1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi nguyen58n, 23/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bệnh lây truyền ảnh hưởng thai nhi

    Các bệnh lây truyền qua đường ******** (LTTD) có thể lây từ mẹ sang con ngay khi trẻ còn đang phát triển trong tử cung hoặc trong lúc sinh, đôi khi sau sinh.

    Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm một bệnh LTTD nào đó thì cả bố mẹ cần phải được khám, làm các xét nghiệm xác định bệnh để có phương án điều trị…

    Bệnh lây truyền ảnh hưởng đến thai nhi


    Bệnh lậu

    Bệnh do vi khuẩn xuất hiện trong tế bào. Phụ nữ thường không có triệu chứng gì nhưng cũng có thể có tiết dịch niệu đạo, tiểu khó, chảy máu giữa kỳ kinh, ra kinh nhiều, viêm cổ tử cung có tiết dịch mủ, viêm tiểu khung. Nếu mẹ bị bệnh lậu mà không được điều trị rất có thể sẽ truyền bệnh cho em bé, đặc biệt là các bệnh về mắt. Bệnh thường xảy ra ngay tháng đầu tiên, nhất là tuần đầu tiên sau sinh. Hai mắt trẻ dính không mở được, mắt sưng húp. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù loà vì gây loét và tạo thành sẹo giác mạc.

    Nên khám định kỳ trong thời gian mang thai để cho ra đời những em bé khỏe mạnh.
    Phụ nữ bị bệnh lậu có thể có biến chứng chửa ngoài tử cung, đau tiểu khung mạn tính, co hẹp niệu đạo... Vô sinh là một biến chứng ở cả nam và nữ nếu để bệnh quá nặng. Ngoài ra, nếu mắc bệnh này, phụ nữ còn có thể sảy thai, đẻ non, viêm màng nhau cấp. Hiện nay, hầu hết trẻ sơ sinh đều được nhỏ dung dịch nitrat bạc để phòng ngừa nhiễm lậu cầu khuẩn.
    Bệnh chlamydia

    Bệnh do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. 60-70% phụ nữ không có triệu chứng cụ thể nhưng có thể có tiểu khó, đau tiểu khung, dễ chảy máu ở vùng kín. Bệnh lậu và chlamydia thường xảy ra đồng thời.

    Vì các triệu chứng bộc lộ ra ngoài nhẹ nên bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng hơn bệnh lậu do người bệnh thường chủ quan, không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm hoặc điều trị muộn. Bệnh chlamydia cũng thường lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh, gây viêm mắt sơ sinh, viêm phổi, viêm ống tai. Viêm mắt sơ sinh thường xảy ra khoảng 2 tuần sau sinh nhưng may mắn là ít khi dẫn đến mù loà. Tuy nhiên, nếu như bệnh chlamydia không được điều trị sẽ trở thành mạn tính, dễ tái phát, có thể để lại sẹo ở giác mạc.
    Bệnh giang mai

    Do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra.

    Với giang mai nguyên phát: Có một (hay hơn một) vết loét không gây đau, đường kính 1-2 cm, ở trong vùng kín phụ nữ, có thể không nhận thấy.

    Với giang mai thứ phát: Người bệnh thấy xuất hiện vết ban đỏ ở lòng bàn tay và gan bàn chân, cả ở thân mình, kèm theo cảm giác khó chịu, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ.

    Xoắn khuẩn giang mai có thể đi qua nhau thai ở bất cứ giai đoạn nào của kỳ thai nghén và có thể ngấm vào máu của thai nhi. Thai có phản ứng với nhiễm khuẩn giang mai khi đã được 4-5 tháng, có thể bị sảy, chết hay đẻ non. Thông thường, phụ nữ không biết đã bị lây nhiễm vi khuẩn giang mai. Vì vậy, mọi phụ nữ có thai cần được làm các xét nghiệm để phát hiện bệnh.

    Nhiễm giang mai gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho thai. Nếu phụ nữ bị giang mai trong khi có thai, lại không được điều trị thì chắc chắn em bé sinh ra sẽ có bất thường. Tỷ lệ trẻ sinh ra chết hoặc đẻ non cũng rất cao...

    Những bất thường do giang mai gây ra cho thai rất nghiêm trọng. Trẻ sinh ra cần được thầy thuốc theo dõi và chăm sóc. Nhiều trường hợp trẻ đã bị nhiễm bệnh nhưng không có dấu hiệu cụ thể. Đến khi lớn lên mới thấy răng và xương có dấu hiệu khác thường. Nếu phụ nữ được điều trị sớm khi mang thai (trước 16 tuần) có thể hạn chế sự phát triển các biến chứng ở thai và trẻ có thể sinh ra bình thường.
    Bệnh mụn rộp

    Do virus gây ra với triệu chứng là những phỏng nước đau ở da hay niêm mạc hoặc mụn rộp vùng mặt, miệng. Những bọng nước này thường phát triển ở môi dưới hay ở mép, ngứa, đau nên còn gọi là chốc mép.

    Có đến 80% trường hợp bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên càng khiến việc lây truyền rất dễ xảy ra. Mụn rộp cũng rất hay phối hợp với sự lây nhiễm HIV nếu xuất hiện nở vùng sinh dục.

