1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúc mừng 44 bạn Việt Nam được nhận học bổng Erasmus Mundus niên khoá 2008-2009

Chủ đề trong 'Du học' bởi CherryPink, 11/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CherryPink

    CherryPink Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    1
    Chúc mừng 44 bạn Việt Nam được nhận học bổng Erasmus Mundus niên khoá 2008-2009

    Chúc mừng 44 bạn Việt Nam được nhận học bổng Erasmus Mundus niên khoá 2008-2009.

    http://www.delvnm.ec.europa.eu/news/vn_news/vn_news43.html

    Từ chỉ có3 sinh viên được nhận học bổng niên khoá 2004-2005, năm nay, con số là 44. Nếu có thêm nhiều sinh viên nữa, rất có thể chúng ta có thể vận động EC Delegation tại Việt Nam ủng hộ việc mở VIETNAM WINDOW.

    Mong mọi người tích cực hơn nữa.
  2. phuong1612

    phuong1612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    1
    Ủa? Sao lạ vậy nhỉ?Tớ xem trong trang Web của Erasmus thì VN được 47 người cơ mà!Chẹp..chẹp...Link nè : http://ec.europa.eu/education/programmes/mundus/doc/nationality08.pdf
    [/url]
    Được phuong1612 sửa chữa / chuyển vào 19:15 ngày 11/06/2008
  3. phuong1612

    phuong1612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    1
    Uí, post nhầm thành 2 bài!
    Được phuong1612 sửa chữa / chuyển vào 19:15 ngày 11/06/2008
  4. SO_IN_LOVE

    SO_IN_LOVE Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    em cũng mong năm sau được lọt vào danh sách đây. Chả hỉu QEM có rộng mở ko nữa. AI có kinh nghiêm về QEM ko vậy???
  5. Biavamuc

    Biavamuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Cứ cố gắng phấn đấu là được thôi
  6. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Kinh nghiệm du học của 1 EM student:
    Link: http://blog.360.yahoo.com/blog-k0EqxO41dLJ3Scxz5pgSxc0-?cq=1&l=6&u=10&mx=91&lmt=5
    (đăng lại với sự đồng ý của tác giả)
    Phần I: CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG
    Gần đây, tớ nhận được nhiều tin vui liên tiếp. Hai trong ba bạn tớ giúp đỡ tư vấn trực tiếp đã nhận được những kết quả khả quan, một bạn vẫn đang chờ. Năm trước nữa, tớ giúp được một bạn. Tất cả các bạn này đều không quen biết gì với tớ trước đó. Chia sẻ với các bạn niềm vui nhỏ của tớ nhé. Tớ biết, có bạn bảo tớ rỗi hơi, nhưng tớ chẳng quan tâm.Ít ra, tớ cảm thấy mình có ích và đã làm việc hết mình, thậm chí quá sức mình.
    Nhiều bạn khác mà tớ có dịp trao đổi cũng nhận được giấy báo chính thức và đang chuẩn bị cho ngày lên đường. Vì vậy, dù bận bịu với luận văn và dù chuỗi bài về viết luận còn dang dở, tớ sẽ mở một chủ đề mới viết về kinh nghiệm chuẩn bị trước ngày lên đường và làm sao khai thác tốt nhất thời gian đi du học để đi học tập, để kết bạn, để xây dựng mạng lưới học thuật, để đi du lịch và khám phá văn hoá một cách hiệu quả nhất. Tớ sẽ cố gắng bỏ ra ít nhất 6 tiếng mỗi tuần để viết về chủ đề này. Đó không phải là một cẩm năng áp dụng chung cho tất cả mọi du học sinh, mà chỉ là tổng hợp những chép nhặt mà tớ ghi lại đường trên con đường mình đã đi qua. Do đó, những kinh nghiệm và suy nghĩ này có tính hạn hẹp, đóng khung trong địa bàn mà tớ trải qua là Châu Âu và ngành khoa học xã hội mà tớ đang theo đuổi. Đặc biệt, đây là quà tặng của tớ dành cho tất cả các bạn dành được học bổng EM năm 2008. Rất mong các bạn khác đóng góp thêm.
