1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chức năng của Viện kiểm sát được điều chỉnh?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nquocviet235, 20/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Chức năng của Viện kiểm sát được điều chỉnh?

    Tôi mới đọc thấy có thông tin mới này trên trang web của **********************
    http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=1&subtopic=104&leader_topic=174&id=BT19100476144

    Nếu bác nào biết thì có thể cho anh em sắp tới Viện kiểm sát sẽ được điều chỉnh chức năng theo hướng như thế nào vậy? Có phải là điều tra tội tham nhũng, hay mất kiểm sát tư pháp và trở về với Chính phủ? Tôi nghĩ đây là chủ đề rất hay và là trọng tậm của Cải cách tư pháp sắp tới, nên chắc chắn sẽ có rất nhiều người quan tâm và thảo luận cùng.
  2. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Chức năng của Viện Kiểm sát sẽ điều chỉnh theo hướng tách riêng chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động xét xử (Tổ chức chiến lược cải cách tư pháp 2005-2020 - báo Pháp luật TP HCM ngày 20/10/2004)
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 11:11 ngày 20/10/2004
  3. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Thế vậy, theo tôi việc tách bạch hai chức năng này đã được cụ thể hoá trong Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự nên theo theo tôi đây không phải là vấn đề lớn. Nhưng còn chức năng điều tra tội phạm tham nhũng mà gần đây được nói rất nhiều thì lại không được điều chỉnh trong lần cải cách này hay sao?
  4. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    thôi chết bên kiểm sát rồi , tách quyền công tố ra khỏi xét xử rồi.......a ha toà tha hồ làm bậy........dzô đi anh em chúc mừng sắp sửa giải tán VKS.........................chúng ta mất việc rồi...........
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 21/10/2004
  5. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Theo bác the loner, thế nào là tách và thế nào là hủy bỏ?
  6. legislation