    Nếu mẹ bị bệnh mụn rộp lần đầu khi mang thai ở 3 tháng đầu thì dễ bị sẩy thai nhất. Nếu bị nhiễm vào 3 tháng giữa thì nhiều khả năng sẽ sinh ra sớm hơn bình thường. Nếu mẹ bị mụn rộp sinh dục trong 3 tháng cuối thì nguy cơ thai bị nhiễm virus khi đẻ là lớn nhất, đặc biệt khi người mẹ lại không biết mình có bệnh.
  2. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    7 biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai

    Những bà bầu nên đề phòng tất cả các biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai này vì chúng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
    1. Sẩy thai

    Các bà bầu có thể bị sẩy thai trong 20 tuần trở về trước. Thật không may, có đến 15- 20% những phụ nữ mang bầu bị sẩy thai và hơn 80% các trường hợp xảy thai này đều xảy ra trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

    Từ thực tế trên cho thấy hầu hết sự sẩy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây được coi là hậu quả trực tiếp của những bất thường nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh, chúng ngăn ngừa các phôi thai phát triển.

    Triệu chứng đầu tiên của sự sẩy thai là dịch âm đạo tiết lẫn máu. Vì vậy nếu bạn thấy bất kỳ sự rò rỉ khác thường nào ở âm đạo khi mang thai thì phải thăm khám bác sĩ trong thời gian ngắn nhất.

    2. Đẻ non và sinh sớm

    Nếu bạn bắt đầu có cơn co thắt thường xuyên gây giãn nở hay xuất hiện dịch âm đạo loãng cổ tử cung trước khi mang thai đến tuần 37 thì điều này có thể báo hiệu bạn sinh non hoặc đẻ sớm. Ngoài ra, bất cứ sự sinh nở nào trước tuần 37 thì điều này có nghĩa là bạn sinh nở sớm.

    3. Thiếu hụt nước ối

    Các túi ối khi mang bầu nên không quá ít cũng như không quá nhiều thì mới có thể bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển tốt nhất của thai nhi.

    Nếu bạn bị thiếu hụt nước ối, sự phát triển của thai nhi có thể bị hủy hoại và trong trường hợp này, bạn nên được các bác sĩ theo dõi sát tiến triển của nước ối trong khi mang thai.

    Hơn nữa, nếu bạn đã đang mang bầu ở gần tuần thứ 37 và tình hình đủ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể quyết định cho bạn sinh nở sớm hơn bình thường, nhằm bảo đảm sự an toàn của bạn và thai nhi.
    4. Tiền sản giật

    Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến 3-8% phụ nữ mang thai. Thông thường tình trạng này xuất hiện ở những bà bầu đã qua tuần thứ 20 của thai kỳ.

    Khi đó, những chẩn đoán được thực hiện thường có đủ hai điều kiện đồng thời như: có một áp suất máu cao và các xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của protein trong nước tiểu.

    Hầu hết phụ nữ mang bầu có thể có nguy cơ bị một dạng nhẹ của tiền sản giật vào gần ngày sinh nở của mình. Và tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra vấn đề nghiêm trọng đủ để gây nguy hiểm cho cuộc sống của cả 2 mẹ con bạn. Nếu là những trường hợp cần chữa trị, các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh sớm.

    5. Tiểu đường trong thai kỳ

    Khoảng 5% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường. Thực tế, tiểu đường khi mang thai có vẻ quá ít nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra.

    Do đó, nếu các bà mẹ tương lai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì phải được bác sĩ giám sát chặt chẽ. Theo đó, các bác sĩ sẽ quy định một quá trình điều trị và chế độ ăn uống cụ thể nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.


    6. Thai ngoài tử cung

    Khi một trứng đã thụ tinh, chúng có thể cố định bất cứ nơi nào khác ngoài tử cung của bạn, điều này được gọi là mang thai ngoài tử cung. Trứng có thể được đặt trong một trong các ống dẫn trứng, trong những buồng trứng, cổ tử cung, dạ dày.

    Đáng tiếc là không có cách nào để loại bỏ thai ngoài tử cung hoặc mang đặt chúng lại vào tử cung. Theo ước tính, cứ 50 phụ nữ mang thai bình thường thì sẽ có 1 bà bầu mang thai ngoài tử cung.

    7. Nhau thai nằm ở vị trí bất thường

    Nếu như nhau thai của bạn nằm thấp trong tử cung, cổ tử cung thì đó là tình trạng bất thường. Theo nghiên cứu thì cứ khoảng 200 trường hợp phụ nữ mang bầu thì có 1 bà bầu gặp hiện tượng này.

    Theo đó, vị trí của nhau thai không xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng trong các giai đoạn tiếp theo, những vị trí nằm bất thường của nhau thai có thể gây chảy máu hoặc gây ra sự đẻ non.
  3. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Dấu hiệu nhận biết bé bị thiếu máu

    Con bạn đang hoạt động vui vẻ đột nhiên xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi, suy nhược, và khuôn mặt trở nên nhợt nhạt. Đó là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

    Thiếu máu là một tình trạng trong đó có sự thay đổi xuống mức thấp bất thường của tế bào hồng cầu và sắc tố trong cơ thể. Hồng cầu là tế bào mang oxy, vì vậy khi chúng ít đi về số lượng, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tạo ra đủ oxy. Để xác định bệnh thiếu máu ở người lớn không phải là một công việc khó khăn, vì chúng thể hiện dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, theo dõi các triệu chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh không dễ buộc cha mẹ phải để tâm quan sát các biểu hiện cơ thể của trẻ.