    Bài viết sẽ được cấu trúc theo các chủ đề hẹp hơn như sau:
    1. Trước ngày lên đường
    2. Học tập trong môi trường mới
    3. Thích nghi với hoàn cảnh sống mới
    4. Kỹ năng cần thiết trong môi trường đa văn hoá
    5. Xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ quốc tế
    6. Du lịch và khám phá
    7. Suy nghĩ về tương lai
    Nào, bắt đầu với phần đầu tiên: Trước ngày lên đường
    I. Trước ngày lên đường
    Cuối tháng 5/2006, tôi nhận được thông báo chính thức đã trúng tuyển học bổng và khoá học sẽ bắt đầu vào tháng 10/2006. Vui mừng, nhưng bối rối không biết bắt đầu từ đâu. Bộn bề bao việc, bàn giao việc cũ, làm thủ tục với cơ quan, làm thủ tục xin visa, mua sắm đồ đạc cho chuyến đi, chào người thân và bạn bè? Tham khảo them ý kiến của các anh chị đi trước là một ý kiến hay. Nhưng trước hết, tự bạn có một phút tự mình suy tính, đắn đo để sắp xếp mọi việc sao cho phù hợp. Không dài dòng nhỉ, những việc cần làm ngay.
    1. Thu xếp để bàn giao công việc ở cơ quan (nếu có). Ít nhất bạn nên báo cho thủ trưởng biết thời gian mình ngừng công việc ở cơ quan trước hai tháng để các lãnh đạo còn sắp xếp người thay thế. Trên cơ sở đó, bàn với thủ trưởng cơ quan về kế hoạch và nhân sự bạn sẽ bàn giao lại công việc, tài liệu và tài sản cơ quan mà mình đang sử dụng. Trong thời gian đó, rút dần ra khỏi công việc, đặc biệt không tham gia vào những công việc và dự án chính của cơ quan mà bạn là nhân tố chính, hoặc nhân tố quan trọng.
    Về mặt tổ chức, ở một số cơ quan, đoàn thể hoặc trường đại học, bạn sẽ phải làm thủ tục để xin phép. Cần phải có quyết định của lãnh đạo cho phép bạn tạm ngừng côgn việc để đi tu nghiệp nâng cao trình độ. Quá trình này đôi khi tương đối phức tạp, qua nhiều cấp, phải xin nhiều ý kiến và con dấu. Những mặt cần chú ý là: quyết định cử đi học, thủ tục bảo lưu, chế độ lương khi đi du học, các thủ tục của các tổ chức Đảng và Đoàn? Cần phải liên hệ ngay với các đơn vị Tổ chức cán bộ, Đảng và Đoàn ở cơ quan để tìm hiểu các thủ tục cần thiết càng sớm càng tốt để chuẩn bị.
    2. Xin thị thực (VISA)
    Thị thực là gì? Ngày xưa trước khi đi ra nước ngoài lần đầu tiên tôi đâu có biết. Thôi, tóm đơn giản lại là: sự cho phép / giấy phép của chính quyền để đi đến, lưu lại, hoặc lưu chuyển qua một quốc gia, vùng lãnh thổ dưới sự quản lý của chính quyền đó.
    Du học ở châu Âu các bạn có thể có hai loại : Hoặc là VISA ?" D (visa du học thời hạn một năm ?" long stay) hoặc VISA ngắn hạn (short stay) + thẻ cư trú (residence permit) tại quốc gia bạn học tập. Một số nước (ví dụ như Áo), khi bạn làm đơn xin VISA, nghĩa là bạn làm đơn xin Thẻ cư trú luôn. Hồ sơ sẽ được đại sứ quán chuyển về Áo, cơ quan ở Áo xét và đồng ý cấp thẻ cư trú. Lúc đó, sứ quán sẽ cấp cho bạn VISA ngắn hạn (3 tháng), và khi bạn đến Áo, sẽ nhận được Thẻ cư trú. Với các nước khác (ví dụ như Pháp) thì sẽ xin thẻ cư trú khi bạn đã đến đó.
