1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chưa phải là xưa

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Chitto, 16/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Chưa phải là xưa nhưng đã là kỉ niệm.Mà kỉ niệm nào thì cũng đều đáng nhớ.
    Con đường qua cánh cổng hun hút sâu của trường Đại học .Lần đầu bước vào còn mơ ước sẽ được đi trên nó dài lâu.Thế mà khi phải đi quá lâu trên nó lại bực mình bởi sao nó dài và cứ hun hút...
    Ngày đầu tiên đi học ĐH.Bước lên những bậc thang đầu tiên đã cảm nhận được một mùi rất...đại học.Mãi về sau mới biết đó là mùi của nhà in dưới tầng 1.Những lần sau đi học quên ăn sáng đều cố gắng hít lấy hít để cái mùi đó cho đỡ đói.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  2. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Điện khu tập thể cách đây hơn chục năm rất hay bị mất. Mà điện hồi đó cũng chẳng để làm gì, chủ yếu dùng vào buổi tối để thắp sáng và xem tivi.
    Buổi tối cả gia đình vừa quây quần bên mâm cơm vừa xem chương trình Bông hoa nhỏ. Rồi muộn hơn là nhạc hiệu quen thuộc của chương trình phim truyện.
    Có biết bao những câu chuyện về những buổi tối sáng điện ở khu tập thể. Nhưng mất điện, những câu chuyện dường như cũng không ít hơn.
    Mất điện, cả khu tập thể dường như tấp nập hơn. Chỉ có mấy bà mẹ bận bịu là nhẫn nại ở nhà thắp lên những ngọn nến nho nhỏ tiếp tục công việc của mình; còn phần lớn thì chẳng ai chịu được cái bóng tối mịt mùng đó.
    Người lớn kéo nhau ra đầu ngõ, ngồi hóng gió, ngắm trăng và tán chuyện phiếm. Đầu ngõ là một con đường lớn, lại có thêm cái sân rộng của Xí nghiệp máy khâu, đèn điện vàng khè, nhưng cũng chỉ cần thế là đủ. Cái tình làng xóm láng giềng cũng được nhân lên một phần từ đây.
    Bọn trẻ tinh nghịch thì tổ chức ngay trò Trốn tìm hay Bắn bòm làm không khí khu tập thể rất sống động. Những nóc nhà, những bụi cây trở thành nơi ẩn náu lý tưởng. Ngày đó, sâu bọ, rắn rết chỉ được coi bằng... con muỗi.
    Những buổi sinh nhật với những món quà be bé như cái bút chì, hòn tẩy, quyển vở hay sang lắm thì là quyển truyện tranh. Bữa tiệc mừng sinh nhật cũng thật đơn giản, chỉ một ít bánh kẹo và nước lọc, ngồi chiếu mà nhấm nháp. Ấy thế mà bất chợt ánh điện vụt tắt thì thôi rồi... tay chân khua loạn lên, chỉ 1 phút thôi, điện sáng lại chỉ còn nhìn thấy khuôn mặt méo xệch của kẻ được mừng "thọ".
    Nhưng hễ đang chơi vui thế mà đột nhiên có điện là giải tán hết, ai nấy co cẳng chạy về nhà trong tiếng reo hò: Có điện! Có điện! Lúc đó biết ngay là trên tivi đang chiếu một bộ phim rất hấp dẫn.
    Những tối mùa hè mất điện, mấy gia đình có sân thượng chả cần vào nhà ngủ. Cứ manh chiếu trải ra, muỗi cũng mặc, rồi thì lăn ra đó ngủ một mạch. Sáng ra vẫn khoẻ re đi học đi làm bình thường.
    Đêm nay, không còn ở khu tập thể nữa. Điện cũng sáng suốt đêm, hiếm hoi lắm mới mất. Nhưng còn đó những ký ức về một thời thiếu điện. Tự dưng sao nhớ quá! Phải chăng vì hôm qua vô tình gặp và trót thao thao với một người về một thời chưa phải đã xa?
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  3. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Điện khu tập thể cách đây hơn chục năm rất hay bị mất. Mà điện hồi đó cũng chẳng để làm gì, chủ yếu dùng vào buổi tối để thắp sáng và xem tivi.
    Buổi tối cả gia đình vừa quây quần bên mâm cơm vừa xem chương trình Bông hoa nhỏ. Rồi muộn hơn là nhạc hiệu quen thuộc của chương trình phim truyện.