    Các dấu hiệu điển hình nhất của bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh là mệt mỏi, suy nhược, biếng ăn, hay hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái. Điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ để điều trị sớm nhất.
    Nguyên nhân chính gây thiếu máu:
    Sự bất thường trong huyết cầu tố

    Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu tố có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Điều này làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết, thiếu máu xảy ra. Một trong những ví dụ là thiếu máu hồng cầu hình liềm. Tuy nhiên, vấn đề này không quá phổ biến với các em bé.
    Hình dạng của tế bào hồng cầu bất thường

    Huyết mạch là những ống nhỏ chạy khắp cơ thể. Thông thường, các tế bào máu đỏ có hình dạng của một chiếc bánh rán, tạo cho chúng sự linh hoạt, đủ để đi qua những đoạn nhỏ của ống. Tuy nhiên, nếu các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường, chúng có thể bị kẹt trong ống lưu thông dẫn đến thiếu máu.
    Biến dạng trong tủy xương

    ủy xương đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nên ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu bình thường.
    Thiếu dinh dưỡng thích hợp

    Để tạo hồng cầu, cơ thể cần đủ lượng sắt B12, và vitamin. Một khi cơ thể thiếu sắt và vitamin dẫn đến sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra ở trẻ trên một tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng. Trẻ bú sữa mẹ hầu như không gặp phải vấn đề này.
    Nguyên nhân khác

    - Nhiều bệnh mãn tính khác cũng có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào và giảm số lượng của tế bào hồng cầu.

    Nhiễm độc chì có thể gây ra thiếu máu ở trẻ em.
    Giải pháp:

    - Cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân thiếu máu và điều trị.

    - Nếu trẻ thiếu máu do thiếu sắt thì cần cho trẻ uống nhiều sữa và ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm giàu sắt như: gan, thịt nạc, trứng, thịt gà, cá, các loại đậu, trái cây sấy khô, khoai lang, rau xanh, bơ đậu phộng...

    Ngoài ra có thể cho trẻ uống thêm vitamin bổ máu theo liều lượng kê đơn của bác sỹ.
  4. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bộ trắc nghiệm câu hỏi để biết liệu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không?

    9 câu hỏi dưới đây sẽ giúp mọi người tự nhận biết mình có thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh hay không để có kế hoạch dự phòng.

    Nếu bạn trả lời “có” cho bất cứ câu nào thì bạn được 1 điểm, nếu trả lời “không” là 0 điểm. Điểm của bạn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

    Câu 1: Bạn có bị thừa cân béo phì hay béo bụng không? Để biết mình có thừa cân béo phì hay không, bạn có thể tính dựa theo công thức BMI, bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính theo m). Nếu BMI trên 23 là thừa cân, BMI trên 25 là béo phì. Ngoài ra, béo phì vùng bụng còn được định nghĩa là vòng bụng đo ngang mức rốn trên 80cm ở nữ giới và 90cm ở nam giới.

    Câu 2: Bạn thiếu vận động thể lực trầm trọng? Bạn có thuộc típ người di chuyển bằng xe máy, làm việc văn phòng, ít tập thể dục, không chơi thể thao, không đi bộ hằng ngày, ít làm việc nhà?

    Câu 3: Bạn ăn uống không điều độ? Có phải bạn thường uống nước đóng chai có đường, thích ăn ngọt, thích ăn các món béo như thịt mỡ, các món chiên ngập dầu? Ăn ít rau quả, uống nhiều bia rượu? Thường xuyên đi làm về trễ và ăn tối sau 20g?

    Câu 4: Bạn quá 40 tuổi chưa? Sau tuổi 40 nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường càng gia tăng.

    Câu 5: Bạn bị tăng huyết áp hoặc cholesterol máu?

    Câu 6: Bạn có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường? Nếu có thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn cao hơn người khác bởi bệnh này có tính di truyền mạnh.

    Câu 7: Bạn là nữ và từng bị chẩn đoán đái tháo đường trong lúc mang thai hoặc bạn sinh con nặng ký (trên 4kg)? Nếu có, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường về sau.

    Câu 8: Yếu tố chủng tộc. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, người dân sống vùng Nam Á như nước ta có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và bạn đương nhiên nhận 1 điểm ở câu này.

    Câu 9: Bạn bị bác sĩ chẩn đoán rối loạn dung nạp đường huyết hay tăng đường huyết lúc đói? Nếu bị chẩn đoán gặp một trong hai vấn đề trên, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường sau này. Các tình trạng này theo y học gọi là tiền đái tháo đường.

    Với chín câu hỏi, có thể bạn chưa trả lời được ngay một số câu, như vấn đề cholesterol máu, rối loạn dung nạp đường, huyết áp... Vì thế, bạn nên thu xếp một buổi để đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

    Ngoài ra, trong các yếu tố nguy cơ đã liệt kê có nhiều yếu tố bạn có thể thay đổi được, ví dụ các yếu tố nguy cơ liên quan đến cân nặng, vòng eo, ăn uống, vận động thể lực. Do vậy, bạn nên thay đổi lối sống trước khi quá muộn, bởi một khi bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn phải mang căn bệnh này suốt đời.
  5. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Lười đánh răng dễ mắc bệnh tim

    Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng những người không bao giờ hoặc hiếm khi đánh răng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 70% so với những người có thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày.

    Các nhà nghiên cứu đại học London đã phân tích dữ liệu của hơn 11.000 người có độ tuổi trung bình 50 tuổi tham gia chương trình Khảo sát Y tế Scotland. Những người tham gia được hỏi về việc họ có thường xuyên tới khám nha sĩ và thường xuyên đánh răng hay không.

    Cứ 10 người thì có 6 người (khoảng 62%) tới nha sĩ 1 lần 1 tháng, 71% nói họ đánh răng hai lần mỗi ngày.
    Theo báo cáo được xuất bản trên tạp chí Y học Anh, trong tám năm tiếp theo, đã có 555 trường hợp mắc các bệnh nghiêm trọng về tim, trong đó có 170 người tử vong.

    Theo những kết quả trước đây, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những người không thường xuyên vệ sinh răng miệng và thường bị chảy máu lợi sẽ tạo điều kiện cho 700 loại vi khuẩn xâm nhập vào máu, tăng nguy cơ đau tim bất kể người đó khỏe mạnh cỡ nào.

