1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúc mừng cả năm đội tuyển RobotCon Đại học Đà Nẵng lọt vào vòng chung kết đi! (Vòng chung kết tại S

Chủ đề trong 'Đại học Đà Nẵng (DNU)' bởi hoahoada, 24/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. malirat

    malirat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Xin chúc mừng năm đội tuyển của chúng ta, tuy nhien mọi việc vẫn còn ở phía trước, xin chúc thành công!

    Malirat
  2. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề và luật cuộc thi
    Sáng tạo Robot VN 2003
    Tháng 4 năm 2003
    (Theo luật cuộc thi Robocon ABU 2003, Bangkok)
    Chủ đề:
    Takraw Space Conqueror
    ?oCầu mây chinh phục không gian?
    Luật Thi:
    Mỗi đội tham dự phải thiết kế chế tạo một máy có các chức năng phù hợp tham gia cuộc thi theo những qui định thi đấu sau đây:
    Mục đích chính của cuộc thi là bắn/bỏ Cầu Mây vào 9 cụm rổ (basket) mỗi cụm bao gồm 3 rổ (nets) sắp thành hình tam giác đều để giành điểm. Một đội được coi là thắng trận khi bóng của họ được bắn/bỏ vào tất cả các cụm rổ bao gồm cả 3 rổ của cụm rổ trung tâm hoặc khi một đội nhiều điểm hơn đội bạn. Mỗi trận đấu diễn ra trong vòng 3 phút.
    1. Sân thi đấu
    (1) Sàn của sân thi đấu được ghép từ những tấm nhựa (vinyl sheeting) dày 2mm. Bề mặt của các tấm nhựa được ghép bằng băng dính/keo (không bóng, rộng 50mm). Không được phép sửa đổi sân đấu, chẳng hạn: dán giấy hoặc tấm gì đó lên vùng khởi động, cho thêm hướng dẫn về vùng thi đấu, hoặ dán gương phản chiếu lên đĩa dưới rổ.
    (2) Sân thi đấu bao gồm một "Automatic Zone" (Vùng hoạt động của Máy tự động) và một "Manual Zone" (Vùng hoạt động của Máy điều khiển bằng tay). Ngoài ra mỗi đội có một "Automatic Machine Start Zone" (Vùng khởi động của Máy tự động), "Manual Machine Start Zone" (Vùng khởi động của Máy điều khiển bằng tay) và "Takraw Ball Stocking Zone" (Vùng chứa cầu mây). Lúc bắt đầu trận đấu, hướng của các rổ là bất kỳ. Trước khi bắt đầu trận đấu, các đội không được phép tự ý thay đổi hướng rổ.
    (3) "Automatic Zone"
    (a) "Automatic Zone" là vùng hoạt động cho các Máy tự động.
    (b) Vùng này được bao quanh bởi 16 rào gỗ cao 100mm và dày 20mm đặt thành hình tròn.
    (c) Trong "Automatic Zone" hai vòng tròn màu trắng dẫn đường rộng 30mm, đường kính 3000mm và 6000mm được dán lên sàn.
    (d) 8 đường trắng dẫn đường rộng 30mm được dán trên sàn đấu theo đường kính của đường tròn cách đều nhau.
    (e) Trên vùng thi đấu có 9 rổ (mỗi rổ -3 lưới), treo ở vùng tự động. Có 4 rổ ở ?ovòng ngoài?, gọi là ?orổ vòng ngoài?. Có 4 rổ ở ?ovòng trong?, gọi là ?orổ vòng trong?. ?oRổ trung tâm? nằm ở giữa vùng thi đấu. Bốn rổ ngoài được treo ở độ cao 1500mm, 4 rổ trong treo ở độ cao 2000mm và rổ ở giữa là 3000mm. Độ cao này tính từ sàn thi đấu lên phần giữa của lưới.Tất cả các rổ, trừ rổ trung tâm, đều được treo lên một giàn đỡ qua ống thép có đường kính có đường kính 25mm. Riêng rổ trung tâm được treo trực tiếp lên cơ cấu giá đỡ.
