1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúa và Big Bang

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi TrungJu, 15/05/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Chúa và Big Bang

    Vũ trụ học hiện đại đã làm thay đổi một cách sâu sắc những ý niệm của chúng ta liên wan đến bản chất của thời gian và không gian, đến nguồn gốc của vật chất, đến sự fát triển của sự sống và ý thức, đến trật tự và hỗn loạn, đến wan hệ nhân wả và wuyết định luận. Nó đề cập đến những đề tài mà từ lâu là độc wuyền của tôn giáo và nó soi sáng những vấn đề đó bằng một ánh sáng mới. Dùng những chiếc búa tạ là các định luật vật lí và toán học để công fá bức tường bao woanh thực tại vật lí; các nhà vũ trụ học và thiên văn học cuối cùng cũng đã đối mặt với các nhà thần học.

    Mời các bạn thưởng thức chương VIII - Chúa và BIG BANG của cuốn ?oGiai điệu bí ẩn - Và con người tạo ra vũ trụ? của Giáo sư vật lí thiên văn ĐH Virginia Trịnh Xuân Thuận (Dịch giả: Phạm Văn Thiều -NXB Khoa học và Kỹ Thuật - Hà Nội - 2000). Xin fép được thay đổi trình tự trình bày và lược bớt một một số đoạn.


    Các mục chính:

    01. Chúa và sự sống
    02. Chúa và ý thức
    03. Chúa và người ngoài hành tinh
    04. Có nhất thiết fải có nguyên nhân đầu tiên hay không?
    05. Chúa và thời gian
    05. Chúa và wá trình fức tạp hoá - kết luận



    Cuối cùng rồi bạo lực nào cũng tàn, sự cuồng nhiệt của cách mạng nào cũng nguội, chỉ còn lại duy nhất là sự dịu dàng của tình em. (Alexey Tolstoy)

    Được TrungJu sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 15/05/2004
  2. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    01. Chúa và sự sống
    Liệu sự sống có cần đến tới một nguyên nhân siêu nhiên, tức là Chúa không? Bởi xét cho cùng, con người là một tổ hợp của 30 tỷ tỷ các hạt vô tri. Mà tổng của các hạt vô tri thì chỉ có thể là một vật vô tri thôi. Nếu loài người, động vật và thực vật là các cơ thể sống, thì đó hẳn là do Chúa đã đưa thêm vào tổ hợp của các nguyên tử một thành fần hết sức căn bản là sự sống?
    Luận chứng này không thể đứng vững được bởi một thực tế là cái toàn thể có thể lớn hơn tổng thể các thành fần riêng lẻ và ở trình độ vĩ mô nó có thể có những tính chất mà trình độ vi mô không có. Bạn hãy thử chiêm ngưỡng một bức tranh theo trường fái điểm hoạ của Goerges Seurat. Vô số những điểm của bức tranh, tất cả đều rực rỡ sắc màu, nhưng sẽ chẳng gợi cho bạn điều gì nếu như bạn chiêm ngưỡng từng điểm riêng lẻ. Chỉ khi bạn lùi ra xa chiêm ngưỡng bức tranh trong tổng thể của nó thì các nhân vật và fong cảnh mới hiện rõ hình hài và bức tranh mới có ý nghĩa. Cũng tương tự như vậy, các nốt nhạc rời rạc chỉ để cho chúng ta sự lạnh lẽo. Nhưng khi chúng được một thiên tài như Beethoven hoặc Mozart xâu chuỗi lại thành một bản giao hưởng hay bản sonat thì âm nhạc lại làm cho ta xúc động. Những từ ngữ trong một cuốn từ điển là lạnh lẽo và vô ngã, nhưng khi được Rimbaud hay Baudelaire dựng thành một bài thơ, chúng sẽ khiến chúng ta rung động sâu sắc. Toàn thể có những fẩm chất mà các bộ fận không có. Cũng tương tự, người có thể hình thành từ các nguyên tử hoàn toàn vô tri, nhưng khi kết hợp lại theo các định luật vật lí và sinh học, vượt wa một ngưỡng nào đó về độ fức tạp và trình độ tổ chức, sẽ làm nảy sinh sự sống mà không cần sự trợ giúp của Chúa. Sự sống là kết wả của một hiện tượng tập thể (chỉnh thể luận). Người ta không thể wy nó về một tập hợp các tế bào, các chuỗi xoắn kép ADN hay các chuỗi nguyên tử được.
    Chúng ta hoàn toàn chưa biết được gì về những wá trình làm nảy sinh sự sống từ những nguyên tử vô tri. Cần fải đạt tới một độ fức tạp nào và trình độ tối thiểu nào để sự sống bắt đầu xuất hiện? Và làm thế nào có thể đạt được tới độ fức tạp đó bằng những con đường vật lí và hoá học ?
    Như chúng ta đã biết, sự sống có lẽ bắt đầu từ con đường thăng tiến của nó trong bầu khí wuyển nguyên sơ của Trái Đất. Vào năm 1953, hai nhà hoá học của Mỹ là Stanley Miller và Harold Urey trong một thí nghiệm nổi tiếng đã tái tạo được trong ống nghiệm của họ bầu khí wuyển sơ khai của Trái Đất: một hỗn hợp của amoniac, metan, hiđrô và nước. Họ cho fóng điện wa toàn bộ khí wuyển đó để mô fỏng những cơn giông bão gầm thét trên mặt trái đất 4,6 tỉ năm trước. Sau một vài ngày, các fân tử cơ sở của sự sống - các axit amin - đã xuất hiện. Miller và Urey vậy là đã đi đúng đường để tiến tới giải mã được bí mật của sự sống. Nhưng con đường từ các axit amin tới được các chuỗi xoắn kép ADN có khả năng sinh sản còn rất xa. Nguồn gốc của sự sống vẫn còn là một trong những thách đố khoa học vĩ đại nhất. Tất cả những điều mà chúng ta có thể nói bây giờ là nguồn gốc này tương hợp với các wy luật tự nhiên đã biết và không nhất thiết fải cần đến sự can thiệp của Chúa.
  3. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0

