1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chức năng của Viện kiểm sát được điều chỉnh?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nquocviet235, 20/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Bác the loner vẫn chưa hiểu việc tách kiểm sát xét xử và thực hành quyền công tố. Để có thể làm rõ việc này, tôi xin đi ngược lại lịch sử một chút. Trong các giai đoạn tố tụng trước đây, trong khi thực hành quyền công tố tại tòa, vừa tham gia bảo vệ cáo trạng thì kiểm sát viên làm luôn kiểm sát tuân theo pháp luật ngay tại Tòa đối với Hội đồng xết xử. Thậm chí, khi phát hiện có vi phạm tố tụng, thì căn cứ vào Luật tổ chức và với chức năng quyền hạn được giao, kiểm sát viên có thể trực tiếp yêu cầu Hội đồng xét xử sửa chữa ngay vi phạm đó ngay tại phiên tòa, dù trong luật tố tụng không có ngoại lệ như vậy, như vậy mới có câu thành ngữ ''ta vừa đá bóng vừa thổi còi". Thông lệ này vô hình chung tạo ra một áp lực rất lớn cho hoạt động xét xử, cũng như tạo cho VKS một vị trí cao hơn rất nhiều so với bị cáo là người bị VKS truy tố. Đến nay tuy sửa luật rồi, nhưng cũng vẫn vậy thôi, luật sư ở VN thì yếu hơn rất rất nhiều so với Luật sư nước ngoài là vì vậy. Đây chỉ là một trong vô số những hoạt động can thiệp của Viện kiểm sát, còn rất nhiều việc khác nữa không có trong luật tố tụng được diễn ra mà nói và phân tích ra đây thì rất dài.
    Các bác hiểu thế nào là từ "kiểm tra" và "giám sát" theo đúng nghĩa tiếng Việt thì biết chức năng này thế nào (tôi thì nghĩ nguyên nghĩa từ kiểm tra đã ghê lắm rồi, chưa nói đến giám sát, nó cứ gợi hình ảnh một ông chủ cầm cây gậy mà mỗi khi thằng tớ làm sai thì doạ đánh vào đầu vậy!). Nên cái gọi là cân bằng về mặt sức mạnh dù chỉ tại phiên tòa (hay equal of arms) giữa Luật sư và công tố viên dù chỉ ở phiên tòa thôi, rất tiếc, cũng chẳng tồn tại trong tố tụng Việt Nam :-) Do đó, có rất rất nhiều ý kiến phản đối, thậm chí có ý kiến cho rằng VKS thôi làm chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và trở về với mô hình trước năm 1960 là Viện công tố thuộc chính phủ thuần tuý, để trả về cho đúng tính chất bình đẳng giửa một bên nhân danh Nhà nước và bên kia là bị cáo và người đại diện cho họ với mục đích cuối cùng là bảo đảm công lý xét xử cho họ sau cùng. Nếu không, có cái gì đó khập khiễng và bất cập, nhất là khi chúng ta đang tiến hành cải cách triệt để hệ thống tư pháp, đáp ứng nhu cầu hội nhập mạnh mẽ hiện nay của nền kinh tế (điều gì sẽ xảy ra khi ngày càng có nhiều bị cáo người nước ngoài ra tòa mà họ phải chịu sự bất bình đẳng với phía đại diện KS mạnh như vậy). Nên tôi rất tâm đắc câu của ************* trong phiên họp về cải cách tư pháp là cải cách (tư pháp) phải tiến hành đồng bộ với cải cách lập pháp và hành pháp.
    Nhưng theo tôi nghĩ mọi chuyện thì đâu đơn giản vậy khi chúng ta đang sống trong Nhà nước XHCN. Điều phải nhớ ở đây là Viện kiểm sát và Cơ quan công an chứ không phải là Tòa án (với chế độ xét xử tập thể) là công cụ chuyên chính chủ yếu của Nhà nước XHCN. Nên nếu cắt mất chức năng KS tư pháp hiện nay, và trở thành viện công tố thuộc chính phủ, như đã từng cắt KS chung trước đây thì đúng là tự chặt tay chuyên chính của mình rồi. Ông công tố mà yếu thì còn đảm bảo tính răn đe khi cần thiết hay không? Đến lúc cần thì ai sẽ là công cụ nghiêm khắc để bảo vệ chế độ?! Không cần nói thì các nhà làm luật và nhà làm chính sách cũng thừa hiểu điều này.
