1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser xuyên qua da

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi nthp2013, 08/10/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nthp2013

    nthp2013 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2013
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    2
    Bệnh thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp rất phổ biến ở người lớn tuổi. Nguyên nhân thường là do lao động quá sức, mang vác vật nặng không đúng cách, ngồi sai tư thế,... là ảnh hưởng đến cột sống. Bài này mình xin chia sẽ cùng các bạn phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng laser xuyên qua da ( viết tắt là PDDL) giúp làm giảm áp lực nên đĩa đệm. Đây là biện pháp được áp dụng trong trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng không thể chữa trị bằng thuốc cũng như bằng vật lý trị liệu và bệnh nhân thì không muốn gặp biến chứng hay sẹo do phương pháp phẫu thuật gây ra.


    >> Thuốc chữa bệnh viêm khớp



    [​IMG]


    Nhiều công trình nghiên cứu của các bác sĩ nổi tiếng trên thế giới chứng minh rằng PLDD là phương pháp chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, việc quyết định người bệnh nào có thể được chữa bằng PLDD và đặc biệt là kỹ thuật làm PLDD quyết định khả năng thành công. Phía sau của đĩa đệm có một dây chằng gọi là dây chằng dọc sau. Nếu đĩa đệm thoát vị còn chưa xé rách dây chằng dọc sau thì PLDD mới có hiệu quả, còn nếu dây chằng dọc sau của bạn đã bị rách thì tốt nhất tìm một cách chữa bệnh khác. Việc nhận biết khối thoát vị đã xé rách dây chằng dọc sau hay chưa không phải là dễ dàng. Việc này đòi hỏi phải có những bác sĩ vừa có kinh nghiệm trong việc khám chữa benh thoat vi dia dem, vừa có kinh nghiệm với PLDD.


    Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng PLDD đơn giản, ít đau đớn, không cần gây mê, người bệnh tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đặc biệt là không phải nằm viện. So với mổ hở, biến chứng của PLDD ít gặp hơn rất nhiều và thường cũng không nặng nề. Các biến chứng chung cho tất cả các loại thủ thuật như phản ứng với thuốc tê, chảy máu hoặc nhiễm trùng chỗ đâm kim rất hiếm gặp, tỷ lệ giống như ở các thủ thuật có tiêm chích khác. Đôi khi bệnh nhân đau tăng lên đột ngột trong lúc làm PLDD do khi đĩa đệm bị đốt cháy, khói chưa kịp thoát ra làm cho khối thoát vị to thêm gây chèn ép nhiều hơn. Nếu chọn lựa đúng bệnh nhân để làm PLDD và kỹ thuật thực hiện tốt thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1 trên 1.000 trường hợp.


    >> Triệu chứng bệnh viêm khớp


    Phương pháp giảm áp lực đĩa đệm bằng laser xuyên qua da


    [​IMG]

    Phương pháp giảm áp lực đĩa đệm bằng laser xuyên qua da


    Năng lượng laser được đưa vào nhân nhầy của đĩa đệm nhờ hệ thống quang dẫn mềm và dưới sự quan sát thông qua một X-quang tăng sáng truyền hình ba chiều. Năng lượng laser sẽ làm bốc bay một phần nhân nhầy, giúp giảm áp suất nội đĩa đệm. Từ đó, khối nhân nhầy thoát vị co rút lại, giúp giảm áp suất chèn ép lên rễ thần kinh ở vị trí thoát vị.


    Thông thường, việc điều trị với một tầng (1 đĩa đệm) chỉ mất khoảng 15 phút. PLDD còn giúp tránh được gây mê và một số biến chứng nặng trong mổ hở, sẹo của vết mổ cũng có thể gây xơ dính thần kinh, một rủi ro có thể gặp phải sau mổ hở.


    Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc

Chia sẻ trang này