    Vi khuẩn tấn công vào máu có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm viêm và thu hẹp thành động mạch hoặc làm tăng lượng chất béo tích trữ trong các động mạch.
    Tuy nhiên cũng có những yếu tố khác gây ra bệnh tim như mắc bệnh béo phì và thường xuyên hút thuốc lá.

    Giáo sư Richard Watt tham gia nghiên cứu này cho biết: "Kết quả của chúng tôi xác nhận và củng cố thêm mối quan hệ mật thiết giữa việc vệ sinh răng miệng và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để xác nhận mối quan hệ này trên thực tế là quan hệ nhân quả hay chỉ là một dấu hiệu rủi ro.”

    Giáo sư Damien Walmsley, cố vấn khoa học cho Hiệp hội Nha khoa Anh nói: "Có rất nhiều nghiên cứu về sức khỏe răng miệng kém có mối quan hệ với các bệnh như bệnh tim, tiểu đường và chứng mất trí. Không thường xuyên vệ sinh răng miệng cũng dẫn tới bệnh viêm máu mức độ nhẹ.”

    Ông đưa ra lời khuyên: “Chúng ta nên đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có Florua, thường xuyên tới các phòng khám nha khoa, hạn chế ăn vặt, ăn những thực phẩm nhiều đường sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe một cách hữu hiệu nhất.”
  6. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    7 biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Những bà bầu nên đề phòng tất cả các biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai này vì chúng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
    1. Sẩy thai

    Các bà bầu có thể bị sẩy thai trong 20 tuần trở về trước. Thật không may, có đến 15- 20% những phụ nữ mang bầu bị sẩy thai và hơn 80% các trường hợp xảy thai này đều xảy ra trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

    Từ thực tế trên cho thấy hầu hết sự sẩy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây được coi là hậu quả trực tiếp của những bất thường nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh, chúng ngăn ngừa các phôi thai phát triển.

    Triệu chứng đầu tiên của sự sẩy thai là dịch âm đạo tiết lẫn máu. Vì vậy nếu bạn thấy bất kỳ sự rò rỉ khác thường nào ở âm đạo khi mang thai thì phải thăm khám bác sĩ trong thời gian ngắn nhất.

    2. Đẻ non và sinh sớm

    Nếu bạn bắt đầu có cơn co thắt thường xuyên gây giãn nở hay xuất hiện dịch âm đạo loãng cổ tử cung trước khi mang thai đến tuần 37 thì điều này có thể báo hiệu bạn sinh non hoặc đẻ sớm. Ngoài ra, bất cứ sự sinh nở nào trước tuần 37 thì điều này có nghĩa là bạn sinh nở sớm.
    3 Thiếu hụt nước ối

    Các túi ối khi mang bầu nên không quá ít cũng như không quá nhiều thì mới có thể bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển tốt nhất của thai nhi.
    Nếu bạn bị thiếu hụt nước ối, sự phát triển của thai nhi có thể bị hủy hoại và trong trường hợp này, bạn nên được các bác sĩ theo dõi sát tiến triển của nước ối trong khi mang thai.
    Hơn nữa, nếu bạn đã đang mang bầu ở gần tuần thứ 37 và tình hình đủ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể quyết định cho bạn sinh nở sớm hơn bình thường, nhằm bảo đảm sự an toàn của bạn và thai nhi.

    4. Tiền sản giật

    Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến 3-8% phụ nữ mang thai. Thông thường tình trạng này xuất hiện ở những bà bầu đã qua tuần thứ 20 của thai kỳ.
    Khi đó, những chẩn đoán được thực hiện thường có đủ hai điều kiện đồng thời như: có một áp suất máu cao và các xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của protein trong nước tiểu.

    Hầu hết phụ nữ mang bầu có thể có nguy cơ bị một dạng nhẹ của tiền sản giật vào gần ngày sinh nở của mình. Và tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra vấn đề nghiêm trọng đủ để gây nguy hiểm cho cuộc sống của cả 2 mẹ con bạn. Nếu là những trường hợp cần chữa trị, các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh sớm.

    5. Tiểu đường trong thai kỳ

    Khoảng 5% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường. Thực tế, tiểu đường khi mang thai có vẻ quá ít nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra.
    Do đó, nếu các bà mẹ tương lai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì phải được bác sĩ giám sát chặt chẽ. Theo đó, các bác sĩ sẽ quy định một quá trình điều trị và chế độ ăn uống cụ thể nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.

    6. Thai ngoài tử cung

    Khi một trứng đã thụ tinh, chúng có thể cố định bất cứ nơi nào khác ngoài tử cung của bạn, điều này được gọi là mang thai ngoài tử cung. Trứng có thể được đặt trong một trong các ống dẫn trứng, trong những buồng trứng, cổ tử cung, dạ dày.
    Đáng tiếc là không có cách nào để loại bỏ thai ngoài tử cung hoặc mang đặt chúng lại vào tử cung. Theo ước tính, cứ 50 phụ nữ mang thai bình thường thì sẽ có 1 bà bầu mang thai ngoài tử cung.

    7. Nhau thai nằm ở vị trí bất thường

    Nếu như nhau thai của bạn nằm thấp trong tử cung, cổ tử cung thì đó là tình trạng bất thường. Theo nghiên cứu thì cứ khoảng 200 trường hợp phụ nữ mang bầu thì có 1 bà bầu gặp hiện tượng này.