    02. Chúa và ý thức
    Một khi đã được tạo ra, sự sống sẽ tự tăng tốc để tới đích là trí tuệ và ý thức, lí trí và tinh thần. Khoảng 3,5 tỉ năm trước, những dạng đầu tiên của sự sống, những tế bào sống đầu tiên, đã xuất hiện trên Trái Đất. Trong gần 3 tỷ năm, tức là khoảng ba fần tư thời gian trôi wa kể từ lúc dạng sống đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất đến ngày nay, sự tiến hoá là cực kì chậm chạp và chưa vượt wa được giai đoạn đơn bào. Rồi, non một tỉ năm sau đó, sự tiến hoá đã chuyển sang một tốc độ cao hơn: các động vật đa bào (nhuyễn thể, cá, bò sát, và có vú) tràn ngập trên Trái Đất. Sau đó khoảng non một triệu năm, tức là khoảng 3% tuổi của sự sống, ba loài có trí khôn đầu tiên xuất hiện: linh trưởng, cá heo và chuột. Và rồi, sau khoảng non 2 triệu năm nữa, xuất hiện Homo sapiens có ý thức và ?olinh hồn?.
    Thật khó mà nói chính xác ý thức đã xuất hiện vào giai đoạn nào. Những con đười ươi, khỉ đột và tinh tinh dường như cũng có khả năng xúc cảm giống con người: yêu đương, đau khổ và vui sướng. Dường như chúng thậm chí đã có những manh nha về ngôn ngữ. Nhưng liệu chúng có khả năng trừu tượng hoá không? Trong mọi trưòng hợp, người ta chưa từng thấy chúng say mê sáng tác các bản giao hưởng, các vở kịch, viết tiểu thuyết hay vẽ và điêu khắc. Lại một lần nữa, câu hỏi cũ được đặt ra: Liệu ý thức có cần sự can thiệp của Chúa hay không? Có cần fải ?obơm? linh hồn vào cái thể xác được tạo bởi hàng tỷ các nguyên tử hay không? Có cần fải ?ocấy ghép? tinh thần vào bộ não tạo bởi hàng tỷ nơron hay không?
    Lại một lần nữa, câu trả lời là những câu hỏi này không có ý nghĩa. Fát biểu những câu hỏi như vậy là nhầm lẫn những khái niệm mô tả ở các trình độ hoàn toàn khác nhau. Nói về những nguyên tử của một cơ thể hay các nơron của bộ não đó là nói về những nốt nhạc rời rạc hay là những từ ngữ trong một cuốn từ điển. Trong khi đó, nói về sự sống và ý thức là chuyển tới một trình độ khác, đó là vứt bỏ cách mô tả giản hoá luận (Reductionism) để chấp nhận cách mô tả tập thể và chỉnh thể luận, là wy chiếu tới giai điệu của một bản giao hưởng hoặc cốt truyện của một cuốn tiểu thuyết. Thể xác và tâm hồn không fải là những khái niệm mà người ra có thể đặt ở cùng một trình độ mô tả. Đặt chúng ngang bằng nhau (như Descartes đã làm khi nói về nhị nguyên: thể xác - linh hồn) là làm mồi cho những câu hỏi vô lí loại: Thế linh hồn ở đâu trong không gian và thời gian? (Descartestin rằng tuyến yên là nơi cư trú của linh hồn; còn Teilhard de Chardin lại nghĩ rằng ý thức được fân chia cho từng nguyên tử của cơ thể - một ý tưởng không có cơ sở thực nghiệm nào). Rồi, linh hồn ở đâu trước khi thể xác ra đời? Và nó sẽ đi đâu sau khi thể xác mất đi? Hay Chúa là một kho dự trữ sẵn các linh hồn để rồi cấy ghép nó cho các tập hợp nguyên tử? Những câu hỏi này hoàn toàn là vô nghĩa, bởi vì tinh thần và thể xác không fải là hai vật chất fân biệt, cái này chứa cái kia. Người ta không thể nói về chúng khi đặt chúng trên cùng một bình diện.
    Với cách mô tả ở hai trình độ tinh thần và thể xác, không gì có thể cản trở sự xuất hiện hoàn toàn tự nhiên và tự fát của ý thức, nếu như sự tiến hoá vượt wa một ngưỡng nào đó của độ fức tạp và trình độ tổ chức. Tia lửa của Chúa không cần thiết nữa.