    Có biết bao những câu chuyện về những buổi tối sáng điện ở khu tập thể. Nhưng mất điện, những câu chuyện dường như cũng không ít hơn.
    Mất điện, cả khu tập thể dường như tấp nập hơn. Chỉ có mấy bà mẹ bận bịu là nhẫn nại ở nhà thắp lên những ngọn nến nho nhỏ tiếp tục công việc của mình; còn phần lớn thì chẳng ai chịu được cái bóng tối mịt mùng đó.
    Người lớn kéo nhau ra đầu ngõ, ngồi hóng gió, ngắm trăng và tán chuyện phiếm. Đầu ngõ là một con đường lớn, lại có thêm cái sân rộng của Xí nghiệp máy khâu, đèn điện vàng khè, nhưng cũng chỉ cần thế là đủ. Cái tình làng xóm láng giềng cũng được nhân lên một phần từ đây.
    Bọn trẻ tinh nghịch thì tổ chức ngay trò Trốn tìm hay Bắn bòm làm không khí khu tập thể rất sống động. Những nóc nhà, những bụi cây trở thành nơi ẩn náu lý tưởng. Ngày đó, sâu bọ, rắn rết chỉ được coi bằng... con muỗi.
    Những buổi sinh nhật với những món quà be bé như cái bút chì, hòn tẩy, quyển vở hay sang lắm thì là quyển truyện tranh. Bữa tiệc mừng sinh nhật cũng thật đơn giản, chỉ một ít bánh kẹo và nước lọc, ngồi chiếu mà nhấm nháp. Ấy thế mà bất chợt ánh điện vụt tắt thì thôi rồi... tay chân khua loạn lên, chỉ 1 phút thôi, điện sáng lại chỉ còn nhìn thấy khuôn mặt méo xệch của kẻ được mừng "thọ".
    Nhưng hễ đang chơi vui thế mà đột nhiên có điện là giải tán hết, ai nấy co cẳng chạy về nhà trong tiếng reo hò: Có điện! Có điện! Lúc đó biết ngay là trên tivi đang chiếu một bộ phim rất hấp dẫn.
    Những tối mùa hè mất điện, mấy gia đình có sân thượng chả cần vào nhà ngủ. Cứ manh chiếu trải ra, muỗi cũng mặc, rồi thì lăn ra đó ngủ một mạch. Sáng ra vẫn khoẻ re đi học đi làm bình thường.
    Đêm nay, không còn ở khu tập thể nữa. Điện cũng sáng suốt đêm, hiếm hoi lắm mới mất. Nhưng còn đó những ký ức về một thời thiếu điện. Tự dưng sao nhớ quá! Phải chăng vì hôm qua vô tình gặp và trót thao thao với một người về một thời chưa phải đã xa?
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  4. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    LỖ THỦNG KHU TẬP THỂ
    Ngày còn bé, khu tập thể tôi ở là Khu tập thể của Xí nghiệp giầy da Hà Nội (Nay là Công ty Cổ phần giầy Hà Nội). Khu tập thể gồm 3 dãy nhà 2 tầng. Mỗi dãy gồm 3 phần tương ứng với 3 cái cầu thang. Mỗi phần có dạng chữ H. Cầu thang lên tầng hai hình chữ Y. Mỗi đầu chữ Y gồm 2 căn hộ sát vách nhau. Phía dưới cũng có 2 căn hộ như thế.
    Ngày đó người ta phân nhà kể cũng buồn cười. Đó là khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Nhà nào có 2 con trở lên thì được phân cả 2 căn hộ, còn nhà nào không đủ kế hoạch thì chỉ được một gian. Thế là thi nhau đẻ để đủ chỉ tiêu. Nhà tôi hồi đó có mỗi tôi là út ít nên chỉ được phân 1 căn hộ với diện tích khoảng 15m2. Sát vách là một gia đình khác. Công trình phụ dùng chung. Rất phức tạp nhưng ngày đó còn trẻ con nên chả biết gì.