    Theo đó, vị trí của nhau thai không xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng trong các giai đoạn tiếp theo, những vị trí nằm bất thường của nhau thai có thể gây chảy máu hoặc gây ra sự đẻ non.
  7. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Viêm phế quản phổi ở trẻ em

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Thời tiết thay đổi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu đợt mưa lũ ngập lụt kéo dài, môi trường sống ẩm thấp là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh mà trẻ em hay mắc phải. Trong đó, phải kể đến viêm phế quản phổi là một trong số các bệnh hay gặp khi thay đổi thời tiết.
    Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, đang mắc các bệnh khác như cảm cúm, sởi... rất dễ mắc viêm phế quản phổi. Tác nhân gây bệnh ban đầu là virut, sau bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.

    Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp diễn lan toả cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, thường do các tác nhân virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.

    Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi rất dễ bị viêm phế quản phổi. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát trẻ chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể lại bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tuổi bú có những triệu chứng lâm sàng rất sơ sài nhưng bệnh thường rất nặng vì thế các dấu hiệu trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ hoặc sốc, sùi bọt mép... là phải cho trẻ tới trung tâm y tế ngay.

    Điều trị: Dùng kháng sinh có thể uống, tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nhưng tốt nhất nên dùng dưới dạng siro và nên cho trẻ uống trước khi bú, khi ăn như thế tránh để trẻ bị kích thích tiêu hoá gây nôn trớ thức ăn. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống nên đưa trẻ tới bệnh viện để có điều kiện chăm sóc, điều trị tích cực hơn.

    Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, nên chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí sẽ dẫn tới tử vong. Ngay từ khi có thai, các bà mẹ nên tuân thủ đúng chế độ để tránh trường hợp sinh non, trẻ sẽ nhẹ cân. Bởi vì, những đứa trẻ này khi sinh ra dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phế quản phổi. Thực hiện tốt các chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đảm bảo môi trường ở sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nếu trẻ không tự bú thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa. Bên cạnh đó, việc bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết. Không nên chườm ấm hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy. Bị viêm phế quản phổi, trẻ bị ho sẽ rất rát cổ, làm dịu họng trẻ bằng cách cho trẻ dùng nước quất, lá hẹ, hấp với mật ong, (cả 3 thứ đó cho vào chén, hấp cách thuỷ). Khi trẻ phải sử dụng kháng sinh dứt khoát phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm...) cho ăn thức ăn lỏng, uống đủ nước (hoa quả, dung dịch oresol). Khi trẻ sốt cao trên 38o5, phải hạ nhiệt bằng paracetamol.

    Phòng bệnh: Viêm phế quản phổi được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ đỡ và khỏi hẳn bệnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau khi khỏi bệnh rất quan trọng phòng tránh việc tái phát bệnh. Lúc này nên giữ ấm, giữ vệ sinh cơ thể trẻ, cho trẻ ở trong phòng sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu thời tiết chuyển mùa đột ngột phải giữ ấm cho trẻ, không nên để trẻ ngấm ngược nước tiểu, mồ hôi vì thế cần phải thay tã lót ngay khi bị ướt. Nếu trẻ hay bị viêm họng, viêm amidan thì phải điều trị triệt để, dứt điểm. Trong khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.
  8. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng đông y

    CHỮA HEN SUYỄN KHỎI HẲN BẰNG ĐÔNG Y
    [FONT=border=]Đây là một bệnh về đường hô hấp thường gặp, xảy ra với nhiều lứa tuổi và khó chữa trị. Hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn, tỷ lệ 4-12% dân số, mỗi năm có khoảng 20 vạn người tử vong do hen suyễn(1). Theo tạp chí y học của Anh “The Lancet” mức tăng hàng năm của số bệnh nhân hen là 5%. Tại những nước có nền y học phát triển mạnh tỷ lệ bệnh nhân hen cũng khá cao: tại Đức 20% số người lớn và 10% số trẻ em mắc bệnh hen, hàng năm ở nước này có 6.000 người chết do bị nghẹt thở (2). Tại Pháp, hen là chứng bệnh của 3 triệu người và gây ra 2.000 ca tử vong mỗi năm(3). <FONT class=imageattach face=[/IMG][/FONT]

    Ngày 3 tháng 5 hàng năm được gọi là ngày phòng chống hen suyễn toàn cầu, được tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra nhằm nâng cao nhận thức và rút kinh nghiệm điều trị bệnh hen ở cả thầy thuốc và bệnh nhân trên toàn thế giới.

    1. Định nghĩa:

    Hen suyễn còn gọi là Hen phế quản hay Viêm phế quản thể hen là bệnh viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp dẫn đến làm tắc nghẽn luồng khí thở do co thắt phế quản, do sưng phù làm hẹp lòng phế quản và do đờm được tiết ra nhiều khi viêm, làm cho bệnh nhân bị ho, khó thở và khò khè tái đi, tái lại.

    2. Nguyên nhân:

    Nguyên nhân Hen suyễn tới nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên người ta cũng chỉ ra được những yếu tố gây ra bệnh hen, đó là:

    - Những virus đường hô hấp.

    - Do hít phải những mùi khó chịu như thuốc lá, thuốc lào, bếp than.

    - Hít phải những loại bụi gây dị ứng như phấn hoa, lông súc vật, bụi môi trường.

    - Do gắng sức quá mức.

    - Do thay đổi thời tiết, gặp không khí lạnh.

    Ở nước ta, yếu tố gây Hen Suyễn nhiều nhất ở cả người lớn và trẻ em là thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; Ở miền Bắc thì càng rõ, mỗi đợt gió mùa Đông Bắc kéo về, khi trên đài, báo chưa nói gì thì các bệnh nhân Hen Suyễn đã kéo cò cưa rồi, vì thế người ta hay đùa những người Hen Phế Quản là máy dự báo thời tiết (cực kỳ nhạy với lạnh).