    (f) Phía dưới mỗi rổ có một đĩa tròn màu trắng, đường kính 100mm, cao 10mm, cố định vào sàn thi đấu. Các đĩa này làm bằng chất liệu cứng, màu trắng, xác định vị trí của rổ trên sân đấu
    (g) Tham khảo bản vẽ sân thi đấu kèm theo để biết chi tiết về cụm rổ và đường trắng dẫn đường.
    (4) "Automatic Machine Start Zone"
    (a) Diện tích: 1200mm x 1200 mm
    (b) Chỉ có các Máy tự động mới được phép bắt đầu trên vùng này.
    (5) "Manual Zone"
    (a) Là vùng hoạt động của các Máy điều khiển bằng tay
    (b) Vùng này được bao bởi 16 rào chắn cao 100mm và rộng 20mm.
    (6) "Manual Machine Start Zone"
    (a) Diện tích: 1200mm x 1200 mm
    (b) Chỉ có các Máy điều khiển bằng tay mới được phép bắt đầu trên vùng này.
    (7) "Takraw Ball Stocking Zone"
    (a) 16 quả cầu mây cho mỗi đội được đặt trong "Takraw Ball Stocking Zone" và sắp thành hàng 4x4.
    (b) Tham khảo bản vẽ sân thi đấu kèm theo để biết về hình dạng và qui cách của "Takraw Ball Stocking Zone".
    2. Giá thành chế tạo máy và vận chuyển
    (1) Giá thành sản phẩm
    (a) Ban tổ chức cuộc thi sẽ hỗ trợ 1000USD cho việc chế tạo máy cho mỗi ban tổ chức thành viên.
    (2) Giá thành vận chuyển
    (a) Công ty vận chuyển được chỉ định bởi ban tổ chức sẽ vận chuyển Máy. Chi tiết sẽ được thông báo sau.
    (b) Các máy phải được đóng thùng để chúng có thể cho vừa vào một thùng đường kích thước 1500mmx1500mmx1500mm.
    3. Các thành viên của đội thi đấu
    (1) Mỗi đội phải có 4 thành viên cùng từ một trường, gồm 1 chỉ đạo viên và 3 sinh viên. Các thành viên của đội phải nhập học vào các trường trong thời gian diễn ra cuộc thi quốc tế.
    (2) Chỉ có 3 sinh viên là được cho phép đi vào sân thi đấu. Các học viên sau đại học không được phép tham gia.
    (3) Các sinh viên nhập học trong thời gian diễn ra cuộc thi trong nước cũng được phép tham gia.
    4. Robot
    Mỗi đội có thể chế tạo Máy điều khiển bằng tay hoặc Máy tự động hoặc đồng thời cả hai loại Máy để tham gia cuộc thi. Số lượng các Máy sẽ không giới hạn. Các Máy tự động có thể mang sẵn cầu mây vào thời điểm bắt đầu trận đấu và tổng số bóng mang trước không được nhiều hơn 20 quả. (Các Máy điều khiển bằng tay phải nhặt cầu mây từ vùng chứa để bắn chúng vào các rổ).
    (1) Máy điều khiển bằng tay
    Các Máy điều khiển bằng tay không được chạm hoặc đưa một bộ phân nào qua vùng "Automatic Zone". (Bao gồm cả không gian phía trên).
    (a) Người điều khiển có thể điều khiển các Máy điều khiển bằng tay bằng hộp điều khiển có dây nối vào Máy điều khiển bằng tay hoặc dùng bộ phận điều khiển từ xa sử dụng tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy hoặc sóng âm. Người điều khiển không được ngồi/cưỡi trên các Máy điều khiển bằng tay. Tất cả các bộ phận riêng lẻ, tách rời, thuộc Robot điều khiển bằng tay được coi là robot điều khiển bằng tay và hoạt động như Robot điều khiển bằng tay. Vì vậy, không được phép thêm các phần không điều khiển bằng tay được.