    Không hiểu người ta thiết kế khu tập thể kiểu gì mà 2 căn hộ nhưng có tới 4 cái cửa. Hai cửa riêng cho mỗi nhà, một cái cửa để bảo vệ lối di chung, và một cái cửa để che chắn cái công trình phụ không thuộc khuôn viên của nhà nào cả. Sau này 2 gia đình tự dàn xếp, sửa chữa lại để chỉ còn 3 cái cửa. Hai cái thuộc về nhà tôi nhưng việc sinh hoạt thuận tiện hơn rất nhiều.
    Nhà có một cái gác xép, sàn là những thanh gỗ bắc từ đầu đến cuối cái trần nhà. Phủ lên đó là những tấm cót ép. Mái ngói chéo. Chỗ cao nhất của gác xép chắc chỉ được 2 mét. Trên đó toàn để chứa những đồ linh tinh vì thời đó mọi gia đình vẫn giữ thói quen tích cóp. Nhiều chuột mặc dù con mèo nhà hàng xóm vẫn hay sang ngủ nhờ. Nhiều thứ để ngổn ngang nên chú mèo dù có chịu khó đến mấy cũng phải bỏ cuộc. Mùa đông, trời lạnh nên thỉnh thoảng cũng chui lên đó ngủ. Hôi rình nhưng ấm áp.
    Bố mẹ đi làm nhà nước. Cửa khoá và tôi bị nhốt trong căn phòng bé xíu. Chạy qua chạy lại trong nhà mãi cũng chán. Hình như chả có đứa trẻ nào trong khu tập thể lại bị giam cầm như tôi. Bị những tiếng động náo nhiệt bên ngoài thúc giục, tôi quyết tâm tìm mọi cách để thoát ra ngoài. Nhiều biện pháp trẻ con đã được thử nhưng đều thất bại. Ngồi trong nhà nghe những thanh âm của lũ trẻ cùng lứa mà thèm.
    Có một lần đang chơi trên cái gác xép. Trí tò mò đã thúc đẩy tôi mon men bò ra phía mép ngoài của cái gác xép nơi mà tôi hiểu đó là một khoảng trống cao vợi đối một đứa trẻ. Nó được che chắn bởi một mảnh cót ép mỏng với một cái lỗ thủng nho nhỏ. Thò đầu ra khỏi cái lỗ thủng tôi nhận ra ngay đó là khoảng sân bên ngoài, ngay trước cánh cửa với cái khoá đáng ghét đang hàng ngày trói chân thói ham chơi của tôi. Với sự liều lĩnh của một đứa trẻ, tôi vội vàng xé to cái lỗ thủng, chui ngay qua cái cót ép và a lê hấp, bức tường cao hơn 3 mét trở thành quá đơn giản đối với một thằng ranh như tôi. Sau này, tôi đã làm thêm mấy cái mấu để việc trèo ra trèo vô không còn một tí tẹo trở ngại nào.
    Cứ thế, tôi tong tẩy nhập bọn với lũ trẻ và chơi đùa thoả thích. May mắn là gần nhà có một cái xí nghiệp khác, cứ đến giờ tan tầm là lại rúc lên những hồi còi quen thuộc. Những lúc đang đà chơi sao mà thấy nó khó chịu thế. Nhưng dẫu sao nó cũng báo hiệu đã đến giờ bố mẹ sắp về, cần phải chấm dứt cuộc vui và chui vào nhà để làm một đứa trẻ ngoan ngoãn. Bọn trẻ rất kín miệng nên bố mẹ chẳng thể nào biết tôi đã từng trốn nhà đi chơi bằng kiểu đó.
    Nhà ông ngoại ở trên Bưởi có hai cây hồng xiêm rất to, quả ngọt lịm. Cho đến giờ tôi vẫn thấy hồng xiêm của ông ngoại là ngon nhất. Đến mùa, hai cây nặng trĩu quả. Thế là ông cho vào tải lớn tải bé chia cho các cháu. Lần nào cũng phải đến cả trăm quả. Ăn mãi không biết chán.
    Có một lần, bố mẹ đi làm. Đang ngồi trong nhà ăn hồng xiêm thì lũ trẻ kéo đến rủ đi chơi. Chả hiểu thế nào lại đi khoe với chúng nó rồi trèo lên gác xép quẳng ra cho chúng nó mấy quả qua cái lỗ thủng. Ngon quá, chúng nó bảo lấy tiếp. Thằng bé lăng xăng chạy xuống ôm thêm một rổ vứt ra ngoài. Rồi cứ thế cho đến lúc no căng bụng không thể ních được nữa. Sau một hồi thu dọn bãi chiến trường, cả lũ lại lôi nhau đi chơi và tất nhiên không thể thiếu tôi trong đó. Hậu quả thì tôi không nói chắc các bạn cũng đoán được.