    Gần đây, theo xu thế mới - dân chủ hoá trong hoạt động tố tụng, các hoạt động can thiệp trong chức năng giám sát như kiểu "đại diện VKS yêu cầu Hội đồng xét xử chấm dứt . . . ", kiểu này đã giảm bớt rất nhiều. Tòa đỡ "sợ" ông VKS hơn nên giảm thiểu áp lực cho công việc cho họ, dù chức năng giám sát vẫn còn nguyên đó. Tôi hiểu chữ tách chức năng như bác khanglawyer nói, là khi truy tố và tham gia phiên Tòa thì KSV chỉ thực hành chức năng thực hành quyền công tố mà thôi, còn kiểm sát tư pháp thì xin để đến khâu sau xét xử, để khi có thể phát hiện vi phạm trong bản án và quyết định của toà thì thực hành quyền kháng nghị. Như vậy là hợp với thực tiễn và khoa học hơn. Góp phần tạo ra sự bình đẳng, và cũng góp phần bảo đảm pháp chế trong hoạt động tố tụng Việt Nam.
    Cái còn lại ở đây là, VKS do không trực tiếp án tham nhũng, theo tôi là một trong những bất lợi rất lớn như đã có bài phân tích trong forum. Không hiểu lần cải cách này có được giao chức năng điều tra án này không?
  2. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người,
    Tui thấy việc tách ra như thế là đúng! Quyền công tố nên thuộc về hành pháp, và chức năng kiểm sát hoạt động xét xử phải thuộc về toà án là ngành tư pháp. Hai cái này từ lâu vẫn là một nên mới có tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi".
    Mà hai chức năng này cũng không thể nằm cùng một Viện là Viện Kiểm Sát. Có một bác nào đó gọi hai chức năng này như hai cánh tay của một cơ thể. Nhưng với cơ chế thời trước thì hai cánh tay này sẵn sàng làm việc với nhau, qua tới thời nay nếu lấy hiến pháp và luật pháp làm căn bản thì có nhiều cơ hội là hai cánh tay này sẽ đánh lẫn nhau.
    Tui có một thắc mắc là viện Kiểm Sát của VN có bao giờ tuyên bố một vụ xử là vi hiến chưa nhỉ ? Hình như là chưa. Cái việc làm chính của chức năng kiểm sát hoạt động xét xử là theo dõi, rà soát xem hoạt động xét xử của một vụ án có đúng nguyên tắc (bảo vệ nguyên cáo lẫn bị cáo) với hiến pháp, luật pháp hiện hành hay không, rồi từ đó đưa ra phán quyết buộc mọi phía thực hiện.
    Theo tui nghĩ đây cũng là một sự lúng túng trong việc sắp xếp, cân bằng lại quyền và lực mà thôi. Nếu đem so với cách tổ chức chính quyền của Mỹ thì chức năng công tố thuộc bộ tư pháp trực thuộc ngành Hành Pháp, còn chức năng kiểm sát hoạt động xét xử thì thuộc ngành Tư pháp tức là thuộc về các toà án thượng thẩm hoặc tối cao của tiểu bang và liên bang.
    Chúc vui,
    FN
  3. legislation

    legislation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Theo như em đoán việc tách ra ở đây các bác hiểu theo nghĩa tách một chức năng ra khỏi VKS là không sát lắm với chủ trương đâu. Em thì em chỉ nghĩ đơn giản rằng, trước kia, khi tham gia xét xử, cán bộ VKS đảm nhiệm hai chức năng, giờ nếu KSV tham gia xét xử nắm quyền công tố thì chỉ thực hiện một chức năng thực hiện quyền công tố thôi.
    Còn chức năng còn lại là giám sát việc xét xử và tuân theo pháp luật cũng vẫn do VKS đảm nhiệm, nhưng ko phải là do anh KSV tham gia xét xử nắm giữ nữa. Tức là ở đây hạn chế anh Kiểm sát viên vừa tham gia xét xử, lại vừa thực hiện giám sát (đá bóng và thổi còi). Có thế thôi, chứ các bác lý luận dài quá.