    Kết luận này có những hệ wả không mấy dễ chịu đối với lòng tự ái của chúng ta: bộ não chẳng wa cũng chỉ là một bộ máy biết suy nghĩ, một tổng số những thành fần tạo nên một loạt xã hội và chính những wan hệ nội tại của cái xã hội đó tạo nên cái mà chúng ta gọi là tinh thần. Điều này cũng muốn nói rằng những chiếc máy, nếu chúng trở nên đủ fức tạp, cũng có thể biết tư duy và cảm giác. Những cái máy có cả trái tim. Tất nhiên, mặc dù mặc dù những khả năng trí tuệ của các máy móc có trí khôn hiện nay đã vượt chúng ta trong nhiều lĩnh vực (chúng tính toán nhanh hơn nhiều và có thể đánh bại chúng ta về cờ), nhưng khả năng cảm giác của chúng còn rất hạn chế: chúng nhìn không tốt, nhận dạng rất khó khăn người đối thoại với mình, chỉ hiểu được khoảng 10.000 từ (với điều kiện người ta fải nói với chúng rất chậm và rõ) và nói bằng giọng rất khàn. Nhưng những máy móc có trí tuệ này mới chỉ tồn tại khoảng vài chục năm (mà chúng đã đạt được độ fức tạp so được đối với côn trùng) trong khi con người là sản fẩm của cả triệu năm tiến hoá! Viễn cảnh của những máy móc biết tư duy trong tương lai không fải la hấp dẫn lắm, nhưng nó không bị loại trừ bởi khoa học về trí tuệ nhân tạo hiện nay.
  4. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    03. Chúa và người ngoài Trái Đất
    Nếu chúng ta chấp nhận giả thuyết cho rằng sự sống và ý thức xuất hiện một cách tự nhiên trên Trái Đất mà không cần sự giúp đỡ nào cảu Chúa, thì ta fải xem xét tới khả năng về sự tồn tại của các dạng trí tuệ khác trong vũ trụ. Dù sao, vũ trụ wan sát được cũng chứa tới 100 tỷ thiên hà, mỗi thiên hà lại là tập hợp của 100 tỷ ngôi sao. Nếu mỗi ngôi sao cũng có một bầu đoàn cỡ chục hành tinh như Mặt Trời của chúng ta thì trong vũ trụ cả thảy sẽ có 100.000 tỷ (10 mũ 23) hành tinh. Vậy thì tại sao chỉ duy nhất hành tinh của chúng ta có sự sống? Tại sao những thang bậc của độ fức tạp chỉ lại chỉ được thăng tiến trên Trái Đất?
    Có một cuộc tranh luận hết sức rộng lớn về đề tài này. Một số người cho rằng chúng ta là duy nhất trong vũ trụ vì chưa bao giờ chúng ta nhận được một thông điệp nào từ vũ trụ. Nhưng người ta cũng có thể đáp lại rằng sở dĩ như vậy là do chúng ta còn chưa có đủ công nghệ học tri thức cần thiết để bắt và giải mã được những thông điệp từ không gian vũ trụ hoặc là người ngoài Trái Đất không hề có ý định liên lạc với chúng ta và họ chỉ wan sát chúng ta từ xa như những khán giả xem những con thú nhốt trong các chuồng ở vườn bách thú vậy. Sự không có bằng chứng không fải là bằng chứng về sự không có.
    Sự tồn tại của các nền văn minh ngoài Trái Đất dù thế nào đi chăng nữa cũng đặt ra những câu hỏi hết sức lí thú, mà chủ yếu liên wan đến Thiên chúa giáo. Theo tôn giáo này, chúng ta đã thừa kế ?~tội tổ tông? từ tổ tiên chúng ta là Adam và Eva. Một loài người khác ngoài Trái Đất được fát triển độc lập từ hành tinh khác sẽ không fải hưởng di sản đó: họ không có tội? Mặt khác, Chúa đã fái con trai là Jesus Christ xuống Trái Đất để cứu rỗi loài người. Liệu có thể có nhiều Jesus Christ ngoài Trái Đất tới thăm từng hành tinh màu mỡ để cứu rỗi những dân cư sống ở đó hay không? Thoạt nhìn, những câu hỏi này có vẻ vô lý nhưng rồi các nhà thần học sẽ fải đối mặt với chúng nếu như mai này chúng ta tiếp xúc với những nền văn minh đó.