    legislation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ nghĩ, tách chức năng thực hiện quyền công tố và chức năng thực hiện việc kiểm sát xét xử ra là một hướng làm hợp lý. Tránh VKS vừa đá bóng vừa thổi còi khi vừa tham gia hoạt động tố tụng, lại vừa thực hiện chức năng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của toà án.
    Có thể hiểu nôm na tức là sẽ có 2 người của VKS, một người sẽ thực hiện quyền công tố và một người khác sẽ thực hiện việc kiểm sát xét xử. Chứ không để 1 người vừa thực hiện quyền công tố, lại vừa kiểm sát xét xử.
    2 chức năng này vẫn thuộc nhiệm vụ của VKS, cái chính chỉ là cách thức thực hiện các chức năng này thay đổi hơn và rõ ràng hơn mà thôi.
  7. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Thế nghĩa là tại mỗi phiên toà lại có thêm 2 chú đại diện VKS nữa hay sao? Nghe không ổn và hơi... buồn cười?
    Tớ cũng chưa hiểu lắm về việc sẽ " tách riêng chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động xét xử" là như thế nào, vì 2 chức năng chính của VKS hiện nay là: thực hành quyền công tố kiểm sát các hoạt động tư pháp Vậy thì tách ra là theo nghĩa nào:
    - Bớt 1 trong 2 chức năng đó của VKS vào giao cho cq khác? Có vẻ khó thực hiện và không thực tế nhỉ.
    - Hoặc mỗi VKS sẽ được tách ra làm 2 bộ phận, 1 chuyên về kiểm sát tư pháp, 1 chuyên về thực hành công tố? Phương án này cũng chẳng cải cách được gì, có khi còn dẫm lên chân nhau là khác.
    Có bác nào làm trong nghành Kiểm sát giải thích giúp cho vụ này?
  8. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Việc tách chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát chung của VKS nhằm đảm bảo việc xét xử được công bằng hơn là hướng đi chính xác.
    Tuy nhiên, việc thực hành chức năng này yêu cầu VKS phải độc lập trong việc kiểm sát chung vậy nếu điều chỉnh chức năng này của VKS theo hướng tách hai chức năng này và giao cho một cơ quan khác đảm nhiệm thì chính phủ phải thành lập một cơ quan mới nhằm thực hiện chức năng này, vì hiện nay chưa có một cơ quan nào đảm nhiệm chức năng này, mặt khác nếu giao chức năng kiểm sát chung cho một cơ quan của chính phủ hiện nay thực hiện chức năng này vì sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ, thiếu khách quan và kém hiệu quả.
    Hiện nay ở nước ta, cơ quan VKS do quốc hội tổ chức, thành lập, hoạt động độc lập với cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp. Vì vậy việc thay đổi VKS có chăng chỉ là nhằm cụ thể hơn việc phân lập hai chức năng này, theo tôi, sắp tới đây VKS se được chính phủ giao thêm các quyền hạn để đảm bảo việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật chặt chẽ hơn, hỗ trợ việc chống tham nhũng triệt để hơn.
  9. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ hai chức năng của VKS cũng như hai cánh tay trong một cơ thể con người vậy, không thể nào tách rời nhau được. Không thể mất một trong hai hoặc bị mất hết cùng với người đó. Nguyên tắc thì như vậy, nhưng có thể dung hòa được bằng cách cụ thể hoá các chức năng này vào tố tụng sao cho thực hiện hai chức năng này phù hợp không dẫm lên nhau là được. Theo tôi, tố tụng hình sự và tố tụng dân sự thời gian qua đã làm khá tốt việc này rồi. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan tham gia tố tụng, người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng lần đầu tiên đã được cụ thể hoá trong luật. Thậm chí một số chức năng như khởi tố vụ án dân sự, hay tham gia phiên toà dân sự của Viện kiểm sát dù được quy định rõ ràng trong Luật tổ chức VKS, nhưng theo quy định trong TTDS cũng không được thực hiện nữa. Tôi nghĩ cứ đi theo hướng này để ngày càng hoàn thiện hơn cũng là tốt rồi.
    Cái tôi băn khoăn không hiểu từ "điều chỉnh chức năng" theo nội dung của báo chí mấy ngày hôm nay hàm nghĩa thế nào. Có phải là tăng thêm chức năng điều tra án tham nhũng không, hay mất chức năng KS tư pháp để thành cơ quan thuộc chính phủ (trước đây tôi cũng đã từng nghe nói về việc này). Các bác nào công tác gì trong ngành pháp luật có tin tức gì mới thì cho anh em biết, đây là vấn đề hệ trọng có liên hệ đến tổ chức Nhà nước của ta.
  10. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta cùng là dân luật nên nói đơn giản thế này nhé.
    Thực hành quyền công tố là sử dụng những quyền mà nhà nước trao cho VKS trong hoat động tư pháp(các quyền chứ không phải nhân danh đâu, vì chỉ có toà mới nhân danh nhà nước ).
    Kiểm sát hoạt động tư pháp là việc giám sát các cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động tố tụng và mục đích của việc này là làm sao cho quá trình tiến hành tố tụng đươc đúng luật, đúng với tố tụng mà muốn các cơ quan tố tụng làm đúng tố tụng thì phải có quyền công tố .
    VD : như trong quá trình điều tra Cơ quan điều tra tiến hành điều thì việc VKS giám sát quá trình điều tra thì gọi là kiểm sát điều tra ( kiểm sát các hoạt tư pháp ) nhưng khi phát hiện thấy cơ quan điều tra vi phạm tố tụng thì VKS ra các yêu cầu có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng ( kiến nghị ) buộc cơ quan điều tra phải làm đúng tố tụng và khi thực hiện quyền này thí chính là thực hành quyền công tố đấy các bác. trong quá trình xét xử thì nó củng bao gồm kiểm sát xét xử ( kiểm sát các hoạt động tư pháp ) và thực hành quyền công tố . Khi tham gia phiên toà kiểm sát viên khi đọc bản cáo trạng , luận tội thì chính lúc này là thực hành quyền công tố , va qua quá trình tahm gia phiên toà KSV phát hiện thấy các thủ tục trong quá trình xét xử bị thiếu không đúng với luật định( đây là kiểm sát xét xử ) thì KSV yêu cầu toà phải làm lại hoặc bổ sung sao cho đúng với qui định của luật thì đó cũng là thực hành quyền công tố .............................................nếu tách chức năng thực hành quyền công tố thì trong quá trình kiểm sát xét xử toà vi phạm tố tụng thì kiểm sát viên há họng ra coi à.
    Thực hành quyền công tố là thế chứ không phải như các bác nghĩ đâu .

Chia sẻ trang này