    3. Những hậu quả do Hen Suyễn gây ra:

    Hen Suyễn không được chữa khỏi, kéo dài sẽ gây ra những hậu quả xấu sau:

    a. Chức năng phổi suy giảm: làm cho lượng Oxy trong máu giảm xuống, lượng Cabonic tăng lên, làm cho bệnh nhân ngày càng yếu mệt, nếu nặng quá cơ thể thiếu Oxy, phải cấp cứu.

    b. Ảnh hưởng tới giấc ngủ: Bệnh nhân Hen Phế Quản thường khó ngủ, bệnh thường nặng về đêm, có khi nằm không thở được, phải ngồi dậy!.

    c. Năng suất học tập, công tác giảm, bệnh nặng còn phải nghỉ học, nghỉ lao động.

    d. Hình thể bệnh nhân thay đổi: Các cháu bị Hen Phế Quản nặng thường chậm lớn, còi cọc, hai vai so, lưng hoặc ngực bị dô ra.

    e. Sức khỏe bệnh nhân suy giảm dần, tần suất các cơn hen ngày càng tăng lên. Khi bệnh nặng, sức khỏe yếu, nếu nghẹt thở không cấp cứu kịp bệnh nhân có thể tử vong vì thế người ta thường nói người bị bệnh hen suyễn thường bất đắc kỳ tử, không được sống trọn tuổi trời cho.

    4. Điều trị:

    a. Theo Tây Y:

    Từ 1996 WHO đã đưa ra phác đồ điều trị hen 4 bậc từ nhẹ (bậc 1) cho tới nặng (bậc 4), bao gồm điều trị cắt cơn (điều trị triệu chứng) và điều trị dự phòng (lâu dài) trong đó điều trị dự phòng là chính.

    - Để điều trị cắt cơn thường dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh. Đó là các thuốc kích thích bêta 2 giao cảm (có các dạng uống, tiêm, khí dung và xịt), thường dùng nhất hiện nay là Ventolin.

    - Để điều trị dự phòng: Đối với hen nhẹ kéo dài, trung bình và nặng (bật 2, 3, 4) thì bên cạnh thuốc giãn phế quản như trên cần dùng thêm các thuốc Corticoide hàng ngày, nhằm kháng viêm, chống co thắt và xuất tiết dịch nhờn (đờm). Các thuốc này cũng có dạng uống, tiêm, khí dung và xịt.

    Hiện nay, phác đồ điều trị hiệu quả nhất được hướng dẫn áp dụng phổ biến toàn cầu là phối hợp Salmeterol với Fluticason ( còn gọi là Seretide),dùng cho bệnh nhân xịt hàng ngày,để ngăn không cho lên cơn quá phát, nguy hiểm tới tính mạng ; thuốc giúp cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng phổi, giảm tần suất các đợt cấp và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

    Vì các thuốc này có phản ứng phụ ghê gớm nên phải điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua dùng.

    Cũng đề phòng một sai lầm nghiêm trọng là lạm dụng các thuốc Corticoide, nhiều bệnh nhân hen suyễn điều trị nhiều nơi không khỏi,tìm tới các phòng mạch tư, một số ít bác sĩ vì lợi nhuận đã dùng Corticoide liều cao, thậm chí dùng cả những thuốc hiện nay đã không được khuyên dùng như Kenacort (K-cort) tiêm cho bệnh nhân, chỉ cần một mũi, cơn hen cắt ngay, một vài tháng sau mới tái phát. Bệnh nhân không hiểu tưởng đây là “thần dược” có ngờ đâu thuốc có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, sẽ gây ra hiệu quả hết sức đáng tiếc là làm cho bệnh nhân suy thận, mục xương, mặt béo phì, tăng trọng nhanh, dùng nhiều sẽ bị còi xương và teo da cơ vĩnh viễn. Bệnh nhân bảo khi tiêm thuốc này, bác sĩ thường xé nhãn, hoặc dấu không cho biết thuốc gì, chỉ biết khi tiêm vào thì đi tiểu liên tục, không cầm được, ăn ngủ ngon,mặt căng phồng, má đỏ ửng; hiện tượng này được goi là hội chứng mặt trăng tròn hay hội chứng mặt búp bê .
    Một điều cũng cần hiểu rõ trong điều trị hen suyễn là tổ chức y tế thế giới( WHO)đã chỉ rõ: Cho tới nay các phương pháp điều trị của Tây y chỉ nhằm kiểm soát và cắt cơn chứ không chữa khỏi hen suyễn được, vì thế khi thấy bệnh nhân hen nặng lên, xịt Seretide không còn tác dụng nữa thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới Viện để cấp cứu, nếu còn chần chừ thì có thể nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Từ xa xưa trong sách dạy Yoga đã ghi rõ rằng: “với những người bình thường có thể nhịn ăn uống hàng tuần nhưng không thể nhịn thở nổi hai phút”, vì thế nếu ta không khẩn trương thì đờm sẽ rược lên,làm cho bệnh nhân nghẹt thờ mà chết. Người Pháp nói bệnh nhân hen chết là chết vì nghẹt thở, quả không sai !
    Có lần GS Nguyễn Năng An, Chủ tịch hội Hen và Dị ứng Việt Nam cũng trăn trở: “Còn rất nhiều bác sĩ đa khoa tuyến cơ sở không nắm được phương pháp điều trị hen mới chỉ là kiểm soát và cắt cơn chứ không thể chữa khỏi được. Đó là lý do khiến nhiều bệnh nhân tuyến dưới phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Điều này không chỉ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí điều trị”.
    Chi phí để điều trị hen suyễn khá nặng nề, bằng chi phí điều trị HIV và lao cộng lại.

    b. Theo Đông Y:

    Đông y coi viêm phế quản thể hen, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc bệnh “háo suyễn”. Và cách điều trị đều chung một nguyên tắc. Đông y cho rằng chứng hen suyễn phát sinh do 3 nguyên nhân:

    - Ngoại cảm lục dâm.