    Cái lỗ thủng trên gác xép nơi khu tập thể gắn với biết bao nhiêu kỷ niệm thơ ấu. Tuổi thơ ngày đó vô tư trong sáng với biết bao trò tinh nghịch. Giờ thì ngày đó đã qua, khu tập thể cũng đã khác trước. Nó vẫn mang một cái dáng vẻ cũ kỹ ngày xưa, không nhiều nhà được xây dựng lại nhưng bọn trẻ bây giờ không còn chơi và được chơi những trò trẻ con như thời trước. Những khu vườn, những bụi cây được phá đi - những căn hộ khép kín mọc lên. Nhà cửa được rào rậu che chắn cẩn thận không có lấy một lỗ thủng cho một con mèo chui vào. Lũ trẻ dường như cũng không có cái ngây thơ như ngày trước nữa. Giờ chúng được nhồi vào đầu đầy những toan tính của cuộc sống bon chen qua chính cái đầu của người lớn, những người nuôi dạy chúng. Phải chăng lỗ thủng này được bịt lại thì lại có lỗ thủng khác được tạo ra? Và có phải lỗ thủng nào cũng là xấu?
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  5. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    LỖ THỦNG KHU TẬP THỂ
    Ngày còn bé, khu tập thể tôi ở là Khu tập thể của Xí nghiệp giầy da Hà Nội (Nay là Công ty Cổ phần giầy Hà Nội). Khu tập thể gồm 3 dãy nhà 2 tầng. Mỗi dãy gồm 3 phần tương ứng với 3 cái cầu thang. Mỗi phần có dạng chữ H. Cầu thang lên tầng hai hình chữ Y. Mỗi đầu chữ Y gồm 2 căn hộ sát vách nhau. Phía dưới cũng có 2 căn hộ như thế.
    Ngày đó người ta phân nhà kể cũng buồn cười. Đó là khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Nhà nào có 2 con trở lên thì được phân cả 2 căn hộ, còn nhà nào không đủ kế hoạch thì chỉ được một gian. Thế là thi nhau đẻ để đủ chỉ tiêu. Nhà tôi hồi đó có mỗi tôi là út ít nên chỉ được phân 1 căn hộ với diện tích khoảng 15m2. Sát vách là một gia đình khác. Công trình phụ dùng chung. Rất phức tạp nhưng ngày đó còn trẻ con nên chả biết gì.
    Không hiểu người ta thiết kế khu tập thể kiểu gì mà 2 căn hộ nhưng có tới 4 cái cửa. Hai cửa riêng cho mỗi nhà, một cái cửa để bảo vệ lối di chung, và một cái cửa để che chắn cái công trình phụ không thuộc khuôn viên của nhà nào cả. Sau này 2 gia đình tự dàn xếp, sửa chữa lại để chỉ còn 3 cái cửa. Hai cái thuộc về nhà tôi nhưng việc sinh hoạt thuận tiện hơn rất nhiều.
    Nhà có một cái gác xép, sàn là những thanh gỗ bắc từ đầu đến cuối cái trần nhà. Phủ lên đó là những tấm cót ép. Mái ngói chéo. Chỗ cao nhất của gác xép chắc chỉ được 2 mét. Trên đó toàn để chứa những đồ linh tinh vì thời đó mọi gia đình vẫn giữ thói quen tích cóp. Nhiều chuột mặc dù con mèo nhà hàng xóm vẫn hay sang ngủ nhờ. Nhiều thứ để ngổn ngang nên chú mèo dù có chịu khó đến mấy cũng phải bỏ cuộc. Mùa đông, trời lạnh nên thỉnh thoảng cũng chui lên đó ngủ. Hôi rình nhưng ấm áp.
    Bố mẹ đi làm nhà nước. Cửa khoá và tôi bị nhốt trong căn phòng bé xíu. Chạy qua chạy lại trong nhà mãi cũng chán. Hình như chả có đứa trẻ nào trong khu tập thể lại bị giam cầm như tôi. Bị những tiếng động náo nhiệt bên ngoài thúc giục, tôi quyết tâm tìm mọi cách để thoát ra ngoài. Nhiều biện pháp trẻ con đã được thử nhưng đều thất bại. Ngồi trong nhà nghe những thanh âm của lũ trẻ cùng lứa mà thèm.