    Có bác zero bác bảo một phiên toà có 2 cán bộ VKS ko ổn, em thì em chả thấy ko ổn tí nào, ổn quá đi chứ - bác xem bóng đá, bác cũng thấy bao nhiêu là trọng tài, nào là trọng tài chính, trọng tài biên, trọng tài bàn, rồi cả giám sát trận đấu ...v.v... nói chung phân công phân nhiệm rõ ràng, ai làm việc nấy thì có gì đâu mà sợ dẫm đạp lên nhau (phiên toà chứ có phải Hooligan đâu mà các bác sợ). Em thấy chả vấn đề gì...
    Về chống tham nhũng mà bác Việt đề cập tới, theo em, không nên quàng thêm vào ông VKS nữa làm gì, nên thành lập hẳn một uỷ ban chống tham nhũng, là một cơ quan trực thuộc hẳn QH hoặc CP gì đó, thì làm ăn ngon lành hơn.
    Bác Frank Nguyễn gì đó, bác so sánh hệ thống ở Mỹ và hệ thống ở VN tất nhiên cũng có cái đúng, nhưng ở đây có vẻ không ổn lắm khi bàn về 2 chức năng này của VKS.
    Thứ nhất, tổ chức bộ máy nhà nước VN không theo nguyên tắc tam quyền phân lập như ở Mỹ, mục đích và tôn chỉ hoạt động không phải là cân bằng và đối trọng lẫn nhau mà là phối hợp, phân công phân nhiệm rõ ràng (ý là Hiến pháp Việt Nam bảo thế hehe...). Thế cho nên ko thể lấy lý do để chức năng này ở nhánh quyền lực này, chức năng này ở nhánh quyền lực kia cho cân bằng đối trọng kiềm toả lẫn nhau - xét về thực tế thì rất hay, nhưng ở Việt Nam thì ko áp dụng như thế được.
    Về vấn đề bác FN hỏi về "tuyên bố vi hiến" - em xin bàn rộng ra là Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế bảo hiến (bác có thể tham khảo bên topic Toà án HP). HP VN quy định, QH có quyền làm hiến pháp và sửa đổi HP, QH là cơ quan lập pháp cao nhất đại diện cho nhân dân - chính vì thế mà chả có nhánh lập pháp hay hành pháp dám tuyên bố cái gì vi hiến, cái gì không.
    Tán ra cho nó rộng thêm chút nữa, với cơ chế VN hiện nay, theo HP nữa, không thể đặt vấn đề xây dựng Toà án HP để tuyên bố một hành vi, một vụ việc hay một văn bản quy phạm pháp luật là vi hiến hay không - bởi lẽ, như em nói ở trên, muốn nhánh Tư pháp có thể tuyên bố cái này là vi hiến, cái kia là hợp hiến - thì nhánh Tư pháp và hành pháp ít nhất phải có vai trò ngang bằng thì mới có thể ra phán quyết được. Đằng này thì QH VN là cơ quan lập pháp to nhất, của dân, do dân và vì dân hehe... đố mấy ông Tư pháp và hành pháp dám ho he tuyên bố vi hiến đấy...(các bác có thể tham khảo luôn bên topic về Toà án hiến pháp).
    Mong các bác lắm lời hơn nữa... Bác The Loner là người trong ngành KS, bác tìm hiểu và thông tin cho anh em đi... chứ anh em ở đây chỉ bàn theo suy luận của mình thì cũng khó mà đoán được cái nhánh Tư Pháp của bác sẽ mọc đi đường nào, cong hay thẳng... hay là cong ăn cong, thẳng ăn thẳng?...hehe...
    Chúc các bác vui vẻ, ngon nghẻ, mạnh khoẻ và tươi trẻ...
    Được legislation sửa chữa / chuyển vào 00:13 ngày 23/10/2004
  4. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Theo nguồn tin đáng tin cậy, có nhiều khả năng từ 2010 đến 2020, Viện kiểm sát sẽ không còn tồn tại, thay vào đó sẽ thành lập Viện công tố trực thuộc Chính phủ. Đây là thay đổi rất lớn về mặt thể chế. Như vậy xu hướng của Nhà nước ta trong tương lai được tổ chức theo kiểu tam quyền phân lập đã được hình thành rõ nét, với vai trò chế ước ngày càng cao của Tòa án. Mô hình này nhìn chung là rất khác so với mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa truyền thống, và đi khá xa so với mô hình của Trung Quốc hiện nay. Đó cũng là thể hiện sự đột phá rõ rệt trong tư tưởng và nhận thức của các nhà làm chính sách nước ta, vì nó có tính cách mạng và thể hiện sự dân chủ cao. Có lẽ cũng vì thế mà quên đi thành lập Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Viện kiểm sát.