    Phải làm gì để xin VISA? Cần liên hệ (gọi điện thoại / vào trang web chính thức) với các cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán hoặc lãnh sự quán) của nước/vùng lãnh thổ đó ở Việt Nam, hoặc ở nước ngoài nhưng kiêm nhiệm Việt Nam (một số nước không có đại sứ quán/hay lãnh sự quán ở Việt Nam) để tìm hiểu về các thủ tục, giấy tờ cần thiết để xin thị thực. Năm tôi đi học, có một bạn đi học ở Bồ Đào Nha, và phải gửi giấy tờ sang Đại sứ quán Bồ Đào Nha ở Bangkok để làm thủ tục. Quá trình này tương đối phức tạp và mất thời gian, đề nghị các bạn chú ý tìm hiểu sớm.
    Về cơ bản, những giấy tờ cần thiết để xin thị thực đi du học như sau (theo kinh nghiệm của tôi, còn các bạn phải tìm hiểu chi tiết và chính xác ở các cơ quan đại diện ngoại giao tương ứng):
    - Hộ chiếu (nên dung hộ chiếu Phổ thông, không dùng hộ chiếu Công vụ, có chữ ký) (1)
    - Giấy khai sinh (2)
    - Hộ khẩu (3)
    - Lý lịch tư pháp (4)
    - Giấy gọi nhập học (Admission/Acceptance Letter) (5)
    - Đơn xin cấp thị thực (6) - Lấy ở Đại sứ quán hoặc lấy trên mạng, điền và ký
    - Ảnh (7)
    - Giấy chứng nhận bảo hiểm (8)
    - Chứng nhận đặt vé máy bay (9)
    Chú ý: Các loại giấy tờ (2), (3), (4) phải dịch công chứng sang thứ tiếng yêu cầu (notarized), và có dấu hợp pháp hoá (certified) của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
    (4) cần phải làm sớm vì thời gian làm tương đối lâu (khoảng 1 tháng). Đến các sở tư pháp nơi các bạn sinh sống để làm Lý lịch tư Pháp.
    (8) Sinh viên EM không cần phải mua bảo hiểm, chỉ cần trình giấy chứng nhận bảo hiểm của EM Insurance Scheme mà bạn sẽ nhận được cùgn với giấy công nhận học bổng và thư nhập học.
    Thời gian cụ thể tuỳ theo các cơ quan đại diện. Sinh viên EM, theo tớ được biết, sẽ được ưu tiên khi làm thủ tục xin VISA.
    3. Vé máy bay
    Cần phải xác định ngày đi để book vé máy bay càng sớm càng tốt. Lý thuyết là bạn có thể book để lấy chỗ, sau đó có thể huỷ. Vì vậy, liên hệ với các đại lý vé càng sớm càng tốt. Có thể gọi đến nhiều đại lý khác nhau để so sánh các đường bay nào rẻ nhất. Tìm vé ở các hãng hàng không mà không có đường bay trực tiếp thường đắt hơn so với các phòng vé tư nhân.
    Cần phải chú ý là có vé rẻ dành cho sinh viên. Các bạn có thê đến văn phòng của New Indochina Education and Travel (60 Trấn Vũ) để làm thẻ sinh viên quốc tế (ISIC) rồi đặt vé ở đây tương đối rẻ. Ngày trước tớ bay sang Vienna, một chiều là 520 USD, nhưng chỉ có 20 kg hành lý ký gửi. Bạn nào tính toán về VN thời gian hè, nên đặt luôn vé khứ hồi, nhưng thời gian của return trip là linh hoạt.