    (b) Khi sử dụng hộp điều khiển có dây, điểm nối giữa Máy điều khiển bằng tay và hộp điều khiển phải được đặt cao ít nhất 1000mm so với sàn. Chiều dài của dây nối giữa Máy điều khiển bằng tay và hộp điều khiển cũng không được quá 3000mm. Mọi bộ phận từ robot điều khiển bằng tay hướng ra bên ngoài như: bàn tay, cánh tay, dây, kìm ... được coi là một phần của robot điều khiển bằng tay. Trong trường hợp này, vẫn áp dụng giới hạn về hướng của Robot điều khiển bằng tay.
    (c) Robot điều khiển bằng tay có thể lấy bóng của đối phương.
    (d) Không được phép dùng Robot điều khiển bằng tay để cố tình cản đường Robot điều khiển bằng tay của đối phương.
    (2) Máy tự động
    (a) Robot tự động phải hoàn toàn tự động và di chuyển được. Không cho phép các phần rời ra thuộc Robot tự động mà không dịch chuyển được. Một khi Robot tự động đã khởi động, người điều khiển không được phép chạm vào, cầm vào Robot. Các phần riêng lẻ, tách rời thuộc thuộc Robot tự động được gọi là Robot tự động và phải hoạt động như Robot tự động . Đặc biệt, các phần phụ cho Robot tự động mà không tự hoạt động được là không cho phép.
    (b) Robot tự động được phép đi vào bất kỳ vùng nào. Cho phép Robot tự bay được. Các phần vươn ra phía ngoài (nhưng không tách rời) của Robot tự động như tay, cánh tay, dây, kìm ... được coi là bộ phận của robot tự động.
    (c) Robot tự động có thể trèo lên cơ cấu giá đỡ rổ.
    (d) Robot tự động được phép chạm vào rổ.
    (3) Phương pháp điều khiển
    (a) Ba sinh viên được phép vào khu vực thi đấu. Khi trận đấu bắt đầu, Robot tự động phải khởi động được sau một lần điều khiển. Ví dụ, bấm nút hoặc công tắc để khởi động Robot. Trong trường hợp có vài Robot tự động, các đội được phép lần lượt khởi động từng Robot. Tất cả các Robot đều phải hoạt động ngay lập tức (trong vòng khoảng 5 giây), và các thành viên khác của đội , trừ người điều khiển, phải rời ngay vùng thi đấu.
    (b) Máy tự động và điều khiển bằng tay đều được cho phép kiểm soát/nẵm giữ cầu mây trong vùng hoạt động cho phép của Máy.
    (c) Mỗi trận đấu chỉ được phép ?okhởi động lại? Robot một lần. Sau khi mỗi đội xin phép và được trọng tài cho phép ?okhởi động lại?, tất cả các thành viên của đội có thể vào vùng thi đấu và để điều chỉnh Robot. Một phần hoặc tất cả Robot phải chuyển về trạng thái ban đầu và khởi động lại ngay lập tức.
    (4) Nguồn cung cấp
    (a) Mỗi đội phải tự chuẩn bị nguồn điện cho tất cả các Máy của họ trong thi đấu.
    (b) Nguồn điện của Robot không được vươt quá DC 24V.
    (c) Nguồn năng lượng mà Ban tổ chức coi là nguy hiểm và không thích hợp sẽ không được cho phép sử dụng. (Ví dụ lửa)
    (5) Khối lượng
    (a) Tổng khối lượng của tất cả các Máy của một đội phải nhỏ hơn 50kg.
    (b) Tổng khối lượng bao gồm cả nguồn điện, hộp điều khiển, dây nối và các thành phần khác của Máy và thiết bị kèm theo. Dù sao khối lượng của cầu mây không tính vào tổng khối lượng.
    (c) Các Máy sẽ được đo khối lượng 2 lần:
    - Trước khi chạy thử vào một ngày trước ngày thi đấu.
    - Trước cuộc thi vào ngày thi đấu chính thức.