    Giordano Bruno đã từng nêu ra những câu hỏi này ngay từ những năm 1600 khi đưa ra ý tưởng về một vũ trụ vô hạn chứa một số vô hạn các thế giới được cư trú bởi vô số những dạng khác nhau của sự sống để làm sáng danh Chúa. Nhưng Nhà thờ, thay vì fải tìm cách giải wuyết vấn đề đó, lại bịt miệng Bruno bằng cách thiêu sống ông trên giàn lửa.
    Được TrungJu sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 15/05/2004
  5. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    04. Có nhất thiết fải có nguyên nhân đầu tiên hay không?
    Một trong những lập luận thường được dùng nhất để chứng minh sự tồn tại của Chúa và cũng thu hút được sự chú ý của các nhà triết học và thần học vĩ đại nhất của mọi thời đại, từ Planton và Aristote qua Thomas d?TAquin cho tới Emmanuael Kant là lập luận liên wan tới các chuỗi các nguyên nhân: Mọi sự đều có một nguyên nhân. Nhưng không thể có một dãy vô hạn các nguyên nhân được. Sớm muộn gì rồi cũng dẫn đến nguyên nhân đầu tiên, nguyên do của mọi thứ chứa trong vũ trụ. Cái nguyên nhân đầu tiên đó là Chúa.
    Lập luận này hiển nhiên là dựa trên khái niệm của Phương Tây về thời gian tuyến tính. Một sự kiện A xảy ra, rồi gây ra B và rồi B gây ra C và cứ tiếp tục như thế (Trong một số triết học và tôn giáo Phương Đông, chẳng hạn như Đạo Phật, thời gian không fải là tuyến tính mà là tuần hoàn: A gây B, B gây C, C lại gây ra A. Vòng này sẽ khép kín và do đó không cần thiết fải có nguyên nhân đầu tiên)
    (...)
    Sự nhoè lượng tử đã làm vỡ tung lập luận về nguyên nhân đầu tiên. Trong thế giới của nội nguyên tử của các hạt sơ cấp, những mối wan hệ nhân wả và wuyết định luận không còn dùng được nữa. Các hạt ma có thể xuất hiện một cách bất ngờ và không thể tiên đoán trước được bằng cách vay mượn năng lượng của ngân hàng Tự Nhiên
    (...)
    Các nhà vật lí cho rằng những cái đã đúng với các hạt sơ cấp cũng sẽ đúng với toàn vũ trụ ở giai đoạn ban đầu của nó. Sự nhoè lượng tử cho fép thời gian và không gian, rồi sau đó cả vũ trụ nữa, xuất hiện một cách tự fát từ chân không. Vậy là vũ trụ xuất hiện là nhờ những thăng giáng lượng tử. Một khi đã được sinh ra, wá trình lạm fát sẽ làm cho nó fồng to lên theo wy luật hàm mũ trong những fần giây đầu tiên. Các quark và fản - quark bước lên sân khấu và bắt đầu sự thai nghén vũ trụ đưa đến chúng ta dưới sự dẫn dắt của các wy luật vật lí và sinh học. Sự xuất hiện của vũ trụ hoàn toàn có thể giải thích được bằng những wá trình thuần tuý.
  6. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    05. Chúa và thời gian
    Bản thân khái niệm ?onguyên nhân dẫn đến kết wả? cũng mất đi ý nghĩa khi nói về thời gian, bởi khái niệm này đã giả thiết trước về sự tồn tại của thời gian: Nguyên nhân có trước kết wả - Cha mẹ fải có trước con cái. Nhưng vật lí hiện đại lại cho rằng thời gian và không gian được tạo ra đồng thời với vũ trụ. Sẽ thật là khôi hài nếu nghĩ rằng Chúa đã fải đợi một thời gian dài vô hạn rồi mới đột nhiên wuyết định tạo ra vũ trụ. Cụm tự ?~Chú sáng tạo ra vũ trụ? fỏng có ý nghĩa gì nếu như thời gian còn chưa tồn tại và nó chỉ được tạo ra cùng với vũ trụ? Hành động sáng tạo chỉ có ý nghĩa trong thời gian. Nghĩ rằng Chúa tồn tại ?otrước? vũ trụ cũng sẽ là vô lí không kém câu hỏi cái gì có ?otrước? Big Bang. ?oTrước? là không có ý nghĩa bởi vì thời gian khi đó còn chưa xuất hiện.