    4. Liên hệ trường để tìm chỗ ở, liên hệ với hội sinh viên Việt Nam (nếu có) sở tại để hỏi thăm tình hình.
    Chú ý là nhiều nơi chúng ta có hội sinh viên Việt Nam. Hội này hoạt động rất hiệu quả trong việc giúp đỡ sinh viên mới. Các bạn thử google trên internet xem, qua đó hỏi thăm về các điều kiện ăn ở và kinh nghiệm.
    Nếu hội này có trang web và đăng ký thành viên thì kinh nghiệm xương máu là, dù bạn là gái hay là trai, đẹp hay xấu, hãy lấy một nick thật ?okêu?, thật đẹp, và thật ướt át, để các anh đang du học, vì nhiều lý do, chứng tỏ lòng nghĩa hiệp. Điều này rút ra từ kinh nghiệm xương máu với SVA của Áo. :-)D).
    5. Đồ đạc cần phải chuẩn bị cho chuyến đi
    Mang gì và bớt gì khi có số lượng hạn chế cân nặng. Hành lý sách tay thường là 7 kg. Hành lý ký gửi từ 20 ?" 30 kg. Phải tính toán và cân nhắc.
    - Về quần áo: Tham khảo về thời tiết để mua quần áo ban đầu. Quần áo ở châu Âu thường đắt hơn ở Việt Nam (chất lượng và mẫu mã thì chưa tính tới). Nên có ít nhất một áo rét dầy có thể chịu gió, chịu tuyết (ở Hà Nội thì có thể đến cửa hàng quần áo ở tầng 1, Hà Nội Tower) + một áo khoác mỏng để đi trời nắng + áo len cao cổ + áo thun + mũ len + găng tay + áo phông (để mặc trời nóng) + khăn + đồ lót + tất + giầy thể thao + quần bò hoặc quần kaki + kính dâm + ô nhỏ. Giấy đi tuyết có thể mua khi đến. Nếu bạn không có việc gì quan trọng thì không cần mang giầy da, quần vải. Đồ thường ngày và thông dụng là QUẦN BÒ. Nên có ít nhất 2 quần bò + 1 quần kaki. Số lượng thế nào các bạn tự quyết định cho phù hợp.
    - Dụng cụ bếp núc phục vụ cái miệng: nếu bạn nghĩ bạn khó ăn được đồ tây, nên mua một nồi cơm điện nhỏ. Loại phổ biến là nồi do Trung Quốc sản xuất, 0,63 lít, hang Midea. Ngày trước tôi mua ở chợ đồng xuân là 190.000. Loại này dùng tốt, hơn 2 năm nếu còn dung được thì cho lại bạn bè. Có thể mang theo mấy đôi đũa và hai ba cái bát nhỏ (loại nhựa và nhẹ)
    Nhiều trường hợp, khi bạn liên hệ với Hội sinh viên, họ có giữ lại những đồ đạc của sinh viên trước đó (còn dung được). Nếu vậy, bạn đỡ phải mang lỉnh kỉnh.
    Đồ đạc học tập: Mang một hoặc hai quyển vở dày, một số bút, các văn phòng phẩm đơn giản (bút bi, bút chì, băng dính, băng keo, keo 505, ?) nhẹ nhưng hữu dụng. Khi mới đến bạn khó tìm được những thứ này, như vậy có thể dùng luôn.
    Dừng lại viết luận văn đây, rảnh lại viết tiếp - Wroclaw, 2:00, 14 May 08.
  7. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Link: http://blog.360.yahoo.com/blog-k0EqxO41dLJ3Scxz5pgSxc0-?cq=1
    Phần II: THÍCH NGHI VỚI HOÀN CẢNH MỚi
    Trước khi vào phần chính, tớ nói nốt một số ý của phần trước nhé. Chú ý, nên làm hai cái danh sách: To-do List và Shopping List với Timeline để sao cho không sót công việc.
    I.5. Đồ đạc mang theo
    Còn gì không nhỉ.