    Có một lần đang chơi trên cái gác xép. Trí tò mò đã thúc đẩy tôi mon men bò ra phía mép ngoài của cái gác xép nơi mà tôi hiểu đó là một khoảng trống cao vợi đối một đứa trẻ. Nó được che chắn bởi một mảnh cót ép mỏng với một cái lỗ thủng nho nhỏ. Thò đầu ra khỏi cái lỗ thủng tôi nhận ra ngay đó là khoảng sân bên ngoài, ngay trước cánh cửa với cái khoá đáng ghét đang hàng ngày trói chân thói ham chơi của tôi. Với sự liều lĩnh của một đứa trẻ, tôi vội vàng xé to cái lỗ thủng, chui ngay qua cái cót ép và a lê hấp, bức tường cao hơn 3 mét trở thành quá đơn giản đối với một thằng ranh như tôi. Sau này, tôi đã làm thêm mấy cái mấu để việc trèo ra trèo vô không còn một tí tẹo trở ngại nào.
    Cứ thế, tôi tong tẩy nhập bọn với lũ trẻ và chơi đùa thoả thích. May mắn là gần nhà có một cái xí nghiệp khác, cứ đến giờ tan tầm là lại rúc lên những hồi còi quen thuộc. Những lúc đang đà chơi sao mà thấy nó khó chịu thế. Nhưng dẫu sao nó cũng báo hiệu đã đến giờ bố mẹ sắp về, cần phải chấm dứt cuộc vui và chui vào nhà để làm một đứa trẻ ngoan ngoãn. Bọn trẻ rất kín miệng nên bố mẹ chẳng thể nào biết tôi đã từng trốn nhà đi chơi bằng kiểu đó.
    Nhà ông ngoại ở trên Bưởi có hai cây hồng xiêm rất to, quả ngọt lịm. Cho đến giờ tôi vẫn thấy hồng xiêm của ông ngoại là ngon nhất. Đến mùa, hai cây nặng trĩu quả. Thế là ông cho vào tải lớn tải bé chia cho các cháu. Lần nào cũng phải đến cả trăm quả. Ăn mãi không biết chán.
    Có một lần, bố mẹ đi làm. Đang ngồi trong nhà ăn hồng xiêm thì lũ trẻ kéo đến rủ đi chơi. Chả hiểu thế nào lại đi khoe với chúng nó rồi trèo lên gác xép quẳng ra cho chúng nó mấy quả qua cái lỗ thủng. Ngon quá, chúng nó bảo lấy tiếp. Thằng bé lăng xăng chạy xuống ôm thêm một rổ vứt ra ngoài. Rồi cứ thế cho đến lúc no căng bụng không thể ních được nữa. Sau một hồi thu dọn bãi chiến trường, cả lũ lại lôi nhau đi chơi và tất nhiên không thể thiếu tôi trong đó. Hậu quả thì tôi không nói chắc các bạn cũng đoán được.
    Cái lỗ thủng trên gác xép nơi khu tập thể gắn với biết bao nhiêu kỷ niệm thơ ấu. Tuổi thơ ngày đó vô tư trong sáng với biết bao trò tinh nghịch. Giờ thì ngày đó đã qua, khu tập thể cũng đã khác trước. Nó vẫn mang một cái dáng vẻ cũ kỹ ngày xưa, không nhiều nhà được xây dựng lại nhưng bọn trẻ bây giờ không còn chơi và được chơi những trò trẻ con như thời trước. Những khu vườn, những bụi cây được phá đi - những căn hộ khép kín mọc lên. Nhà cửa được rào rậu che chắn cẩn thận không có lấy một lỗ thủng cho một con mèo chui vào. Lũ trẻ dường như cũng không có cái ngây thơ như ngày trước nữa. Giờ chúng được nhồi vào đầu đầy những toan tính của cuộc sống bon chen qua chính cái đầu của người lớn, những người nuôi dạy chúng. Phải chăng lỗ thủng này được bịt lại thì lại có lỗ thủng khác được tạo ra? Và có phải lỗ thủng nào cũng là xấu?