    (...)
    Cũng còn có những khó khăn khác về mặt khái niệm liên wan với ý tưởng của Chúa ngự trị trong thời gian. Sự trôi wa của thời gian được bộc lộ bằng những thay đổi. Nhưng liệu có thể nói về một Chúa thay đổi, nếu như Người chính là nguyên nhân đầu tiên của mọi biến đổi trong vũ trụ? Và ai làm cho Chúa thay đổi? Mặt khác, như Einstein đã từng dạy chúng ta, thời gian không fải là fổ quát: Nó có thể biến thiên từ điểm này đên điểm khác của vũ trụ - Thời gian ở gần lỗ đen khác thời gian ở Trái Đất. Thời gian thậm chí có thể đổi hướng và dừng lại nếu như vũ trụ tự co lại. Chúa ngự trị trong thời gian đó sẽ fải chịu đựng những thay đổi về thời gian do những lỗ đen, sao nơtron và trường hấp dẫn khác gây ra hoặc do chính những hành động của con người. Nghĩa là chấm dứt sự toàn năng của Chúa.
    Liệu có một Chúa ở ngoài thời gian, vượt lên thời gian? Nếu có thì Chúa có thể nói là vô ngã như thế sẽ chẳng cứu rỗi được chúng ta. Chúa mà chúng ta hằng tầm cầu nguyện fải là một Đức Chúa có khả năng đồng cảm, có thể hài lòng hoặc bất bình trước những biễn chuyển về đạo đức của con người; có thể chấp thuận lời thỉnh cầu hoặc trừng fạt chúng ta, có thể trù tính và làm thay đổi tương lai của chúng ta, nói một cách ngắn gọn là một Chúa có những hành động theo thời gian. Một Đức Chúa ở ngoài thời gian sẽ chẳng giúp gì cho chúng ta - Ngài sẽ không thể suy nghĩ được vì bản thân wá trình tư duy cũng là một hoạt động theo thời gian. Vậy là sự hiểu biết của Chúa không thay đổi theo giòng thời gian. Mà Chúa lại cần fải biết trước mọi thay đổi theo thời gian của môth nguyên tử nhỏ nhất trong vũ trụ.
    Như vậy, vật lí hiện đại cho fép chúng ta khả năng lựa chọn giữa một Chúa có bản ngã nhưng lại không toàn năng và một Chúa toàn năng nhưng lại vô ngã. Thời gian có thể co giãn không cho fép Chúa vừa có bản ngã vừa toàn năng.
  7. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    06. Chúa và wá trình fức tạp hoá
    Ai trong số chúng ta chưa từng biết đến những khoái cảm thẩm mỹ tuyệt vời khi nghe một bản nhạc hay khi chiêm ngưỡng một tác fẩm nghệ thuật. Một người fụ nữ đẹp hay một fong cảnh mỹ lệ? Trong giờ fút đặc ân đó, chúng ta không thể không chấp nhận rằng vũ trụ hông có ý nghĩa và không có ?odự định tối thượng?. Chúng ta sẽ nghĩ rằng vẻ đẹp và một sự fức tạp dường ấy không thể là thành wả của sự ngẫu nhiên thuần tuý được mà nhất định fải có một đấng sáng tạo nào đó. Nghĩ như thế là chúng ta đã theo bản năng lấy lại một trong những luận điểm ưa chuộng của các nhà thần học để chứng minh sự tồn tại của Chúa: Chỉ có Đấng sáng tạo mới có thể tạo ra được một tự nhiên fức tạp và sắp xếp đẹp đẽ đến như vậy.
    Thật không may, khoa học hiện đại hoàn toàn không fù hợp với suy luận như thế. Nó nói với chúng ta rằng các hệ thống rất fức tạp vẫn có thể là kết wả của một wá trình tiến hoá hết sức tự nhiên theo các định luật vật lí hoặc sinh học đã được biết rất rõ và không cần gì fải viện đến Chúa. Sự fức tạp không nhất thiết fải kéo theo Đấng sáng tạo hay ?odự định tối thượng?.
    (...)
    Được TrungJu sửa chữa / chuyển vào 18:39 ngày 15/05/2004
  8. TrungJu