    (6) Kích thước
    (a) Lúc bắt đầu, các Máy điều khiển bằng tay không được vượt quá 1200mm chiều dài và 1200mm chiều rộng và 2000mm chiều cao. Cũng như vậy, các Máy tự động không được vượt quá 1200mm chiều dài, 1200mm chiều rộng bao gồm cả các cầu mây mang trước. Chiều cao giới hạn của các Máy tự động là 2000mm, chiều cao này không bao gồm các cầu mây mang trước.
    (b) Nếu nhiều Máy được bắt đầu chạy từ cùng một vùng khởi động, chúng phải đặt vừa trong kích thước 1200mm dài, 1200mm rộng và 2000mm chiều cao.
    (c) Các Máy có thể tách ra và thay đổi kích thước tuỳ ý sau khi trận đấu bắt đầu nhưng chiều cao phải giới hạn trong 3000 mm. Tất cả các Máy tách ra đều phải có khả năng di chuyển. Các Máy tách khỏi các Máy tự động phải làm việc như các Máy tự động. Cũng như vậy, các Máy tách ra từ các Máy điều khiển bằng tay được xem là các Máy điều khiển bằng tay.
    5. Cầu mây
    (1) Cầu mây được dùng là cầu mây làm bằng chất liệu tổng hợp. Đường kính 135mm và nặng 155 gram.
    (2) Cầu mây có hai màu: bóng đỏ cho đội A và bóng xanh lam cho đội B.
    6. Trận đấu
    (1) Cuộc thi (Tournament)
    (a) Cuộc thi được tổ chức dựa trên hệ thống loại trực tiếp (knockout system)
    (b) Trước trận đấu, trọng tài sẽ kiểm tra cả Robot tự động và điều khiển bằng tay xem có phạm luật không, bao gồm: cân nặng, hướng, tốc độ ném bóng.
    (c) Về kiểm tra tốc độ ném , tốc độ ném tối đa ban đầu với lực 45 độ phải đưa quả cầu mây đi xa không quá 20m, tính theo khoảng cách từ giữa chân Robot tới vị trí cầu rơi xuống
    (2) Khoảng thời gian trận đấu
    (a) Mỗi trận đấu kéo dài 3 phút. Tuy nhiên, trận đấu có thể kết thúc sớm hơn nếu đội chơi ?ochinh phục được không gian? hoặc bị loại, hoặc vì lý do an toàn ngay khi đó.
    (b) Sắp đặt và hiệu chỉnh Máy sẽ phải hoàn thành trong vòng 1 phút sau khi nhận được tín hiệu cho phép sắp đặt và hiệu chỉnh.
    (c) Bắt đầu trận đấu
    Các Máy điều khiển bằng tay và các Máy tự động có thể bắt đầu ngay khi nhận tín hiệu bắt đầu trận đấu. Mỗi Máy tự động phải được thiết kế để có thể bắt đầu với chỉ một tác động.
    (3) Tính điểm
    (a) Tổng điểm sẽ được tính khi trận đấu kết thúc.
    (b) Các đội ghi được điểm khi cầu vào lưới và quả cầu hoàn toàn phải tách rời khỏi Robot. nếu quả cầu rời khỏi Robot thì đội chơi vẫn ghi được điểm ngay cả khi Robot đang chạm vào rổ hoặc lưới. chỉ một quả cầu mây cho mỗi lưới là được tính điểm. Có nghĩa là cho dù đội chơi có thả vào lưới bao nhiêu quả cầu cũng chỉ được tính điểm một quả.
    (c) Nếu cầu mây của cả hai đội trong cùng một rổ thì điểm sẽ được tính cho cả hai đội.
    (d) Cách tính điểm cho mỗi lưới như sau:
    "Rổ trung tâm? : 5 điểm/ lưới. Tối đa mỗi rổ ghi được 15 điểm
    "Rổ vòng trong?: 2 điểm/lưới. Tối đa mỗi rổ ghi được 6 điểm
    "Rổ vòng ngoài?: 1 điểm/lưới. tối đa mỗi rổ ghi được 3 điểm.
