên từng nhịp cho đến khi ánh bình minh bắt đầu chiếu rọi. Có những lúc ra đến nơi đã thấy chen nhau trước cái vòi. Lúc đó ngán ngẩm đành xách xô không về... ngủ tiếp.
    Cái vòi nước dường như chứa đựng nhiều kỷ niệm nhất của cuộc sống tập thể. Đó là nơi gặp gỡ của mọi gia đình, từ người già đến trẻ nhỏ. Quả thật đó không phải là một thời đã xa...
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  9. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Chuyện tưởng đã xưa nhưng nghĩ lại mới chợt giật mình thấy sao mà quá gần. Mới chỉ khoảng chục năm chứ mấy. Có rất nhiều thứ để nhớ vì ngày nay ít ai còn nhìn thấy những cảnh như vậy.
    Cuộc sống ở các khu tập thể ngày nào thật đầm ấm. Ngày đó cuộc sống còn nhiều khó khăn. Những xích mích cũng rất... tập thể. Chuyện nước nôi là những bức xúc hàng đầu của một thời chưa phải là xa...
    Nhớ ngày xưa, cả khu tập thể chung nhau một cái vòi nước. Thực ra khu tập thể nơi tôi ở có hai cái nhưng một cái đã hỏng. Còn duy nhất một cái chạy dưới lòng đất thông ra cuối khu tập thể. Cái vòi của nó thấp hơn mặt đất nên người ta đào một cái hố để có thể đưa những cái chậu xuống hứng. Rồi từ đó nước được múc vào những cái xô, thùng bằng sắt, tôn cao vợi. Không có chậu thì phải dùng những cái vòi cao su nối thêm vào. Nhà nào cũng phải dự trữ 1, 2 cái vòi như thế.
    Không phải lúc nào nước cũng chảy mạnh. Dòng nước hiếm hoi phải chia theo quá nhiều ngả rẽ. Từng giọt nước tí tách tỉ lệ nghịch với sự khó chịu trong chờ đợi. Nhưng cũng chỉ cần thế là đủ. Một miệng ghé ngay vào cái vòi cao su, bao nhiêu sức mạnh từ cái ***g ngực được dồn vào để giành giật lấy dòng nước mát đang chảy phía xa. Rồi nhanh như chớp chiếc vòi được tung lên quăng tròn trong không trung dưới sự điều khiển của đôi tay chắc lẳn đã biết gồng gánh bao tấn nước ngay từ thuở mặc quần thủng đít chưa biết ngượng. Bao đôi mắt cũng xoay tròn theo cái đầu vòi chờ đợi những hạt nước đầu tiên văng ra. Nhớ lại cái cảnh lũ trẻ con há hốc mồm rồi nhảy cẫng lên sung sướng hứng từng giọt nước toé vào mặt mà tự cười một mình, không ngờ mình lại có một thời hồn nhiên đến vậy.
    Mấy trăm gia đình chia nhau từng giọt nước. Rồi cả xóm trên xóm dưới hễ thấy cái vòi nước chảy là kéo nhau sang xin. Ngày đấy đâu chả thế, tin có nước lan nhanh như tin thắng trận. Nhà nhà rồng rắn xách xô đi hứng nước, có khi phải đi xa hàng trăm mét. Xếp hàng dài dằng dặc chờ đến lượt. Dọc đường về phải nghỉ mấy lần. Nâng hơn nâng trứng, chỉ sợ những hạt nước mỏng manh vuột khỏi miệng xô.
    Ngày đó, nước thường được bơm sau giờ tan tầm, khoảng 5 - 6h chiều. Rồi cứ rả rích đến tối. Rồi lại mất. Thi thoảng 2 - 3h sáng bác quản lý máy bơm nước mất ngủ lại ra chạy máy. Vì thế, gia đình nào cũng vậy, hễ chợt thức giấc nửa đêm lại ra thăm cái máy nước. Nhiều lúc giữa đêm bị bố mẹ gọi giật dậy rồi thì thầm vào tai những tiếng nho nhỏ: "có nước rồi!" . Chỉ cần 3 tiếng đó thôi là đủ. Cả nhà bật dậy khẽ khàng xách xô đi. Chả khác gì đi đánh du kích. Những bước chân rón rén, những động tác cẩn trọng, sợ hàng xóm nghe thấy thì ngày mai vất vả gấp bội. Người mẹ tần tảo lôi hết quần áo ra tranh thủ giặt. Đôi vai gầy rung lên từng nhịp cho đến khi ánh bình minh bắt đầu chiếu rọi. Có những lúc ra đến nơi đã thấy chen nhau trước cái vòi. Lúc đó ngán ngẩm đành xách xô không về... ngủ tiếp.
    Cái vòi nước dường như chứa đựng nhiều kỷ niệm nhất của cuộc sống tập thể. Đó là nơi gặp gỡ của mọi gia đình, từ người già đến trẻ nhỏ. Quả thật đó không phải là một thời đã xa...
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  10. enchanteur

    enchanteur Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    1.922
    Đã được thích:
    0
    Giờ mới có 20 tuổi mà nói chuyện ngày xưa thì có vẻ hơi chuối, nhưng đúng là nhớ ngày xưa thật.
    Ngày xưa từ hồi bé tẹo, đi nhà trẻ đứa nào cũng tranh làm công chúa, chẳng ai chịu làm người hầu. Hồi đấy cứ đến T7 là được phát cho 1 cái bánh bột với 1 quả trứng luộc. hì hì. Hình như lúc đó có chương trình gì đó về dinh dưỡng cho trẻ em. Hồi đó toàn lấy trứng đập vào... đầu rồi ăn luôn, đến tối về chẳng có gì ăn.
    Ngày xưa, ngày đầu tiên đi học lớp 1 thì quên luôn cả cặp sách ở trên lớp, tung tăng đi về.
    Ngày xưa , khi biết được quan tâm đến 1 người và được người khác quan tâm như thế nào. Ngày xưa khi biết được mình có bạn., và buồn như thế nào những lúc cãi nhau (cãi nhau suốt ngày)
    Ngày xưa , chỉ mong đến ngày trung thu hay là Tết để được ăn mấy cái bánh xanh xanh đỏ đỏ, ngày Tết được đốt pháo. Mặc dù nhát như cáy, có mỗi bánh pháo tép mà cầm hẳn que hương dài ngoặc run rẩy đốt mãi không xong.
    Ngày xưa là buổi đầu tiên bùng học, cảm giác ... ặc ặc... (Bùng học từ sớm thế thảo nào bây giờ suốt ngày mình bùng)
    Ngày xưa, lần đầu tiên mình biết đặt ra mục tiêu, phấn đấu để dành được mục tiêu đó, và cảm giác sẽ hạnh phúc như thế nào.
    Ngày xưa khi lần đầu tiên biết xa HN và nhận ra mình yêu Hn biết bao nhiêu.
    Ngày xưa khi ẵm được 1 thất bại to đùng. Hix hix. Thất bại thảm hại., và ý nghĩ mình không bao giờ vượt qua khó khăn đó, cảm giác bất lực...., chán chường
    Ngày xưa khi hăm hở lập ra dự định và kế hoạch cho việc học hành cũng như.... tương lai của mình, và mỉm cười về kế hoạch đó.
    Ngày xưa khi sống trong tình cảm anh em vui vẻ hoà thuận, chăm lo cho nhau ...
    Ngày nay.........
    Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn....​

Chia sẻ trang này