    - Nội thương ẩm thực.

    - Tỳ, phế, thận hư nhược.

    Khi bệnh nhân bị bệnh là do Tỳ, phế, thận hư nhược (hay suy giảm chức năng) nên sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, khi đó gặp tác dụng bất lợi của môi trường, chẳng hạn trời lạnh xuống, khí đạo sẽ bị viêm, đờm sẽ sinh ra gây nên hen suyễn.

    Để điều hen suyễn Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen không còn nữa.

    Như vậy nguyên tắc chung điều trị viêm phế quản, hen phế quản, phổi tắc nghẽn ở đây là phò chính, khu tà.Sách Nội Kinh đã chỉ rõ : “tà chi sở tấu, chính khí bất an”.

    Sau khi cắt cơn hen, tiếp tục điều trị “phò chính", làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì hen cũng không thể xảy ra được. Một vấn đề đặt ra là tại sao Tây Y lại không chữa dứt điểm được hen suyễn, để tái đi tái lại? Ta hãy đọc những lời của BOKUSO TERASHI , một giáo sư Nhật Bản am hiểu sâu sắc cả Tây y lẫn Đông y, khi so sánh 2 nền y học này như sau: “Tây y có hai thế mạnh là cận lâm sàng và ngoại khoa nhưng lại không phục hồi được chức năng nội tạng và kém trong chẩn đoán sớm, còn Đông y có 2 thế mạnh là phục hồi được chức năng nội tạng và chẩn đoán sớm nhưng lại không chỉ ra được định lượng chính xác về các thông số bệnh và không mạnh trong cấp cứu”. Thật là một nhận xét tuyệt với khó có nhận xét nào hay và chính xác hơn thế được !

    Về Hen phế quản, ông viết: Hen không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp, nó là bệnh của toàn thân mà những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy. Mục đích của điều trị Đông y là điều trị toàn diện, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen mới khỏi dứt điểm được. Còn nếu điều trị theo Tây y, dùng thuốc giãn phế quản và các Steroide thì có tác dụng làm giảm nhẹ nhanh các triệu chứng (cắt cơn hen) nhưng không loại bỏ được căn nguyên bệnh, vì thế mà bệnh cứ tái đi tái lại làm cho các bệnh nhân hen suyễn phải chung sống suốt đời với bệnh .

    Vậy là ta đã rõ, cùng một bệnh hen suyễn nhưng 2 cách chữa khác nhau: Tây y chữa vào triệu chứng còn Đông y và các phương pháp chữa không dùng thuốc thì chữa vào nguyên nhân. Nhiều người bị hen, chữa nhiều nơi không khỏi, sau được chúng tôi chữa bằng Đông y và không dùng thuốc, kết quả thật mỹ mãn, đã khỏi hàng chục năm nay chưa thấy bệnh quay lại.
    Cũng nhờ chữa vào tận gốc như vậy nên Đông y có thể chữa khỏi cả những ca bệnh hen suyễn có thâm niên năm sáu chục năm, đã được chữa bằng nhiều loại thuốc cả ở trong nước và nước ngoài gửi về.

    Một điều thật thú vị và đáng quan tâm là sau khi được chữa khỏi hen bằng Đông y hoặc không dùng thuốc thì các cháu nhỏ lớn nhanh như thổi, da dẻ hồng hào, ăn ngon, ngủ tốt, học hành tiến bộ hẳn lên. Nếu người thân của bạn bị hen phế quản, điều trị lâu nay không dứt điểm bạn hãy khuyên chuyển sang điều trị bằng Đông y và không dùng thuốc xem, tin rằng người thân của bạn sẽ thu được kết quả mãn ý.