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  6. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23

    Cái ngày học cấp một...Nhà vẫn trên tầng 4.Ban công sau nhà như một cái kho chất đầy củi.Ngang ...Dọc...Dưới sàn....Trên cao...Cái ban công với chiều rộng khoảng 80cm.Năm nào bố cũng gói bánh trưng...Những cái bánh nhỏ xíu được đánh dấu dành riêng cho mình và thằng em..Bố gói đẹp,không cần khuôn mà cực kỳ vuông vắn.Khoảng 28 Tết....Lò được xếp bằng các viên gạch,nồi nấu bánh chưng là nồi gang mà người ta thường hay dùng để nấu cám lợnXếp bánh vào...và đun.Tốn nhiều củi...nhưng dường như củi nhà mình còn dùng được để luộc bánh chưng 5,6 năm nữa mới hết.Đêm 29,sáng 30...trời tối um,lạnh giá...hai đứa ngồi bên bố bên cạnh nồi bánh chưng sùng suc.Lửa hồng...Ấm áp và hạnh phúc...Khi vớt bánh...thời khắc vui sướng nhất của mình với thằng em là được cầm chiếc bánh chưng nhỏ xinh xinh của riêng mình,lắc qua lắc lại...Sau mỗi năm là thêm những vệt đen thui ở ban công cạnh nhà.Vài năm sau...chuyển nhà...Củi vẫn còn nhưng bánh chưng không gói nữa...Toàn đi đặt.
    Năm trước...Đoàn phường tổ chức gói bánh chưng để bán.Rửa lá dong...Đãi đậu,ngâm gạo,ướp thịt...Mình chưa từng gói bao giờ nhưng cũng lon ton thử.Mấy khi có dịp thử đâu.Lạ mỗi nỗi gói quà sinh nhật thì đẹp mà bánh chưng thì vuông vắn được đến là khó.Rồi mang bán....
    Nhà giờ còn 2 người .Năm nay bố bảo :"Sẽ gói bánh chưng...".Mỉm cười sung sướng"Con cũng biết gói đấy..."
    Một năm mới lại về...Không có pháo hồng...Và rồi....Vườn đào Nhật Tân...
    Những cái gì chưa phải là xưa...mà đã quá xa rồi
    4of7
  7. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23

    Cái ngày học cấp một...Nhà vẫn trên tầng 4.Ban công sau nhà như một cái kho chất đầy củi.Ngang ...Dọc...Dưới sàn....Trên cao...Cái ban công với chiều rộng khoảng 80cm.Năm nào bố cũng gói bánh trưng...Những cái bánh nhỏ xíu được đánh dấu dành riêng cho mình và thằng em..Bố gói đẹp,không cần khuôn mà cực kỳ vuông vắn.Khoảng 28 Tết....Lò được xếp bằng các viên gạch,nồi nấu bánh chưng là nồi gang mà người ta thường hay dùng để nấu cám lợnXếp bánh vào...và đun.Tốn nhiều củi...nhưng dường như củi nhà mình còn dùng được để luộc bánh chưng 5,6 năm nữa mới hết.Đêm 29,sáng 30...trời tối um,lạnh giá...hai đứa ngồi bên bố bên cạnh nồi bánh chưng sùng suc.Lửa hồng...Ấm áp và hạnh phúc...Khi vớt bánh...thời khắc vui sướng nhất của mình với thằng em là được cầm chiếc bánh chưng nhỏ xinh xinh của riêng mình,lắc qua lắc lại...Sau mỗi năm là thêm những vệt đen thui ở ban công cạnh nhà.Vài năm sau...chuyển nhà...Củi vẫn còn nhưng bánh chưng không gói nữa...Toàn đi đặt.
    Năm trước...Đoàn phường tổ chức gói bánh chưng để bán.Rửa lá dong...Đãi đậu,ngâm gạo,ướp thịt...Mình chưa từng gói bao giờ nhưng cũng lon ton thử.Mấy khi có dịp thử đâu.Lạ mỗi nỗi gói quà sinh nhật thì đẹp mà bánh chưng thì vuông vắn được đến là khó.Rồi mang bán....
    Nhà giờ còn 2 người .Năm nay bố bảo :"Sẽ gói bánh chưng...".Mỉm cười sung sướng"Con cũng biết gói đấy..."
    Một năm mới lại về...Không có pháo hồng...Và rồi....Vườn đào Nhật Tân...