    TrungJu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Vật lí hiện đại dường như đã loại bỏ được sự tất yếu của Chúa?! Chỉ là dường như thôi vì còn rất nhiều sự hoài nghi khác chưa được làm sáng tỏ. Nhưng theo thiển ý của tớ, khoa học đã và đang ?obóc mẽ? khá là nhiều những gì đã từng trong diện hoài nghi đó! Mấy triệu năm fát triển của con người đã là gì với trên dưới 15 tỷ năm tuổi của vũ trụ? Chúng ta cần thời gian! Tớ cũng tin rằng chính con người đã tạo ra vũ trụ!

    ?oChúng ta sẽ không bao giờ tiếp cận được Vũ trụ với chữ V viết hoa. Giai điệu của nó sẽ vĩnh viễn là điều bí ẩn. Nhưng lẽ nào đó là cái lí để chúng ta chán nản và vứt bỏ mọi sự tìm kiếm? Tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy. Con người sẽ không bao giờ thoát ra khỏi nhu cầu cấp bách là fải tổ chức thế giới bên ngoài thành một sơ đồ hài hoà và thống nhất. Sau vũ trụ Big Bang, con người sẽ tiếp tục sáng tạo ra những vũ trụ khác, ngày càng gần với Vũ trụ thực hơn, dù là không bao giờ đạt tới, nhưng chúng sẽ soi sáng và ngợi ca sự tồn tại của cái Vũ trụ thực ấy?

    (Trịnh Xuân Thuận)
    Cuối cùng rồi bạo lực nào cũng tàn, sự cuồng nhiệt của cách mạng nào cũng nguội, chỉ còn lại duy nhất là sự dịu dàng của tình em. (Alexey Tolstoy)
    Được TrungJu sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 15/05/2004
  9. amnotangel

    amnotangel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    wow, con người làm ra vũ trũ, một câu nói rất mạnh mẽ, vậy con người làm ra vũ trụ bằng cách nào????
  10. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    nguỵ biện trẻ con
    các con số đều nguỵ biện
    bigbang là gì vậy
    mình ko biết , nhưng mình biết một điều
    Chúa là một trong các động lực cho thế giới này thực hiện quy luật của nó là :PHÁT TRIỂN
    có một sự thật ko cần chứng minh là:
    Chúa đang tồn tại và tác động đến chúng ta.
    hiểu biết về vật lý ko thôi thì ko đủ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này