  5. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào bác legislation và các bác,
    Vấn đề không phải là "cân bằng hoặc đối trọng, kiềm toả lẫn nhau", mà là trách nhiệm, phần hành đâu ra đó. Anh không thể vừa có quyền đưa người khác ra toà (nhiệm vụ công tố), lại vừa có quyền xét xử người ấy (nhiệm vụ xét xử). Hai cái nhiệm vụ này dẫm đạp lên nhau và có khả năng là bị thiên kiến, không công bằng.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Về vấn đề bác FN hỏi về "tuyên bố vi hiến" - em xin bàn rộng ra là Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế bảo hiến (bác có thể tham khảo bên topic Toà án HP). HP VN quy định, QH có quyền làm hiến pháp và sửa đổi HP, QH là cơ quan lập pháp cao nhất đại diện cho nhân dân - chính vì thế mà chả có nhánh lập pháp hay hành pháp dám tuyên bố cái gì vi hiến, cái gì không.
    [/QUOTE]
    Một cơ quan có thực quyền bất kể lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp vẫn có thể tuyên bố một hành động nào đó là vi hiến được. Khi nói điều này người ta vần tôn trọng hiến pháp và đặt nó lên hàng đầu, chứ không phải bác bỏ nó. Còn như khi nói một điều luật nào nó vi hiến thì nó có tính cách thử thách điều luật đó, và có thể mang nó ra bàn thảo trong toà án hoặc trong nghị trình của QH. Kết quả cuối cùng có thể là thay đổi điều luật đó hoặc là giữ nó tồn tại với lời giải thích luật lệ cặn kẽ từ toà án tối cao hoặc QH cho mọi người hiểu và lấy đó làm tiêu chuẩn cho việc xét xử về sau. Nói rộng ra trong tương lai VN cũng cần phải có toà án hiến pháp, chuyên xử các vụ liên quan tới hiến pháp.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Tán ra cho nó rộng thêm chút nữa, với cơ chế VN hiện nay, theo HP nữa, không thể đặt vấn đề xây dựng Toà án HP để tuyên bố một hành vi, một vụ việc hay một văn bản quy phạm pháp luật là vi hiến hay không - bởi lẽ, như em nói ở trên, muốn nhánh Tư pháp có thể tuyên bố cái này là vi hiến, cái kia là hợp hiến - thì nhánh Tư pháp và hành pháp ít nhất phải có vai trò ngang bằng thì mới có thể ra phán quyết được. Đằng này thì QH VN là cơ quan lập pháp to nhất, của dân, do dân và vì dân hehe... đố mấy ông Tư pháp và hành pháp dám ho he tuyên bố vi hiến đấy...(các bác có thể tham khảo luôn bên topic về Toà án hiến pháp).
    [/QUOTE]
    Vẫn có thể được, vì khi tuyên bố vi hiến thì không có nghĩa là người ta sẽ bất chấp, không tuân theo điều đó ngay tức khắc, mà phải đợi phán quyết của toà án và QH (trong trường hợp của VN). Mà trên căn bản cơ chế tại VN cho thấy Tư Pháp (toà án) có quyền ngang bằng với Hành Pháp. Chỉ có QH là Lập pháp là có uy quyền tuyệt đối trên hai cơ chế kia mà thôi. Vậy thì khi chính phủ (Hành pháp) làm điều gì sai quấy , bị người dân thưa gởi thì toà án (Tư pháp) có quyền lên tiếng bác bỏ và nhờ QH lý giải. Ở Mỹ thì việc giải thích hiến pháp, luật pháp thuộc về Toà án, nhưng ở VN thì vì điều kiện đặc biệt nên QH bắt buộc phải kiêm nhiệm điều này.
    Chúc vui,
    FN
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 06:18 ngày 26/10/2004
  6. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử vẫn tiếp tục thuộc Viện Kiểm sát trong tương lai. Quan điểm chủ đạo: phân công không phân quyền.
    (Tin không chính thức ?" Hà Nội 12/2004)
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 28/12/2004

Chia sẻ trang này