    À, thuốc men: Mang theo những thuốc có thể chống những bệnh thông thường như ho, đau đầu, sổ mũi, cảm, sốt, đi ngoài và bông, băng, ... Hệ thống y tế ở châu Âu rất tốt và nhưng tương đối mất thời gian. Vì vậy, đôi khi không cần thiết thì không nên đi đến các phòng khám. Các bạn nên chuẩn bị kỹ càng, thậm chí cả những thuốc dành cho những đau ốm của cơ thể mình.
    Có thể đem theo dầu gội đầu, thuôc đánh răng, keo xịt tóc, cạo râu (cho anh em) ... đủ dùng cho một tuần. Còn có thể sang bên này rồi mua, giá cả tương đối phải chăng và chất lượng tốt.
    Máy tính: Nên mua ở nhà. Bởi mỗi nước họ dùng hệ điều hành, hệ bàn phím phù hợp với tiếng sở tại. Nếu bạn mua khi sang các nước châu Âu, việc tìm mua và lựa chọn mua máy tính cá nhân sẽ rất mất thời gian. Nếu có được ngay, bạn có thể truy cập ngay internet để liên lạc với người thân, đỡ tốn tiền điện thoại. Ai chắc cũng biết nói chuyện qua SKYPE miễn phí và chất lượng âm thanh (nếu có đường truyền băng thông rộng) thì còn rõ ràng hơn cả điện thoại, lại có thể nhìn được cả hình ảnh.
    Bên cạnh đó là các dụng cụ điện tử hỗ trợ như: tai nghe, webcam, các loại đĩa DVD, CD để lưu trữ và backup dữ liệu. Máy ảnh có thể mua ở nhà hoặc mua ở bên này.
    I.6. Chào người thân và bạn bè
    Cũng danh sách người thân, bạn bè và đồng nghiệp cần phải chào trước khi đi. Thông thường sẽ có những buổi ăn uống chia tay hoành tráng và tốn kém. Tớ thì chỉ thích đi chào một cách đơn giản, báo cho mọi người biết sẽ đi vắng nhà trong một thời gian dài. Trong lĩnh vực này thì không có lời khuyên cụ thể.
    II. THÍCH NGHI VỚI HOÀN CẢNH SỐNG MỚI
    Tớ đổi phần này lên trên, để hợp lý theo trình tự thời gian.
    Sau cảnh ngậm ngùi tiễn đưa ở sân bay, các bạn sẽ vào phòng chờ, lên máy bay, rồi đặt chân đến một vùng đất mới, môi trường sống mới, xã hội mới và một nền văn hoá mới. Cần phải nhanh chóng thích nghi, ổn định những đời sống vật chất để việc học tập được hiệu quả.
    Nguyên tắc cơ bản nhất: NHẬP GIA TUỲ TỤC. Đến ở nơi nào, bạn phải tôn trọng pháp luật và những quy định ở nơi đó. Những gì thuộc về văn hoá của mình, hay thói quen của mình, mà trái quy định, và trái pháp luật ở đó (ví dụ: bắt chim, thịt chó, đi trái đường, sang đường không đúng quy định ...) cần phải tuyệt đối tránh. Cái gì không biết thì phải hỏi, và không ngại hỏi. Đừng tự ý làm theo cách nghĩ của mình. Cách nữa là phải đọc kỹ những sách hướng dẫn, và chú ý quan sát những người sở tại, để tìm hiểu phong tục, tập quán của người ta, rồi làm theo hoặc tránh làm những điều cấm kỵ. Trong mọi trường hợp, không được thể hiện thái độ kỳ thị, khinh miệt.
    Các vấn đề cần quan tâm là
    - Làm các thủ tục nhập nơi ở mới: Làm thẻ cư trú, đăng ký với chính quyền địa phương, với nhà trường, với hội sinh viên, đặc biệt cần liên hệ và đăng ký với các cơ quan đại diện ngoại giao gần nhất ... Rất nhiều bạn không để ý vấn đề này. Nên nhớ rằng, bình thường không có vấn đề gì không sao, nhưng có xảy ra gì, thì các cơ quan đại diện ngoại giao, về lý thuyết, sẽ làm mọi điều có thể để thực thi nhiệm vụ bảo hộ công dân.
