1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chùa Vi?t trên d?t Pháp

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 03/05/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Chùa Vi?t trên d?t Pháp

    Chùa Việt trên đất Pháp
    Theo chị Gouelleu, người đang chuẩn bị luận án tốt nghiệp về đề tài nghi lễ Phật giáo ở chùa Việt Nam trên đất Pháp, thì phần lớn những ngôi chùa này được dựng lên nhằm tập hợp và thắt chặt tình đoàn kết của cộng đồng người Việt. Cùng với gia đình, chùa cũng góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc trong môi trường văn hóa phương Tây.

    Tối 23 Tết Tân Tỵ (2001), tôi có buổi nói chuyện về Tết cho hơn trăm khách nước ngoài do Hội những người bạn của di sản văn hóa Việt Nam tổ chức ở Hà Nội. Sau đó, một thiếu nữ Pháp bận đồ đen, tóc đen, mắt đen đăm chiêu, đến gặp tôi. Cô tên là Gouelleu, ở Trường đại học Rennes, đang chuẩn bị luận án tốt nghiệp về nghi lễ Phật giáo ở chùa Việt tại Pháp. Qua câu chuyện, được biết một số thông tin về đạo Phật và chùa Việt ở Pháp.

    Hữu Ngọc (HN): Xin cô cho biết về việc xây chùa Việt trên đất Pháp?

    Gouelleu(G): Nhiều chùa được xây dựng sau 1975, do những đợt di cư ào ạt. Theo tôi, chùa xây trước đó (thời chiến tranh Pháp - Việt và Mỹ - Việt) hoặc sau đó, đều ít nhiều gắn với ý thức chính trị, ít nhiều liên quan đến cuộc đấu tranh dân tộc, nhất là qua những vị lãnh đạo Phật giáo. Mấy thập kỷ gần đây, mầu sắc chính trị mờ nhạt dần, việc xây chùa nhằm mục đích tập hợp cộng đồng Việt để đoàn kết. Những năm 80, Pháp bị khủng hoảng kinh tế, các tổ chức tôn giáo Việt tăng cường giúp đỡ đồng hương. Việc xây chùa cũng là một cách bảo vệ bản sắc dân tộc. Việc này được các thế hệ đầu tiên (nay đã già) chuẩn bị, thường họ nhập quốc tịch Pháp để dễ xin phép sáng lập một hội tôn giáo dựa vào các đạo luật năm 1901 (tổ chức không kiếm lời) và năm 1905 (tách biệt Giáo hội và Nhà nước).

    HN: Tôi có sang Pháp nhiều lần nhưng chỉ mới đi thăm hai chùa Việt Nam ở Frejus và ở Villebon Yvette. Không biết kiến trúc các chùa Việt khác thế nào?

    G: Một số chùa thuê nhà hoặc làm nhà theo kiến trúc đô thị phương Tây nên lẫn vào quang cảnh đô thị chung. Nhưng vẫn có thể nhận ra nhờ những chi tiết trang trí châu á và ghi tên Việt Nam, như chùa Linh Sơn ở Joinville - le - Pont, chùa Khánh Anh ở Hauts - de - Seine. Trong chùa có hai phần: điện thờ và gian sinh hoạt chung thường ở tầng một có bàn ghế để khách ngồi nói chuyện, thư viện, liền đó có bếp và các phòng sư ở.

    HN: Chùa truyền thống ở Việt Nam ít khi bố trí thờ trên gác. Thường không có phòng khách riêng... Chắc ban thờ Phật và điện thờ Mẫu riêng, cũng như ở Việt Nam?

    G: Đúng vậy. Bàn thờ để ảnh những người chết gia đình gửi lên chùa cúng rất quan trọng đối với Việt kiều vì nhiều khi họ không lập bàn thờ tổ tiên ở nhà như ở Việt Nam.

    Trong trường hợp di cư, cúng tế ông bà ông vải giao cho nhà chùa. Nhiều khi ít thì giờ, đi chùa Lào gần nhà. Chỉ đi chùa Việt ở xa vào những ngày lễ long trọng như Tết chẳng hạn.

    HN: Cô có dự một Tết tổ chức ở chùa Việt không?

    G: Có, Tết năm 2000 ở chùa Vạn Hạnh tại Saint - Herblain. Chùa ở ngoài thành phố, bên lề đường. Tường gạch, lợp đá đen, nom y như nhà thường dân. Khi tới gần thì nhìn thấy chữ tiếng Việt, trong sân treo rồng và đèn ***g bằng giấy. Nơi thờ Phật trên gác. Trên tường đính nhiều bài báo kể về hoạt động tôn giáo xã hội của chùa. Nửa đêm cúng giao thừa, nữ ngồi một bên nam một bên, xếp bằng tròn trên sàn nhà. Tụng kinh theo nhịp mõ. Mỗi người nhận được một chiếc phong bì trong có để một đồng tiền Franc và một thẻ đoán về năm tới.

    HN: Dĩ nhiên Tết ở Pháp chỉ tổ chức trong một nhóm Việt kiều nên không thể có tính chất thiêng liêng và đồng cảm của cả một dân tộc như trên đất Việt Nam. Dù sao, đó cũng là một dịp để bà con gặp gỡ nhau, cùng sống lại chút tình cảm quê hương. Chị đánh giá thế nào về vai trò chùa Việt?

    G: Ngôi chùa Việt có nhiệm vụ thể chế hóa đạo Phật, để đạo Phật được công nhận ở một xứ sở Thiên Chúa giáo, bảo vệ bản sắc một nền văn hóa nặng ý thức cộng đồng và nhuốm mầu sắc phi lý tính trong một môi trường văn hóa cá nhân chủ nghĩa và nặng về lý tính (cơ sở là một chủ nghĩa nhân văn trừu tượng và tính phổ quát trừu tượng). Để đối phó với chính sách đồng hóa của Chính phủ Pháp (biến các người nước ngoài trên đất Pháp thành công dân văn hóa Pháp), ngôi chùa Việt cố gắng bảo tồn một số nét văn hóa dân tộc qua tôn giáo. Chùa Linh Sơn xuất bản nhiều tài liệu phổ biến đạo Phật. Nhưng phải nói rằng sự bảo tồn không phải là dễ: nhiều khi chùa ở xa, năm chỉ đến được vài lần; kiếm ăn sinh sống gay go, ngay cả vào dịp Tết, gặp gỡ nhau ở chùa hay ở gia đình cũng khó. Dù sao, chùa và nhất là gia đình đóng góp vào việc bảo vệ bản sắc dân tộc đang bắt buộc phải đổi thay trong một môi trường văn hóa phương Tây.

    Hữu Ngọc



    ATC

Chia sẻ trang này