    (e) Vào thời điểm mà một đội bắn/đặt cầu mây vào tất cả các cụm rổ và cả 3 rổ của cụm rổ giữa, đội đó sẽ được xem là "chinh phục vùng trời" và thắng trận.
    (4) Quyết định người chiến thắng
    (a) Trận đấu sẽ được quyết định bằng cách cộng tổng số điểm ghi được bởi mỗi đội sau khi trừ các điểm phạt vì các hành động phạm luật. Nếu đội chơi phạm luật sẽ không được tính điểm.
    (b) Trong trường hợp hoà (tổng điểm hai đội như nhau), người thắng trận sẽ được quyết định dựa trên các điều kiện theo thứ tự sau:
    1/ Đội bỏ nhiều bóng hơn trong cụm rổ giữa sẽ thắng trận đấu.
    2/ Đội bỏ được nhiều bóng hơn sẽ thắng trận đấu.
    3/ Quyết định của trọng tài.
    (c) Nếu một đội bắn/đặt cầu mây vào tất cả các cụm rổ và cả 3 rổ của cụm rổ giữa, đội đó sẽ được xem là "chinh phục vùng trời" và thắng trận.
    (d) Đội chơi ?oChinh phục được không gian? nếu thục hiện được tất cả những điều sau:
    - Ném được cầu vào tất cả các lưới của ?orổ trung tâm?
    - Ném được cầu vào bất kỳ lưới nào tron 3 lưới của tất cả 8 rổ khác
    7. Phạm luật thi đấu và trừ điểm
    Nhừng hành động sau đây sẽ bị xem là vi phạm luật và một điểm sẽ được trừ cho mỗi sự vi phạm. Nếu bị trừ 3 điểm, đội đó sẽ bị loại khỏi trận đấu:
    (1) Các Máy điều khiển bằng tay chạm hoặc đưa một phần nào đó vào "Automatic Zone".
    (2) Các Máy điều khiển bằng tay cố ý bắn cầu mây hướng vào người điều khiển hoặc các Máy đội bạn.
    8. Bị truất quyền thi đấu
    Nhừng hành vi sau đây sẽ bị trọng tài xem như phạm luật nghiêm trọng, đội vi phạm có thể bị truất quyền thi đấu.
    (1) Tìm cách cố ý gây hư hỏng cho các Máy đội bạn. Nếu bất kỳ một thành viên nào của đội chơi cố tình chạm hoặc cầm vào Robot điều khiển bằng tay và tự động trong quá trình diễn ra trận đầu, trừ trường hợp ?okhởi động lại?, đội đó bị loại.
    (2) Tìm cách cố ý gây hư hỏng cho sân thi đấu, các cụm rổ và cầu mây.
    (3) Thực hiện các hành động đi ngược lại tinh thần Fair Play.
    9. An toàn
    (1) Tất cả các Máy phải được chế tạo sao cho không gây hại đến người điều khiển, khán giả và trọng tài.
    (2) Người điều khiển phải đội mũ bảo hiểm trong khi thi đấu và phải cho hoạt động Máy một cách an toàn.
    (3) Tốc độ của cầu mây phải giới hạn sao cho nó không gây hại đến bất cứ người điều khiển, khán giả hay trọng tài nào.
    10. Các qui định khác
    (1) Với các hành động khác chưa được nêu ra trong luật, trọng tài sẽ toàn quyền đưa ra quyết định xử lý.
    (2) Nếu có vấn đề tranh luận thì quyết định của trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng.
    (3) Mọi thay đổi luật này sẽ được thông báo bởi Ban tổ chức cuộc thi.
    (4) Tất cả các đội được khuyến khích trang trí các Máy với biểu tượng dân tộc mình.
    11. Giải thưởng
    Các giải thưởng sẽ gồm giải cho đội vô địch, đội đứng thứ nhì và sẽ có giải cho các đội có Kỹ thuật tốt nhất, ý tưởng hay nhất và Thiết kế đẹp nhất.