    Những cái gì chưa phải là xưa...mà đã quá xa rồi
    4of7
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Năm nay đào không đẹp.
    Những cánh hoa ít hơn, trên những cành gầy guộc. Lộc không xanh, nụ không nhiều, hoa ít thắm.
    Từ bao giờ, người ta chơi đào cây thật nhiều, thay cho đào cành. Ồ lạ, khi người ta cứ phải uốn éo cái thân cây đào cho vặn hết bên nọ đến bên kia. Người ta gọi là đào thế đây. Ừ, thì thế, thế gì mà lạ thế ? Sao cứ phải cong cong như chữ S, èo uột tựa mình con rồng đời Lý ?
    Thôi, hãy để cây đào tự nhiên. Đào tượng trưng cho sự thanh cao, cốt cách, trong phong sương giá lạnh mới trổ hoa, cũng như người quân tử, tựa cô gái tiết hạnh, chỉ trong gian khổ mới bừng thắm những vẻ đẹp hết mình.
    Những người quân tử không ẹo ọ, những người liệt nữ chẳng uốn mình để làm vui cho người khác.
    Đào có thể nghiêng, có thể gãy, nhưng chớ để đào phải vẹo vọ thân mình......
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Năm nay đào không đẹp.
    Những cánh hoa ít hơn, trên những cành gầy guộc. Lộc không xanh, nụ không nhiều, hoa ít thắm.
    Từ bao giờ, người ta chơi đào cây thật nhiều, thay cho đào cành. Ồ lạ, khi người ta cứ phải uốn éo cái thân cây đào cho vặn hết bên nọ đến bên kia. Người ta gọi là đào thế đây. Ừ, thì thế, thế gì mà lạ thế ? Sao cứ phải cong cong như chữ S, èo uột tựa mình con rồng đời Lý ?
    Thôi, hãy để cây đào tự nhiên. Đào tượng trưng cho sự thanh cao, cốt cách, trong phong sương giá lạnh mới trổ hoa, cũng như người quân tử, tựa cô gái tiết hạnh, chỉ trong gian khổ mới bừng thắm những vẻ đẹp hết mình.
    Những người quân tử không ẹo ọ, những người liệt nữ chẳng uốn mình để làm vui cho người khác.
    Đào có thể nghiêng, có thể gãy, nhưng chớ để đào phải vẹo vọ thân mình......
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chưa phải là lâu, nhưng cũng đã một năm, từ ngày lập ra cái topic này.
    Cũng lại sắp một ngày 20 tháng 11 nữa.
    Ngồi xem tivi, một chương trình nhạt nhẽo, vô vị kinh khủng, nhưng bật lên để trong nhà có tiêng người nói.
    Hồi chưa phải là xưa ấy, cả tầng có được một nhà có vô tuyến, là một niềm hạnh phúc. Tối đến, cả tầng sẽ kéo sang đó xem.
    Nhà có một cái vô tuyến bố gửi từ Liên Xô về, nên tối nào cũng phải ăn cơm sớm. Điện đắt, lại chỉ được dùng 45 số một tháng, mà lại thường xuyên mất, cho nên thường dùng cả đèn dầu thắp nữa.
    Ấy, bảy giờ đến rồi, đó là nhạc chương trình "Những bông hoa nhỏ". Ngày ấy sao mà mê nó đến thế. Một tuần có được 2-3 ngày có phim hoạt hoạ của Nga thì thật là sung sướng. Xem đến mê mải. Hoặc là Maika - cô bé từ trên trời rơi xuống cũng được.
    Vớ phải mấy cái màn rối của Việt Nam thì chán ốm. Thứ nữa là mấy màn kịch kọt vớ vẩn của mấy cậu thiếu niên. À, mà một cậu ngày xưa, bây giờ thỉnh thoảng thấy vẫn đóng trên ti vi. Không nhớ nữa. Hồi đấy có cái kịch "vai người khác đóng", không có gì thì đành xem.
    Chán nhất là chương trình Những bông hoa nhỏ mà lại có các màn múa hát. Ối già, buồn ngủ díp mắt.
    Một thời mà quanh đi quẩn lại phim Đông Âu và Liên Xô rõ nhiều. Khoái nhất là Bôm Bốp - Đi A Nốp....

Chia sẻ trang này