    - Về chỗ ở, mới đầu thì nên nhờ trường lo chỗ ở cho mình. Có thể đắt một tí nhưng an toàn và yên tâm. Các loại học xá hay ký túc xá cũgn có nhiều loại, có nhiều lựa chọn khác nhau, phòng đơn hay phòng đôi, các khu nhà tắm, vệ sinh, bếp núc chung hoặc riêng. Vì vậy, trong đời sống sinh hoạt, bạn sẽ tiếp xúc với dân cư sở tại, và với sinh viên các nước khác. Cần thiết phải tôn trọng quy định chung, cởi mở, thể hiện thái độ chân thành, và bao dung. Chỉ có như vậy mới đảm bảo bạn sống tốt trong môi trường đa văn hoá. Phần này sẽ trình bày chi tiết hơn ở phần sau.
    - Về đời sống ẩm thực và chợ búa, không văn hoa dài dòng, với đa số bạn vấn đề cơ bản nhất là khi đối diện với một môi trường sống mới, mọi thứ đều có vẻ đắt đỏ hơn ở nhà, nhìn giá quy tiền Bảng / Euro ra tiền Việt thì thấy hốt hoảng, và hết sức rón rén trong chi tiêu. Vấn đề cần biết là mua gì, bán gì, mua ở đâu giá cả phải chăng nhất? Đi lại bằng phương tiện gì là hợp lý nhất?tớ không có được kinh nghiệm chi tiết cho từng địa bàn. Cách tốt nhất là tìm được hội sinh viên Việt Nam hoặc người bạn Việt Nam nào đó để hỏi kinh nghiệm và chỉ dẫn. Cách này hiệu quả và trực tiếp, vì họ đều biết tâm lý và điều mình cần.
    Thông thường không phải siêu thị nào cũng giá cả như nhau, có những loại siêu thị dành cho những người thu nhập trung bình và thấp. Các loại dịch vụ điện thoại cũng không giống nhau. Nhiều khi, sự tiết kiệm sẽ tỉ lệ nghịch với hiệu quả. Vì vậy, không nên quá tiết kiệm, mà phải biết cách chi tiêu hợp lý.
    Nếu có ai sắp đến Vienna, hay đến Wroclaw thì cứ liên hệ với tớ, tớ sẽ hướng dẫn chi tiết.
    - Về đi lại, nếu bạn dưới 26 tuổi thì luôn mua được vé ưu đãi nhất là đối với phương tiện công cộng, đi tàu và xe bus liên thành phố. Nếu bạn thấy giá đi lại vẫn đắt đỏ, thì có thể hỏi đường ra chợ đen (flea market), tìm mua cho mình một chiếc xe đạp cũ và còn tốt. Đó là một phương tiện đi lại tuyệt vời trong các thành phố ở châu Âu. Tưởng tượng những ngày nắng đẹp, đạp xe trên những con đường sạch sẽ, hai bên là những khóm hoa đang kheo sắc, ngăn lối, thẳng hàng, không khí thì trong trẻo và mát lành. Cảm giác rất tuyệt đó.
  8. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Link: http://blog.360.yahoo.com/blog-k0EqxO41dLJ3Scxz5pgSxc0-?cq=1&p=649#comments
    Trước khi đi vào phần mới, cần bổ sung một vài điều ở phần I và II.
    - Cần mang theo hai quần (mút hoặc len) mặc bên trong cho mùa đông + một cái balô loại nhỏ chắc chắn có thể chứa được máy tính và phù hợp đi du lịch ngắn ngày (mang như hành lý xách tay) + một bộ quần áo lễ phục (nam: comple, nữ: thì không kinh nghiệm lắm, áo dài hoặc váy áo nghiêm túc) phòng khi có dịp đặc biệt hoặc đi đến nhà hát, đi nghe hoà nhạc. Tât nhiên, complet thì tương đổi lỉnh kỉnh vì lại cần thêm một đôi dày da. Nhưng dày da thì có thể mua ở châu Âu cũgn được, không đến nỗi đắt lắm, mà chất lượng lại tốt. Còn comple mà mua ở châu Âu thì, eo ôi ... xót ruột phết, nếu là một bộ tương đối.