    12. Chú ý khi thiết kế và chế tạo Máy
    Những điểm sau nên lưu ý khi chế tạo máy. Trong mọi trường hợp sự chú ý đúng mức sẽ tránh các sự cố đáng tiếc:
    (1) Các Máy điều khiển tự động có thể va chạm với các Máy khác và cầu mây bắn bởi một Máy có thể vô tình rơi vào các Máy tự động. Vì vậy trong chế tạo Máy tự động, thiết kế cẩn thận sẽ giúp tránh hư hỏng cho các Máy.
    (2) Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng tia laser, nó phải là laser lớp 2 và sử dụng theo cách mà không gây hại đến bất cứ khán giả, người điều khiển hay trọng tài nào.
    (3) Để bổ sung thông tin một cách chính thức cho luật thi đấu, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ phát hành bản "Nhưng câu hỏi thường gặp" FAQ (Frequently Asked Question).
    (4) Mỗi nước tham gia sẽ được yêu cầu chuẩn bị một đoạn phim dài 5 phút giải thích về cấu trúc và cách di chuyển của của các Máy của độị đại diện tham gia. Ban Tổ chức cuộc thi sẽ kiểm tra máy của mỗi đội có tuân thủ đúng luật thi đấu bằng cách xem đoạn phim trước khi vận chuyển máy.
    Mãi yêu Soledadhttp://www.quangtri.gov.vn
  3. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Một số thông tin về vòng chung kết cuộc thi Robocon 2003 :
    I. Robocon là gì?
    Robocon ( Robot contest ) là một cuộc thi sáng tạo Robot nhằm tạo điều kiện cho các kỹ sư tương lai có thể thực hiện những ý tưởng táo bạo, tự mình chế tạo ra những máy móc mà không bị chi phối bởi các kiến thức chung đã có. Cuộc thi này sẽ giúp các kỹ sư tương lai tạo ra những sản phẩm được sáng tạo từ những ý tưởng độc nhất vô nhị và kích thích khả năng sáng tạo của họ và tạo tiền đề cho sự phát triển chung của nền Khoa học Kỹ thuật nước nhà. Cuộc thi Robocon Việt Nam đầu tiên được tổ chức vào tháng 4 năm 2002 đã thành công tốt đẹp. Đội Telematic đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi khu vực Châu á - Thái Bình Dương tháng 8 năm 2002 tại Tokyo và đã đoạt ngôi vô địch. Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam được tổ chức hàng năm.
    II. Đơn vị tổ chưc : Đài Truyền hình Việt Nam, bao gồm các đơn vị:
    - Ban Khoa Giáo
    - Trung tâm Đo lường và Quản lý Khoa học truyền hình
    - Cơ quan thường trú VTV tại TP Hồ Chí Minh
    - Ban Quan hệ Quốc tế
    III. Đơn vị tài trợ:
    - Tài trợ chính: TOYOTA Việt Nam
    IV. Các Trường đại học cao đẳng đăng ký tham gia năm 2003
    1 ĐH Bách Khoa TP HCM
    2 ĐH Bách Khoa Hà nội
    3 ĐH S Phạm Kỹ Thuật TP HCM
    4 Học Viện Kỹ thuật Quân sự
    5 ĐH Kỹ Thuật - ĐH Đà Nẵng
    6 ĐH Dân lập KT Công nghệ TP HCM
    7 Trờng Cao Đẳng Kỹ Nghệ TPHCM
    8 HV Bưu chính Viễn thông CS2- TPHCM
    9 Học Viện Bưu chính Viễn thông- Hà nội
    10 Đại học Quốc Gia Hà nội
    11 Đại học Cần Thơ
    12 Đại học Dân lập Phương Đông Hà nội
    13 Học viện Hải Quân Nha Trang
    14 Đại học Dân lập Công nghệ Tôn Đức Thắng - TPHCM
    15 Trờng Cao Đẳng Công nghiệp 4 TPHCM