    5. Một số trường hợp đã được chữa trị rất thành công bằng Đông y :
    1. Cháu L.T.H con tiến sĩ L.Q.H giảng dạy tại ĐHSP I Hà Nội: năm 1993 cháu theo mẹ chuyển từ Vinh ra Hà Nội, mẹ cháu bảo cháu bị hen đã 7 năm nay, trông người cháu già hơn tuổi, vai so, lưng gù. Chúng tôi đã chữa bằng Đông y cho cháu. Sau khi khỏi, cháu lớn như thổi, học giỏi hẳn lên. Bây giờ thì cháu là một chàng trai tuấn tú cao hơn 1,7m đang du học tại Pháp.Vừa qua tôi ra Hà nội có ghé qua nhà cháu, đã 16 năm rồi bệnh hen của cháu không tái phát.
    2. Cháu Nguyễn N ở Yên Phụ, có bà ngoại ở số 3 Hàng Khay, Hà Nội. Cháu bị ho liên tục trong 7 năm trời (chỉ trừ lúc ngủ). Mẹ cháu bảo đưa cháu đi khám ở các bệnh viện, nơi thì chẩn đoán cháu bị ho do thần kinh, nơi chẩn đoán là cháu bị hen , nhưng đã đi hết các Viện chức năng hô hấp, các viện lớn ở cả Hà Nội và Sài Gòn nhưng bệnh cháu không đỡ tí nào cả. Ca này đã được chúng tôi chữa hoàn toàn không dùng thuốc, không dùng châm cứu mà chữa bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG kết hợp với DIỆN CHẨN; chỉ sau 4 ngày, mỗi ngày chữa một lần, cháu gần như hết ho. Sau đó chữa củng cố cho cháu thêm 3 tuần nữa,thì cháu hoàn toàn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, hết hẳn ho. Đã 17 năm rồi, bệnh không thấy quay lại. Sau khi khỏi, mẹ cháu là chị Ngọc Anh nói: Em đã mất gần 30 triệu ( tiền năm 1993) đưa cháu đi khắp Nam Bắc, nghe giới thiệu ở đâu có thầy giỏi cũng tìm đến, vậy mà bệnh cháu vẫn không khỏi. Cả nhà nghĩ ở nước ngoài thì không biết, còn ở trong nước thì không hy vọng nơi nào chữa được bệnh của cháu. Nay không ngờ cháu được chữa khỏi mà lại không cần dùng tí thuốc nào! Thật cảm ơn các thầy vô cùng.
    3. Cháu N.L: Ở khu tập thể Thái Hà sau **** Hoàng Cao Khải, quận Đống Đa, Hà Nội. Bố cháu là Đại tá T trước làm ở bảo tàng quân đội. Cháu bị hen đã 4 năm, buổi sáng đi tập võ bị lạnh hay hôm nào tập quá sức là về hen lại nổi lên, thở khò khè. Cháu đã được chữa ở nhiều nơi mà bệnh không khỏi. Cháu được chúng tôi chữa không dùng thuốc kết hợp với thuốc Đông y. Sau một tháng cháu được chữa khỏi, sức khỏe tốt hẳn lên, cháu học giỏi ra, cuối năm đó cháu thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự. Cháu đã tốt nghiệp Học viện, về công tác tại Bộ Quốc Phòng. Đã 15 năm rồi bệnh hen không quay lại.
    4. Cháu V.Đ.T con anh V.Đ.N ở Thủ Dầu Một, Bình Dương, từ 1995 (7 tuổi) cháu bị hen nặng. Mỗi lần lên cơn, đưa tới bác sĩ tư chích mấy mũi thì đỡ rồi một vài tháng sau, hen lại tái phát. Mỗi lần lên cơn cháu thở không được, bụng to như con ếch. Chúng tôi đã chữa khỏi cho cháu bằng uống thuốc viên Đông y. Mười lăm năm rồi chưa thấy bệnh tái phát.
    5. Cháu T, cháu chị M ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Bị hen đã 3 năm, mẹ cháu bảo cứ phải vào viện liên tục, vì tháng nào cháu cũng lên cơn, tiền lương bố cháu không đủ chữa bệnh cho cháu. Chúng tôi chữa khỏi hen cho cháu bằng thuốc bột (thuốc tán) Đông y , chỉ mất hai trăm ngànn đồng(tiền năm 1998)từ đó tới nay bệnh không trở lại.
    6. Anh H. Thg: ở Thủ Dầu Một, Bình Dương có đứa con 2 tuổi (năm 2001) bị viêm phế quản nặng, điều trị tại bệnh viện ở trên đó 3 tuần không đỡ, đưa cháu về Sài Gòn điều trị tiếp 3 tuần, dùng kháng sinh liều cao mà đỡ không đáng kể,người cháu yếu lã đi. Bố cháu bảo cháu đã chữa nhiều lần như thế này rồi, nhưng cứ một thời gian sau bệnh lại tái phát, cháu còn bé, không biết làm sao. Anh tới nhờ chúng tôi chữa cho cháu. Sau lần chữa không dùng thuốc đầu tiên, cháu đỡ ho hẳn. Sau đó chúng tôi cho cháu uống thuốc bột Đông y, bệnh cháu đã khỏi. Tới nay đã 9 năm, bệnh của cháu không tái lại. T
    Các bạn thân mến! Trên đây là một số ca trong nhiều ca bệnh hen suyễn đã được chúng tôi chữa khỏi bằng thuốc Đông y hoăc kết hợp các phương pháp không dùng thuốc, mà nhiều năm nay bệnh không tái phát, viết lại để các bạn tham khảo. Chúc các bạn thành công .

    nguyen58n@yahoo.com


  9. loithe209

    loithe209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng phương pháp này được cố Lương Y Nguyễn Tham Tán phát triển nên

    Nếu như vậy thì chắc bác là học trò của Lương Y Nguyễn Tham Tán nhỉ, không biết bác có biết bác Đỗ Đình Thi ở HN không, lúc trước cháu có lên trên bác ấy để chữa TVĐĐ, nhưng được 2 buổi vì không có thời gian. Bây giờ bệnh của cháu nó đau nhức chân quá, mấy ngày hôm nay thời tiết lại thay đổi nữa. Chắc lúc nào phải lên trên bác ấy lần nữa mới được

    Mà bác cho cháu hỏi là thời gian chữa nó có lâu quá không (bệnh của cháu cũng không đến nỗi nặng lắm - nhưng thời gian bị hơn 3 năm rồi) vì thời gian nghỉ của cháu cao nhất cũng chỉ được khoảng 1 tháng thôi, và có kết hợp được với các phương pháp của y học cổ truyền được hay không
    Cháu xin cảm ơn
  10. senjougahara

    senjougahara Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/11/2010
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} CẨM NANG GIỚI TÍNH là chương trình hỏi nhanh - đáp gọn về ******** và sức khỏe sinh sản cho giới trẻ thông qua tin nhắn SMS.
    Mục tiêu của dự án là tạo ra một chương trình thân thiện với giới trẻ một cách tối đa có thể. Đó là lý do vì sao SMS, công nghệ “hot” nhất hiện nay trong giới teen, được sử dụng.
    Được diễn đạt theo đúng văn phong tin nhắn SMS, CẨM NANG GIỚI TÍNH là một chương trình rộng cửa chào đón tất cả những ai biết nhắn tin qua điện thoại di động. Đối tượng phục vụ chính của dự án là những thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 24 vốn luôn tò mò về ******** nhưng lại chưa có đủ hiểu biết cần thiết cho một đời sống tinh thần lành mạnh.


    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này