1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi nthp2013, 25/07/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nthp2013

    nthp2013 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2013
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    2
    Kho tàng cây thuốc dân gian Việt nam rất phong phú và đa dạng với nhiều loài, nhiều công dụng khác nhau. Từ xa xưa, dân ta đã biết sử dụng dược tính của nhiều loại cây cỏ trong tự nhiên để bào chế thành các bài thuốc chữa bệnh hết sức hiệu quả. Như cây diệp hạ châu, ra diếp cá, cây chìa vôi, lá lốt, ngải cứu,.. Đây đều là những loại thảo dược rất hay xuất hiện trong các bài thuốc dân gian. Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về công dụng chữa bệnh của cây chìa vôi, một loại thảo dược giúp chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.

    Cây chìa vôi còn có tên là bạch phấn đằng, rau chua... Cây nhỏ, mọc leo, dài 2 - 4m, thân tròn nhẵn, gốc có củ, toàn thân phủ phấn trắng (nên có tên là bạch phấn đằng). Tua cuốn hình sợi đơn. Lá đơn, hình dạng thay đổi, thường xẻ thuỳ chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng đến 6 - 8cm; những lá phía gốc hình mác gần như nguyên, các lá phía trên chia 5 - 7 thuỳ dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá, nhưng ngắn hơn lá và có cuống. Quả nang tròn, 5 - 6mm, khi chín màu đen. Mùa hoa tháng 4 - 6, có quả tháng 5 - 10.

    [​IMG]

    Cây chìa vôi

    Cây chìa vôi mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, bờ bụi, hàng rào và được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông.
    Theo Đông y, cây chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the, tính mát, có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, tiêu độc, sát trùng; thường dùng chữa đau nhức xương, bong gân, tê thấp, mụn nhọt sưng tấy, vết ong đốt, rắn cắn, thoát vị đĩa đệm

    Một số bài thuốc có sử dụng cây chìa vôi

    Hỗ trợ điều trị phong thấp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương: Chìa vôi 20g, rễ lá lốt 15g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng: Dây chìa vôi 50g, đương quy 20g, xuyên khung 10g, ngưu tất 40g, cẩu tích 20g. Tất cả các vị thuốc ngâm trong 1 lít rượu trắng sau 1 tuần là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30ml)

    Chữa bong gân: Lá chìa vôi, lá đau xương, lá thầu dầu tía, các vị bằng nhau, giã nát, trộn với dấm hoặc rượu (một miếng đắp cần khoảng 20ml dấm hoặc rượu) sao nóng, đắp và bó vào chỗ bị chấn thương, khi khô lại thay miếng khác, làm 1 - 2 lần trong ngày. Hoặc dây chìa vôi 50g, gừng tươi 50g, rượu trắng 20ml, tất cả đem giã nhuyễn rồi bó vào khớp đau.

    Chữa vết ong đốt: Giã nhuyễn lá, dây, củ cây chìa vôi để đắp.

    Chữa viêm da lở ngứa: Dùng một nắm lá chìa vôi tươi rửa sạch, giã nát đắp băng lại khoảng 1giờ, ngày 1 lần, kết hợp dùng thuốc uống tiêu độc: Thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 10g, sắc uống ngày một lần. Dùng 5 ngày một liệu trình.

    Chữa đau bụng sau sinh: Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh bị đau bụng lấy một nắm dây chìa vôi sao nóng đắp lên bụng có tác dụng giảm đau rất tốt.

    Chữa mụn nhọt sưng tấy: Dây lá chìa vôi 1 nắm, rửa sạch, giã nát với mấy hạt muối lấy nước uống còn bã đắp đến khi khỏi.

    >> Bệnh gút kiêng ăn gì ?

Chia sẻ trang này