    16 Trờng Cao Đẳng Công nghiệp Hà nội
    17 Đại học Hàng Hải - Hải Phòng
    18 Đại học KT Công nghiệp Thái Nguyên
    Vòng chung kết
    + Thời gian thi: từ 24 đến 30 tháng 4 năm 2003
    + Địa điểm: Trung tâm Thể Thao Quân Đoàn 4 ?" Khu Công nghiệp Sóng Thần, huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. ( Vé được phát miễn phí, các tổ chức cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:
    Chị Thúy Hiền: 0903208320 )
    + Hình thức thi: ( 32 đội)
    - Vòng loại CK gồm 8 bảng ( Từ A đến H), mỗi bảng gồm 4 đội
    Thể thức chia bảng và trình tự các trận đấu
    32 đội chia làm 8 bảng
    - Vòng 16 đội vào trong chia thành 8 cặp đấu loại trực tiếp theo thể thức Nhất A gặp Nhì B?.. Chọn 8 đội vào tiếp tứ kết ( Tổng số 8 trận)
    - 8 đội lọt vào vòng tứ kết bắt thăm chia làm 4 cặp đấu loại trực tiếp. ( 7 trận)

    Thời gian thi
    15h 22/4/2003: Tập trung đội tuyển, bắt thăm chia bảng
    22?" 23/4/2003: Các đội thử sân
    7h -11h 24/4/2003: 12 trận từ 1 -12
    13h ?" 17h 24/4/2003: 12 trận từ 13 đến 24
    7h -11h 25/4/2003: 12 trận từ 25 đến 36
    13h ?" 17h 25/4/2003: 12 trận từ 37 đến 48
    26/4/2003: Các đội tập sân
    7h -11h 27/4/2003: 8 trận vòng 16 đội
    28/4/2003: Các đội tập sân
    29/4/2003: Diễn tập cho đêm chung kết
    20h -21h 30/4/2003: 7 trận tứ kết, BK & CK
    (Tin từ www.vtv.org.vn/robocon)
    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 21:05 ngày 21/04/2003
  4. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Một số thông tin về các đội tuyển cuar Đại học Đà Nẵng lọt vào vòng chung kết:
    01. Doltech ?" Đà Nẵng 1 ?" BAMBOO (2 tự động, 1 điều khiển)
    Chỉ đạo viên :
    Lâm Tăng Đức (Khoa Điện)
    Thành viên chính thức :
    Lương Minh Tuấn
    Lê Tấn Khoa
    Nguyễn Trung Thành
    Thành viên dự bị :
    Nguyễn Lê Hoàng
    Nguyễn Đình Hồng Lĩnh
    02. Danamecharob II ?" Đà Nẵng 2 ?" MecharoDDK (3 TĐ, 1 ĐK)
    Chỉ đạo viên :
    Trần Xuân Túy (Khoa Cơ khí)
    Thành viên chính thức :
    Bùi Minh Hiển
    Lê Xuân Tiến
    Ph ạm Quang Huy
    03. Danamecharob I ?" Đà Nẵng 3 ?" Danamecharob I (2 TĐ, 1 ĐK)
    Chỉ đạo viên :
    Châu Mạnh Lực (Khoa Cơ khí)
    Thành viên ch ính thức :
    Văn Phú Nam
    Lưu Đức Bình
    Phan Văn Ánh
    04. Ngũ Hành Sơn ?" Đà Nẵng 4 ?" Ngũ Hành Sơn ( 3 TĐ, 1 ĐK)
    Chỉ đạo viên :
    Đoàn Quang Vinh (Khoa Điện)
    Thành viên chính thức :
    Đặng Lê Kim Hòa
    Lê Hoàng
    Nguyễn Kim Ánh
    Thành viên dự bị :
    Phạm Đình Việt Anh
    05. FAT ?" Đà Nẵng 5 ?" FAT ( 3 TĐ, 1 ĐK)
    Chỉ đạo viên :
    Nguyễn Văn Phòng (Khoa CNTT- ĐTVT)
    Thành viên chính thức :
    Lưu Chí Cường
    Huỳnh Việt Thắng
    Trần Quốc Huy
    Thành viên dự bị :
    Lê Thành Dũng

    Và đây là một số thông tin khác về các đối thủ của chúng ta ở vòng chung kết:
    Đại học Bách Khoa Hà Nội : 5 đội
    Học viện kỹ thuật quân sự : 3 đội