    - Về vấn đề thẻ ngân hàng. Không cần thiết phải mở tài khoản và làm thẻ tín dụng ở nhà. Khi sang, trường sẽ hướng dẫn bạn mở tài khoản tại các ngân hàng địa phương. Tiền học bổng hàng tháng sẽ được chuyển vào tài khoản đó, với phí sử dụng tài khoản rất thấp (thậm chí không mất phí với sinh viên) và nhiều dịch vụ và tiện ích thuận tiện (trả qua thẻ, rút tiền, chuyển tiền qua mạng - e-banking). Để mua sắm trên mạng (ví dụ như đặt vé máy bay, tàu hoả, mua đồ ... ) các bạn có thể dùng loại thẻ VISA hay MASTER Prepaid. Loại thẻ này có lợi thế các chức năng chính tương tự như cre*** nhưng mức độ risky thấp hơn vì chỉ tiêu được trong giới hạn tiền mình có trong thẻ. Phí cho một lần nạp thẻ là 1% số tiền bạn nạp vào thẻ.
    - Về vé máy bay, có bạn hỏi tớ, thì thật lòng mà nói tớ không biết gì nhiều về các hãng hàng không và các ''''mánh lới'''' xin xỏ thêm cân. Ở trên box Du học của TTVNOL các bạn đã liệt kê đầy đủ về các hãng hàng không và chính sách của họ. Ngày xưa tớ chấp nhận mua vé sinh viên, tiền ít (Thai Airline) nhưng mang đồ ít (20 kg). Thực ra tớ có lợi dụng quen biết xin xỏ thêm vài kg nữa nên cũng đu đủ. Cái này thì không dám mách bảo gì rồi. Chính vì vậy, biện pháp tốt nhất là tính toán kĩ càng đồ đạc gì thật cần thiết, đồ đạc gì sang bên kia xin hoặc mua cũng được, giá cả phải chăng, thì thôi đừng mang cho nặng hành lý. Cái này thì hơi khó với chị em, không phải vì chị em không giỏi tính toán, mà là chị em có quá nhiều nhu cầu phức tạp. Nước cuối cùng tính toán là phải mua thêm kg hành lý quá cân quy định.
    - Cần lên mạng tìm hiểu thông tin về thành phố mình sẽ đến. Nhiều thành phố, những thông báo hay tin tức, hay hướng dẫn sử dụng dịch vụ trên mạng không phải là tiếng Anh. Mới đến, việc sử dụng ngôn ngữ đó còn khó khăn, lúc đó, bạn rất cần đến các tiện ích ngôn ngữ trên mạng internet, đặc biệt là google language tool (GLT).
    http://www.google.com/language_tools?hl=EN
    Với GLT bạn có thể chuyển ngữ (copy một đoạn, hay dịch cả một trang web) giữa 23 thứ tiếng khác nhau. Rất tiếc GLT vẫn chưa có tiếng Việt. Ngày xưa tớ sử dụng dịch vụ này rất hiệu quả để tìm hiểu các quy định của ngân hàng và cách sử dụng thẻ VISA prepaid, và các hướng dẫn khác. Tất nhiên, việc lạm dụng tiện ích này quá lâu sẽ khiến động lực và khả năng học ngoại ngữ địa phương của bạn giảm đi.
    Bây giờ vào phần chính ... làm sao để học tập hiệu quả trong môi trường mới, với những yêu cầu mới. .. Ơ mà lại quá buồn ngủ rồi... Mai nhé.
    Được allroadsleadtoRome sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 24/06/2008

Chia sẻ trang này