    Đại học kỹ thuật - Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh : 6 đội
    Trường đại học SPKT - Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh : 2 đội
    Đại Học Dân Lập Kỹ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh : 3 đội
    Trường CĐKN Vinhempic tp HCM : 1 đội
    Cao Đẳng Kỹ nghệ TP Hồ Chí Minh : 2 đội
    Đại học Cần Thơ : 2 đội
    Học viện công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở 2 (TP HCM) : 2 đội
    Trường cao đẳng công nghiệp 4 : 1 đội
    ( tin tức từ www.vtv.org.vn/robocon)
    Mãi yêu Soledadhttp://www.quangtri.gov.vn
  5. duydn43

    duydn43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    [Tôi là thành viên mới tham gia, hiện Đang ơ tại Bình Dương, Tôi là dân Đà Năng chính gốc , Tôi đang đợi Thanh công Của các robo DHDN tại đây. Hãy cố lên con Đườn vinh quang đang ơ DHDN.
  6. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn ở Bình Dương thì có lẽ bạn sẽ cập nhật thông tin chứ? Hãy post lên đây để mọi người cùng biết đi.
    Mãi yêu Soledadhttp://www.quangtri.gov.vn
  7. nhatanh83

    nhatanh83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    không biết mọi người nghĩ sao chứ tui hãnh diện lắm , tui cũng muốn mình dược đi cổ động viên cho trường của mình lắm chứ ,có ai đi tập cổ động vào lúc 8 giờ sáng ngày 25/4 không nào ?ngày đó lớp tui học bù nên không đi được ,có ai đi không vậy?
  8. Hai_Quynh_cafe_new

    Hai_Quynh_cafe_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    0
    Vòng 1/16 của cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam 2003 đã khép lại sáng 27/4. 8 đội lọt vào tứ kết gồm TTC và IFR (Học viện kỹ thuật quân sự), FX++ và RCG (ĐH Bách khoa - ĐH quốc gia TP HCM), KSD và BKCT (ĐH Bách khoa Hà Nội), Phương Nam (ĐH Cần Thơ) và Danamecharob2 (ĐH Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng).
    Đội chúng ta chơi cực kì ấn tượng . Cố lên anh em ơi .
    Who am I ? Who love me ?
  9. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Vậy là chiếc cúp đã có chủ, buồn một chút cho các đội Đà Nẵng, dù sao thì chúng ta cũng đã có những trận đấu hấp dẫn.
    Kết quả :
    Giải nhất : BKCT (ĐH Bách khoa Hà Nội)
    Giải nhì : TTC (Học viện kỹ thuật quân sự)
    Danamecharob2 (ĐH Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng) đạt giải công nghệ Xin chúc mừng.
    Phải nói là BKTC xứng đáng với chiếc cup vô địch. Còn TTC thì sao? Nếu ai xem đêm chung kết thì quả là hơi buồn vì thái độ của đội trưởng khi trả lời phỏng vấn, cậu ta hai lần chỉ trích đội Cần Thơ chơi không đẹp, nhưng mà tôi vẫn không hiểu là Cần Thơ chơi không đẹp ở điểm nào. Có ai biết không???
    Hể có Việt Nam có Cổ Thành
    Kết vòng hoa lửa với Khe Sanh
    Huân chương khó đủ từng viên gạch
    Tấc đất, nhành hoa, mỗi lá cành

    http://www.quangtri.gov.vn
    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 19:27 ngày 01/05/2003

Chia sẻ trang này